So sánh đặc trưng nghề luật sư

LUẬT SƯ CÓ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ PHÁP CHẾ XHCN – Thủ tướng Chính phủ khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giới luật sư và cũng là sự kiện đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ luật sư và nghề luật sư ở nước ta. Đó là vinh dự lớn lao đối với LS – Trong nền kinh tế thị trường và trong tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luật sư càng phải khẳng định được uy tín và khả năng đóng góp cho đất nước. giờ đây nó đòi hỏi yêu cầu cao hơn, để luật sư xứng đáng với trọng trách của mình là người đại diện bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; góp phần đảm bảo công bằng, ổn định xã hội. – Sự hiện diện của luật sư trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; trong các hoạt động tố tụng hình sự, dân sự; trong tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ngày càng nhiều. – Luật sư hợp tác với trung tâm hỗ trợ tư pháp bào chữa miễn phí cho người nghèo hoặc tham gia giải đáp pháp luật, các chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật trên báo, đài với nhiều loại hình sinh động phong phú, có hiệu quả. Tạo được hiệu ứng tốt đối với xã hội về nhận thức và chấp hành pháp luật, góp phần tăng cường, nâng cao pháp chế XHCN trong cộng đồng xã hội. – Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, luật sư đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện dân chủ hóa hoạt động tố tụng, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế – xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vị trí, vai trò của luật sư trong đời sống pháp luật nước ta tiếp tục được khẳng định, uy tín của luật sư trong nhân dân được tăng cường, niềm tin của nhân dân với luật sư cộng đồng doanh nghiệp đã và đang được củng cố. – Luật sư cần không ngừng học tập, nâng cao năng lực, trình độ, hiểu biết pháp luật, kỹ năng hành nghề thẫm nhuần và quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, liên tục phấn đấu vì một nền tư pháp dân chủ, công bằng hiệu quả, bảo vệ công lý, tuân thủ pháp chế bảo vệ quyền con người, góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam.

NGHỀ LUẬT SƯ LÀ NGHỀ TỰ DO

Nghề TỰ DO với tính chất là một nghề nghiệp và luật sư chỉ những người đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư. Theo Từ điển tiếng Việt, nghề là “công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội” hoặc hiểu theo nghĩa thứ hai là “thành thạo trong một công việc nào đó”. Nghề nghiệp được hiểu là “nghề nói chung”, còn nghề tự do có nghĩa là “nghề tự mình làm để sinh sống, không thuộc tổ chức, cơ quan nào7. Nếu theo giải thích của Từ điển tiếng Việt nêu trên, cách hiểu nghề luật sư như một nghề tự do lại không hoàn toàn phản ánh đầy đủ bản chất và đặc trưng của nghề nghiệp này. Luật sư hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và cùng với việc được cấp chứng chỉ hành nghề, phải đăng ký hoạt động trong một tổ chức hành nghề luật sư nhất định và sinh hoạt trong một tổ chức xã hội nghề nghiệp nhất định nơi địa phương mình cư ngụ. Mặt khác, khái niệm “nghề tự do” nói trên mới đặt nặng khía cạnh “kiếm sống” mà không bao hàm được vị trí, vai trò của nghề nghiệp trong sự phát triển của xã hội. Trong luật thực định của một số nước, luật sư được coi là một chủ thể độc lập trong hoạt động tư pháp, nhưng họ quan niệm tính chất của nghề nghiệp là tự do. Luật sư là chủ thể độc lập trong hoạt động tư pháp, là người thực thi và truyền bá pháp luật của Nhà nước nên không thể nói tính chất của nghề nghiệp này là nghề tự do. Tính chất độc lập cần phải được coi là thuộc tính của nghề nghiệp luật sư, còn nói tới tự do là nói tới phương thức hành nghề tự do của luật sư, như có thời gian và không gian hoạt động tự do, có quyền tự do lựa chọn khách hàng, không bị những hạn chế, bó buộc như một công chức Nhà nước. Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó các luật sư bằng kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần tích cực bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

