So sánh lãi suất vay the chấp các ngân hàng

Vay tín chấp là hình thức vay dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần có tài sản để đảm bảo. Hình thức này phù hợp với các mục đích chi các khoản tiêu dùng không quá lớn cho cá nhân và gia đình như thanh toán học phí, chi phí du học, phí bảo hiểm, mua sắm trang thiết bị trong gia đình,...

Ngược lại, vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng. Tài sản mang đi thế chấp phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách vay. Khách hàng vay thế chấp có tài sản đảm bảo là đất đai, nhà cửa, xe cộ… Khi được ngân hàng chấp nhận hồ sơ vay thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của khách hàng nhưng giấy tờ chứng minh sở hữu thì được ngân hàng tạm thời giữ lại, được hoàn trả sau khi khách hàng thanh toán hết nợ vay.

Như vậy, vay tín chấp dễ hơn vay thế chấp, vì khách hàng không cần sở hữu tài sản vẫn được vay, nhưng lãi suất của tín chấp cao hơn nhiều so với lãi suất của vay thế chấp.

Có thể tham khảo bảng lãi suất tín chấp, thế chấp dưới đây của một số ngân hàng

Ngân hàng

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Techcombank

13,78% – 16,00%/năm

7,49%/năm

VPBank

16,0%/năm

6,9%

TPBank

10,8% đến 17%/năm

6,4%/năm

HDBank

24%/năm

6,8%

VIB

17%

8,3%/năm

SHB

15%

8,5%

OCB

21%

5,99%

MSB

9,6% – 15,6%/năm

5,99%

Một số ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% như VietcomBank, BIDV… không công khai lãi suất, nhưng thường có cho vay tín chấp trên 10%/năm, vay thế chấp 7-9%/năm.

Như vậy, lãi suất cho vay tín chấp, cho vay thế chấp thấp nhất thuộc về Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB), với lãi suất vay tín chấp 9,6% - 15,6%/năm, lãi suất cho vay thế chấp 5,99% (bằng với ngân hàng OCB).

Vay tiêu dùng tín chấp

Vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng MSB có hạn mức vay cao, lên tới 2 tỷ đồng. Khách hàng là lãnh đạo cấp cao sẽ được hỗ trợ khoản vay với hạn mức tương đương 15 lần thu nhập, khách hàng thông thường sẽ được hưởng hạn mức vay 12 lần thu nhập, thời hạn vay lên tới 5 năm.

Điều kiện vay: Khách hàng đi làm hưởng lương từ 20 - 55 tuổi với nữ, từ 20 - 60 tuổi với nam. Có thu nhập tối thiểu là 8 triệu/tháng (Đối với người vay tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và từ 6 triệu/tháng với khách hàng ở tỉnh thành khác. Người vay hiện đang làm việc tối thiểu 6 tháng hoặc có hợp đồng lao động ở công ty hiện tại từ 12 tháng trở lên.

Vay thế chấp

Khi thế chấp bằng sổ đỏ tại MSB, khách hàng được vay đến 80% giá trị tài sản đảm bảo. Thời gian vay vốn dài, lên đến 35 năm đối với khoản vay mua Bất động sản đã có sổ. Cách tính lãi suất cho vay theo dư nợ giảm dần, giúp giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng

Phương thức tính lãi linh hoạt: Khách hàng có thể trả tiền gốc theo tháng/quý/năm hoặc trả tiền lãi hàng tháng (tùy theo thỏa thuận giữa ngân hàng và người vay)

Tổng hợp so sánh lãi suất vay ngân hàng cập nhật tháng 11/2023. Vay mua nhà, mua ô tô ở ngân hàng nào tốt nhất? Ngân hàng cho vay thế chấp, tín chấp lãi suất thấp nhất hiện nay. Cách tính lãi vay ngân hàng đơn giản và chính xác nhất.

