Sau bao nhiêu lâu thì thai vào tử cung

  • 04:00 11/09/2021
  • Xếp hạng 4.86/5 với 20163 phiếu bầu

Bài viết được viết bởi BS Nguyễn Văn Hùng - Bác sĩ Sản Phụ khoa, Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City

Sau khi trứng thụ tinh, trong khoảng từ 10 đến 12 giờ đồng hồ trứng thụ tinh sẽ vượt qua eo vòi tử cung. Vậy sau quá trình này, thai vào tử cung chậm nhất là bao lâu, thai vào tử cung chậm là trai hay gái?

Sau khi thụ tinh, trứng lưu lại khoảng 48 giờ trong đoạn bóng của vòi tử cung. Trong thời gian này, trứng thụ tinh thực hiện các hoạt động phân bào, để đạt đến giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào [giai đoạn phôi dâu] và không gia tăng về thể tích. Nồng độ progesterone từ hoàng thể buồng trứng tăng cao làm giãn cơ vòi tử cung. Trứng thụ tinh nhanh chóng vượt qua eo vòi tử cung trong khoảng 10 - 12 giờ. Sau giai đoạn này, thai vào tử cung chậm nhất là bao lâu? Khoảng 3 đến 4 ngày sau khi thụ tinh, trứng thụ tinh đến niêm mạc trong buồng tử cung và gắn vào đó khi đang ở giai đoạn 8 – 16 tế bào và phôi thai tiếp tục phát triển trong buồng tử cung đến khi đủ tháng [1].


Tuy nhiên trong thời gian này chưa thể phát hiện được có thai khi siêu âm thai, xét nghiệm Beta hCG có thể phát hiện được trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ khoảng từ 6->14 ngày sau khi thụ tinh.

Khá nhiều người băn khoăn rằng, liệu “thai vào tử cung chậm là trai hay gái”. Thời gian phôi di chuyển đến tử cung không liên quan đến giới tính thai nhi. Sự vận chuyển của phôi trong vòi tử cung từ nơi thụ tinh đến buồng tử cung chịu tác động của [1]:

  1. Hoạt động của nhung mao trong lòng vòi tử cung
  2. Hoạt động của lớp cơ vòi tử cung: phụ thuộc vào nồng độ estrogen và progesteron
  3. Sự lưu thông của dịch vòi tử cung

Các trường hợp phôi di chuyển vào buồng tử cung chậm có thể do bất thường giải phẫu vòi tử cung [thường do các yếu tố như nhiễm trùng, phẫu thuật, dị tật bẩm sinh,...]; bất thường giải phẫu có thể đi kèm với suy giảm chức năng chức năng của nhung mao; bất thường nồng độ progesterone, estrogen; tính sai ngày thụ tinh,...

Video đề xuất:

Thai nhi 12 tuần tuổi nhìn rõ nét từ siêu âm thai 4D


Khẳng định thai đã vào tử cung khi trên siêu âm thai thấy túi thai trong buồng tử cung, tuy nhiên tiêu chuẩn chẩn đoán túi thai không rõ ràng. Các thuật ngữ như ” túi trống”, “màng rụng đôi” hay ngay cả “túi thai giả” đều không thể khẳng định hoặc loại trừ thai trong tử cung. Do vậy việc chẩn đoán thai trong tử cung là một vấn đề có tính chủ quan, tùy thuộc vào đặc điểm lâm sàng và siêu âm.

Trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng, khuyến cáo nên đợi cho đến khi thấy có phôi bên trong túi thai mới khẳng định là túi thai thật [2].

Hình ảnh túi thai bình thường trên siêu âm [3]:

  • Túi thai có thể thấy được qua siêu âm ngả âm đạo lúc thai 5 tuần
  • Gồm hai phần: Vùng trung tâm không hồi âm [khoang cơ thể ngoài phôi] và vùng ngoại vi có hồi âm [vòng nguyên bào nuôi].
  • Bao quanh bởi nội mạc tử cung
  • Vị trí lệch tâm so với trục tử cung
  • Túi noãn hoàng: cấu trúc hình tròn, thấy được trên siêu âm ngả âm đạo lúc thai 5,5 tuần
  • Trước 6 tuần, phôi có đường kính rất nhỏ < 4mm từ 6-10 tuần phôi tăng kích thước nhanh chóng từ 4-7mm khi 6 tuần tuổi thai phát triển đến 31 mm -32 mm khi thai 10 tuần.
  • Khảo sát tim thai nhi khi siêu âm thai thấy phôi thai và đo bằng đầu dò âm đạo lúc 6 tuần.

