Sinh vật đất là gì

Vi sinh vật là loài phân bố rộng rãi nhất, phong phú nhất và có khả năng sống trong các điều kiện khó khăn khác nhau.

Sự phân bố của Vi sinh vật trong đất còn gọi là khu hệ vi sinh vật đất. Vi sinh phân bố khắp mọi nơi nhờ kích thước nhỏ bé, dễ phát tán và phát triển nhanh. Tuy nhiên, đất là nơi vi sinh vật cư trú nhiều nhất so với các môi trường khác.

Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất bao gồm: Vi khuẩn, Vi nấm, Xạ khuẩn, Virus, Tảo, Nguyên sinh động vật. Trong đó vi khuẩn là nhóm chiếm nhiều nhất về số lượng. Chúng bao gồm vi khuẩn háo khí, vi khuẩn kị khí, vi khuẩn tự dưỡng, vi khuẩn dị dưỡng ... Số lượng và thành phần vi sinh vật trong đất thay đổi khá nhiều và thay đổi tuỳ chất đất: Ở nơi đất nhiều chất hữu cơ, giàu chất mùn có độ ẩm thích hợp vi sinh vật phát triển mạnh như ở đầm lầy, đồng nước trũng, ao hồ, khúc sông chết, cống rãnh, ... ; Còn ở những nơi đất có đá, đất có cát số lượng và thành phần vi sinh vật ít hơn. Lợi dụng sự có mặt của vi sinh vật trong đất mà người ta phân lập, tuyển chọn, đồng thời duy trì những chuyển hoá có lợi phục vụ cho cuộc sống.

Sự phân bố của vi sinh vật trong đất có thể chia ra theo các kiểu phân loại sau đây:

Quần thể vi sinh vật thường tập trung nhiều nhất ở tầng canh tác. Đó là nơi tập trung rễ cây, chất dinh dưỡng, có cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp nhất. Số lượng vi sinh vật giảm dần theo tầng đất, càng xuống sâu càng ít vi sinh vật. Bảng dưới thể hiện số lượng vi khuẩn trong đất được xác định theo chiều sâu đất:

  1.       Phân bố theo các loại đất:

Các loại đất khác nhau có điều kiện dinh dưỡng, độ ẩm, độ thoáng khí, pH khác nhau dẫn đến sự phân bố của vi sinh vật cũng khác nhau.

-         Ở đất lúa nước, tình trạng ngập nước lâu ngày làm ảnh hưởng đến độ thông khí, chế độ nhiệt, chất dinh dưỡng ... Chỉ có mộ lớp mỏng ở trên, khoảng 0 - 3 cm là có quá trình oxy hoá, ở tầng dưới quá trình khử oxy chiếm ưu thế. Bởi vậy, trong đất lúa nước các loại vi sinh vật kị khí phát triển mạnh.

Ví dụ: vi khuẩn amôn hoá, vi khuẩn phản nitrat hoá. Ngược lại, các loại vi sinh vật háo khí như vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn cố định nitơ, vi nấm và xạ khuẩn đều rất ít. Tỷ lệ giữa vi khuẩn hiếu khí/ yếm khí 1, có trường hợp đạt tới 4 - 5.

Đối với tất cả các loại cây trồng, vùng rễ cây là vùng vi sinh vật phát triển mạnh nhất so với vùng không có rễ. Sở dĩ như thế vì rễ cây cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ khi nó chết đi. Khi còn sống, bản thân rễ cây cũng thường xuyên tiết ra các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡngcho vi sinh vật. Rễ cây còn làm cho đất thoáng khí, giữ được độ ẩm. Tất cả những nhân tố đó làm cho số lượng vi sinh vật ở vùng rễ phát triển mạnh hơn vùng ngoài rễ. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng trong quá trình sống của nó thường tiết qua bộ rễ những chất khác nhau. Bộ rễ khi chết đi cũng có thành phần các chất khác nhau. Thành phần và số lượng các chất hữu cơ tiết ra từ bộ rễ quyết định thành phần và số lượng vi sinh vật sống trong vùng rễ đó.

Ví dụ: vùng rễ cây họ Đậu thường phân bố nhóm vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh còn ở vùng rễ Lúa là nơi cư trú của các nhóm cố định nitơ tự do hoặc nội sinh ...

Số lượng và thành phần vi sinh vật cũng thay đổi theo các giai đoạn phát triển của cây trồng. Ở đất vùng phù sa sông Hồng, số lượng vi sinh vật đạt cực đại ở giai đoạn lúa hồi nhanh, đẻ nhánh, giai đoạn này là cây lúa sinh trưởng mạnh. Bởi vậy thành phần và số lượng chất hữu cơ tiết qua bộ rễ cũng lớn - đó là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật vùng rễ. Số lượng vi sinh vật đạt cực tiểu ở thời kỳ lúa chín. Thành phần vi sinh vật cũng biến động theo các giai đoạn phát triển của cây phù hợp với hàm lượng các chất tiết qua bộ rễ.

