Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi

3.1. Tạo môi trường gần gũi, an toàn để trẻ phát huy tính tự lập của bản thân trẻ.

Một trong những bí quyết dạy trẻ tính tự lập chính là tạo môi trường gần gũi, an toàn giúp trẻphát huy tính tự lập của bản thân. Bởi bất cứ đứa trẻ nào cũng có năng lực tự lập, chỉ cần cô giáo, người lớn chúng ta biết khuyến khích và cho trẻ có cơ hội được thực hiện những điều con có thể. Và việc tạo môi trường gần gũi, an toàn cho trẻ chính là một trong những điều kiện giúp trẻ phát huy tính tự lập của mình.

- Vào đầu năm học tôi tiến hành thiết kế các khu vực của lớp học ngăn nắp, trật tự, phù hợp, thuận tiện để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ theo độ tuổi, phù hợp với chủ đề trong năm.

- Tôi đã tận dụng các đồ dùng đơn giản dễ kiếm, lành tính, hạn chế tối đa sự nguy hiểm cho trẻ khi va chạm để tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi hấp dẫn. Cụ thể: đồ dùng, dụng cụ để trẻ tự phục vụ cá nhân (Ca, bàn chải, khăn mặt, chậu, xô... có hình dạng gần gũi với sở thích của trẻ như hình mặt cười, hình quả táo, quả cam...) Dán các ký hiệu cho từng cá nhân cho từng trẻ đảm bảo ký hiệu đó phải được trẻ yêu thích, dễ nhớ, gần gũi với trẻ để trẻ dễ nhận ra đồng thời thu hút sự chú ý, kích thích trẻ thích thú tham gia vào thực hiện lao động tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày.

- Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi dễ làm, dễ thực hiện để khuyến khích trẻ tự làm trong các hoạt động, mặt khác để giúp trẻ dễ dàng tự thực hiện được mong muốn, nhu cầu tự hoạt động của mình. Chẳng hạn, muốn trẻ lao động tự phục vụ như tự cất, lấy đồ dùng đúng nơi qui định, tự đi giày dép, tự mặc quần áo... thì tủ đựng đồ đùng cá nhân, giá treo mũ, giá để giày dép có chiều cao phù hợp với trẻ để trẻ tự cất, tự lấy…

- Mọi sự quy định luôn đi cùng các nguyên tắc có kế hoạch và có tổ chức nhất. Và cô giáo chính là người làm gương cho trẻ về vấn đề thực hiện nguyên tắc đó. Ví dụ Túi, ba lô sẽ cất ở đâu, giày dép phải đặt ở đâu, Khăn mặt phơi khô phải gấp gọn gàng hoặc treo lên như thế nào…, cô giáo nên nói cho trẻ biết và hiểu. Qua đó, bản thân trẻ sẽ ý thức được những công việc, hoạt động mà chúng có thể làm khi không có ở bên.

- Xây dựng môi trường tinh thần cho trẻ để mang lại xúc cảm, tình cảm và sự tự tin, cảm giác an toàn, thôi thúc trẻ tự hoạt động. Cho trẻ thấy được gần gũi như ở nhà của mình

Cụ thể:

+ Quan tâm đến biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện những biểu hiện vui, buồn, những biểu hiện khác lạ, kịp thời động viên, khích lệ trẻ trong khi trẻ hoạt động.

+ Cho trẻ tự chọn hoạt động để làm, tự chọn trò chơi để chơi. Cô làm cùng trẻ, chơi cùng trẻ, nghĩ cách nghĩ của trẻ, chơi kiểu chơi của trẻ... tạo cho trẻ cảm giác cô thực sự là một “người bạn nhỏ” của chúng.

+ Khuyến khích trẻ nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình trong các hoạt động. Chẳng hạn, “con tự làm việc giúp cô con thấy thế nào?”, “con được tự chơi theo ý mình con thấy thế nào?”, “con có khó khăn gì khi tự làm không?”... qua đó GV nắm được nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của trẻ để có tác động phù hợp.

+ Cùng trẻ lưu lại những kết quả trong các hoạt động thông qua sản phẩm, những hình ảnh đáng yêu của cô và trẻ trong các hoạt động. Cuối ngày cô cùng trẻ xem lại, trẻ tự xem, tự nói lên cảm xúc, nhận xét của mình về bức ảnh, về các sản phẩm của mình. Cô khen ngợi để tạo động cơ, thúc đẩy nhu cầu hoạt động của trẻ.

+ Cuối chủ đề, cuối giai đoạn kết hợp với các lớp, với phụ huynh tổ chức sự kiện của lớp để trưng bày, chia sẻ sản phẩm của mình.

3.2Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ vào các hoạt động:

* Hoạt động đón trả trẻ:

Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm lí của trẻ 3-4 tuổi là “ Mau nhớ nhưng cũng chóng quên”.Vì vậy việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ cần phải thường xuyên liên tục. Khi trẻ đến lớp tôi nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, tự đổi cất dép lên giá, lấy ghế ngồi cho mình, nếu có sữa tự lấy và bỏ vào chỗ quy định. Đến giờ về tôi cho các trẻ ở từng tổ vào lấy đồ dùng cá nhân của mình vào chỗ ngồi và tự kiểm tra trẻ xem có thiếu gì không, ngày nào tôi cũng nhắc nhở trẻ và cho trẻ thực hiện các thao tác đó nên bây giờ trẻ biết cất và lấy đồ dùng cá nhân của mình rất chủ động, thành thạo, không còn bị nhầm đồ dùng cá nhân của bạn nữa.Cô giáo cũng đỡ vất vả trong việc phân phát đồ cho cho các cháu. Phụ huynh rất vui, đồng tình và rất ủng hộ cô.Ví dụ: Giờ đón trẻ, tôi có thể thiết kế trò chơi “Tìm chỗ cho đồ dùng của bạn”, hay “Đồ dùng của bạn để ở đâu”… để hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ; trò chơi “kể nhanh những công việc con có thể làm khi đến lớp hay trước khi ra về”…

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi

Hình ảnh: Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân

* Hoạt động học

Để giáo dục tính tự lập cho trẻ trong các giờ hoạt động học trên lớp tôi thường cho trẻ tự lấy và cất đồ dùng học tập của mình qua đó tôi thấy trẻ rất vui vẻ, hứng thú và luôn muốn học hỏi khám phá xem hôm nay được học những gì từ các đồ dùng mà cô giáo đã chuẩn bị cho mình.Tôi thiết kế nội dung học gần gũi với trẻ như: Bé làm gì để cơ thể luôn sạch sẽ, Bé sắp xếp đồ dùng cá nhân như thế nào… dưới hình thức các trò chơi, khuyến khích trẻ học qua chơi. Ví dụ: Giờ Khám phá khoa học về môi trường tự nhiên, thay vì yêu cầu trẻ chọn những loại đồ dùng gia đình để ăn và để uống, tôi cho trẻ đóng vai những đầu bếp đi siêu thị mua sắm những đồ dùng để ăn, những đồ dùng để uống … trẻ sẽ rất thích thú và tự giác tham gia vào hoạt động học.

* Hoạt động chơi ngoài trời:

Thông qua hoạt động ngoài trời, GV cho trẻ được trở thành những nhân vật mà bé rất thích được làm như “Nhà khoa học tí hon” để khám phá thông qua các trò chơi như “Vật chìm, vật nổi”, “Chất tan, chất không tan”, “Vật lăn được, vật không lăn được”… hay “Nhà thám hiểm tí hon” để tìm hiểu về sự thay đổi của sự vật xung quanh (cây nẩy mầm, lớn lên, nở hoa…) để trẻ được tự tìm hiểu, chủ động tham gia và tự khám phá trong hoạt động.

- Tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm với những công việc ngoài thực tiễn như “làm bác nông dân”; “làm bác chăm vườn” để tự nhổ cỏ, lau lá, tưới cây... Thông qua hoạt động, trẻ tự lựa chọn đồ dùng, phương tiện phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ..Tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động như: Nhặt lá rụng sân trường, nhặt rác bỏ vào thùng rác…tôi chia trẻ ra thành các nhóm nhỏ cho trẻ tự chọn công việc mà mình thích mỗi nhóm 5-6 trẻ, nếu trong quá trình trẻ thực hiện tôi quan sát thấy trẻ nào còn lúng túng thì tôi lại gần hướng dẫn và cùng làm với trẻ trò chuyện với trẻ về mục đích, ý nghĩa và công việc trẻ đang làm …từ đó trẻ them hiểu và yêu quý cây xanh, yêu thiên nhiên, biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp hơn…khi trẻ làm tốt công việc được giao cô tuyên dương, khen ngợi, trẻ cảm thấy hứng thú, tự tin hơn và từ đó thích tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp hơn.

* Lồng ghép trong hoạt động chơi ở các góc, hoạt động chiều

Với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo qua đó“ trẻ học mà chơi, chơi mà học”.Vì vậy trong giờ hoạt động chơi ở các góc tôi gợi ý để trẻ tự chọn góc chơi vai chơi mà trẻ thích hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi, tôi quan sát có lúc tôi tạo ra các tình huống để trẻ tự giải quyết, tôi chơi cùng trẻ giúp trẻ khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn…khi hết giờ chơi tôi cho trẻ tự cất đồ chơi ở các góc mà trẻ chơi, ngăn nắp, gọn gàng động viên, khuyến khích trẻ để giờ sau trẻ chơi tốt hơn.

- Ở hoạt động rèn các kỹ năng buổi chiều tôi cho trẻ được thực hành các kỹ năng như: Tự đi dày dép, tự mặc, xếp quần áo, đội mũ, đi tất…Đặc biệt là kỹ năng biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu…Cho trẻ xem các, tranh ảnh, video về rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân, tự lập được trong một số hoạt động mà không cần sự giúp đỡ của người lớn như: Bạn Mimi tự xếp quần áo trước khi đến lớp, Thỏ con biết tự đi vệ sinh, Bạn Gấu biết tự mặc quần áo và đi dày dép.

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi

Hình ảnh: Dạy trẻ kỹ năng tự gấp quần áo

* Lồng ghép trong hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh các nhân

+ Giờ ăn: Hướng dẫn trẻ xếp, kê bàn ăn cùng cô,tự rửa tay thật sạch,theo hình minh họa “Các bước rửa tay sạch” treo ngay gần bồn rửa, kèm theo đó là sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên. Rửa tay xong, trẻ sẽ tự biết dùng khăn khô lau tay và trở về bàn ăn.Khi trẻ đã ổn định chỗ ngồi tôi giới thiệu các món ăn (tên món ăn, thành phần chính, lợi ích dinh dưỡng,…) cho trẻ nhận biết, đồng thời kích thích cho trẻ về sự hấp dẫn của món ăn để trẻ tự xúc cơm ăn.

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi

Hình ảnh: Trẻ tự xúc ăn

- Khuyến khích trẻ gúp cô bỏ thìa vào bát, bưng bát cơm cho bạn cùng với cô.

Trong khi ăn không nói chuyện riêng, biết ngồi ngay ngắn, ngồi sát vào bàn để không làm đổ bát cơm. Khi ăn xong cho trẻ tự bỏ thìa, bát vào đúng chỗ quy định, lau bàn và xếp bàn cùng cô

+ Giờ ngủ cho trẻ tự lấy, cất gối , chăncủa mình. Cùng cô thu dọn sạp ngủ

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi

Hình ảnh: Trẻ tự cất gối sau khi ngủ

+ Vệ sinh : Trẻ tự đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tự xả nước khi đi vệ sinh xong

Sau một thời gian được cô rèn luyện tính tự lập trẻ lớp tôi nhanh nhẹn hẳn lên trẻ đã biết giúp cô chia cơm, tự xúc ăn hết xuất, khi ăn xong trẻ biết tự cất bát, thìa, ghế đúng nơi quy định…khi trẻ thực hiện tất cả các thao tác tôi đều có mặt quan sát động viên nhưng chỉ giúp đỡ khi thực sự cần thiết mà thôi từ đó trẻ lớp tôi có tính tự lập cao và chủ động, nhanh nhẹn trong các công việc của mình, dần dần những việc đó trở thành thói quen, trẻ trở nên tự lập, không còn sợ hãi khi không có người lớn giúp đỡ đồng thời trẻ cũng có những kĩ năng tự phục vụ bản thân rất tốt.

3.3. Giảm nhẹ yêu cầu, luôn kiên nhẫn động viên trẻ, nêu gương khen ngợi trẻ kịp thời:

Trẻ 3-4 tuổivốn là giai đoạn “cực kỳ” nhạy cảm ở trẻ. Những đứa trẻ non nớt và rất dễ tổn thương.Vì vậy, cô giáo nên hạn chế tối đa sự áp đặt và yêu cầu của bản thân đối với công việc trẻ làm. Đôi khi, dù vô tình nhưng những lời chê bai, những thái độ cau mày, nhăn mặt của ba mẹ khi con làm sai cũng đủ để khiến trẻ cảm thấy buồn rầu và chán nản.Thay vào đó, hãy khích lệ con bằng những lời động viênvà ghi nhận thành quả chúng đạt được.Việc tạo động lực cho trẻ trong suốt quá trình làm việc không chỉ giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, luôn biết cố gắng, nỗ lực để đạt được thành tựu mà còn hạn chế tối đa những suy nghĩ tiêu cực, tổn thương ở trẻ.