Hình ảnh siêu âm cho thấy thai nhi đã vào buồng tử cung

Để biết chính xác mình có thai hay không, bạn có thể đến trực tiếp Khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City để khám và được bác sĩ tư vấn. Để đăng ký khám, bạn có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

  1. Giáo trình sản khoa [2016], Sự thụ tinh – làm tổ và phát triển của trứng, NXB Y học, Hà Nội.
  2. ISUOG [2013]. ISUOG Practice Guidelines: performance of first-trimester fetal ultrasound scan: ISUOG Guidelines. Ultrasound Obstet Gynecol, 41[1], 102–113.
  3. Carol B. Benson P.M.D. [2012], Alats of Ultrasound in Obstetrics and Gynocology, Wolters Kluwer, USA.

XEM THÊM:

Sau khi kết hôn là thời điểm mà chắc hẳn chị em phụ nữ ai ai cũng mong ngóng gia đình có thêm thành viên thứ ba. Thiên chức làm mẹ luôn luôn thiêng liêng và vô cùng đặc biệt nhất là tại đất nước Việt Nam. Sau những lần quan hệ hay tới kỳ kinh. Nếu có dấu hiệu bất thường chị em thường thấp thỏm và băn khoăn nhất là với dấu hiệu đầu tiên thường được nói đến: “chậm kinh” với hàng ngàn câu hỏi. Hôm nay tôi và bạn sẽ cùng giải quyết những câu hỏi thường gặp nhất nhé .

1. Chậm kinh 1 tuần thai đã vào tử cung chưa?

Khi trứng đã thụ tinh và hiện tượng chậm kinh xuất hiện nếu muốn xem liệu mình có mang thai hay không? Cách kiểm tra tốt nhất là đi thử nồng độ HCG có trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ. Điều này cần khoảng từ 6 đến 14 ngày sau thụ tinh hoặc đi siêu âm. Nhưng vẫn cần thêm một vài ngày để chắc chắn. Nếu cho kết quả dương tính lúc này chắc chắn chị em đã có thai. Còn nếu chưa thì vẫn phải theo dõi từng ngày. Để hiểu rõ hơn những dấu hiệu thai đã vào tử cung hãy cùng tôi điểm qua các dấu hiệu sau đây.

Chậm kinh 1 tuần thai đã vào tử cung chưa?

2. Dấu hiệu thai đã vào tử cung

2.1. Chậm kinh

Nếu bạn thuộc tuýp kinh nguyệt ra đều mỗi tháng nhưng lần quan hệ gần nhất cách một vài tuần và bị chậm kinh. Đây có thể là dấu hiệu của việc trứng đã thụ tinh.

2.2. Chảy máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo khi sắp đến kỳ kinh là dấu hiệu bình thường. Nhưng bạn cần lưu ý nếu sau kì kinh một vài ngày hay việc ra máu bất thường. Đặc biệt là hiện tượng chảy máu nhỏ giọt màu nâu đỏ hoặc hồng nhạt. Hiện tượng này trung bình kéo dài trong khoảng 1-2 ngày do niêm mạc tử cung bong ra. Các đốm máu không có mùi và không bị vón cục như máu kỳ kinh.

2.3. Ốm nghén

Chị em bỗng nhạy cảm với mùi hay hương vị của loại đồ ăn, thức uống nào đó dù đây là món tủ. Sau đó cảm thấy mệt người và buồn nôn và kéo dài.

Ốm nghén

2.4. Đau lưng

Khi mang thai mẹ bạn sẽ cảm thấy đau thắt lưng và đau xương chậu xuất hiện song song với nhau. Đau đốt sống lưng lan xuống phần lưng dưới đến phần xương chậu và có thể đau 2 bên mông hoặc nửa đùi. Việc này có thể kéo dài vài tuần, nhiều hơn là hàng tháng về sau.

