Sự bùng nổ đô thị ở đới nóng như thế nào

Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng – SBT Địa lớp 7. Giảbài 1,2,3,4 trang 25,26 sách bài tập Địa lí 7. Em hãy cho biết các cụm từ sau, điền vào các ô còn trống trong sơ đồ sao cho hợp lí..

Câu 1: Dựa vào sơ đồ dưới đây :

Hãy nêu nguyên nhân của đô thị hóa quá nhanh ở đới nóng và hậu quả của hiện tượng đó.

a] Nguyên nhân của đô thị hóa quá nhanh ở đới nóng :

– Do quá trình công nghiệp hóa đất nước nhanh chóng

– Sự dân lập trang trại, đồn điền trồng cây công nghiệp xuất khẩu quá nhanh

– Do sự phát triển kinh tế mạnh

b] Hậu quả của đô thị hóa quá nhanh ở đới nóng : Sự đô thị hóa quá nhanh dẫn đến sự di dân tự do đến các thành phố lớn làm cho số dân đô thị tăng quá nhanh đã đến dẫn đến nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề giáo dục, y tế, an ninh, giao thông… cần giải quyết.

Câu 2: Em hãy cho biết các cụm từ sau, điền vào các ô còn trống trong sơ đồ sao cho hợp lí.

– Làm công nhân.

– Khai hoang, lập trang trại hay làm công trong các đồn điền.

– Nuôi trồng hải sản.

– Để tìm kiếm việc làm.

Câu 3: Quan sát hình 3.3 – Lược đồ các siêu thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên – năm 2000 [tr.11 SGK]

a] Em hãy kể tên các siêu đô thị [trên 8 triệu dân] ở đới nóng năm 2000.

b] Kết hợp vốn hiểu biết, hãy nêu nhận xét về sự phát triển dân số đô thị ở đới nóng so với đới ôn hòa.

a] Các siêu đô thị [trên 8 triệu dân] ở đới nóng năm 2000 là : Lốt An-giơ-let; Mê-hi-cô Xi-ti; Nui I-ooc; Pari, Cai-rô; La-gốt; Ka-ra-si; Nui Đê-li; Mun-bai; Côn ca-ta; Ma-li-na; Thương Hải; Thiên tân; Bắc Kinh; Xơ-un; Tô-ki-ô; Ô-xa-ca-Cô-bê

 b] Nhận xét về sự phát triển dân số đô thị ở đới nóng so với đới ôn hòa : Các siêu thị trên 8 triệu dân] ở đới nóng nhiều hơn rất nhiều so với đới ôn hòa. Với đà phát triển kinh tế như hiện nay, trong vài chục năm nữa, con số đó còn có thể tăng thêm rất nhiều.

Câu 4: Dựa vào sơ đồ dưới đây :

a] Em hãy phân tích hậu quả của đô thị hóa quá nhanh. Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.

b] Nêu các biện pháp để khắc phục hiện tượng này.

a] Hậu quả của đô thị hóa quá nhanh, ví dụ :

– Ô nhiễm nguồn nước như : các sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm nặng nề; rất nhiều nơi thiếu nguồn nước sạch trầm trọng…

– Ô nhiễm không khí như : Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp xả khí bụi gây ô nhiễm môi trường không khí; số ca bệnh về lao, phổi gia tăng một cách đág kể…

– Làm biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu như : hiện tượng Trái Đất nóng lên, mưa axit, băng hai cực tan ra…

  • Chủ đề:
  • Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

1. Sự di dân
– Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thi hóa cao.
– Nguyên nhân di dân rất đa dạng:
+ Di dân tự do [bị thiên tai, chiến tranh, xung đột sắc tộc, nghèo đói, tìm kiếm việc làm …].
+ Di dân có kế hoạch[ nhằm phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng núi, ven biển .

2. Đô thị hoá
– Đới nóng là nơi có sự di dân và tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới .
– Hậu quả: Sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đẫ tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị…

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? [trang 37 SGK Địa lý 7] Quan sát hình 3.3 [trang 11 SGK Địa lý 7] , nêu tên các siêu đô thị có trên 8 triệu dân ở đới nóng.

Hinh 3.3. Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên [năm 2000]

Bao gồm: Mê-hi-cô Xi-ty, Ri-ô Đe-gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Cai-rô, La-gôt, Bắc Kinh, Xơ-un, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca – Cô-bê, Thiên Tân, Thượng Hải, Ma-ni-la, Gia-các-ta, Niu Đê-li, Mum-bai, Ka-ra-si, Côn-ca-ta.

? [trang 37 SGK Địa lý 7] Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hoá tự phát ở đới nóng gây ra.
– Việc đô thị hóa tự phát đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí do rác thải, nước sinh hoạt không được xử lí,…
– Với đời sống: thiếu nước sạch, cơ sở hạ tầng quá sức phục vụ, ách tắc giao thông, thiếu nhà ở, thiếu việc làm …

? [trang 38 SGK Địa lý 7] Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng.
Di dân ở đới nóng có nhiều nguyên nhân khác nhau, không giống nhau ở các nước và các thời kì. Có nguyên nhân về tự nhiên, có cả nguyên nhân về kinh tế – xã hội ; có nguyên nhân tiêu cực nhưng cũng có nguyên nhân tích cực.
+ Di dân từ nông thôn vào thành phố để kiếm công ăn việc làm và nâng cao mức sống;
+ Di dân do thiên tai, hạn hán,
+ Di dân do các cuộc xung đột tộc người;
+ Di dân để khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới;
+ Di dân để xây dựng các công trình công cộng hoặc các khu công nghiệp;
+ Di dân với mục đích khai thác tài nguyên,…

? [trang 38 SGK Địa lý 7] Kể tên một số siêu đô thị ở đới nóng.
Bao gồm: Mê-hi-cô Xi-ty, Ri-ô Đe-gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Cai-rô, La-gôt, Bắc Kinh, Xơ-un, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca – Cô-bê, Thiên Tân, Thượng Hải, Ma-ni-la, Gia-các-ta, Niu Đê-li, Mum-bai, Ka-ra-si, Côn-ca-ta.

? [trang 38 SGK Địa lý 7] Dựa vào hình 11.3 [trang 38 SGK Địa lý 7], nhận xét về tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị ở một số nơi trên thế giới.

Hinh 11.3. Biểu đồ tỉ lệ dân đô thị

Tính tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị:
+ Châu Á là [37 / 15] X 100% = 146,7%
+ Châu Âu là [73 / 56] X 100% = 130,4%
+ Châu Phi là [33 / 15] X 100% = 220,0%
+ Bắc Mĩ là [75 / 64] X 100% = 117,2%
+ Nam Mĩ là [79 / 41] X 100% = 192,7%
Xem chi tiết Công thức tính Tốc độ tăng tại đây!
=>Như vậy, tốc độ tăng đô thị hoá không giống nhau. Châu Phi tăng nhanh nhất, sau đó đến Nam Mĩ, châu Á, châu Âu rồi đến Bắc Mĩ.

Video liên quan

Chủ Đề