Đối với một số trẻ cá biệt việc giáo dục tính từ lập lại đồi hỏi tôi càng phải kiên trì, kiên nhẫn hơn. Cháu Hải Anh, Gia Bảo là 2 cháu học sinh cá biệt trên tổng số lớp 29 cháu. Trẻ nói không rõ nên không thể hiện được nhu cầu, mong muốn của mình, tay chân hoạt động liên tục không nghỉ , mọi việc tự phục vụ cho bản thân không hề làm được khi nào cũng dựa vào ông bà, bố, mẹ ,cô giáo…Mặc dù rất khó khăn khi giáo dục các cháu nhưng tôi đã kiên nhẫn chỉ bảo cho trẻ bằng hành động, bằng cách làm mẫu, động viên khuyến khích trẻ bằng tình yêu thương dần dần các cháu cũng đã có tính tự lập rất tốt có thể tự đi vệ sinh, tự cất giữ đồ dùng cá nhân của mình, tự xúc cơm ăn, ăn gọn gàng, biết lấy gối và đi ngủ đúng chỗ của mình, biết tự lấy đồ chơi, đồ dùng học tập…

Tùy vào năng lực của từng trẻ, nhanh hay chậm không quan trọng mà quan trọng là trẻ học được những gì.Nên mọi hoạt động cần cho trẻ làm thường xuyên liên tục từ đó trở thành kĩ năng của trẻ, đem đến cho trẻ sự tự lập, tự tin và luôn nghĩ rằng trẻ cũng giỏi như các bạn.

VD: Trong tiết “ Tô màu trang phục của bé” lúc đầu trẻ tô chưa đẹp, tôi chấp nhận trẻ tô nghuệc ngoạc, chờm ra ngoài…tôi bình tĩnh quan sát, để biết trẻ yếu ở điểm nào rồi uốn nắn chỉnh sửa cho trẻ ở điểm đó và từ đó trẻ tự tin tiến bộ từng ngày.

Tôi thường xuyên quan sát động viên khen ngợi trẻ kịp thời mỗi khi trẻ làm tốt công việc được giao, nêu gương trẻ trước cả lớp cho các ban học tập, trẻ rất hứng khởi và luôn cố gắng phấn đấu để được cô khen, tính tự lập của trẻ từ đó cũng ngày càng phát triển tốt hơn.

VD: Trong giờ ăn cơm bạn Như Quỳnh ăn cơm xong trước được tôi khen: Bạn Như Quỳnh giỏi quá bạn tự xúc ăn hết suất, ăn rất từ tốn, gọn gàng cuối tuần cô sẽ thưởng bé ngoan cho bạn Như Quỳnh nhé. Vậy là các bạn khác trong lớp cũng cố gắng tự xúc ăn nhanh hết xuất để được cô giáo khen giống bạn…Hoặc khi ở giờ học: Dạy trẻ kĩ năng tự mặc và cởi áo khoác bạn Minh thực hiện rất tốt nên được cô giáo tuyên dương trước lớp…cháu tỏ ra rất vui vẻ và ham học hỏi hơn nữa.

Có thể đôi khi trẻ trẻ chưa làm tốt nhiệm vụ được như mong đợi nhưng thay vì trách mắng trẻ tôi thường xuyên động viên khuyến khích trẻ để trẻ thêm tự tin, tự lập và làm tốt hơn vào lần sau.

3. 5Tuyên truyền với phụ huynh để giáo dục tính tự lập cho trẻ

Trong giáo dục mầm non thì sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng, bởi không phải phụ huynh nào cũng hiểu được giáo dục tính tự lập cho trẻ là rất cần thiết, vì vậy tôi thường xuyên chia sẻ các nội dung về giáo dục tính tự lập cho trẻ với phụ huynh qua giờ đón, trả trẻ, qua các buổi họp phụ huynh,…

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Hình ảnh: Trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trẻ

- Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi thông qua chương trình giáo dục trẻ nói chung và giáo dụctính tự lập cho trẻ nói riêng với phụ huynh, giúp họ nắm bắt và góp ý để thống nhất về nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dục cho trẻ.

- Tạo các trang liên kết giữa GV với các bậc phụ huynh qua Zalo, Facebook. Theo từng chủ đề, ngoài việc tuyên truyền nội dung giáo dục thông qua các góc trao đổi, GV tạo các nhóm liên kết qua Zalo, Facebook để phụ huynh nắm bắt thông tin về giáo dục trẻ ở nhà trường và lớp. Hàng ngày, GV ghi hình về việc trẻ tham gia trong các hoạt động ở lớp, ở trường đưa lên các trang liên kết để trẻ có dịp xem lại, phụ huynh kịp thời nắm bắt và ủng hộ việc làm của GV, kết hợp hỗ trợ giáo dục trẻ tại gia đình. Đối với gia đình, GV khuyến khích phụ huynh ghi lại những việc trẻ làm được và đăng trên nhóm để trẻ, phụ huynh trong lớp được biết, khuyến khích tính thi đua trong trẻ, sự đồng bộ trong phụ huynh. Cuối chủ đề, GV tạo thành những video về những hoạt động tự lập của trẻ ở nhà cũng như ở trường theo mức độ tự lập của trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày và mở cho cả lớp cùng xem, liên kết với các gia đình qua các trang Zalo, Facebook để khích lệ tinh thần trẻ. Đồng thời, tạo sân chơi lôi cuốn sự tham gia của các bậc phụ huynh trong lớp để cùng kết hợp trong giáo dục trẻ nói chung và giáo dục TTL cho trẻ nói riêng.

- Đối với những trẻ biểu hiện tự lập chưa tốt, tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh để họ nắm bắt về khả năng của trẻ. Đồng thời, bản thân tôi nắm bắt được quan điểm giáo dục con của trẻ để có biện pháp trao đổi phù hợp và cùng thống nhất về việc giáo dục TTL cho trẻ. Sau mỗi chủ đề, tôi đánh giá trẻ, rút kinh nghiệm từ bản thân, tổng hợp ý kiến từ phụ huynh và rút kinh nghiệm cho chủ đề sau trong quá trình sử dụng biện pháp tác động tới trẻ.

- Tổ chức các buổi trải nghiệm có quy mô trường, lớp để lôi cuốn sự tham gia của phụ huynh để gắn kết quá trình giáo dục trẻ một cách đồng bộ. Ví dụ : Ngày 20/10 tổ chức buổi trải nghiệm cho trẻ quy mô nhóm lớp với chủ đề: “Bé giúp cô và mẹ những gì”, Ngày 20/11: Bé làm gì để cô giáo vui?

- Trao đổi qua sổ nhật kí của từng trẻ. Những kết quả trên trẻ hàng ngày, trong chủ đề, tôi lưu lại sổ nhật kí để cùng phụ huynh nắm bắt được biểu hiện tự lập của trẻ cũng như sự tiến bộ trong quá trình giáo dục để kịp thời điều chỉnh biện pháp phù hợp.

4. Kết quả:

Từ các biện pháp ở trên trẻ ở lớp tôi được thực hành, trải nghiệm …được tự mình làm các công việc mà trẻ thích ít khi cần có sự hỗ trợ của người lớn tôi thấy kết quả đạt được là rất hài lòng, trẻ ngày càng hứng thú, chủ động hơn với các hoạt động trên lớp và trẻ cũng mạnh dạn tự tin hơn trong mọi hoạt động: ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân… trở nên năng động, tự lập, tự tìm hiểu khám phá, giải quyết công việc một cách một cách hiệu quả hơn.Các bậc phụ huynh cũng hiểu được tầm quan trọng, đã phối hợp tốt với cô giáo trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ.

BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢTRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Nội dung

Trước khi thực hiện đề tài ( Số trẻ đạt)

Tỷ lệ %

Sau khi thực hiện đề tài

( Số trẻ đạt)

Tỷ lệ %

Trẻ tự cất lấy đồ dùng cá nhân

16/29

55%

28/29

96,5%

Tự tin, mạnh dạn

15/29

52%

27/29

93%

Tự phục vụ bản thân

14/29

48%

28/29

96,5%

Hứng thú tham gia hoạt động

15/29

52%

27/29

93%

5. Kết luận

Đối với trẻ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP

GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI

1. Lý do chọn đề tài

Như chúng ta củng biết, tính tự lập là những suy nghĩ, hoạt động do chính bản thân thực hiện, không phụ thuộc, không chờ giúp đỡ. Đó là những cách nghĩ độc lập luôn cố gắng để đạt mục đích đề ra. Tự lập không phân biệt lớn nhỏ, không phải chờ đến tuổi trưởng thành mới cần tự lập. Đặc biệt hơn tự lập không phải ai sinh ra củng đã có mà nó có được thông qua rèn luyện.

Và chúng ta cũng có thể khẳng định rằng tính tự lập sẽ là chìa khóa cho sự thành công, nhân cách, bản lĩnh sống của mỗi con người. Chính vì vậy chúng ta cần tìm ra phương pháp giáo dục trẻ một cách khoa học nhất.

Với trẻ 3-4 tuổi, tính tự lập đã xuất hiện tuy biểu hiện tự lập của trẻ chưa được như ở người trưởng thành nhưng việc trẻ muốn được mọi người thừa nhận khả năng của mình, muốn được tự khẳng định mình, tự mình tìm cách giải quyết nhiệm vụ, hay ngay cả khi trẻ biết chủ động nhờ sự giúp đỡ của người khác trong lúc khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ cũng chính là biểu hiện của tự lập, điều đó thể hiện trẻ có sự nỗ lực trong ý chí để hoàn thành nhiệm vụ của trẻ.

Trong thực tế tính tự lập của trẻ 3 tuổi còn ở mức thấp, trẻ chưa tự tin tham gia vào hoạt động, chưa thể hiện khả năng tự lập của mình, chưa quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao, khả năng hợp tác khi trẻ chơi theo nhóm còn yếu, trẻ chỉ chơi cạnh nhau nhưng chưa biết hợp tác cùng nhau. Khi các điều kiện thay đổi hoặc khi gặp tình huống xẩy ra khả năng thích nghi của trẻ chưa cao, trẻ thường chán nản, bỏ lửng hoạt động của mình vì chưa tìm được cách giải quyết và trẻcũng không nhờ vào sự giúp đỡ của cô giáo hay bạn bè điều này do kinh nghiệm thực tiễn của trẻ chưa nhiều, chưa phong phú.

Chính sự cần thiết về tính tự lập của trẻ nên tôi đã tìm tòi ra một vài biện pháp nhỏ giúp giáo dục tính tự lập cho trẻ lớp tôi.

2. Thực trạng:

. 2.1: Thuận lợi:

- Một số trẻ củng có những biểu hiện khá tốt về tính tự lập; tự phục vụ bản thân tốt;

- Bản thân tôi đã nhận thức rõ về khái niệm và biểu hiện tính tự lập của trẻ, hiểu được vai trò của người giáo viên trong việc tạo môi trường củng như tổ chức các hoạt động phát triển tính tự lập cho trẻ;.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ dùng bán trú, vệ sinh cá nhân tương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển tính tự lập.

- Lớp học được lắp đặt hệ thống mạng Internet nên thuận lợi cho việc khai thác một số thông tin, tài liệu, các bộ phim, video… giáo dục tính tự lập cho trẻ.

2.2: Khó khăn

- Trẻ không học qua các lớp nhà trẻ, bố mẹ đi làm ăn xa trẻ ở nhà với ông bà. Đa số trẻ tính tự lập chưa cao, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn trẻ.

- Nhà trường đã phối hợp với các bậc phụ huynh tổ chức các chương trình tham quan dã ngoại cho các cháu ở trường mầm non . Song trẻ 3 tuổi vì độ tuổi còn nhỏ nên chưa được tham gia nhiều .Đây cũng là yếu tố phần nào ảnh hưởng đến rèn lyện kỹ năng tự tin tự lập cho trẻ.

- Một số trẻ nói chưa rõ, nói ngọng: Hải Anh, Thảo Nhi, Gia bảo, Minh Quân nên khó thể hiện được mong muốn hoặc ý định của mình.

- Thời gian đầu trẻ đến lớp một số trẻ rất ít nói và rụt rè, tính tự lập của trẻ còn hạn chế như: không biết tự cởi áo, cởi dày dép, xúc cơm ăn, lấy nước uống, thậm chí một số trẻ không biết cắm vòi vào ống sữa để uống… tính tự lập của trẻ còn rất yếu

- Đôi lúc giáo viên ít quan tâm đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà chỉ quan tâm đến môi trường học và chơi cho trẻ.

