Sự khác nhau giữa di chuyển và dịch chuyển đường cầu

NộI Dung:

  • Biểu đồ so sánh
  • Định nghĩa chuyển động trong đường cầu
  • Định nghĩa về sự thay đổi trong đường cầu
  • Sự khác biệt chính giữa chuyển động và dịch chuyển trong đường cầu
  • Video: Chuyển động Vs Shift trong đường cong cầu
  • Nhân vật
  • Phần kết luận

Trong kinh tế học, cầu được định nghĩa là số lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua ở nhiều mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian. Đường cầu là một đồ thị, cho biết lượng cầu của người tiêu dùng ở các mức giá khác nhau. Các chuyển động trong đường cầu xảy ra do sự thay đổi giá của hàng hóa trong khi dịch chuyển trong đường cầu là do sự thay đổi của một hoặc nhiều yếu tố khác ngoài giá cả.

Đường cầu dốc xuống từ trái sang phải, mô tả mối quan hệ nghịch đảo giữa giá của sản phẩm và lượng cầu.

Hầu hết các sinh viên kinh tế đều cảm thấy khó hiểu sự khác biệt giữa chuyển động và dịch chuyển của đường cầu, vì vậy hãy xem bài viết này và giải quyết ngay mọi bối rối của bạn.


Sự khác biệt giữa chuyển động và dịch chuyển trong đường cầu

Sự khác biệt giữa chuyển động và dịch chuyển trong đường cầu - ĐờI SốNg

Mục lục

  • 1 Đặc tính
  • 2 Đường cầu tuyến tính
  • 3 Sự dịch chuyển của đường cầu
    • 3.1 Thu nhập
    • 3.2 Giá cả hàng hóa liên quan
    • 3.3 Thị hiếu
    • 3.4 Kỳ vọng
    • 3.5 Số lượng người mua
  • 4 Sự di chuyển dọc đường cầu
  • 5 Đơn vị
  • 6 Độ co giãn của cầu theo giá
  • 7 Thuế và trợ cấp
  • 8 Xem thêm
  • 9 Chú thích và tham khảo

Kết quả

Di chuyển dọc theo đường cầu [hoặc đường cung] và dịch chuyển đường cầu [hoặc đường cung]:

Trong phân tích cầu, cung, cần chú ý phân biệt sự di chuyển dọctheo một đường cầu hoặc đường cung với sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu hoặc đường cung.

Sự di chuyển dọc theo một đường cầu hoặc đường cung xảy ra khi có sự thay đổi trong mức giá hiện hành của chính hàng hoá mà người tađang phân tích. Chẳng hạn, trên một đường cầu D1xác định, khi mức giálà P1, lượng cầu là Q1. Điểm A trên đường cầu nói trên mô tả trạng tháinày. Nếu vì một lý do nào đó mà mức giá của hàng hoá chúng ta đangphân tích hạ xuống thành P2thì lượng cầu về hàng hoá sẽ tăng lên tươngứng thành Q2. Điểm B cũng trên đường cầu nói trên chính thể hiện trạngthái mới đó. Như vậy, sự di chuyển từ điểm A đến điểm B trên cùng mộtđường cầu là kết quả của việc mức giá hiện hành của hàng hoá thay đổi. [hình 1].

Hình 1: Di chuyển dọc theo một đường và dịch chuyển cả một đường. Khi mức giá hiện hành của hàng hoá hạ từ P1xuống P2, chỉ có sự di chuyển dọc theođường cầu D1từ điểm A đến điểm B. Còn khi các yếu tố khác có liên quan thay đổi[chẳng hạn khi thu nhập của người tiêu dùng tăng và hàng hoá ta đang xem xét làhàng hoá thông thường], cả đường cầu D1ban đầu sẽ dịch chuyển thành đường D2.

Sự dịch chuyển của đường cầu hoặc đường cung lại bắt nguồn không phải từ sự thay đổi trong mức giá hiện hành của hàng hoá mà ta đang phân tích mà từ sự thay đổi của các yếu tố khác có liên quan, vốn nằm đằng sau đường cầu hay đường cung. Chẳng hạn, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, toàn bộ đường cầu về một loại hàng hoá thông thường sẽ dịch chuyển sang phải. Điều đó biểu thị rằng, tại mỗi mức giá có thể, lượng cầu về hàng hoá của người tiêu dùng đều tăng lên. Trong trường hợp giá cả các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất một loại hàng hoá tăng lên, đường cung về hàng hoá này sẽ dịch chuyển sang trái hoặc lêntrên. Điều này khác với việc thay đổi giá hiện hành của chính hàng hoáđang được xem xét.

Trên thực tế, sự di chuyển dọc theo một đường và dịch chuyển của một đường khác trong hai đường cầu và cung thường diễn ra đồng thời. Ví dụ, do thu nhập của những người tiêu dùng tăng lên, đường cầu về một loại hàng hoá thông thường X sẽ dịch chuyển sang phải. Kết quả là giá cân bằng của hàng hoá X sẽ tăng lên. Cùng với sự kiện này, lượng cung về hàng hoá X cũng tăng lên. Ở đây, bắt nguồn từ việc thu nhập tăng, có một sự dịch chuyển của đường cầu về hàng hoá X đồng thời với sự di chuyển dọc theo đường cung của hàng hoá này.

