Sau sinh bao lâu thì ăn được dứa

Trong các loại trái cây tẩm bổ cho phụ nữ sau sinh, dứa là loại quả hấp dẫn, dễ kích thích vị giác nhưng cũng khá chua nên chị em còn e ngại liệu phụ nữ sau sinh có nên ăn dứa. Dưới đây là thông tin bổ ích dành cho những ai sinh xong và đang nghĩ đến loại quả giàu vitamin C này.

Qủa dứa có nhiều công dụng tốt

Dứa là loại quả quen thuộc, có vị chua chua, ngọt ngọt thanh mát. Thành phần chủ yếu của dứa là nước, carbs [đa số là đường sucrose, fructose và glucose], vitamin và chất xơ. Hầu như dứa không có protein hay chất béo có thể ảnh hưởng đến vóc dáng của mẹ sau sinh.

Theo Đông Y, dứa có vị chua, tính bình, có công dụng giải khát, lợi tiểu, thúc đẩy tiêu hóa, kháng viêm, tẩy độc…

Phụ nữ sau sinh ăn dứa rất tốt và an toàn cho sức khỏe

Với những công dụng tuyệt vời đó, những chị em lăn tăn liệu phụ nữ sau sinh có nên ăn dứa hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, chỉ ăn với liều lượng vừa phải. Bởi không ít bà mẹ vì quá ngon miệng nên ăn hơi nhiều làm hạ thấp lượng estrogen khiến tia sữa bị tắt, ảnh hưởng đến quá trình chăm con.

Phụ nữ sau sinh và cho con bú nên ăn dứa với liều lượng vừa phải

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh và đang cho con bú chỉ nên ăn 30g dứa mỗi ngày.

Ăn nhiều dứa có ảnh hưởng xấu đến quá trình chăm con 

Bên cạnh đó, dứa cũng chứa nhiều axit nên tránh ăn dứa lúc đói hay lúc no có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Nên ăn 30 phút sau bữa cơm. Đồng thời, mắt dứa là nơi thường tiềm ẩn nhiều nấm độc gây ngứa ngáy, buồn nôn, nổi mẩn đỏ… nên các mẹ hãy gọt vỏ, bỏ mắt kỹ càng trước khi ăn.

Gọt vỏ, bỏ mắt kỹ càng trước khi ăn

Khi mua nên chọn những quả dứa ngon, không có vết sâu đục hay bị rơi rớt bầm dập. Tốt nhất nên chọn những quả còn nguyên cùi, có lá dứa trên đỉnh đầu đang xanh tươi.

Đối với phụ nữ sau sinh có nên ăn dứa, nên ăn lúc dứa vừa chín là thơm ngon, bổ dưỡng nhất, tránh ăn dứa lúc quá chín và đường đã lên men. Dù đã gọt sạch vỏ hay chưa thì cũng nên bảo quản dứa trong tủ lạnh để dứa luôn tươi ngon và giữ được các vitamin bổ dưỡng lâu dài. Lúc ăn nên bỏ cùi phía trong để hạn chế cảm giác rát lưỡi và kích ứng vùng miệng.

Nên ăn dứa lúc vừa chín là thơm ngon, bổ dưỡng nhất

Ngoài ra, trong thành phần quả dứa có chứa serotonin làm tăng huyết áp, co thắt huyết quản mạnh nên không tốt cho người bị huyết áp cao. Phụ nữ sau sinh ăn dứa với lượng vừa phải cùng các loại rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa đầy đủ dưỡng chất đi kèm để đảm bảo sức khỏe trong suốt thời kỳ cho con bú.

Đậu phụ sốt dứa chua ngọt

>>> Xem thêm: Thực hư chuyện ăn dứa có tốt cho bà bầu không? Những điều mẹ bầu nên biết

Ngoài cách thức thái lát ăn tươi quen thuộc, các chị em cũng có thể biến tấu dứa thành các món: nước ép, salad, xào chung với thịt, nấu canh chua, làm bánh dứa… để thực đơn đa dạng, kích thích vị giác hơn.

Như vậy, qua những thông tin trên, câu hỏi phụ nữ sau sinh có nên ăn dứa đã tìm được câu trả lời. Mong rằng các chị em luôn bổ sung dứa đúng cách để có sức khỏe và vóc dáng đẹp, để bé yêu được chăm sóc tốt và nhanh lớn cùng mẹ thưởng thức các món ăn ngon mỗi ngày.

