Sống làm chi theo quân tả đạo nghĩa là gì

Câu 3: [Trang 65 - SGK Ngữ văn 11] Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh/chị, đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy?

Xem lời giải

BÀI LÀM

Bồi hồi đọc mãi bản văn aiPhách cứng văn hùng cảm động thay... Quốc ngữ một thiên truyền mãi mãi

Còn hơn xây mộ cất khô hài.

Những vần thơ ấy của Mai Am Công chúa đã gợi nhắc trong lòng độc giả hình tượng nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Trong bài văn tế này, Đồ Chiểu đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật về người li nghĩa quân nông dân với quan niệm sống chết:

"Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".

Sinh ra, lớn lên để chứng kiến cảnh quê hương bị giặc Pháp chiếm đóng, những người nông dân vốn hiền lành, “cui cút làm ăn” cũng cảm thấy xót xa, lo lắng. Mặc dù rất yêu chuộng hòa bình nhưng lòng căm thù giặc đã thức tỉnh trách nhiệm của họ với Tổ quốc. Hai câu văn trên đã thể hiện rõ quan niệm sống, chết của nghĩa quân nông dân.

Tuy không phải là “quân cơ, quân vệ” nhưng những người nông dân đã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc để sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù. Họ đã nhận thức được rằng nếu đầu hàng giặc, “chịu chữ đầu Tây” thì sẽ đi ngược lại với đạo lí. Những hành động “quăng vùa hương, xô bàn độc” của giặc càng khơi sâu lòng căm phẫn trong lòng người nghĩa quân nông dân. Sẽ thật “hổ”, thật “buồn” biết bao khi ta quỳ gối làm tay sai, nô lệ cho giặc. Những cụm từ "thà thác", “hơn còn” làm cho hai câu văn trở nên mạnh mẽ; dõng dạc. Nó như một lời tuyên ngôn, lời thề của cả một đời người: thà chết vinh còn hơn sống nhục. Người nghĩa sĩ ra đi nhưng họ đã để lại một quan niệm nhân sinh cao đẹp. Cái chết của họ là gieo mầm cho sự sống. Đây là lí tưởng sống thiêng liêng, cao đẹp của người nghĩa sĩ và cũng là quan niệm sống mà Nguyễn Đình Chiểu đã nhiều lần thể hiện:

Anh hùng thà thác chẳng đầu Tây
Một giấc sa trường phận cũng may.
[Thơ điếu Phan Công Tòng]

Hay:

Sự đời thà khuất đôi tròng thịt
Lòng đạo xin tròn một tấm gương.

Hai câu văn trong bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc đã thể hiện rõ quan niệm sống và chết cao đẹp, tiến bộ của người nghĩa quân nông dân.

Họ đã đứng dậy đấu tranh, cho sự vinh nhục không chỉ của bản thân mà còn của quê hương, Tổ quốc.

Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác một ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia...

Dù đã ra đi nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn khẳng định rằng linh hồn của các nghĩa sĩ vẫn còn sống mãi, vẫn phù hộ để chống giặc ngoại xâm. Lời khẳng định cho thấy niềm tự hào vô cùng sâu sắc, cho thấy Nguyễn Đình Chiểu đã đặt người nông dân đúng vào vị trí có thực của họ trong lịch sử, toát lên một vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lưu danh với hậu thế ngàn thu. Họ sống một cuộc sống anh hùng, chết một cái chết vinh quang. Những nghĩa sĩ vô danh hi sinh “nào đợi gươm hùm treo mộ”. Quan niệm “chết vinh còn hơn sống nhục” lại được thắp sáng qua hình ảnh và cuộc đời của họ.