Hình 2: Sự dịch chuyển đường cầu đi đôi với sự di chuyển dọc theo đường cung. Khi thu nhập tăng, đường cầu về một loại hàng hoá thông thườngsẽ dịch chuyển từ D1thành D2, điểm cân bằng từ E chuyển thành F, thể hiện sựdi chuyển dọc theo đường cung S đồng thời xảy ra.

Nguồn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Dịch chuyển đường cầu

Khái niệm

Dịch chuyển đường cầu trong tiếng Anh Change In Demand.

Dịch chuyển đường cầu mô tả một sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng để mua một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, bất kể sự thay đổi về giá của hàng hóa đó.

Sự dịch chuyển đường cầu có thể được kích hoạt bởi sự thay đổi về mức thu nhập, thị hiếu của người tiêu dùng hoặc giá cả của hàng hóa khác liên quan.

Đặc điểm của sự Dịch chuyển đường cầu

Cầu là một khái niệm kinh tế, đề cập đến mong muốn mua hàng của người tiêu dùng.

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến cầu của hàng hóa hoặc dịch vụ đặc biệt, hay nói cách khác, là ảnh hưởng đến sự dịch chuyển đường cầu:

1. Thu nhập: Sự thay đổi về thu nhập có tác động đến nhu cầu mua sắm.

2. Sở thích của người tiêu dùng: Cầu của những loại sản phẩm được ưa chuộng tại tại những thời điểm khác nhau là khác nhau.

3. Kì vọng của người mua: Người tiêu dùng kì vọng giá sẽ tăng trong tương lai nên cầu về hàng hóa đó sẽ tăng.

4. Giá: Giá cao hay thấp có tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

5. Giá của các hàng hóa liên quan: sự thay đổi giá của các hàng hóa liên quan [hàng hóa thay thế] sẽ ảnh hưởng đến giá của hàng hóa đang xét

Dịch chuyển đường cầu xảy ra khi nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ thay đổi, mặc dù giá không đổi.

Khi nền kinh tế phát triển và thu nhập tăng, người tiêu dùng có thể mua nhiều thứ hơn. Giá sẽ vẫn giữ nguyên, ít nhất là trong ngắn hạn, trong khi đó lượng cầu tăng.

Ngược lại, đường cầu sẽ giảm ở mọi mức giá trong thời kỳ suy thoái. Khi tăng trưởng kinh tế giảm, các công việc có xu hướng bị cắt giảm, thu nhập giảm và mọi người lo lắng, không chịu chi tiêu tùy ý và chỉ mua những thứ thiết yếu.

Mô tả về sự Dịch chuyển đường cầu

Sự dịch chuyển đường cầu thị trường được minh họa trong hình dưới đây:

Một sự thay đổi tích cực về nhu cầu trong bối cảnh nguồn cung không đổi làm dịch chuyển đường cầu sang phải, kết quả làm tăng giá và số lượng. Nhưng nếu sự thay đổi trong đường cầu là tiêu cực thì sẽ làm dịch chuyển đường cong sang trái, dẫn đến giá và số lượng đều giảm.

Dịch chuyển đường cầu và Sự thay đổi dọc theo đường cầu

Dịch chuyển đường cầu và sự thay đổi dọc theo đường cầu là hai khái niệm khác nhau.

Khi mức giá hiện hành của hàng hóa thay đổi, chỉ có sự di chuyển dọc theo đường cầu.

Sự dịch chuyển của đường cầu không bắt nguồn từ sự thay đổi giá hiện hành của hàng hóa mà là sự thay đổi của của các yếu tố khác có liên quan. Nếu các yếu tố liên quan thay đổi [thu nhập, sở thích,…thay đổi] sẽ xảy ra sự dịch chuyển đường cầu sang trái, hoặc sang phải.

Ví dụ về Dịch chuyển đường cầu

Khi một sản phẩm trở nên hợp thời trang, có lẽ do yếu tố quảng cáo, người tiêu dùng sẽ đổ xô đi mua nó. Điều này sẽ tạo ra sự dịch chuyển đường cầu.

Chẳng hạn, doanh số iPhone của Apple Inc. vẫn không đổi, mặc dù đã trải qua nhiều đợt tăng giá khác nhau trong nhiều năm qua, vì nhiều người tiêu dùng coi đây là điện thoại thông minh số một trên thị trường.

Ở nhiều nơi trên thế giới, iPhone của Apple cũng đã trở thành một hình tượng, minh họa cho việc cầu ít bị co giãn.

Tiến bộ công nghệ và xu hướng thời trang không phải là yếu tố duy nhất có thể làm thay đổi nhu cầu.

Ví dụ, nỗi sợ về bệnh bò điên ở Mỹ, khiến người tiêu dùng bắt đầu mua thịt gà thay vì thịt bò, mặc dù giá sau đó không thay đổi. Nhưng thịt gà cũng có thể được ưa chuộng hơn nếu giá của sản phẩm gia cầm cạnh tranh khác tăng đáng kể.

[Theo Investopedia]

Qui luật cung cầu [Law of Supply and Demand] là gì? Xây dựng qui luật cung cầu

20-08-2019 Đường cầu [Demand Curve] là gì? Sự vận động của đường cầu

28-04-2020 Dịch chuyển đường cung [Change In Supply] là gì? Đặc điểm và ví dụ

Video liên quan

Chủ Đề