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/phu-nu-sau-sinh-co-nen-an-dua-cam-nang-tot-cho-me-khoe-cho-con-292142.html

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cho con bú có nên ăn dứa không? Mẹ cho con bú có thể ăn dứa, hãy nhớ ăn chỉ 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn 30g. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Mẹ sau sinh và cho con bú có nên ăn dứa không?
  • 10 lợi ích tuyệt vời mẹ sau sinh nhận được khi ăn dứa
  • Mẹ sau sinh và cho con bú ăn dứa như thế nào không bị tắc tia sữa
  • Món ngon với dứa cho mẹ sau sinh sớm hồi phục và bổ sung dinh dưỡng

Mẹ sau sinh và cho con bú có nên ăn dứa không?

Cho con bú ăn gì lợi sữa? Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, đã có hơn 8 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực sản phụ khoa, thì chế độ ăn cho mẹ sau sinh cần có đủ các nhóm Vitamin và khoáng chất từ trái cây và rau củ, cũng như cần cung cấp nhiều nước mỗi ngày, nhằm giúp tăng lượng sữa mẹ. Lượng nước phù hợp cho người mẹ đang nuôi con bú là ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, mẹ nên uống thêm nước trái cây và ăn thêm nhiều trái cây mọng nước [táo, cam, dưa hấu, dứa v.v].

Dứa là một loại quả nhiệt đới chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Theo các nghiên cứu, 100g dứa sẽ chứa tới 0.08mg vitamin B1; 0.02mg vitamin B2; 16mg vitamin C, 0.03mg Caroten cùng khoáng chất 0.3mg Fe, 16mg Ca, 11mg Phospho, 0.07mg Cu, 0.4g Protein, 13.7g Hydrat Cacbon, 0.2g Lipid, 85.3g Nước và 0.4g chất xơ.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ cho con bú ăn dứa được không? Các dưỡng chất này đều tốt cho sức khỏe của mẹ và không cản trở sự phát triển của em bé. Do đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng mẹ cho con bú có thể ăn dứa được nhé.

Tuy nhiên, mẹ không được ăn quá nhiều chỉ 2-3 lần/tuần và mỗi lần chỉ 30g. Bên cạnh đó, một số tài liệu cho biết ăn nhiều dứa giảm estrogen làm mẹ bị tắc tia sữa.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ sau sinh và cho con bú có thể ăn dứa nhưng chỉ 30g một lần

10 lợi ích tuyệt vời khi mẹ sau sinh ăn dứa 

  • Trong quả dứa có chứa tới 16mg Ca. Nên trẻ bú mẹ sẽ ngăn ngừa được tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương hay chậm lớn.
  • Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả dứa giúp mẹ và bé chống oxy hóa cực tốt.
  • Chất xơ trong quá dứa giúp mẹ sau sinh no lâu nên hỗ trợ giảm cân rất tốt.
  • Khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kali, photpho… tăng hệ miễn dịch cho bé sơ sinh.
  • Thành phần bromelin có trong quả dứa vừa giúp kháng viêm vừa tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé cực tốt. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng giảm hiện tượng phù nề hay các vết bầm tím trên da.
  • Mẹ cho con bú sẽ ngăn ngừa được tình trạng lão hóa và tái tạo làn da xuống cấp sau sinh nhờ hàm lượng alpha, hydroxyl acid có trong quả dứa.
  • Đang cho con bú ăn dứa có tốt không? Tốt vì dứa chứa các enzyme sẽ giúp mẹ lành vết thương hay vết phỏng trên da.
  • Trong dứa tươi có chứa chất kháng khuẩn cực mạnh mà có thể kháng được virus cảm cúm.
  • Ăn dứa cũng giúp cơ thể mẹ thanh lọc cholesterol, bài tiết độc tố, bôi trơn thành ruột và chống viêm ruột hiệu quả.
  • Còn theo Đông y thì dứa có vị chua, tính bình giúp lợi tiểu và thúc đẩy hệ tiêu hóa.
  • Dứa giàu magiê sẽ giúp phụ nữ sau sinh có vấn đề bất thường về kinh nguyệt. Hạn chế được hiện tượng mất máu nhiều và tụt huyết áp.