Hệ vi sinh vật trong đất đóng vai trò như thế nào?

Hệ sinh vật trong đất là sự sống có trong đất bao gồm: sinh vật đất, động vật trong đất và vi sinh vật trong đất. Đó là những loại côn trùng, động vật bò sát, động vật chân đốt, vi khuẩn, vi nấm, tảo, nguyên sinh động vật.

Trong đó vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao, có nhiều chủng loại như. Vi khuẩn kị khí, vi khuẩn háo khí, vi khuẩn tự dưỡng,…rất nhiều. Chúng phát triển cực nhanh trong môi trường có nhiều chất hữu cơ, chất mùn với độ ẩm trong đất thích hợp. Được gọi là hệ vi sinh vật trong đất.

Hệ sinh vật trong đất đóng vai trò hết sức quan trọng trong nông nghiệp. Từ sự phân hủy chất hữu cơ có trong đất bằng hệ sinh vật này giúp cho đất màu mỡ và tơi xốp hơn.

Đất chết là như thế nào?

Trong trồng trọt hiện nay chúng ta thường quan tâm đến cây trồng nhiều hơn đất trồng. Đa phần các nhà vườn quan sát lá cây, chồi non, tán cây, đến độ sinh trưởng của cây. Bằng những loại phân bón hóa học cao cấp, thuốc dưỡng cao cấp, thuốc diệt cỏ cho tới thuốc BVTV.

Sử dụng hóa học, thuốc BVTV quá nhiều dẫn đến sự duyệt vong của hệ sinh vật trong đất. Làm cho đất trở nên bạc màu, khô cứng, đất trơ mặt ra nắng suốt mùa. Từ những dấu hiệu đó cho biết đất đã chết thì cây trồng trên đất chết sống được là nhờ phân bón hóa học.

Một số nhà vườn sản xuất không còn lợi nhuận vì tốn quá nhiều chi phí cho phân bón hóa học, thuốc BVTV. Họ đã ngộ ra, tỉnh thức khỏi u mê mù quáng chạy số nâng suất mà tiêu diệt môi trường sống.

Bao nhiêu năm họ quên đi chất lượng sản phẩm mà chú trọng vào chất lượng và mẫu mã. Sử dụng bất kỳ hóa chất nào miễn là sản phẩm đẹp, bắt mắt, to, đều là được.

Nông nghiệp hóa chất đã không mang lại giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây. Vì thị trường xuất khẩu nông sản ngày càng khó tính, người tiêu dùng quay lưng với thực phẩm hóa chất.

Đất sống là như thế nào?

Đất sống là nơi có hệ sinh vật tồn tại và phát triển. Giúp phân hủy chất hữu cơ trong đất thành loại phân bón hữu cơ tự nhiên giúp đất tơi xốp, màu mỡ. Đất sống có màu đất như màu cafe. Đất sống luôn có độ ẩm thích hợp và chứa nhiều hữu cơ.

Những sinh vật mắt thường có thể nhìn thấy như. Giun đất, dế, ấu trùng, rết,..rắn. Dùng kính hiển vi quan sát chúng ta thấy vi sinh vật phát triển cực nhanh. Đó là những dấu hiệu cho ta thấy đất đang sống và phát triển.

Đất sống giúp cho cây trồng hấp thu thức ăn một cách dễ dàng thông qua các hoạt động của hệ vi sinh vật trong đất. Chúng có vai trò rất quan trọng giúp phân giải những hữu cơ khó tiêu hóa thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng.

Trong những năm gần đây nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn. Được các nhà vườn học tập, triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Sản phẩm hữu cơ luôn được người tiêu dùng chào đón nồng nhiệt. Giá trị nông sản hữu cơ có chứng nhận mang lại giá trị kinh tế rõ rệt.

Giải pháp nông nghiệp tự nhiên

Trang trại côn trùng luôn mang trong mình một sứ mệnh. Đó là chia sẻ những giải pháp giúp phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Bài viết này được viết bằng những trải nghiệm thực tế. Cách ứng dụng phân bón hữu cơ tự nhiên như. Phân trùn quế, phân dế, phân ruồi lính đen vào đất giúp đất sống lại sau khoảng 3 tháng. Cây trồng phát triển khỏe và xanh tốt một cách tự nhiên mà không dùng bất kỳ hóa học, hóa chất nào.

Video liên quan

Chủ Đề