- Các đồ dùng đồ chơi chuẩn bị cho các hoạt động cho trẻ thường là một khung có sẵn cho cả một năm, một vài chủ điểm, đôi khi có thay mới đồ dùng đồ chơi cho trẻ nhưng số lượng chưa được nhiều, chưa thật đầy đủ, đồ chơi chưa mang tính chất mở.

- Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục tính tự lập cho con từ nhỏ mà có tư tưởng lớn lên trẻ sẽ tự biết. Phụ huynh đa số nuông chiều con cái, tình trạng làm thay, làm hộ rất nhiều nên chưa phối hợp tốt với cô trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ vẫn có tình trạng : “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

- Chính từ những thực trạng khó khăn trêntôi luôn suy nghĩ để tìm ra các biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi như sau:

3. Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ

SKKN : một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

  • doc
  • 24 trang
Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

HÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN MỸ
----------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH
TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN MỸ
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Tên tác giả: Trần Thị Duyên
Chức vụ: Giáo viên

Năm học 2012-2013
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
1

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................................4
I. Cơ sở lý luận......................................................................................................4
II. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................4
1. Đặc điểm tình hình chung............................................................................4
2. Thuận lợi......................................................................................................5
3. Khó khăn......................................................................................................5
III. Những biện pháp.............................................................................................6
1. Đặt mục tiêu rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ.............................6
2. Khảo sát khả năng tự lập của trẻ..................................................................6
3. Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức...................................7
4. Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động.......................12
5. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho
trẻ.....................................................................................................................15
IV. Kết quả đạt được............................................................................................19
KẾT THÚC VẤN ĐỀ..........................................................................................21
1. Kết luận:.....................................................................................................21
2. Đề xuất kiến nghị:......................................................................................21
PHỤ LỤC............................................................................................................22

Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
2

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và
phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang
tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và
phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp
học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ
giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ.
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu
hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng
định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng
ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ
khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện
quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành
các kĩ năng sống sau này.
Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều
sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất
là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính
ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng
của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó
chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ
bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.
Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong
giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình
thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho
rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo
ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng vụng về..) và
có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”.
Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu
giáo bé nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện
pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình
thành nhân cách cho trẻ sau này. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề
tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường
mầm non xã Yên Mỹ”.

Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
3

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

*Mục đích của đề tài:
Thực trạng việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở lớp C1
trường mầm non Yên Mỹ.
Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở lớp C1
trường mầm non Yên Mỹ.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có
liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp nghiên cứu sư phạm.
+ Phương pháp sử dụng phiếu điều tra an ket.
+ Phương pháp dùng lời nói.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê.
* Phạm vi áp dụng:
Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi, lớp C1 mẫu giáo bé trường mầm non Yên Mỹ
trong năm học 2012 - 2013.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.

Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
4

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Yếu tố tạo nên tính tự lập ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những
đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không
cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có
được khả năng này là một điều tuyệt với, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu
hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra
những cơ hội để trẻ thể hiển mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ
nhỏ thì nhanh nhẹ và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác.
Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại,
được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn
giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi
mà thích được người lớn bế ẵm….Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân,
không biết giữ gìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên
nhân trọng tâm nhất. Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy
cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều
hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ
dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được
áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết.
Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản
thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp
trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Đặc điểm tình hình chung
Trường mầm non Yên Mỹ nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ một xã ngoại
thành Hà Nội. Nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Huyện và một
năm đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành Phố. Năm học này trường phấn đấu
giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố. Trong đợt kiểm
định chất lượng giáo dục 5 năm trường đạt loại tốt. Trường có khung cảnh sư
phạm đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích
cực” cấp thành phố.
Năm 2012 – 2013 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp C1
mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) cùng cô Hoàng Thị Ngọc Ánh. Bản thân có trình độ cao
đẳng, còn cô Ánh có trình độ trung cấp sư phạm.
Một số trẻ được bố mẹ quá nuông chiều, một số trẻ lại quá hiếu động
nhưng không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơ thể mà
thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
5

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn
khoăn lo lắng bởi một số khó khắn và thuận lợi sau:
2. Thuận lợi
Bản thân là giáo viên lâu năm lại nhiệt tình, yêu nghề tâm huyết với nghề,
có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư
phạm.
Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và
trò không bị gián đoạn.
Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên
trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
3. Khó khăn
Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của
trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
Do bố mẹ trẻ luôn coi trẻ còn rất nhỏ và non nớt nên quá nuông chiều mà
không để trẻ tự làm lấy một việc gì dù là nhỏ nhất.
Xuất phát từ nhưng khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và
thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ để trẻ
luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thực hiện được điều đó tôi
đã nghiên cứu một số biện pháp sau:

Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
6

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

III. Những biện pháp
1. Đặt mục tiêu rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Người lớn thường không muốn trẻ phải gánh nhiều trách nhiệm khi chưa
thực sự sẵn sàng, thế là lại tiếp tục làm mọi việc giúp trẻ như thường lệ mà ít
nhận ra rằng con trẻ đã đủ khéo léo, có các kỹ năng phù hợp và đủ tự tin bắt tay
vào một công việc nào đó. Để hình thành tính tự lập, người lớn cần tin tưởng trẻ,
động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng. Nếu mọi
người kiểm soát trẻ quá chặt để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ bát riết lấy cha
mẹ, cô giáo, chúng có thể trở thành những đứa trẻ lưới biếng và mọi việc đối với
trẻ đều trở nên khó khăn. Chắc hẳn ai cũng đã được nghe câu nói “Nếu bắt cho
con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày. Nhưng nếu dạy con bắt cá, con sẽ có
cá ăn suốt đời”. Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự
lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau để đặt
ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo
lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”
Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ
năng cho trẻ lớp mình như sau:
- Kỹ năng phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt,
rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, lấy đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra
về, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang, tự lấy và cất gối.
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng nước
muối sau khi ăn, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, xả nước sau khi đi vệ sinh,
đi vệ sinh đúng nơi qui định, rửa tay bằng xa phòng khi tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác
vào đúng nơi qui định, tự rửa tay, chân khi thấy bẩn, biết tự đi vệ sinh khi thấy
có nhu cầu.
- Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn,
giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây…..
Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng được
nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề
tài nghiên cứu nói riêng. Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã rèn
trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Tôi đã giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của
hành động, của công việc đó như thế nào, biết được việc nào nên làm và việc
nào không nên làm, việc đó có ích lợi gì để từ đó giúp trẻ dần dần trở thành ý
thức cần có trong cuộc sống hàng ngày.
2. Khảo sát khả năng tự lập của trẻ
Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu
giáo bé, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc nghiên cứu
này. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ
đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những kỹ năng cấn thiết để giáo
dục tính tự lập cho trẻ mà tôi đã xác định ở trên.
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
7

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
STT
1
2
3

Nội dung giáo
dục tính tự lập
Kỹ năng tự phục
vụ bản thân
Kỹ năng giữ gìn
vệ sinh
Kỹ năng hỗ trợ
người khác

Tổng
số trẻ

Đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %

Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %

34

15

44,2

19

55,8

34

17

50

17

50

34

12

35,2

22

64,8

Qua khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi đa số còn chưa biết cách tự phục vụ bản
thân, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt kỹ năng hỗ trợ người khác
còn rất ít trẻ đạt yêu cầu. Trẻ lớp tôi còn luôn ỉ lại, dựa dẫm vào cô giáo trong
lớp, nếu không có cô giúp hoặc nhắc nhở thì trẻ không biết phải làm gì. Từ kết
quả trên tôi đã nghiên cứu các biện pháp cụ thể để giáo dục tính tự lập cho trẻ
như sau:
3. Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức.
Ở tuổi lên ba trẻ đã hình thành và phát triển ý thức “Cái tôi” của mình, trẻ
tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi
việc để khẳng định mình. Ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động trong
ngày của trẻ. Vì vậy tôi luôn tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ kết
hợp sử dụng phương pháp khích lệ động viên trẻ.
VD: Tôi thấy khi tới lớp trẻ rất thích được tự cởi giày, dép và tự cất lên giá
dù mỗi lần trẻ làm công việc đó rất lâu những lần như vậy tôi luôn đứng bên
cạnh chờ đợi trẻ kết hợp động viên trẻ “Minh Anh giỏi quá dây giày khó cởi thế
mà con làm được rồi”. Hay một số trẻ lớp tôi rất thích được tự xúc cơm nhưng
rất lâu mới xúc được một miếng vào miệng có khi còn rơi vãi ra bàn. Nhưng tôi
không tỏ ra sốt ruột mà thường xuyên dùng lời nói động viên trẻ, khuyến khích
trẻ xúc cơm vào miệng khi nhai hết trong miệng “Quỳnh Trang giỏi quá đã tự
xúc được cơm ăn rồi, con xúc ít một thôi nhé và phải nhai luôn không nên ngậm
cơm mà sâu răng đấy”. Tôi thiết nghĩ nếu tôi thấy sốt ruột việc trẻ mà làm hộ
trẻ, thì dẫn đến trẻ sẽ ỉ lại, không tự làm và luôn chờ đợi sự giúp đỡ của cô trong
mỗi giờ ăn.

Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
8

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

Ảnh: Trẻ tự tháo giày

Ảnh trẻ tự xúc cơm

Khi trẻ có nguyện vọng tự lập, mong muốn được làm việc có khi còn tỏ ra
bướng bỉnh. Những lúc đó tôi rất thông cảm và hiểu được “bướng bỉnh” ở lứa
tuổi này và không kìm hãm ý muốn tự lập của trẻ. Khi trẻ thực hiện công việc đó
mất rất nhiều thời gian, không theo mong muốn của tôi, đôi khi còn bừa bãi
thậm chí còn hỏng việc. Song tôi vẫn luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệm
công việc.
VD: Như lớp tôi có một số trẻ rất thích giúp cô chia thìa vào khay và đặt
vào các bàn, nhưng loay hoay mãi không biết chia như thế nào, có khi còn chia
thiếu, rồi làm rơi hết thìa xuống sàn. Mỗi lần như vậy tôi không tỏ ra khó chịu
mà nhẹ nhàng đến bên trẻ dẫn trẻ vào từng bàn làm mẫu cách đếm bạn trong bàn
và chia thìa tương ứng với số bạn trong bàn đó, sau đó tôi cho trẻ chia tiếp các
bàn tiếp theo. Sau mỗi lần được tôi hướng dẫn động viên trẻ của tôi giờ làm rất
thành thạo và trẻ nào cũng muốn được giúp cô.

Ảnh: Cô hướng dẫn trẻ chia thìa về các bàn, lau bàn sau khi ăn xong
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
9

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

Được tự tay làm những công việc mình thích tôi thấy trẻ rất phấn khởi, có
thể lần đầu trẻ làm rất lâu mới song, nhưng các lần sau đó tôi thấy các thao tác
của trẻ thành thạo rất nhiều, trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Qua đó những kiến thức tự
trải nghiệm của trẻ sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn rất nhiều.