1. Lãi suất vay ngân hàng cập nhật mới nhất

Vay ngân hàng là hình thức vay vốn để giải quyết những vấn đề về tài chính như: Chi tiêu cá nhân, mua nhà, mua xe, cần vốn kinh doanh… Để quyết định nên vay ngân hàng nào, người vay cần tìm hiểu và so sánh lãi suất vay của các ngân hàng để lên kế hoạch trả nợ phù hợp nhất.

So sánh lãi suất vay the chấp các ngân hàng

Vay ngân hàng giúp giải quyết các vấn đề tài chính

Mời các bạn tham khảo bảng lãi suất vay ngân hàng mới nhất cập nhật tháng 11/2023:

Ngân hàng

Vay tín chấp (%/năm)

Vay thế chấp (%/năm)

Techcombank

13,78% – 16,00%

7,49%

VPBank

16,0%

6,9%

ACB

17.9%

9,0%

TPBank

10,8% - 17%

6,4%

HDBank

24%

6,8%

Sacombank

9,6%

8,5%

VIB

17%

8,3%

SHB

15%

8,5%

OCB

21%

5,99%

MSB

9.6% – 15.6%

5,99%

Hong Leong

từ 9% - 12%

6,49%

HSBC

15,99%

6,49%

Public Bank

7%

8%

Shinhan

0,7% – 1,1%/tháng

7,7%

Standard Chartered

17 – 18%

6,49%

UOB

13%/

8,7%

Woori

6%

7%

Citibank

1.75%

18%

ANZ

13.43%

từ 6,5% - 8%

Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?

2. Các hình thức vay ngân hàng hiện nay

So sánh lãi suất vay the chấp các ngân hàng

Có 4 hình thức vay ngân hàng phổ biến

Hiện nay, các ngân hàng trong và ngoài nước đều áp dụng nhiều hình thức cho vay vốn phổ biến, tùy theo mục đích sử dụng mà người vay sẽ chọn hình thức phù hợp với bản thân và kế hoạch trả nợ của mình. Có 4 hình thức vay phổ biến như sau:

2.2 Vay thế chấp

Đây là hình thức vay vốn ngân hàng có tài sản đảm bảo. Đây là hình thức vay truyền thống của ngân hàng, phù hợp cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Hạn mức vay khá cao, có thể lên đến 80% giá trị tài sản cầm cố, thời hạn vay có thể kéo dài đến 25 năm và lãi suất được áp dụng không quá cao. Cần lưu ý khi vay thế chấp, nếu khách hàng trả nợ chậm hoặc trả nợ trước hạn sẽ phải chịu khoản phí phạt đi kèm.

2.1 Vay tín chấp

Đây là hình thức vay vốn ngân hàng dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay mà không cần tài sản đảm bảo. Nhiều ngân hàng cho vay tín chấp theo bảng lương, tức là căn cứ vào mức lương hiện tại của bạn để ngân hàng đưa ra gói vay phù hợp.

Tuy nhiên, mức lãi suất áp dụng cho khoản vay tín chấp khá cao, thời gian vay tối đa là 60 tháng. Hình thức vay tín chấp phù hợp với cá nhân có nhu cầu nhỏ như mua sắm, vui chơi giải trí.

2.3 Vay trả góp

Hình thức vay trả góp khá phổ biến thường được cá nhân sử dụng khi muốn mua xe, mua máy tính, điện thoại… nhưng không đủ khả năng trả tiền một lúc. Tùy thuộc vào khả năng trả nợ, hàng tháng người vay phải trả một khoản tiền lãi và gốc bằng nhau theo kế hoạch được đặt ra từ đầu.

2.4 Vay thấu chi

Đây là hình thức vay áp dụng cho những khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng vượt quá số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán. Hạn mức được cấp chỉ gấp 5 lần lương và người vay phải lập hồ sơ vay có chứng thực khoản thu nhập cố định hàng tháng.

Ngoài ra, một số ngân hàng Nhà nước sẽ có các sản phẩm vay đặc biệt. Ví dụ: Ngân hàng Nông Nghiệp Agribank như cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay lưu vụ, cho vay phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn...