Có thể nói: “Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước, nhân dân là bài học về sống và chết sống hiên ngang, chết bất khuất” [Tạ Đức Hiền]. Quan niệm sống và chết của người nghĩa sĩ nông dân đã khẳng định “máu không thể dìm được chân lí” [Gorki]. Đó là chân lí của lòng yêu nước. Lí tưởng cao đẹp ấy của họ bắt nguồn từ thứ tình cảm thiêng liêng cao cả. Hai câu văn trên đã làm tỏa sáng hình tượng người anh hùng nghĩa quân nông dân.

Sau này trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, lí tưởng cao ấy của những nghĩa sĩ cần Giuộc đã được các thế hệ đi sau tiếp bước. Hai thơ của Tố Hữu cũng đã khẳng định:

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu. Chết vẫn ung dung.

Hay:

Tuốt gươm, không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chỉ, chung câu quân hành.

Cái chết của người nghĩa sĩ cần Giuộc đã được bất tử bởi hồn họ đã tạc vào núi sông. Họ đã sống hiên ngang và chết cao đẹp. Nghĩa quân Cần Giuộc đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. Cái chết của họ không vô nghĩa mà đã viết nên những trang sử hào hùng của cả dân tộc. Một người nước ngoài đã nói: “Nếu người Việt Nam thua đế quốc thì cả loài người sụp đổ”. Câu nói ấy đã một lần nữa khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước của nhân dân ta. Quan niệm sống và chết đúng đắn, cao đẹp của người nông dân trong bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc đã góp phần xây dựng bức tượng đài vĩ đại về những người nông dân, những người anh hùng vô danh “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.

Horace đã từng nói: “Dịu ngọt và vinh quang biết bao khi chết cho quê hương”. Có lẽ những nghĩa quân nông dân cũng cảm nhận được sự dịu ngọt và niềm vinh quang khi được hi sinh cho quê hương mình. Chính quan niệm sống và chết cao đẹp của họ đã làm bất tử hình tượng người nông dân yêu nước ấy. Cùng với thời gian và lịch sử, lí tưởng ấy của họ mãi còn chân giá trị. Đó là bài học sống cho muôn đời, muôn thế hệ.

Đề. Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Cái sống được Ông cha ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược cùa Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Anh [chị] hãy viết một đoạn văn phân tích những câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiên đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó.

Bài làm

Trước đây có có Nguyễn Trãi với quan niệm nhân, nghĩa. Rồi đến khi đầu thời kì Pháp thuộc là vinh, nhục. Và quan niệm “vinh, nhục” cũng như quan niệm “nhân, nghĩa” không thể nào tách rời ra được. như Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Cái sống dược Ông cha ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược cùa Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Đặc biệt trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyện Đình Chiểu đã làm thể hiện rõ quan niêm sống này và sâu sắc triết lí nhân sinh trong đó.

Vinh, nhục là một quan niệm, một phạm trù đạo đức. Nhục là gì? Vinh là gì? Ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau thì quan niệm khác nhau. Sự đóng góp của cá nhân trong các thời kì cũng không giống nhau.quan niệm vinh, nhục cũng có sự khác nhau.

Trong xã hội hiện nay yêu Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đề cao khoa học, chuyên cần, đoàn kết tương trợ, thành thực giữ tín, tuân thủ pháp luật kỉ cương, phấnđấu đó là vinh. Còn tổn hại Tổ quốc, xa rời nhân dân, ngu dốt, lười nhác, hại người lợi mình, thấy lợi quên nghĩa, phạm pháp chính là nhục. Chuẩn mực của vinh nhục chính là sự đóng đóp góp của cá nhân đối với lợi ích cộng đồng, của quốc gia dân tộc.

Trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp. Sống đánh giặc là vinh ; thờ giặc, làm tay sai cho giặc là nhục. Căm thù giặc, chống giặc là vinh ; chấp nhận sự hiện diện của giặc là nhục. Đánh đuổi giặc, giành độc lập là vinh ; làm nô lệ là nhục. Hai chữ “nhục”, “vinh” gắn liền với vận mệnh đất nước.