Ảnh: Trẻ giúp cô chải chiếu
Trong quá trình giáo dục cần hình thành ở trẻ những kỹ năng và thói quen tự
lập. Trẻ 3 tuổi đã bắt đầu có khả năng tự mình làm một số công việc đơn giản,
trẻ cũng có ý thức về điều đó và cũng có mong muốn được làm. Giáo dục tính tự
lập cho trẻ bắt đầu từ thói quen tự phục vụ, thói quen vệ sinh cá nhân, thói quên
giúp đỡ người khác, những thói quen đó đòi hỏi phải tác động đến trẻ một cách
lâu dài, có hệ thống và nhất quán vì trẻ dễ nhớ nhưng cũng chóng quen. Vì vậy
việc luyện tập thường xuyên các công việc tự phục vụ vừa sức cho trẻ là rất quan
trọng và cần thiết.
Để trẻ đạt được việc tự lập hoàn toàn, tôi đã thực hiện các quá trình “Cùng
hành động” nghĩa là cho trẻ làm cùng cô. Khi cùng làm với trẻ tôi thường kết
hợp giảng giải, giải thích cho trẻ biết lý do và cách thức hành động.
VD: Khi trẻ mới đến trường phải cất đồ dùng cá nhân vào đúng ngăn tủ có kí
hiệu của mình, tôi đi cùng trẻ đến ngăn tủ đó và chỉ cho trẻ nhận ra đây là ngăn
tủ của trẻ có kí hiệu “Con sẽ cất ba lô, quần áo của con vào trong đó trước khi
cất con phải gấp quần áo gọn gàng đã nhé”. Tôi còn giải thích cho trẻ khi cất
đúng ngăn của mình thì khi đến giờ về lấy rất dễ dàng. Không những vậy ngày
nào tôi cũng cho trẻ phải gấp quần áo gọn gàng rồi mới được cất vào ngăn tủ.
Sau một, hai lần tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác
đó nên trẻ cất và lấy đồ dùng rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của
người lớn nữa.
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
10

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

Ảnh: Trẻ cất đồ dùng cá nhân vào tủ, ảnh trẻ tự gấp quần áo
Để giúp trẻ thực hiện được các thói quen tự phục vụ một cách phấn khởi
và nhớ lâu tôi đã kết hợp lồng ghép những bài thơ, bài hát có ý nghĩa giáo dục
giữ gìn vệ sinh để trẻ dễ dàng thực hiện các kỹ năng đó.
VD: Trước giờ ăn tôi cho trẻ hát bài hát “Tập rửa tay” do tôi sưu tầm
được (Giờ ăn đến rồi, giờ ăn đến rồi, con vâng lời cô dạy, trước khi ăn phải rửa
tay, xoay xoay xoay cổ tay, xoa xoa mu bàn tay, rồi đến kẽ ngón tay, con lau bàn,
tay xinh con lau bàn tay sạch, xinh xinh thật là xinh), hay là bài thơ: Rửa tay, rửa
mặt, giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi….
Rửa tay
Miếng xà phòng nho nhỏ
Em xát lên bàn tay
Nước máy đây trong vắt
Em rửa đôi bàn tay
Khăn mặt đây thơm phức
Em lau khô bàn tay
Đôi bàn tay be bé
Nay rửa sạch xinh xinh
Tất cả lớp chúng mình
Cùng giơ tay vỗ vỗ.

Rửa mặt
Bàn tay nhỏ nhắn
Bé cầm chiếc khăn
Rửa một bên mặt
Rồi đến bên kia
Gấp chiếc khăn lại
Lau đến mũi miệng
Khuôn mặt của bé
Xinh xinh lạ kì
Là nhờ bé đấy
Chăm chỉ rửa mặt

Thời gian đầu năm tôi vừa làm mẫu kết hợp phân tích cách làm các kỹ
năng cần thiết, sau đó tôi cho trẻ tự làm, chỉ nhắc nhở bằng lời đối với những trẻ
nhút nhát, và tôi cho trẻ thường xuyên được thực hành các kỹ năng đó (Tự rửa
tay, rửa mặt, xúc miệng nước muối, tự cởi và gấp quần áo, tự cất và lấy dép
đúng nơi qui định…)
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
11

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

Ảnh: Trẻ rửa tay, rửa mặt
Như trong các giờ ăn, một số trẻ rất thích được giúp cô bê cơm vào bàn
cho bạn, còn một số trẻ khác thấy các bạn được làm thì tỏ ra rất thích nhưng bản
thân lại không biết làm hoặc lo sợ mình sẽ làm đổ bát. Nắm được tâm lí của trẻ
tôi đã động viên các trẻ đó cùng làm với bạn.
VD: Trước giờ ăn tôi thấy cháu Linh rất thích bê cơm vào bàn cho bạn
giúp cô giáo nhưng cháu lại sợ mình không chia đúng nên không giám giơ tay
xin làm, thấy vậy tôi nói với cháu “Con sẽ giúp cô bê cơm vào cho các bạn chứ,
cô sẽ nhờ bạn Thư cùng làm với con.” Thấy tôi nói như vậy thì Linh rất vui và
ra làm cùng bạn. Cứ như vậy hằng ngày tôi đều hỏi trẻ ai muốn giúp cô chia
thìa, chia khay, hay chia cơm vào bàn cho các bạn nào? Đa số trẻ lớp tôi đều
sung phong muốn làm giúp cô. Để trẻ nào cũng được làm mỗi ngày tôi nhờ một
nhóm trẻ khác nhau giúp mình. Thế là cả lớp tôi trẻ nào cũng thành thạo tất cả
các kỹ năng cần thiết để hình thành nhân cách sau này cho trẻ.

Ảnh: Trẻ tự chia thìa, bê cơm vào các bàn cho các bạn.

Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
12

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

4. Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động.
Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng đổi mới thể hiện được
mối quan hệ hợp tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với nhau, chúng phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí, đặc biệt là nhu cầu và hứng thú của trẻ trong hoạt động. Trong
suốt thời gian trẻ tham gia hoạt động cần duy trì tính hấp dẫn của nhiệm vụ, tạo
cho trẻ có hứng thú và niềm say mê khám phá thế giới thông qua các trò chơi và
các hoạt động tìm tòi khám phá. Trẻ chủ động tích cức tham gia các hoạt động
trải nghiệm, các tình huống khác nhau của cuộc sống. Dần dần trẻ trở nên tích
cực chủ động, linh hoạt và tự tin trong mọi hoàn cảnh.
Tính tự lập của trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động, trong sinh hoạt
hàng ngày ở gia đình và nhà trường. Đối với trẻ lên ba đã bắt đầu có khả năng
làm một số việc đơn giản, trẻ đã có ý thức về điều đó và luôn chứng tỏ khả năng
của mình trong sinh hoạt hàng ngày. Trong giờ học đối với các hoạt động cần
đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn sau đó cho trẻ tự
lên lấy đồ dùng học tập về vị chí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng vậy tôi
cho trẻ tự cất đồ dùng học tập đúng nơi qui định.
VD: Trong giờ học toán tôi đã chuẩn bị rổ đồ dùng và bảng trắng cho mỗi
trẻ nhưng tôi đặt chung vào một bàn tôi cho mỗi trẻ lên lấy một rổ và một bảng
về chỗ của mình để học. Sau khi học xong tôi cũng cho trẻ cất đồ dùng về đúng
vị trí. Hay trong giờ học tạo hình cần đến hộp màu tôi thường nhờ trẻ chuẩn bị
bàn học và hộp màu cho các bạn.

Ảnh: Trẻ tự lấy đồ dùng học tập, trẻ giúp cô chuẩn bị bút sáp màu cho giờ học tạo hình.
Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú
học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì ở các đồ dùng đó, giờ học
nào của lớp tôi đều thấy trẻ hứng thú từ đầu giờ học đến cuối giờ học. Qua đó tôi
còn rèn luyện cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp, lấy đâu cất đấy.
Là một giáo viên mầm non chắc hẳn ai cũng biết mỗi khi đến giờ hoạt
động hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trẻ đều tỏ ra rất thích thú, phấn khởi,
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
13

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

mong chờ nhất. Không những vậy hoạt động vui chơi là hoạt động quan trọng
nhất nó giữ vai trò chủ đạo ở lứa tuổi này, qua hoạt động này làm biến đổi về
chất trong toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ. Vì vậy đối với trẻ ở lứa tuổi này, đồ
vật không phải là thứ để trẻ nghịch như trước đây mà bây giờ qua chơi với đồ
vật, đồ chơi giúp trẻ khám phá chức năng và phương thức sử dụng tương ứng
(như cái thìa dùng để xúc cơm ăn và có cách cầm thìa nhất định…) Chính vì vậy
tôi rất chú trọng việc tạo điều kiện cho trẻ được chơi với đồ vật, đồ chơi và chơi
với bạn bè. Ngoài ra trong quá trình chơi với đồ vật trẻ còn bắt chước thao tác
của người lớn. Trò chơi thao tác vai cuốn hút trẻ và làm xuất hiện nhu cầu có
bạn cùng chơi trò chơi đóng vai đơn giản (trẻ bắt chước mẹ bé em, nấu ăn, bán
hàng, phân công vai chơi….) Khi tổ chức cho trẻ chơi ở giai đoạn đầu năm tôi
hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận, không nôn nóng, chủ động tham gia chơi với trẻ trong
các trò chơi, tạo tình huống cho trẻ chơi.
VD: Trong góc chơi nấu ăn tôi đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ “Các bác ơi hôm
nay nhà mình nấu những nón ăn gì? Nấu nón đó mà không có thực phẩm thì
phải làm thế nào? Hay thấy trẻ đi mua cá về tôi lại hỏi trẻ có cá rồi bác định làm
món cá gì? Trước khi dán bác nên làm gì?” Bằng những câu hỏi gợi mở và tạo
tình huống cho trẻ tôi đã làm tăng vốn hiểu biết của trẻ và làm giàu trì tưởng
tượng sáng tạo của trẻ.

Ảnh: Cô cùng chơi với trẻ trong góc phân vai
Từ những giai đoạn sau khi tổ chức cho trẻ chơi tôi không can thiệp quá
sâu vào trò chơi của trẻ để trẻ bộc lộ khả năng tự lập của mình. Khi trẻ tự chơi
với các đồ chơi thì trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi ứng xử trong xã
hội ẩn chứa trong quá trình hành động đó. Từ đó trẻ học được cách tự lập trong
các thao tác hành động với đồ vật, giúp trẻ tự tin, tự lập hơn trong cuộc sống.
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
14

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

Ảnh: Trẻ tự phân vai chơi và phối hợp với các bạn trong nhóm
Ngoài ra tôi còn chú trọng rèn trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng
vệ sinh môi trường thông qua hai buổi tổ chức hoạt động trong tháng. Hàng
ngày tôi thường chú trọng dạy trẻ những hành vi văn hóa trong ăn uống qua đó
rèn kỹ năng lao động tự phục vụ và kỹ năng giúp đỡ người khác như: Biết rửa
tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn, biết cách sử dụng những đồ dùng
vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết mời trước khi ăn, ăn uống gọn
gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai
thức ăn, ăn hết suất …hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn,
….không làm ảnh hưởng đến người khác. Khi ra sân trong giờ hoạt động lao
động phải biết nhặt rác bỏ vào thùng, tươi cây, nhặt cỏ, lau lá cây. Khi thực hiện
các hoạt động này tôi cùng làm với trẻ và tôi thường giải thích cho trẻ hiểu ý
nghĩa tác dụng của từng hoạt động. Từ đó trẻ sẽ hiểu và học tập theo cô, dần dần
hoạt động có ý thức đó sẽ trở thành kỹ năng giúp trẻ thực hiện hoạt động một
cách tự nguyện mà không có cảm giác ép buộc sai khiến. Trẻ còn cảm thấy vui
vì đã làm được một việc nên làm giống như lời cô dạy.

Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
15

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

Ảnh: Trẻ cất dọn đồ chơi

Ảnh: Tưới cây, lau lá cây.
5.Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ.
Như chúng ta đã biết thời gian trẻ đến trường nhiều hơn rất nhiều so với
thời gian ở nhà. Những bài học trẻ được học ở trường giúp trẻ phát triển đúng
yêu cầu ở độ tuổi, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh
thần và nhận thức, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, tích cực và chủ động khi tham gia
các hoạt động cùng cô và bạn.
Tuy nhiên để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường đạt kết quả tốt nhất,
tránh trường hợp cô giáo ở lớp thì giáo dục trẻ tính tự lập, còn về nhà cha mẹ lại
luôn làm giúp trẻ mọi việc. Chính vì không muốn tình trạng đó xảy ra nên tôi
thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón trả trẻ, trong các buổi
họp phụ huynh về mọi vấn đề có liên quan đến trẻ ở trường và đặc biệt là giáo
dục tính tự lập cho trẻ. Bởi không phải phụ huynh nào cũng có nhận thức đúng
đắn về vấn đề đó.
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
16

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

Không những vậy tôi còn tuyên truyền bằng cách lấy phiếu chưng cầu ý
kiến phụ huynh, tôi đã đặt ra các câu hỏi có liên quan đến tầm quan trọng của
việc giáo dục tính tự lập cho trẻ và các phương pháp phụ huynh thường sử dụng
để giáo dục tính tự lập cho con mình. (Xem phụ lục)

Ảnh: Giáo viên đưa phiếu điều tra cho phụ huynh
*Kết quả điều tra của phụ huynh:
- Đa số phụ huynh đều đã nhận thấy vai trò của việc giáo dục tính tự lập
cho trẻ. Trong đó có 10/34= 29,4% phụ huynh cho rằng vấn đề này rất quan
trọng.
24/34 = 70,6% phụ huynh cho rằng quan trọng. Số phụ huynh nhận thấy tầm
quan trọng của việc giáo dục tính tự lập cho trẻ bởi phụ huynh đã thường xuyên
rèn luyện tính tự lập cho con mình tại gia đình, họ thấy trẻ rất mạnh dạn, tự tin
trong mọi công việc hàng ngày trong gia đình cũng như ở những nơi công cộng
khác.
- 44% phụ huynh cho rằng nên giáo dục tính tự lập khi trẻ 2-3 tuổi, 56%
phụ huynh cho rằng 5-6 tuổi mới phù hợp để rèn tính tự lập vì ở lứa tuổi đó trẻ
mới có thể tự làm được những kỹ năng tự phục vụ.
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
17