3. Cách tính lãi suất vay ngân hàng

So sánh lãi suất vay the chấp các ngân hàng

Mỗi hình thức vay ngân hàng có cách tính lãi vay khác nhau

Khi có yêu cầu vay ngân hàng, nhân viên tín dụng sẽ tính toán bảng dự kiến kế hoạch trả nợ dựa theo công thức và mức lãi suất trên khoản vay. Bảng kế hoạch trả nợ thể hiện rõ các thông tin về số tiền gốc, tiền lãi trả hàng tháng, thời gian trả nợ… để người vay có cơ sở so sánh và thu xếp trả nợ đúng thời hạn.

Người vay cũng có thể chủ động tính lãi suất vay ngân hàng chính xác nhất theo các cách sau:

3.1 Công thức tính lãi phải trả theo dư nợ giảm dần

  • Lãi phải trả tháng đầu = Số tiền vay ban đầu x lãi suất vay/12 tháng.
  • Lãi phải trả tháng thứ 2 = (số tiền vay ban đầu – số tiền gốc phải trả mỗi tháng) x lãi suất vay/12 tháng.
  • Lãi phải trả tháng thứ 3 = (số tiền vay còn lại – số tiền gốc phải trả mỗi tháng) x lãi suất vay/12 tháng.
  • Tính lãi các tháng tiếp theo tương tự như tháng thứ 3.

Ví dụ:

Bạn vay ngân hàng 50 triệu đồng thời hạn 10 tháng, lãi vay 12%/năm, lãi suất được tính:

  • Lãi tháng đầu = 50.000.000 x 12%/12= 500.000 đồng.
  • Lãi tháng thứ 2 = (50.000.000 - 5.000.000) x 12%/12 = 450.000 đồng.
  • Lãi tháng thứ 3 = (45.000.000 - 5.000.000) x 12%/12 = 400.000 đồng.
  • Tính tương tự cho các tháng tiếp.

So sánh lãi suất vay the chấp các ngân hàng

Có thể sử dụng công cụ hoặc ứng dụng tính lãi qua website, điện thoại

3.2 Công thức tính lãi vay theo dư nợ ban đầu

Lãi theo dư nợ ban đầu = Số tiền vay ban đầu x lãi suất vay/12 tháng.

Ví dụ:

Ví dụ: Bạn vay 50.000.000đ, thời hạn 10 tháng. Trong thời gian này, lãi luôn được tính trên số tiền nợ gốc 50.000.000đ.

Lãi phải trả hàng tháng = 50.000.000 x 12%/12= 500.000 đồng/tháng

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ tính lãi trên website của ngân hàng hoặc dùng ứng dụng trên điện thoại, nhập các thông tin cần thiết như: Số tiền cần vay, thời hạn vay, lãi suất áp dụng… để biết chính xác số tiền lãi cần phải trả và so sánh các ngân hàng với nhau.

Bài viết liên quan: https://topi.vn/cach-tinh-lai-suat-tiet-kiem-ngan-hang.html

4. Những lưu ý khi vay ngân hàng

So sánh lãi suất vay the chấp các ngân hàng

Một số điều lưu ý trước khi vay ngân hàng

Tìm hiểu và so sánh lãi suất theo gói vay để tìm ra ngân hàng tốt nhất, hình thức vay phù hợp với khả năng trả nợ của bản thân.

Hãy đọc kỹ hợp đồng và nắm rõ các điều kiện, điều khoản được áp dụng như: Mức phạt trả nợ trễ hạn, phạt trả gốc trước thời hạn… Hãy nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình để không vi phạm hợp đồng, phải trả các khoản tiền phát sinh.

Nghiên cứu và lựa chọn ngân hàng trước khi vay: Mỗi ngân hàng áp dụng những điều kiện, điều khoản riêng cho các gói vay khác nhau, bạn hãy so sánh từng sản phẩm vay của các ngân hàng để tìm ra vay ngân hàng nào có lợi nhất.