Trong phần lung khởi đã thể hiện quan niệm vinh là như thế nào? Vinh là phải dánh Tây: “Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi như phao ; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.” Hai câu đối lập nhau mang ý nghĩa so sánh giữa mười năm công vỡ ruộng và một trận nghĩa đánh Tây, giữa danh nổi như phao và tiếng vang như mõ. Ý nghĩa khái quát về cái chết của đội quân Cần Giuộc đã hiện ra: một cái chết bất tử và tiếng thơm còn mãi muôn đời.

Quan niệm vinh, nhục thể hiện rõ nhất ở phần lung khởi qua các câu hai mươi ha, hai mươi ba và hai mươi tám.

“Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bản độc, thấy lại thêm buồn ; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gậm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Hai từ “tả đạo” được dùng với ý nghĩa kinh miệt, sĩ nhục đạo Gia tô. Còn “quăng vù hương, xô bàn độc” chính là lư hương và bàn thờ.

“Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh ; hơn còn chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”. Địch khái là tinh thần, ý chí chống lại kẻ thù. “Tổ phụ”  chỉ tổ tiên còn “man di” là chỉ thực dân Pháp.

Hai câu chính là sự khẳng định về quan niệm cùa người nghĩa sĩ nông dân. Đó chính là quan niệm rất sâu sắc về triết lí cuộc sống con người – chất vinh còn hơn sống nhục. mấy tiếng “sống làm chi” được lập đi lập lại nhiều làn trong một câu văn. Nó như nhắc nhở, phê phán, lên án những ai qiên đi tổ tiên của mình mà chạy theo thực dân Tây để sống cảnh “chia rượu lạt, ngậm bánh mì” hưởng bơ thừa, sữa cạn. và đó cũng là tâm niệm của những người nghỉa sĩ, của tác giả. Mấy tiếng “thà thác” đối lập với “hơn còn”, “địch khái” đối lập với “đầu Tây” đã nhấn mạnh hơn, cụ thể hơn triết lí chết vinh còn hơn sống nhục. Tác giả vừa khẳng định quan niệm của người nghĩa sĩ như an ủi họ. họ có nghe được gì nữa không? Không, chỉ có những người còn sống là nghe rõ tất cả. Bọn mũ cao áo chùm của triều đình nhà Nguyễn, những kẻ cam tâm làm tay sai cho giặc để hưởng thụ chút an nhàn, giữ lấy mạng sống, bọn hèn nhát kia có nghĩ gì không? Còn chúng ta thì thấy rõ.

“Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen ; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Bài văn tế như thay mặt nhân dân biểu dương công trạng của họ, Tổ quốc ghi công. Dù họ đã ra đi nhưng tiếng thơm còn mãi muôn đời.

Giống như những người nghĩa sĩ Cần Giuộc còn có những người như Trương Định, Nguyễn Trung Trục. Trương Định là người lãnh đạo nhân dân chống lại Pháp, ông được suy tôn là Bình Tây đại Nguyên soái và một trong những chiến công nổi tiếng nhất của ông chính là giết chết tên đại úy Barbe. Trong một trận chiến, ông bị thương và đã rút gươm ra tự sát để khỏi phải rơi vào tay giặc. Sự hi sinh của ông đã để lại cho nhân dân muôn vàn niềm tiếc thương và trân trọng. Hay Nguyễn Trung Trựcngười nổi tiếng bởi hai chiến công đốt cháy tàu Espérance và đánh đồn Kiên Giang. Trước khi hi sinh ông còn khẳng khái nhắc lại câu: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

Như vậy, đúng như nhận xét cùa Giáo sư Trần Văn giàu về quan niệm sống của nhân dân ta trong thời đại lịch sử này là “đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Qua những chiến công vang dội của ông cha ta. Đặc biệt là sự kiện của các nghĩa sĩ ở đất Cần Giuộc và qua bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu đã làm cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn về quan niêm này hơn.

P/S: Hơi bị đỡ phải không?

Video liên quan

Chủ Đề