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

- Một số phụ huynh có nhiều vướng mắc khi giáo dục tính tự lập cho trẻ là
do thời gian dành cho trẻ còn hạn chế, trong nhiều gia đình thì không thống nhất
được quan điểm giáo dục trẻ, bố, mẹ thì muốn con tự làm những công việc vừa
sức, nhưng ông, bà sợ cháu mệt thì làm hộ trẻ dẫn đến kết quả của việc rèn tính
tự lập cho trẻ chưa thành công. Một số phụ huynh khác thì có ý kiến hoàn toàn
nhờ cô giáo chủ nhiệm, chứ về nhà bố, mẹ nói trẻ không nghe lời.
Tôi luôn tuyên truyền với phụ huynh hiểu thế nào là cho trẻ tự lập, tự làm
những việc trong khả năng của trẻ, bố mẹ chỉ là người làm mẫu và hướng dẫn
trẻ làm không nên làm giúp trẻ, hay khi trẻ đã biết làm rồi thì người lớn nên
khuyên khích động viên trẻ, cho trẻ rèn luyện tính tự lập đó nhiều lần để trở
thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của trẻ.
VD: Tôi thấy một số trẻ lớp tôi rất được bố mẹ nuông chiều không bao giờ
tự làm một việc gì, đến lớp thì đợi cô và bạn làm giúp đỡ như cháu Lan Anh,
Việt Hưng, Quỳnh Trang, Trang Anh. Tôi đã trò chuyện với phụ huynh để họ
nắm bắt được tình hình của con mình và tôi tuyên truyền cho họ các phương
pháp về giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ để phụ huynh có thể áp dụng tại
gia đình. Tôi có thể gợi ý cho họ về cách giáo dục trẻ tự lập “Anh chị cứ để trẻ
tự đi lên cầu thang mỗi khi tới lớp vì mỗi ngày ở trường trẻ phải tự lên xuống
cầu thang mấy lần mà, hay các bé tự đi dép được đấy chị ạ, chị cứ để bé tự lấy
và tự đi thử xem….”

Ảnh: Cô giáo chỉ cho phụ huynh thấy những việc trẻ tự làm.
Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát ý thức của trẻ trong các điều
kiện và tình huống hàng ngày như quan sát xem trẻ có biết tự đi rửa tay bằng xá
phòng khi thấy tay bẩn chưa, hay sau khi đi vệ sinh đã biết xả nước chưa, sau
khi chơi xong có biết tự đi cất đồ chơi gọn gàng hay cần bố mẹ nhắc nhở, giúp
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
18

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

đỡ, khi người lớn nhờ trẻ lấy giúp ly nước, bật ti vi, hay tắt quạt thì biểu hiện
của trẻ ra sao. Trẻ có thích tự xúc cơm, tự mặc chuẩn bị quần áo khoác, khẩu
trang khi đi ra đường hay không….để từ đó có những biện pháp rèn luyện và
giáo dục trẻ thêm.
Trong gia đình việc tạo môi trường tự lập cho trẻ là rất cần thiết. Vì vậy
người lớn trong gia đình cần tạo ra các tình huống để thu hút trẻ làm nhiều hơn
như: Dọn đồ chơi, nhặt rau cùng mẹ, tự xúc cơm ăn. Khi làm một việc gì cùng
trẻ nên phân tích, giảng giải cho trẻ biết lý do và cách thức hành động. Tạo điều
kiện cho trẻ tham gia vào bất kỳ việc gì trẻ muốn (phơi quần áo mẹ nhờ bé đưa
dần cho mẹ tất, quần áo của bé…để mẹ phơi lên dây….) Tuy có mất thời gian
một chút, nhưng sự kiên nhẫn của người lớn là chìa khóa thành công của trẻ, dần
dần sẽ hình thành trẻ tính tự giác, tính tự quyết định, khả năng tự xoay sở của
mình. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy
trẻ của lớp tôi luôn có tính tự lập cao, trẻ mạnh dạn tự tin, các kỹ năng tự phục
vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ người khác luôn thành thạo và rất
vui vẻ nhiệt tình khi được tự lập.

Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
19

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

IV. Kết quả đạt được
Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non nhắm giúp trẻ phát huy khả năng tự
lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này, trẻ biết được những
điều nên làm và những điều không nên làm, giúp trẻ tự giác, tự tin thể hiện được
khả năng, năng lực của mình.
Qua việc thực hiện những biện pháp trên, tôi đã đạt được một số kết quả trong
quá trình thực hiện giáo dục tính tự lập cho trẻ.
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ
STT
1
2
3

Nội dung giáo dục tính
tự lập

Đầu năm
Đạt
Chưa đạt
15/34
19/34

Cuối năm
Đạt
Chưa đạt
33/34
1/34

44,2%
17/34

55,8%
1734

97%
33/34

3%
1/34

50%
12/34

50%
22/34

97%
31/34

3%
3/34

35,2%

64,8%

91%

9%

Kỹ năng tự phục vụ
Kỹ năng giữ gìn vệ sinh
Kỹ năng hỗ trợ người
khác

*Về phía trẻ:
Bằng các biện pháp khác nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, được tự thỏa
mãn nhu cầu tự lập của trẻ tôi thấy học sinh lớp tôi rất hứng thú tham gia các
hoạt động của lớp, và đặc biệt trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, các
kỹ năng tự phụ vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ mọi người trở nên
tốt hơn, không cần cô giáo phải nhắc nhở nhiều mà trẻ thực hiện một cách tự
nguyện và thích thú.
VD: Các hoạt động: Tự gấp quần áo và cất đúng nơi qui định, tự rửa tay, rửa
mặt trước khi ăn, biết tự xả nước sau khi đi vệ sinh và biết rửa tay bằng xà
phòng, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, nhặt rác bỏ vào thùng rác… tích
cực tham gia vào các hoạt động của tập thể, của lớp. Từ đó những thói quen tốt
của trẻ được hình thành và sẽ phát triển bền vững.
* Về phía giáo viên:
Sau khi thực hiện những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có tính tự lập, đã có
những kỹ năng cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tự tin, mạnh dạn khi tham gia
các hoạt động giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết
quả tốt.
Người viết: Trần Thị Duyên

Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
20

Tải về bản full

1.Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp

Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non là việc làm hết sức cần thiết, giúp trẻ có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, đối với công việc, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt hơn với trẻ 3 tuổi đã xuất hiện nhu cầu tự lập, biểu hiện trẻ muốn tự khẳng định mình bằng cách “tập làm người lớn”, mong muốn được tự mình làm những công việc như người lớn.

Vậy làm cách nào để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định chính mình với mọi người trong cuộc sống hàng ngày? Đây chính là cơ hội để giáo dục tính tự lập cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được tự làm, tự rèn luyện và hoàn thiện mình; trở thành người tự tin, độc lập, năng động và sáng tạo trong cuộc sống sau này.

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi

Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi hay nhất

Tuy nhiên trong quá trình giáo dục trẻ tôi nhận thấy hiệu quả chưa cao còn tồn tại một số hạn chế sau:

  • Bản thân tôi chưa chú trọng xây dựng tổ chức những hoạt động nhằm giáo dục tính tự lập cho trẻ tại lớp tôi phụ trách.
  • Lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ vào các hoạt động hàng ngày chưa phong phú, đa dạng, rõ ràng.
  • Trẻ chưa có thói quen tự lập, còn ỉ lại.
  • Công tác phối hợp với phụ huynh rèn thói quen, ý thức tự lập cho trẻ động chưa được thường xuyên và chú trọng.

2. Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy đã thực hiện có hiệu quả.

Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết.

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi

Tạo tính tự ập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: “ Biện pháp giáo dục tính tụ lập cho trẻ lớp 3 Tuổi B trường mầm non Hưng Đạo – Thành phố Cao Bằng

Đa số trẻ lớp tôi phụ trách chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo. Khi tiến hành rèn tính tự lập cho trẻ, thấy trẻ lớp mình thích tiếp nhận cái mới và rất thích tự làm, tôi nôn nóng dạy quá nhiều thứ một lúc, đồng thời khi hướng dẫn vì sợ trẻ không hiểu tôi phải giảng giải rất nhiều. Kết quả là trẻ chẳng nhớ được gì.

Sau này tôi mới hiểu ra rằng cần chờ trẻ thuần thục việc này rồi hãy hướng dẫn trẻ làm việc khác. Khi hướng dẫn trẻ xong và giao việc cho trẻ ,có những trẻ chưa thể tự mình làm được những việc đó là tôi nóng nảy thường la mắng trẻ, có những lời so sánh, chê bai , lên giọng kiểu như: “sao cô nói mãi mà con vẫn chưa hiểu”, “làm như thế này cơ mà”, “con đã thấy mình làm sai chưa”. Rồi tôi thấy trẻ tụt hứng không muốn làm tiếp nữa. Sau khi binh bình tĩnh lại tôi thây rằng việc , nghiêm khắc một cách cứng nhắc, la mắng bé chỉ làm bé mất tự tin với khả năng của mình

Chính vì vậy tôi suy nghĩ tìm ra nhiều giải pháp để tổ chức hoạt động lao động đạt hiệu quả hơn qua các biện pháp sau:

Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.5 MB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Trường Mầm Non Văn Hải.
Hội đồng Sáng kiến Phòng Giáo Dục huyện Kim Sơn.

STT

1

Họ và tên

Ngày
tháng
năm sinh

Phạm Thị Tuyết 07/06/1985

Nơi công
tác

Trình Tỷ lệ % đóng
Chức
độ
góp vào việc
vụ
chuyên tạo ra sáng
môn
kiến

Trường


Mầm Non
Văn Hải

Giáo
viên

Đại học

100%

1. Tên sáng kiến, lĩnh vưc áp dụng
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Một số biện pháp giáo dục
tính tự lập cho trẻ 3 tuổi”.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm – xã hội.
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm:Yêu thương con là điều tốt nhưng thương con
thái quá, không đúng cách sẽ là hại con. Lớp tôi một số phụ huynh không nhận thức
được tầm quan trọng của việc giúp trẻ sớm tự lập, có phụ huynh ngày nào cũng bế
con từ cổng đặt tận vào ghế ngồi trong khi cháu rất mập, rất khoẻ, nếu để cháu tự đi
thậm chí cầm tay vui vẻ dắt bố mẹ đi, mà như vậy đâu phải là bố mẹ không thương
con. Có những phụ huynh trao con cho cô rồi mà cứ quanh quẩn mãi không về được
cứ dặn dò cô đừng cho cháu ra ngoài kẻo cháu ốm, cô để ý khỏi các bạn cào cháu, cô
nhắc cháu đi vệ sinh,… tôi theo dõi , thấy tất cả những trẻ được cưng chiều quá mức
đều ích kỷ chỉ biết đến bản thân, lười biếng, ỉ lại vào cô giáo, bạn bè.
Giải pháp 1:
Trước đây, khi tiến hành rèn tính tự lập cho trẻ, thấy trẻ lớp mình thích tiếp
nhận cái mới và rất thích tự làm, tôi nôn nóng dạy quá nhiều thứ một lúc, đồng thời
khi hướng dẫn vì sợ trẻ không hiểu tôi phải giảng giải rất nhiều.
Ưu điểm: Trẻ được tiếp nhận nhiều cái mới. Mới đầu trẻ hào hứng vì tự mình
làm mọi việc phù hợp với khả năng.

