So sánh cho vay sản xuất kinh doanh năm 2024

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối năm 2023, lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) ở mức 0,2% đến 0,5%/năm.

Trên thị trường 1, lãi suất huy động mới bình quân của toàn hệ thống là 3,5%/năm, lãi suất bình quân cho vay mới là 6,7%/năm. Đây được đánh giá là mức lãi suất thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp vẫn mong lãi suất có thể giảm thêm bởi lãi suất dù ở mức thấp những vẫn cao hơn với mức tăng trưởng của doanh nghiệp hiện nay.

Ông Nguyễn Mạnh – Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Mạnh Linh, cho biết, doanh nghiệp của ông đang tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất khoảng 6,5%-7%/năm. Mức lãi suất này được cho là khá “dễ thở” so với thời điểm đầu năm 2023. Tuy nhiên, trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn do thiếu đơn hàng, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp chỉ cầm chừng trong 3 quý đầu năm và mới có dấu hiệu tích cực hơn trong quý IV/2023.

“Nhìn chung, cả năm 2023, doanh nghiệp chúng tôi gần như không có lãi, tiền thu về cũng chỉ đủ trả lãi vay ngân hàng. Nếu như lãi suất giảm thêm, về khoảng khoảng 3%-4% một năm giống như các nước trên thế giới mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Mạnh chia sẻ.

Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn – Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, hiện nay mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh nhờ nỗ lực của Chính phủ và NHNN. Tuy nhiên, đây là ở mức thấp so với mức lãi suất trước đây, nếu so sánh với tỷ suất lợi nhuận của nền kinh tế (khoảng 5%), thì mức lãi suất này vẫn cao.

“Trước đây, lãi suất cho vay là 10%, trên 10% thì nay giảm xuống khoảng 8%, nghe có vẻ giảm nhiều, nhưng so với tỷ suất lợi nhuận nền kinh tế thì vẫn khá cao. Nên tôi mong Chính phủ, NHNN tiếp tục nỗ lực giảm lãi suất cho vay hơn nữa, như vậy, doanh nghiệp mới dám vay”, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn nói.

Ông Trần Ngọc Báu - Founder & CEO tại WiGroup biết, xuất khẩu hàng hóa đã tăng trưởng dương trong những tháng cuối năm 2023, tuy nhiên chưa hẳn là tín hiệu phục hồi bởi mức nền những tháng cuối năm 2022 rất thấp, chưa kể nhập khẩu sụt giảm, đẩy giá trị thặng dư tăng cao.

Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ chưa thể phục hồi tốt trong năm 2024. Khi đó, dù lãi suất đang ở mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ như các chuyên gia phân tích, nhu cầu tín dụng cũng không thể tăng.

Nên nới rộng cho vay tiêu dùng

Theo bà Hồ Trúc Lam – Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Horecafood, bài toán tín dụng không nằm ở phía doanh nghiệp mà chủ đạo ở chính sách kích cầu tiêu dùng trong nước. Bên cạnh kỳ vọng lãi suất cho vay có thể giảm thêm, các tổ chức tín dụng cần có chính sách đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, đây là động lực để kích cẩu sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

“Nới rộng các khoản vay tiêu dùng cá nhân hoặc tín chấp cũng sẽ là một hướng cởi mở cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này”, bà Trúc Lam cho biết.

NHNN đã nhiều lần chỉ đạo các TCTD mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cho vay với lãi suất hợp lý, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức. NHNN yêu cầu, tăng cường chuyển đổi số, quyết liệt triển khai, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm đẩy nhanh tốc độ, thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng, đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng vay vốn.

Bên cạnh đó, trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có nhấn mạnh tới việc phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng vay tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý.

Tuy nhiên, hiện nay thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn đang thiếu một hành lang pháp lý đủ sức vừa chế tài, quản lý được việc các tổ chức cho vay sai quy định cũng như vừa bảo vệ được những tổ chức làm đúng, tạo ra sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiêu dùng.

Ngày 8/1, trong Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã lưu ý NHNN điều hành tín dụng linh hoạt, kịp thời và phù hợp, theo dõi, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình tăng trưởng tín dụng.

“Không để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, không để ách tắc trong lưu thông tiền tệ, không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn khi cần sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng, không để tiêu cực, tham nhũng, sơ hở trong quản lý hệ thống ngân hàng, làm sao phát triển hệ thống ngân hàng nhanh, toàn diện, bao trùm bền vững, góp phần quan trọng để đưa Đất nước phát triển nhanh, bền vững theo Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra", Thủ tướng nhấn mạnh.

BƯỚC 1

Quét mã QR, tải App TPBank Mobile trên Play Store & App Store

So sánh cho vay sản xuất kinh doanh năm 2024

BƯỚC 2

Cài đặt & mở Tài khoản Online trong 5 phút

QUÉT MÃ QR TẢI APP TPBANK MOBILE TẠI ĐÂY

So sánh cho vay sản xuất kinh doanh năm 2024

Nhận 1001+ lợi ích và ưu đãi với Tài khoản TPBank

So sánh cho vay sản xuất kinh doanh năm 2024

MIỄN PHÍ

Chuyển tiền và 60+ loại phí

So sánh cho vay sản xuất kinh doanh năm 2024

HOÀN TIỀN 1,2%

Với Thẻ TPBank Visa

So sánh cho vay sản xuất kinh doanh năm 2024

CHỌN SỐ TÀI KHOẢN

Theo ý thích, khẳng định cá tính