Self-appraisal là gì

Appraisal và Performance Appraisal là các thuật ngữ quan trọng được sử dụng định kỳ trong các công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Nhà Đất Mới tìm hiểu Appraisal là gì, Performance Appraisal là gì qua bài viết dưới đây nhé!

1. Appraisal là gì? Performance Appraisal là gì?

Performance Appraisal được hiểu là quy trình đánh giá hiệu quả, chất lượng làm việc của cá nhân trong doanh nghiệp

Để hiểu được chính xác Appraisal là gì và Performance Appraisal là gì? Chúng ta cùng cắt nghĩa các từ ngữ cụ thể như sau:

  • Appraisal dịch sang tiếng Việt có nghĩa là sự đánh giá, xem xét và thẩm định.
  • Performance là thuật ngữ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt có nghĩa là hiệu suất, chỉ tiêu chất lượng.

Như vậy, Performance Appraisal được hiểu là quy trình đánh giá hiệu quả, chất lượng làm việc của cá nhân trong doanh nghiệp. Hoạt động này được tổ chức thông qua sự quan sát cẩn thận, kỹ lưỡng của cấp quản lý.

>>>> Xem thêm: Inventory Turnover là gì? Ý nghĩa và công thức tính

2. Vai trò của Performance Appraisal đối với doanh nghiệp

Performance Appraisal là công tác đánh giá kỹ năng, các thành tích và sự tiến bộ của nhân viên hoặc ngược lại là sự thiếu hụt về khả năng của họ thông qua các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá.

Tưởng chừng Performance Appraisal không mang lại nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế việc đánh giá này sẽ quyết định đến các vấn đề lớn của doanh nghiệp, liên quan đến việc xây dựng và phát triển của các doanh nghiệp hiện nay.

Performance Appraisal là yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc của các nhân viên

Cụ thể như sau:

+ Performance Appraisal là yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc của các nhân viên. Bởi lẽ, các công ty, doanh nghiệp sẽ sử dụng đánh giá thành tích để cung cấp cho nhân viên tổng quan về hiệu quả công việc của bản thân. Dựa trên đó, công ty, doanh nghiệp sẽ quyết định tăng lương, thưởng cũng như các quyết định chấm dứt hợp đồng.

+ Performance Appraisal là tiêu chuẩn xác định mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp. Họ sẽ đánh giá nhân viên còn thiếu những kỹ năng gì từ đó đầu tư phát triển cho họ.

+ Performance Appraisal đồng thời cũng là tiêu chuẩn đánh giá những nhân viên thực tập, thử việc có vượt qua các điều kiện để trở thành nhân viên chính thức hay không.

+ Quá trình đánh giá thành tích này cũng giúp mối quan hệ công việc giữa sếp và nhân viên gắn bó và gần gũi hơn. Là cơ hội để nhân viên chứng tỏ bản thân và để cấp quản lý lắng nghe, tiếp thu các đóng góp của nhân viên, cùng công ty, doanh nghiệp phát triển.

3. Các tiêu chí đánh giá và các loại Performance Appraisal

Tiêu chí đánh giá:

Các tiêu chí đánh giá hiệu suất, hiệu quả, chất lượng làm việc của nhân viên bao gồm:

  • Kiến thức, số lượng, chất lượng và sản phẩm cá nhân làm ra
  • Thái độ làm việc, khả năng quản lý
  • Quá trình đàm phán, thương lượng
  • Sức khỏe, năng lực, thể chất đáp ứng công việc
  • Khả năng sáng tạo trong công việc
  • Đóng góp của các cá nhân cho công việc, xã hội
Kiến thức, chất lượng, sức khỏe, khả năng sáng tạo và khả năng đóng góp là những tiêu chí đánh giá một cá nhân, nhân viên

Các loại Performance Appraisal

  • Tự đánh giá: Cá nhân tự đánh giá thành tích công việc và hành vi của bản thân.
  • Đánh giá ngang hàng: So sánh các cá nhân trong cùng một nhóm làm việc để đánh giá thành tích công tác của từng cá nhân.
  • Đánh giá phản hồi 360 độ: Đánh giá bao quát tất cả các thông tin từ cá nhân, người giám sát và các đồng nghiệp của nhân viên được đánh giá.
  • Đánh giá thương lượng: Nhà quản lý sẽ sử dụng một người đứng giữa giải hòa. Cá nhân được đánh giá được phép trình bày những thành tích của bản thân đã đề ra sau đó nhà quản lý đưa ra nhận xét và lấy ý kiến của người giải hòa nhằm hạn chế các bất lợi của bản đánh giá.

>>>> Xem thêm: Lũy kế định nghĩa, công thức tính và các khái niệm có liên quan

4. Cách xây dựng Performance Appraisal

Performance appraisal không hề dễ dàng, quá trình xây dựng và áp dụng nó chính là một nghệ thuật

Performance appraisal không hề dễ dàng, quá trình xây dựng và áp dụng nó chính là một nghệ thuật.

Cùng tham khảo các bước xây dựng quy trình đánh giá cơ bản dưới đây nhé. Bước 1: Xây dựng đánh giá chuẩn theo yêu cầu của chính doanh nghiệp

Bước 2: Xác định các chỉ số hiệu suất làm việc của từng cá nhân nhằm để đưa ra chỉ số trung bình tốt nhất.

Bước 3: Đề ra quy định chung để nghiệm thu kết quả sau khi thử nghiệm kế hoạch.

Bước 4: Ban hành và thông báo nội dung, chính sách đánh giá, chính sách khen thưởng với nhân viên để mỗi cá nhân tự giác thực hiện, phấn đấu thi đua đạt thành tích tốt.

Bước 5: Lên lịch trình cụ thể để đánh giá nhân viên.

Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ Appraisal là gì, Performance Appraisal là gì rồi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp bạn xây dựng được một bản kế hoạch đánh giá nhân viên tốt nhất.

Việc chọn lựa và mua được nhà ưng ý là điều mà bất cứ ai cũng đều mong muốn. Nếu như, bạn đang cần tìm mua hoặc đăng bán nhà đất. Thì chắc chắn không nên bỏ qua kênh Mua bán nhà đất của nhadatmoi.net. Tại đây cập nhật đầy đủ các thông tin về giá bán nhà, khu vực hot. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua nhà với mức giá tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn :Nhadatmoi.net

Đánh giá bài viết này

Nguyen Oanh

Trước đó: Public Sector là gì? Quản lý nguồn nhân lực khu vực công
Kế tiếp: Vay thế chấp là gì? Kinh nghiệm vay thế chấp mua nhà lần đầu

Video liên quan

Chủ Đề