Tồn tại: Vì muốn trẻ có kỹ năng tự phục vụ cho bản thân tôi đã dạy trẻ nhiều
thứ một lúc nên Kết quả là trẻ chẳng nhớ được gì.
* Tồn tại cần khắc phục:

1


Sau này tôi mới hiểu ra rằng cần chờ trẻ thuần thục việc này rồi hãy hướng dẫn
trẻ làm việc khác.Và khi hướng dẫn hãy làm mẫu thật chậm rãi, có trình tự và trật tự
làm sao để trẻ nhìn thấy rõ và luôn tạo cho trẻ sự thoải mái và hứng thú với việc trẻ
làm.
Giải pháp 2:
Khi hướng dẫn trẻ xong và giao việc cho trẻ, có những trẻ chưa thể tự mình
làm được những việc đó là tôi nóng nảy thường la mắng trẻ, có những lời so sánh,
chê bai, lên giọng kiểu như: “sao cô nói mãi mà con vẫn chưa hiểu”, “làm như thế
này cơ mà”, “con đã thấy mình làm sai chưa” , rồi tôi thấy trẻ tụt hứng không muốn
làm tiếp nữa.
Ưu điểm:
Sau khi hướng dẫn trẻ song tôi cho trẻ thực hành luôn nên trẻ nhớ rất nhanh và
rất thích thú.
Nhươc điểm:
Bên cạnh đó có những trẻ chưa tự làm được tôi vội la mắng trẻ nên trẻ nên trẻ
càng trở nên rụt rè và mất tự tin với khả năng của mình.
Tồn tại cần khắc phục:
Sau khi bình tĩnh lại tôi thấy rằng việc nghiêm khắc một cách cứng nhắc, la
mắng bé chỉ làm bé mất tự tin với khả năng của mình
Cuối năm học, tôi nhìn thấy ngay kết quả là công sức của tôi lại bị phản tác
dụng, nhiều trẻ lớp tôi luôn mặc cảm, tự ti, làm gì cũng thường sợ sai, sợ cô giáo
mắng, nên rất rụt rè. Điều này đã buộc tôi phải có sự điều chỉnh, rút kinh nghiệm, tìm
tòi học hỏi thêm, chủ động, sáng tạo hơn để có những phương pháp đúng đắn, đem

lại hiệu quả giáo dục thực sự.
b. Giải pháp mới cải tiến:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài , tôi đã thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn
đề như sau:
* Lập ra danh sách một số công việc vừa sức với trẻ
Tôi lập ra danh sách một số việc mà trẻ lớp tôi có khả năng làm được như: Tự
đi vệ sinh, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, tự rửa tay bằng xà phòng, lau bàn
ăn, sắp xếp bàn ghế, lấy và cất gối đúng nơi qui định, nhặt lá rụng bỏ rác vào thùng,
… Tôi động viên trẻ phải hoàn thành công việc được giao để trẻ cảm thấy là mình đã
lớn. Đôi khi tôi cũng có thể đưa ra một số công việc có mức độ khó khăn cao để thử
thách trẻ.( Hình ảnh minh họa 1+2)
* Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động
- Giờ đón, trả trẻ:
Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ gấp quần áo, mũ, khăn,… gọn gàng bỏ
vào balo rồi cất vào nơi quy định để khi cần tìm sễ đẽ dàng và nhanh. Trước khi ra về
2


trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình. Sau một, hai lần tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ
cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất và lấy đồ dùng rất thành thạo và
không cần đến sự giúp đỡ của người lớn nữa.
- Trong giờ hoạt động học:
Tôi chọn một số kỹ năng để hướng dẫn trẻ như: Cách rửa tay bằng xà phòng, cách
chải tóc, cách cài cúc, cách gấp quần áo,… Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng nào đó,
tôi hướng dẫn một cách chậm rãi, từ từ từng thao tác một. Thấy trẻ đã nắm được thao
tác này thì tôi mới chuyển sang thao tác khác.( Hình ảnh minh họa 3)
Những buổi cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn
và yêu cầu trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi của mình, kết thúc tiết học
cũng vậy trẻ tự thu gom đồ dùng, dụng cụ cất gọn gàng ngăn nắp đúng nơi qui định.
Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn

muốn khám phá xem mình được học gì từ đồ dùng đó.
- Giờ hoạt động ngoài trời:
Tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động như : Nhặt lá rụng, nhổ cỏ, bắt
sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng,…Tôi chia trẻ thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm
5-7 trẻ) và hướng dẫn mỗi nhóm một công việc khác nhau. Thấy trẻ gặp khó khăn
khi thực hiện những kỹ năng mới tôi tham gia cùng làm với trẻ tôi kết hợp trò chuyện
để trẻ hiểu vì sao cần chăm sóc cây, con vật, cho trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của việc
đang làm giúp trẻ thân thiện với môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường, yêu mến
cảnh vật thiên nhiên, yêu lao động,...Và khi trẻ tự mình làm hoàn thành tốt nhiệm vụ
do cô giao và được khen, trẻ thấytự tin vào bản thân, trẻ trở nên năng động, tích cực
tham gia các hoạt động của lớp.( Hình ảnh minh họa 4+5)
- Giờ hoạt động góc:
Tôi gợi ý để trẻ tự chọn góc chơi, vai chơi, hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ
chơi và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết vấn đề, để trẻ tự chơi, tự khám phá và tìm
hiểu, chỉ giúp đỡ khi trẻ thực sự cần. Khi hết giờ chơi trẻ tự cất đồ chơi vào chỗ quy
định.
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân:
Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, ý thức tự phục vụ. Tôi luôn
tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệm công việc. Tôi hướng dẫn trẻ cách cầm thìa
cầm bát, tự xúc ăn, … ngoài ra còn nhờ trẻ giúp đỡ cô.
VD: Lớp tôi có trẻ rất thích giúp cô gấp khăn tôi liền nhờ trẻ gấp khăn bỏ vào đĩa, có
khi loay hoay làm rơi hết đĩa và khăn xuống sàn. Mỗi lần như vậy tôi không tỏ ra
khó chịu mà ngược lại tôi nhẹ nhàng hướng dẫn, động viên trẻ, giờ trẻ của tôi làm rất
thành thạo và trẻ nào cũng muốn được giúp cô.Có lần tôi phát hiện Trung rất thích bê
cơm vào bàn cho bạn giúpcô giáo thấy vậy tôi nói với cháu: “Con sẽ giúp cô bê cơm
vào cho các bạn”. Thấy cô giáo nhờ như vậy Trung rất vui và ra làm cùng bạn. Cứ
3


như vậy hằng ngày tôi đều hỏi trẻ ai muốn giúp cô gấp khăn, chia thìa, hay chia cơm

vào bàn cho các bạn nào? Rất nhiều trẻ xung phong muốn làm giúp cô. Để trẻ nào
cũng được làm mỗi ngày tôi nhờ một nhóm trẻ khác nhau giúp mình. Sau khi ăn trẻ
nào cũng đã biết xếp bát thìa của mình vào rổ, nhặt thức ăn rơi vãi, thu gom thức ăn
thừa,… Sau đó, tôi nhắc trẻ cất ghế, rồi tự đi lau miệng, uống nước.(Hình ảnh minh
họa 6)
Khi khát nước trẻ tự lấy ca có hình dán ký hiệu của mình trên giá, rồi rót một
lượng nước vừa đủ, uống xong lại úp lên giá.
Tôi tận dụng giờ đi ngủ tập cho trẻ chuẩn bị giường ngủ. Đó có thể là cho trẻ
lấy gối của mình sắp xếp vị trí gối nằm ở đâu. Khi ngủ dậy tập cho trẻ thói quen cất
gối vào nơi quy định và có trẻ còn biết giúp cô gấp chiếu.
Để giúp trẻ thực hiện các thói quen tự phục vụ một cách phấn khởi và nhớ lâu
tôi đã kết hợp sử dụng những bài thơ, bài hát,…
VD: Một số bài khi giáo dục vệ sinh như:
Bài thơ: Giờ ăn đến rồi
Con vâng lời cô dạy,
Trước khi ăn phải rửa tay
Xoay xoay xoay cổ tay,
Xoa xoa mu bàn tay,

Miếng xà phòng nho nhỏ
Em xát lên bàn tay
Nước máy đây trong vắt
Em rửa đôi bàn tay
Khăn mặt đây thơm phức

Rồi đến kẽ ngón tay
Con lau bàn xinh
Xinh xinh thật là xinh

Bài thơ: Rửa tay

Em lau khô bàn tay
Đôi bàn tay bé bé
Nay rửa sạch xinh xinh
Tất cả lớp chúng mình
Cùng giơ tay vỗ vỗ
.
Bài thơ: Rửa mặt

Bàn tay nhỏ nhắn
Bé cầm chiếc khăn
Rửa một bên mặt
Rồi đến bên kia

Lau đến mũi miệng
Khuôn mặt của bé
Xinh xinh lạ kì
Là nhờ bé đấy.

4


c. Cho trẻ đủ thời gian để hoàn thành công việc
Khi trẻ không thể kiểm soát hết mọi thứ mà mình đang thực hiện, trẻ sẽ sáng
tạo theo cách riêng của mình, tôi bình tĩnh quan sát xem trẻ làm những gì, thực hiện
công việc ra sao chứ không hối thúc hay dùng thời gian để gây áp lực với trẻ.
Có thể trẻ sẽ không thể làm tốt mọi việc giống như sự mong đợi, nhưng thay
vì trách mắng trẻ tôi động viên, khuyến khích trẻ. Nếu trẻ đang mệt mỏi, đau ốm,
căng thẳng thì không giới thiệu với trẻ những công việc mới. Tôi có thể tạm thời chia
sẻ và làm việc cùng trẻ để trẻ nhanh chóng lấy lại tinh thần. Tôi không phê bình hay
la mắng trẻ là lười biếng.(Hình ảnh minh họa 7)

d. Không bao giờ quên khen ngợi trẻ
Tôi thường xuyên động viên, khích lệ cổ vũ trẻ, kịp thời khen trẻ khi trẻ làm
được và làm tốt những công việc tự phục vụ. Nêu gương trước cả lớp những bạn
năng nổ, tích cực phụ giúp cô. VD: Như khi trẻ mang giày trong một khoảng thời
gian rất ngắn, nhưng tôi lại phát hiện ra là vì vội quá nên trẻ đã mang giày trái. Trong
trường hợp này, tôi khen trẻ là đã biết mang giày một cách nhanh chóng, còn chuyện
đi giày trái thì nên để trẻ tự cảm nhận, bởi chẳng có ai cảm thấy thoải mái khi mang
ngược giày bao giờ. Và đến khi trẻ phát hiện ra điều bất tiện này thì hãy động viên
trẻ rằng lần sau con sẽ biết cách đi đúng giày.
e. Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ
Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng nào đó, tôi hướng dẫn một cách chậm rãi từ từ
từng thao tác một. Khi trẻ đã nắm được thao tác này thì tôi mới chuyển sang thao tác
khác. Tập dần từng việc, từ tự ăn, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ đạc,…Hoặc để trẻ
tự do làm điều gì trẻ thích chứ tôi không ép buộc phải tự lập đồng bộ.
Tôi cố gắng không tỏ ra sốt ruột khi trẻ thất bại nhiều lần bởi như vậy sẽ gây
áp lực và khiến trẻ mất hết tự tin. Tùy vào khả năng của trẻ để rèn giũa, nhanh chậm không quan trọng mà vấn đề là trẻ làm được gì.
Tôi cho trẻ được thực hiện thường xuyên, liên tục để trở thành kĩ năng, tạo
cho trẻ cảm giác phấn khởi là mình cũng giỏi như bạn. VD: Đối với trẻ xúc ăn chưa
thạo, ban đầu tôi chấp nhận việc cơm sẽ rơi vãi ra nhà hoặc trẻ cho cơm vào mũi. Để
bé tự làm rồi quan sát để biết vướng mắc chỗ nào rồi chỉ dẫn bé cách làm đúng.
g. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập
cho trẻ
Thời gian trẻ đến trường nhiều hơn rất nhiều so với thời gian ở nhà. Những bài
học trẻ được học ở trường giúp trẻ phát triển đúng yêu cầu ở độ tuổi. Tuy nhiên để
công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường đạt kết quả tốt nhất, tránh trường hợp cô
giáo ở lớp thì giáo dục trẻ tính tự lập, còn về nhà cha mẹ lại luôn làm giúp trẻ mọi
việc. Chính vì không muốn tình trạng đó xảy ra nên tôi thường xuyên trao đổi với
phụ huynh trong những giờ đón, trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh về mọi vấn đề
5



có liên quan đến trẻ ở trường và đặc biệt là giáo dục tính tự lập cho trẻ. Bởi không
phải phụ huynh nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề đó.
Tôi thường trò chuyện với phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình trẻ, tính
cách trẻ và đặc biệt là quan điểm giáo dục của gia đình trẻ. Dần dần tôi giúp phụ
huynh hiểu được rằng việc để con tự lập, không quá bao bọc, hay không có bố mẹ kè
kè ở bên chính là đang mang lại những điều tốt đẹp cho con sau này. Việc để cho con
tự lập của các bậc phụ huynh không chỉ giúp cho các bé tự tin, thể hiện bản lĩnh cá
nhân dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà còn giúp các
bé trưởng thành hơn. Không những vậy, điều này còn chứng minh rằng họ tin vào
khả năng của con họ.(Hình ảnh minh họa 8)
Nhiều cha mẹ cũng muốn để trẻ tự lập, vậy nhưng hay vướng phải rắc rối khi
bọn trẻ không đủ kiên nhẫn để theo đuổi và ngay lập tức bỏ cuộc. Cha mẹ cũng tự
cho rằng: “Làm như vậy khó quá, trẻ con làm sao được”, rồi sau đó lại làm hộ con.
Thực tế, không phải cứ muốn con tự lập thì quẳng con ra ngoài và mặc kệ con,
mà luôn để con tự làm mọi thứ trong mức khả năng tối đa có thể nhưng đồng thời
cũng tạo điều kiện và cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhất để con có thể bước đầu tự
lập, lặng lẽ giúp bé nâng cao sự tự tin nhưng vẫn không bị lệ thuộc cha mẹ.Tôi cũng
gợi ý cho phụ huynh một số biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ ở nhà.
Khi trẻ tập ăn, để hạn chế bát đũa đổ vỡ và các con bôi bẩn lung tung, thì trải
một tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn, bát, đũa cũng dùng những loại bằng nhựa,
được thiết kế đặc biệt phù hợp với khả năng cầm của trẻ và thực phẩm cũng luôn cắt
gọn đến mức trẻ có thể tự xúc mà không gặp rắc rối.
Trên bàn ăn, cần đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thể
học theo người lớn tự vệ sinh cho sạch. Bồn rửa mặt và đánh răng quá cao thì sẽ thiết
kế một chiếc ghế để con trèo lên. Quần áo nhiều cúc con chưa biết cởi thì sẽ thiết kế
những loại khoá kéo, kim băng cài hoặc cúc bấm đơn giản để con có thể tự mặc quần
áo.
Về giày dép, luôn có một hình ngôi sao hoặc hoạ tiết nhỏ thêu vào để con biết
phân biệt giày trái – phải mà tự đi đúng chân. Ở nhà muốn con biết tự cất đồ chơi thì