Đau lưng

2.5. Táo bón, đầy hơi

Sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho vùng chậu và bàng quang khiến các cơ của hệ tiêu hóa mềm ra. Điều này gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, axit dạ dày dư thừa và dễ gây trào ngược lên trên. Hiện tượng táo bón là do sự thay đổi hormone progesterone tăng lên.

2.6. Chuột rút

Tử cung giãn nở hơn và chèn ép vào các mạch máu,các chi dưới để chuẩn bị cho sự hình thành của bé trong những tháng tiếp theo gây nên hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút cũng có thể xảy ra ở các kỳ kinh. Do đó bạn nên lưu ý dấu hiệu này và cả kỳ kinh sắp tới. Thời gian dao động từ 6-12 ngày sau khi trứng đã thụ tinh.

Chuột rút

2.7. Chất nhầy cổ tử cung

Thai bám vào thành tử cung khiến cổ tử cung sưng lên và lưu lượng máu gia tăng nhằm mục đích gia tăng nồng độ progesterone. Việc này kích thích các tuyến tạo ra dịch nhầy trơn trượt và ướt. Ngoài ra có thể sẽ kèm theo một chút máu hơi hồng hoặc nâu đỏ.

3. Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Khi quan hệ tình dục trung bình nam sẽ phóng ra lượng tinh trùng từ 300 đến 500 triệu con. Lúc này tinh trùng sẽ bơi qua vùng dịch nhầy trong âm đạo để tìm trứng. Trứng sẽ di chuyển xuống buồng trứng và chờ thụ tinh trong khoảng 1 đến 2 ngày. Nếu không được thụ tinh thì sẽ xuất hiện kinh nguyệt.

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Ngược lại, từ buồng tử cung rồi đến ống dẫn trứng dài 18cm. Sau ⅓ chặng đường bên ngoài ống dẫn trứng nếu may mắn tinh trùng sẽ có thể gặp trứng. Noãn là chặng đường cuối cùng nơi dành cho những anh chàng mạnh nhất. Các chàng trai này thi nhau bơi vào bên trong và thụ tinh, hợp thành hợp tử. Quá trình thụ tinh hoàn thành, hợp tử sẽ làm tổ tại buồng tử cung. Quá trình này trung bình mất 3 đến 7 ngày để đến và bám vào thành tử cung, làm tổ. Cuối cùng phôi thai phát triển trong túi ối. Quá trình thụ tinh hoàn thành.

4. Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Quá trình trứng được thụ tinh với tinh trùng, phát triển thành bào thai và di chuyển vào tử cung ở những cơ địa khác nhau mà quá trình này diễn ra nhanh hay chậm. Khi trứng đã thụ tinh và hiện tượng chậm kinh xuất hiện để xem do sức khỏe không ổn định hay mang thai cách kiểm tra tốt nhất không phải mua que thử thai hay tìm các dấu hiệu, mà là đi thử nồng độ HCG có trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ khoảng từ 6 đến 14 ngày sau thụ tinh . Nếu cho kết quả dương tính lúc này chắc chắn chị em đã có thai.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Lưu ý

Về cơ bản quá trình thụ thai mất bao lâu là tùy thuộc vào sức khoẻ người phụ nữ. Thời gian dao động từ 5 đến 7 ngày thậm chí 10 ngày 7 đến 10 ngày [sau khi chậm kinh] là thời điểm chính xác để biết thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Những trường hợp phổ biến có thể xuất hiện một vài vệt máu báo thai màu nâu đỏ hoặc hồng nhạt. Ngoài ra, nếu việc thử thai không có kết quả nhưng lại chậm kinh. Các chị em nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu những vấn đề bất thường của cơ thể. Thực tế có những trường hợp phôi thai làm tổ ngoài tử cung như”: vòi trứng, cổ tử cung hay góc tử cung. Hiện tượng thai ngoài tử cung chiếm đến 5% trong tổng số những mẹ bầu.

Có sức khỏe có tất cả thế nên nếu có những biểu hiện bất thường. Ví dụ như chậm kinh, ốm nghén hay khí hư ra nhiều… Chác chị em hãy đến gặp ngay bác sĩ để phát hiện kịp thời. Đề phòng những bệnh lý ngoài ý muốn nhé!

Thảm khảo: //thaihaclinic.webflow.io/tin-tuc/cham-kinh-5-ngay-co-thai-khong-va-thai-da-vao-tu-cung-chua

Video liên quan

Chủ Đề