NGHỀ LUẬT SƯ LÀ CAO QUÝ

Bởi hàm chứa những mục đích và phẩm chất cao đẹp đòi hỏi có trình độ và năng lực cao, có văn hoá và đạo đức trong sáng. – Về mục đích: Mọi hoạt động hành nghề của luật sư hướng tới bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. – Về phẩm chất: + Luật sư là người có tư cách phẩm chất đạo đức trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật và xã hội cao. + Người hành nghề luật sư đòi hỏi phải có trình độ cao về kiến thức chuyên môn, thành thạo, chuyên sâu về nghiệp vụ, có năng lực độc lập giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. + Luật sư là người có văn hoá ở trình độ chuyên môn, mọi hành vi ứng xử đều chứa đựng các giá trị về chân thiện mỹ.

NGHỀ LUẬT SƯ MANG TÍNH ĐỘC LẬP

Mỗi khi Luật sư làm tròn chức năng của mình với đầy đủ tinh thần độc lập thì chính những đóng góp của Luật sư đích thực đã thể hiện tình nhân ái của con người với con người. Góp phần tạo nên một bản án công bằng và đúng luật là chung sức tạo nên một xã hội văn minh là gián tiếp bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. – Luật sư độc lập trong hoạt động hành nghề không có nghĩa là tự tách hoạt động của mình ra khuôn khổ của các hoạt động tố tụng khác.Tính độc lập cũng không thể đồng nghĩa với sự cô lập, tự tách mình ra, coi mình là tuyệt đối, mà nó cần hòa quyện trong trật tự của một nền pháp chế thống nhất. – Để bảo đảm được sự độc lập của mình, người luật sư phải tuân thủ các quy tắc trong quan hệ với cơ quan tố tụng; ví dụ không được cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà biết rõ không xác thực và đi xa hơn nữa không được móc nối, lôi kéo cán bộ làm việc trái quy định của pháp luật… – Luật sư phải giữ tính độc lập, không bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến khác làm ảnh hưởng tới xây dựng quan điểm, phương án bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng vì việc Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng xuất phát từ sự tín nhiệm, ủy thác tự nguyện của khách hàng.. – Luật sư phải giữ quan điểm bào chữa của mình trong suốt quá trình tố tụng (Ví dụ không có trường hợp ở cấp sơ thẩm thì bào chữa không tội; ở cấp phúc thẩm thì bào chữa theo tội danh nhẹ hơn) – Bản chất mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan và người tiến hành tố tụng thực chất là mối quan hệ có tính phản biện, tác động hổ tương lẫn nhau vì nói cho cùng sự độc lập của Luật sư khi hành nghề sẽ góp phần tạo nên nguồn gốc của phép ứng xử tôn trọng lẫn nhau giữa Luật sư, khách hàng và các cơ quan, người tiến hành tố tụng. – Dù phải chấp nhận mọi rủi ro khi xem trọng tinh thần độc lập trong quá trình hành nghề. Khi đó LS giữ cái tinh túy của nghề và để trước hết giữ được lòng tự trọng của chính mình và sau nữa để được xã hội tôn vinh và trân trọng. Con đường nghề Luật sư trải qua đều là con đường sỏi đá, nhưng nếu Luật sư đi bằng đôi chân độc lập khi đó mới thấy đoạn trải hoa cuối con đường.

________________________________

SỐ LƯỢNG LUẬT SƯ NĂM 2015

Theo luật sư Lê Thúc Anh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam (viết tắt Liên đoàn), tại thời điểm Liên đoàn thành lập (tháng 5/2009), cả nước có 5.300 luật sư. Đến cuối năm 2014, tổng số luật sư của cả nước là 8.928 luật sư (tăng hơn 140%). 3500 TẬP SỰ LS Tuy nhiên, theo luật sư Thúc Anh, số lượng luật sư phân bố không đều giữa các tỉnh, thành; số lượng lớn luật sư tập trung ở 2 thành phố Hà Nội (2.379 luật sư) và TP Hồ Chí Minh (3.756 luật sư). Thống kê của Liên đoàn cho hay, từ tháng 5/2009 đến nay, các luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức cho 77.129 vụ án hình sự, 65.236 vụ án dân sự, 5.486 vụ án kinh tế và hàng nghìn vụ án khác.