cha mẹ sẽ làm một vài chiếc giỏ, trên đó dán đề can hiển thị loại đồ chơi được phép
bỏ vào giỏ để trẻ hiểu qui tắc mà phân loại, cất giữ đúng chỗ.
Một đứa trẻ khi làm tốt thì chắc chắn mong muốn nhận được lời khen. Tuy
nhiên điều đó không có nghĩa trẻ làm gì sai thì cũng sẽ thích nghe mẹ chê bai, phàn
nàn. Giáo dục ở lứa tuổi mầm non điều quan trong nhất là quá trình chứ không kết
quả. Quá trình để trẻ khám phá, học cách làm và rút ra kinh nghiệm tự lập cho lần
sau quan trọng hơn kết quả nhiều, chúng ta làm việc rất nhiều lần mới có thể thành
thạo, nên khi trẻ bắt đầu làm dù có chậm hay sai sót thì cũng là chuyện rất bình
thường. Do đó mà không bao giờ chê trách con cái, ngược lại họ luôn khích lệ để trẻ
hào hứng và tự lập hơn.
6


Bắt đầu từ những việc đơn giản và tăng dần mức độ khó lên khi bé đã quen
dần. Tập cho trẻ trong các hoạt động hằng ngày của mình như tự gấp quần áo của
mình hay chỉ đơn giản là đem cất cốc nước mà trẻ vừa uống xong có thể giúp trẻ tự
lập hơn. Mẹ cũng có thể cho trẻ làm “chân chạy vặt” mỗi khi mẹ làm bếp, vừa tăng
cơ hội gần gũi giữa mẹ và trẻ vừa giúp bé tự lập hơn.
Trẻ nhỏ có xu hướng dựa dẫm vào mẹ đầu tiên, sau đó là đến bố, ông bà,
người thân,… Vì vậy để trẻ biết tự lập, người thân cần chiến thắng mong muốn ôm
ấp, chăm bẵm con mình từ A đến Z. Tránh bế bé nhiều trong ngày mà hãy để bé nằm
chơi trên giường rồi ngồi hoặc nằm bên cạnh chơi cùng bé, ru ngủ bằng cách vỗ nhẹ
ít lần rồi để bé tự ngủ, không nên bế bé đi qua lại, nựng nịu quá nhiều.
Một số phụ huynh có nhiều vướng mắc khi giáo dục tính tự lập cho trẻ là do
thời gian dành cho trẻ còn hạn chế, trong nhiều gia đình thì không thống nhất được
quan điểm giáo dục trẻ, bố, mẹ thì muốn con tự làm những công việc vừa sức, nhưng
ông, bà sợ cháu mệt thì làm hộ trẻ dẫn đến kết quả của việc rèn tính tự lập cho trẻ
chưa thành công. Một số phụ huynh khác thì có ý kiến hoàn toàn nhờ cô giáo chủ
nhiệm, chứ về nhà bố, mẹ nói trẻ không nghe lời. Tôi luôn tuyên truyền với phụ
huynh hiểu thế nào là cho trẻ tự lập, tự làm những việc trong khả năng của trẻ, bố mẹ

chỉ là người làm mẫu và hướng dẫn trẻ làm không nên làm giúp trẻ, hay khi trẻ đã
biết làm rồi thì người lớn nên khuyến khích động viên trẻ, cho trẻ rèn luyện tính tự
lập đó nhiều lần để trở thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của trẻ.. Tôi đã
trò chuyện với phụ huynh để họ nắm bắt được tình hình của con mình và tôi tuyên
truyền cho họ các phương pháp về giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ để phụ
huynh có thể áp dụng tại gia đình. Tôi chỉ cho phụ huynh thấy những việc trẻ tự làm.
Ở góc tuyên truyền tôi dán một số bài báo về phương pháp dạy con, dán một số
hình ảnh chính con họ tự dọn đồ chơi, tự xách đồ, tự xúc ăn, tự gấp quần áo, tự rửa
mặt, tự rửa tay bằng xà phòng. (Hình ảnh minh họa 9)
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận
hợp tác của trẻ, sự ủng hộ tích cực của nhà trường, các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt
được một số kết quả trong thể hiện ở các kết quả sau:
* Hiệu quả kinh tế:
Sau một năm học áp dụng“ Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3
tuổi”.Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả
giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha mẹ thông
cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang
trí lớp, làm đồ chơi, ủng hộ cây hoa, cây cảnh… Nhờ sự đóng góp tranh ảnh, sách
báo, nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi của phụ huynh học sinh ước tính số tiền làm
lợi khoảng 2 triệu đồng.
* Hiệu quả xã hội:
Bằng các biện pháp khác nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, được tự thỏa
mãn nhu cầu tự lập, tôi thấy học sinh lớp tôi ngày càng hứng thú tham gia các hoạt
động của lớp và đặc biệt trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, các kỹ năng
tự phụ vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ mọi người trở nên tốt hơn,
không cần cô giáo phải nhắc nhở nhiều mà trẻ thực hiện một cách tự nguyện và thích
thú.
7



Phần lớn trẻ đã thực hiện được các hoạt động: Cất đồ dùng đúng nơi qui định,
tự rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, biết tự xả nước sau khi đi vệ sinh và biết rửa tay
bằng xà phòng, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, nhặt rác bỏ vào thùng rác, sắp
xếp đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi, chuẩn bị đồ dùng cá nhân trước khi ra về,… Một
số trẻ còn biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn.
Quan sát trẻ lớp mình, tôi thấy không còn hình ảnh bố mẹ bế trẻ vào lớp hay
hình ảnh bố mẹ xách túi cho con, mà trẻ tự đeo cặp, tự để cặp, dép, đồ dùng ngay
ngắn lên ô để cặp của mình, biết tự chào cô,…
Từ đó những thói quen tốt của trẻ được hình thành và sẽ phát triển bền vững.
- Trẻ năng động, sáng tạo, tự tìm hiểu, khám phá và giải quyết công việc một
cách hứng thú.
- Phần nào đã giúp các bậc phụ huynh hiểu vai trò của việc giáo dục tính tự lập
và có phương pháp rèn luyện đúng đắn cho trẻ.
- Cô giáo thì chịu khó giảng giải hướng dẫn cho trẻ mọi lúc mọi nơi hơn, ít la
mắng.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
Nội dung này đã được ban giám hiệu ghi nhận và nhân rộng ra các lớp mẫu
giáo để thực hiện.
Một số trường bạn đã đến tham quan và học tập kinh nghiệm của nhà trường
trong thực hiện nội dung này.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chụi trách nhiệm trước pháp luật
Văn Hải, ngày 15 tháng 4 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Người nộp đơn

Phạm Thị Tuyết
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN
PHÒNG GIÁO DỤC KIM SƠN


8


PHỤ LỤC
STT
Nội dung
I
Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng,
Nội dung sáng kiến

Trang
1
1

II

Giải pháp cũ thường làm

1

III
IV

Giải pháp mới cải tiến
Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
Điều kiện khả năng áp dụng

2
7

8

9


MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

( Hình ảnh minh họa 1+2: Tự dọn đồ chơi và rửa tay rửa mặt)

( Hình ảnh minh họa 3: Cách chải tóc)

10


.

( Hình ảnh minh họa 4 + 5: Nhặt lá rụng – nhổ cỏ)

( Hình ảnh minh họa 6: Giờ ăn)

( Hình ảnh minh họa 7 : Cô tưới cây cùng trẻ)

11


( Hình ảnh minh họa 8 : Trao đổi với phụ huynh)
( Hình ảnh minh họa 9 : Phương pháp dạy con)