Mẹ cho con bú ăn dứa sẽ giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé cực tốt

Mẹ sau sinh và cho con bú ăn dứa như thế nào không bị tắc tia sữa

Bà đẻ ăn dứa được nhưng ở mức vừa phải 30g/1 lần. Trong đó, mỗi tuần 2-3 lần là tốt nhất. Nếu mẹ ăn quá nhiều dứa không mất sữa nhưng có thể gây tắc tia sữa. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi ăn dứa:

  • Mẹ có thể bị ngộ độc nếu ăn hay uống nước ép dứa chưa chín.
  • Tuyệt đối không ăn hay uống nước ép dứa khi bụng đang đói. Điều đó có thể làm mẹ sau sinh nôn nao, khó chịu, gây viêm mạc dạ dày.
  • Cho con bú có ăn dứa được không? Được mẹ nhé và nhớ phải gọt sâu để cắt hết sạch mắt dứa.
  • Những mẹ nào có cơ địa dị ứng thì nên bổ sung chất dinh dưỡng từ dứa bằng cách chế biến với món xào hay nấu
  • Trong dứa có nhiều axit nên không nên ăn dứa khi bụng rỗng để tránh dạ dày bị ảnh hưởng. Mẹ bị dạ dày cũng không nên ăn dứa
  • Chọn quả dứa có mắt đều nhau, không ăn dứa chín nẫu hoặc bị dập nát
  • Không nên ăn nhiều dứa 1 lúc vì dễ bị rát lưỡi và khoang miệng
  • Mắt dứa có khả năng gây ngộ độc, do đó cần loại bỏ trước khi ăn
  • Serotonin trong dứa làm co thắt huyết quản mạnh, tăng huyết áp nên người bị huyết áp cao không nên ăn dứa
  • Sau khi ăn thấy ngứa ngáy, buồn nôn, nổi mẩn đỏ… thì mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

Bạn có thể chưa biết:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ nào có cơ địa dị ứng thì nên ăn món dứa xào hay nấu canh

Món ngon với dứa cho mẹ sau sinh sớm hồi phục và bổ sung dinh dưỡng

Thịt bò xào dứa

Nguyên liệu: 200 gram thịt bò, 1 quả dứa [thơm], củ tỏi, hành khô, cần tây, hành tây, dầu ăn, gia vị, dầu hào, đường, tiêu.

Cách làm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Thịt bò rửa sạch, thái thành lát mỏng.
  • Hành, tỏi khô bóc vỏ và băm nhuyễn.
  • Dứa thái lát, cần tây và hành lá rửa sạch, thái nhỏ
  • Bóp thịt bò và ướp cùng tỏi, cho 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu hào, thêm ít đường, để ngấm gia vị trong 15 phút
  • Phi thơm hành khô với dầu ăn ,cho thịt bò vào xào và bật lửa to, đến khi thịt tái chín thì vớt ra
  • Phi hành khô thơm rồi đổ dứa vào, cho một hạt nêm gia vị vừa vặn và đảo khoảng 3-4 phút.
  • Cho thịt bò vào xào cùng dứa. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn

Gà xào sốt dứa

Nguyên liệu: ½ quả dứa, 3 đùi gà, 1 lòng trắng trứng gà, ớt đỏ, ớt xanh, 1 bát bột ngô, 1 quả cà chua, sốt cà chua, dầu ăn, gia vị, ít dầu hào và 1 củ hành băm nhỏ.

Cách làm:

  • Rửa thịt gà sạch và lọc lấy thịt, thái miếng vừa ăn. Ướp thịt đó với gia vị và dầu hào để cho thấm gia vị.
  • Rửa sạch ớt, cà chua và thái miếng
  • Trộn 1 lòng trắng trứng gà vào phần thịt gà
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào để nóng già.
  • Lăn thịt gà qua bột ngô để bột thấm đều lên toàn bộ phần bên ngoài thịt. Chiên vàng đủ giòn thịt gà rồi bỏ ra.
  • Cho dầu ăn và hành đã băm vào, đảo đều
  • Đổ dứa, ớt và cà chua vào đảo qua cho chín tái, cho thêm gia vị và nêm cho vừa miệng.
  • Cho gà đã chiên vàng và cho bát sốt cà chua vào, sau đó đảo đều cho đến lúc vừa.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ ở trên, các mẹ sau sinh đã biết cho con bú có nên ăn dứa không. Khi đó, cả mẹ và con sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào từ quả dứa giúp mẹ khỏe, con phát triển toàn diện.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi đang cho con bú – Vinmec

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Video liên quan

Chủ Đề