Lãi vay ngân hàng không nên vay quá khả năng trả nợ của mình để tránh bị đánh giá tín dụng xấu và gây áp lực tài chính cho bản thân. Hãy đánh giá khả năng trả nợ dựa theo thu nhập hàng tháng của bạn trước khi vay một khoản tiền nào đó và lên kế hoạch trả khoản vay theo thời hạn cụ thể.

5. Gửi tích lũy online lợi nhuận 10% tại TOPI

Gửi tiền tích lũy tại app TOPI cũng là một lựa chọn hấp dẫn. Khi đầu tư tiền gửi tại app, bạn có thể hưởng lãi suất lên tới 10%/năm. Hiện nay, việc mở tài khoản trực tuyến và tích lũy online trở nên cực kỳ phổ biến. Thay vì phải đến tận quầy giao dịch của các ngân hàng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một trong các ứng dụng tích lũy và tiết kiệm tiền uy tín để gửi tiền của mình nhằm sinh lời.

Một trong những ứng dụng an toàn và uy tín nhất cùng mức sinh lời hấp dẫn nhất hiện nay có thể kể đến TOPI - ứng dụng tài chính quản lý tài sản dành cho cá nhân được xây dựng, vận hành và sở hữu bởi Công ty Cổ phần Đầu tư VAM.

Lợi nhuận gửi tích lũy tại TOPI:

Kỳ hạn gửi

Lợi nhuận (%/năm)

Không kỳ hạn

6

1 tuần

6,2

2 tuần

6,5

1 tháng

7,4

2 tháng

7,5

3 tháng

8

4 tháng

8,2

5 tháng

8,4

6 tháng

8,6

9 tháng

8,8

12 tháng

9

18 tháng

9,3

24 tháng

9,6

36 tháng

10

Để bắt đầu tích lũy tiền của bạn tại TOPI thật đơn giản, bạn chỉ cần tải app về điện thoại, tạo tài khoản, xác nhận thông tin cá nhân là có thể bắt đầu tiết kiệm với số tiền từ 50,000 VNĐ. Mỗi ngày bạn đều có thể theo dõi số tiền của mình sinh lời cho đến ngày hiện tại là bao nhiêu khi truy cập ứng dụng.

Bạn cũng có thể nạp thêm hoặc rút tiền mà không mất phí. Hệ thống thiết kế theo chuẩn dịch vụ tài chính, bảo mật ở mức cao nhật, cực kỳ an toàn tránh làm lộ dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng, ngăn chặn các sự cố tấn công từ bên ngoài.

Mong rằng những chia sẻ từ TOPI sẽ giúp bạn hiểu rõ về vay vốn ngân hàng, tìm ra nơi vay tiền lãi suất thấp và có giải pháp tài chính phù hợp.

100 triệu vay ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu?

Agribank cũng niêm yết lãi suất từ 3 - 5,3%/năm cho các kỳ hạn khác nhau, đặc biệt là ưu đãi 5,3%/năm cho kỳ hạn 12 - 24 tháng. Như vậy đối với số vốn 100 triệu đồng, khi đầu tư vào Agribank với lãi suất 5,3% ở kỳ hạn 12 tháng, bạn có thể nhận được khoản lãi ước tính là 5,3 triệu đồng.

Vay thế chấp ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu?

Lãi suất vay vốn thế chấp ngân hàng Agribank.

Lãi suất vay ngân hàng năm 2023 là bao nhiêu?

1.1 Lãi suất vay thế chấp các ngân hàng lớn nhất Việt Nam đầu năm 2023.

Lãi suất vay ngân hàng cao nhất là bao nhiêu?

Cao nhất là HDBank với mức lãi suất 24%/năm. Sau đó là OCB với mức lãi suất 21%/năm. Chi tiết tại bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng mới nhất tháng 10 năm 2023: Lãi suất cho vay thế chấp đang có mức lãi suất thấp hơn, theo bảng thống kê cho thấy, mức lãi suất dao động trong khoảng từ 5,99%-9,19%/năm.