12



13



Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

Để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SỞGIÁODỤCVÀĐÀOTẠOHÀNỘI MỘTSỐBIỆNPHÁPGIÁODỤCTÍNHTỰLẬPCHO TRẺMẪUGIÁO3­4TUỔIỞTRƯỜNGMẦMNON LĨNHVỰC:GIÁODỤCMẪUGIÁO CẤPHỌC:MẦMNON \ Nămhọc2016–2017
  2. MỤCLỤC STT NỘIDUNG TRANG I ĐẶTVẤNĐỀ 2 II GIẢIQUYẾTVẤNĐỀ 5 1 Cơsởlýluận 5 2 Thựctrạngvấnđề 6 2.1 Thuậnlợi 6 2.2 Khókhăn 7 3 Cácbiệnpháptiếnhành 9 3.1 Lậpkếhoạchđưaracáckỹnăngcầnthiếtvàđặtmục 9 tiêurènluyệnnhữngkỹnăngcầnthiếtđóđểgiáodục tínhtựlậpchotrẻ3–4tuổi 3.2 Khảosátkhảnăngtựlậpcủatrẻ 11 3.3 Tạomôitrườnggiáodục 11 3.4 Luyệntậpchotrẻcáccôngviệctựphụcvụvừasức 12 3.5 Tổchứclồngghépgiáodụctínhtựlậpvàocáchoạt 14 độnghọcvàchơi 3.6 Giáodục,rènluyệntínhtựlậpchotrẻởmọilúc,mọi 16 nơi 3.7 Tuyêntruyền,phốikếthợpvớiphụhuynhcùnggiáo 17 dụctínhtựlậpchotrẻ 3.8 Phốihợpvớiđồngnghiệpnhânth ̣ ưcsâusăcvêviêcrèn ́ ́ ̀ ̣ 19 tínhtựlậpchotrẻ 3.9 Giáoviêntựhọc,tựbồidưỡngchuyênmôn,nghiệpvụ 20 củabảnthân 4 Kếtquảđạtđược 21 III KẾTLUẬN,BÀIHỌCKINHNGHIỆM 24 1 Kếtluận 24 2 Bàihọckinhnghiệm 25 3 Kiếnnghị,đềxuất 25 IV PHỤLỤC 27 V TÀILIỆUTHAMKHẢO 35 I­ĐẶTVẤNĐỀ
  3. Giáodụcmầmnonlàngànhhọcđầutiêntronghệthốnggiáodụcquốc dân,nóchiếmvị tríquantrọng.Giáodụcmầmnoncónhiệmvụ xâydựng nhữngcơsởbanđầu,đặtnềnmóngchoviệchìnhthànhnhâncáchconngười. Đâylàthờiđiểmmấuchốtvàquantrọngnhấtđốivớicuộcđờimỗiđứatrẻ, tấtcảmọiviệcđềubắtđầu. Mụctiêugiáodụccủamầmnonlàgiúptrẻ empháttriểnvề thểchất, tìnhcảm,thẩmmỹ,hìnhthànhnhữngyếutố đầutiêncủanhâncách.Hình thànhvàpháttriển ởtrẻemnhữngchứcnăngtâmsinhlý,nănglựcvàphẩm chấtmangtínhnềntảng,nhữngkĩnăngsốngcầnthiếtphùhợpvớilứatuổi. Khơidậyvàpháttriểntốiđanhữngkhảnăngtiềmẩn,đặtnềntảngchoviệc họctậpởcáccấphọctiếptheo.Muốnđạtđượcnhữngmụctiêugiáodụcđó ngườilàmnhiệmvụgiáodụccầnchútrọngđếnvấnđềgiáodụctínhtựlập chotrẻ. Tínhtựlậpđượchìnhthànhrấtsớmvàlàmộtbiểuhiệntâmlícóảnh hưởngtrựctiếpđếnquátrìnhhìnhthànhcácphẩmchấtnhâncáchcủatrẻ. Mộtsốdấuhiệuđángtincậycủabắtđầusựhìnhthànhtínhtựlập,đólànhu cầutựkhẳngđịnhmìnhxuấthiện.Trẻmuốntựlàmmộtsố côngviệctrong sinhhoạthằngngày.Giáodụctínhtự lậpchotrẻ ngaytừ khicònbékhông nhữngtạorachotrẻkhảnăngtựlậptrongsinhhoạthằngngàymàcònlàmột trongnhữngđiềukiệnquantrọngđể hìnhthànhsự tự tin,năngđộng,sáng tạo,làmcơ sở hìnhthànhcáckĩnăngsốngsaunày.Chínhvìvậyvaitròcủa ngườilớnchúngtarấtquantrọngtrongviệcgiáodụcvàhìnhthànhnhữngkỹ năngcơbảnđầutiênchotrẻ.Chonêngiáoviênmầmnonlàngườihướngtrẻ tớinhữngkỹnăngtựlậpcủabảnthânmộtcáchtốtnhất.Mộtngàycáccháu đếntrườngvớicôtừsángđếnchiều,mọisinhhoạthọchành,ănngủđềudo côgiáohướngdẫn,mộttaycôchămsóc,mộttaycôdạybảo.Vìthếcầnhình thànhchotrẻkỹnăngtựlậpbảnthânngaytừkhihọclớpmẫugiáo. Làmộtgiáoviênmầmnontôinhậnthấycònrấtnhiềuđiềungườigiáo viênphảitâmhuyếtkhôngchỉ trongcôngviệcđảmnhận,màcònlàcáitâm đốivớinhữngtâmhồnbébỏngđangtừngngàylớnlên,đượckhámpháhọc hỏi,đượctrảinghiệmnhữngtácđộngdiễnratrongcuộcsốngđể trẻ khỏe mạnhvàcảmthấyhạnhphúcvớisựyêuthươngcủacôgiáo. Bảnthântôilàgiáoviêndạytrẻ3–4tuổi,ngaytừđầunămhọctôiđã xácđịnhđượcvaitròvànghĩavụ củamìnhsẽ làngườihướngláichocác cháucómộtsốkỹnăngtựlậpchobảnthân.Trongthờigianđầuquaquátrình làmquen,tròchuyện,hoạtđộngvàgầngũitrẻ tôithấytrẻ lớptôicónhiều
  4. cháucònnhútnhát, ỉ lại,lườivậnđộng,cónhiềucháuchưacónề nếp,kỹ năngtựlập.Mọihoạtđộngcủatrẻđềudocôgiáogiámsátvànhắctrẻthực hiện.Khichơixongtrẻkhôngbiếtsắpxếpđồdùngđồchơiđúngchỗ,không biếtgiữ đầutóctrangphụcgọngàngkhiđếnlớp,….Vìvậytôithấyrằng cầnhìnhthànhchotrẻmộtsốthóiquen,nềnếptốtđểgiúptrẻcókhảnăngtự lậpchobảnthânmộtcáchvữngchắcnhất.Nhưngquanhiềulầnthựchiện tôinhậnthấyđượcrằng: Thựctếhiệnnaychothấy,đốivớigiađình,chủyếulàchamẹcòncó nhiềusailầmvềgiáodụcnóichungvàgiáodụctínhtựlậpchotrẻnóiriêng. Thứ nhấtlànuôngchiềuconquámứcchỉ biếthưởngthụ saunàytrở thành ngườicótínhíchkỉ,vụngvề,thiếutựtintrongcuộcsống.Thứhailàkhông tinvàokhảnăngcủatrẻ,trẻmuốnlàmnhưngthấytrẻlàmlóngngóng,chậm chạpthìtỏrakhóchịu,nênngườilớnthường“sốtruột”vàlàmthaytrẻ,dẫn đếntrẻcótháiđộbướngbỉnhdầndầntạorasựỉlại,lườibiếngmấttựtinở trẻ. Đốivớigiáoviênđasố đãnhậnthứcđầyđủ vàcótháiđộ đúngđắn trong giáodụctínhtựlậpchotrẻlênba.Songvềhướngdẫntrẻhoạtđộngđểhình thànhtínhtự lậpchotrẻlạirấthạnchế.Nguyênnhânlàdongườigiáoviên cho rằngtrẻ cònquánhỏ để rèntínhtự lập,bêncạnhđóđiềuquantrọnglàcô giáo ngạikhó,sợ tốnthờigian(Vìtrẻ thựchiệnchậmchạp,longngóngvụng về…)vàcótưtưởng“thàmìnhlàmluônchoxong”.Vìvậyđể hìnhthànhvà pháttriểntínhtựlậpchotrẻnóichungvàtrẻmẫugiáobénóiriênggiáoviên mầmnonphốikếthợpvớichamẹtrẻcónhữngbiệnphápgiáodụcphùhợp nhằmpháthuykhả năngtự lập,làmcơ sở chosự hìnhthànhnhâncáchcho trẻsaunày.Đócũnglàlídomàtôilựachọnnghiêncứuđềtài:“Mộtsốbiện phápgiáodụctínhtựlậpchotrẻmẫugiáo3­4tuổiởtrườngmầmnon”. Để tìmramộtsố biệnpháprèntínhtự lậpchotrẻ 3­4tuổitôiđã nghiêncứuthêmmộtsốvănbảncủanhànước,củaSởGD&ĐTcóliênquan đếngiáodụcchotrẻnhưsau: ­Tàiliệu6modun:Dựántăngcườngkhảnăngsẵnsàngchotrẻđihọc mầmnon.
  5. ­Quyđịnhvề chuẩngiáoviênnghề nghiệpmầmnon(Banhànhkèm theoQĐ02/2008/QĐ­BGDĐTngày22/01/2008củaBộtrưởngBộGD&ĐT). ­Thôngtư số 28về sửađổi,bổ sungmộtsố nộidungcủaChương trìnhgiáodụcmầmnonbanhànhkèmtheoThôngtư số 17/2009/TT­BGDĐT ngày25/07/2009củaBộtrưởngBộGD&ĐT. ­ Hướng dẫn số 2900 về việc đánh giá sự phát triển của trẻ theo chươngtrìnhchămsóc–giáodụcđổimới. ­Kếhoạchsố10thựchiệnchuyênđề“Nângcaochấtlượnggiáodục pháttriểnvậnđộngchotrẻtrongtrườngmầmnon”.
  6. II­GIẢIQUYẾTVẤNĐỀ 1. Cơsởlýluận: Tự lậplàtự làmlấy,tự giảiquyếtcôngviệccủamình,khôngtrông chờ,dựadẫm,phụthuộcvàongườikhác. Tínhtự lậplàmộttrongnhữngtínhcáchcơ bản,đóngvaitròquan trọnggiúptrẻsaunàykhitrưởngthànhcóthểbảnlĩnhhơn,tựtinhơn,vững vànghơn,thànhcônghơntrongcuộcsốngvàđặcbiệtlàtrẻ cóthể tự làm nhữngviệccủamìnhthậttốtdùkhôngcóbamẹ,khôngcócôbêncạnhhay gặpbấtkỳtìnhhuốngkhókhănnào.Tínhtựlậpcủatrẻđượcthểhiệnởsự tựtin,bảnlĩnh,kiêntrì,cóýchívươnlêntrongmọiviệc. Mụcđíchcủagiáodụctínhtự lậpchotrẻ chínhlàgiúptrẻ cóđược nhữngkỹnăngcóthểtựlàmnhữngviệccủamìnhmàkhôngcầnđếnsựgiúp đỡcủangườikhác,ỷlạivàongườikhác. Yếutố tạonêntínhtự lập ở mỗicánhânlàkhả năngtintưởngvào nhữngđánhgiácủabảnthân,cũngnhư làtự vạchraconđườngđichomình màkhôngcầnlúcnàocũngnhờ đếnsự chỉ bảo,haytìmkiếmsự giúpđỡ từ ngườikhác.Cóđượckhả năngnàylàmộtđiềutuyệtvời,bởinósẽ giúptrẻ hạnhphúchơn,thuhútđượcsự chúýcủamọingườixungquanh,từ đó khuyếnkhíchtrẻ tạoranhữngcơ hộiđể trẻ thể hiệnmình.Nhữngđứatrẻ đượcgiáodụctínhtựlậptừnhỏthìnhanhnhẹnvàhoạtbát,nổitrộihơnhẳn sovớinhữngtrẻkhác. Đốivớitrẻmầmnonrấtnhiềutrẻxuấthiệntìnhtrạngdựadẫm,ỷlại, đượcnuôngchiềumộtcáchtháiquádẫnđếnkhôngbiếtlàmmộtsốviệcđơn giảnnhưkhôngbiếtmặcquầnáo,khôngbiếttự đigiày,dép,khôngthíchtự đimàthíchđượcngườilớnbếẵm….Trẻkhôngbiếtcáchchămsócbảnthân, khôngbiếtgiữ gìnvệ sinh,lườinháckhôngbiếthỗ trợ ngườikhác.Córất
  7. nhiềunguyênnhândẫnđếntìnhtrạngnàytrongđóthiếutínhtự lậplàmột nguyênnhântrọngtâmnhất.Như chúngtađãbiết,trẻ emlàmộtđốitượng khánhạycảm,nếutrẻ emđượctiếpxúcvớinềngiáodụctốtthìtrẻ phát triểntheochiềuhướngtốt.Ngượclạinếutrẻemtiếpxúcvớinềngiáodục khôngđúngđắnsẽdẫnđếncáchậuquảtiêucực.Dođóviệcgiáodụctínhtự lậpchotrẻcầnđượcápdụngcàngsớmcàngtốt,vàlàphươngpháprấtquan trọngvàcầnthiết.Tạotínhtựlậpchotrẻkhôngphảichỉ cóhướngdẫncho trẻtựlochobảnthânmàcòngiúptrẻtựquyếtđịnhcácvấnđềcủamình.Đó cũnglàcáchgiúptrẻvậnđộngsuynghĩ,sángtạovàtựtin. 2. Thựctrạngvấnđề: Vấnđề giáodụckhả năngtự lậpchotrẻ mẫugiáo3–4tuổilàmột vấnđềquantrọng.Trênthựctế,tỉlệtrẻcókhảnăngtựlậpvàđạtkhảnăng tựlậpởmứcđộtốtcủatrẻ3–4tuổihiệnnaylàchưacao.Bêncạnhđó,các biệnphápgiáodụckhảnăngtự lậpcủatrẻ màgiáoviênvàchamẹ đangáp dụngchưaphùhợpvớitrẻ. Trongquátrìnhgiáodụchìnhthànhvàrènluyệnkhả năngtự lậpcho trẻ,nhữngkhókhănmàgiáoviênvàphụhuynhgặpphảikhánhiều.Nếunhư giáoviênvàphụ huynhcónhữngbiệnphápgiáodục,tạođiềukiệnchotrẻ pháthuykhảnăngtựlập,thìchắcchắnrằngmứcđộ pháttriểnkhảnăngtự lậpcủatrẻsẽkhôngchỉdừnglạiởmứcđộtrungbìnhlàchiếmđasốnhưtrẻ vốnhaythể hiện.Giáodụckhả năngtự lậpchotrẻ cầnphảitiếnhành thườngxuyên,từ sớm ở lứatuổimầmnon.Cácnhàgiáodụccũngnhư phụ huynhcầnphảiđánhgiáđúngthựctếkhảnăngtựlậpcủatrẻ3–4tuổi,phải tintưởngvàotrẻ;tạochotrẻ điềukiệnthamgiavàohoạtđộnghàngngày, nhấtlàtựphụcvụvàvuichơi.Sựkếthợpgiữagiáodụcgiađìnhvàgiáodục nhàtrườngcầnđặtlênvị tríhàngđầu.Giáoviêncầnphảitheodõithường xuyên,đánhgiáđượcmứcđộkhảnăngtựlậpcủatrẻ,nhậnranhữngtrẻyếu kém,vàcóbiệnphápchủđộnggiúpđỡtrẻkhắcphụckhảnăngtựlậpkém. Nămhọc2016–2017,tôiđượcBGHgiaonhiệmvụ dạyhọclớpmẫu giáobévớisốtrẻ là37họcsinh.Quathựctiễn,tôinhậnthấymộtsố thuận lợivàkhókhănnhưsau: 2.1.Thuậnlợi:
  8. ­Bangiámhiệunhàtrườngvàtổ chuyênmônluônquantâmtạođiều kiệnthuậnlợivề cơ sở vậtchất.Ngoàirabangiámhiệunhàtrườngluôn quantâm,đầutưcáctàiliệuthamkhảovàluônkhuyếnkhíchgiáoviêntìmtòi sángtạocáchìnhthức,biệnpháp,nộidungmớitrongviệcgiáodụctínhtự lậpchotrẻ. ­Bangiámhiệuquantâmbồidưỡngnângcaotrìnhđộchogiáoviên,tổ chứccáclớphọc:Ứngdụngcôngnghệthôngtinvàtiếpcậncácphươngtiện giáodụchiệnđại...Thườngxuyênmở cácbuổikiếntậpđể chị emhọchỏi traođổikinhnghiệm. ­Lớpcó3giáoviên:2giáoviênđềucótrìnhđộ đạihọcvàcónhiều nămkinhnghiệmtrongdạylứatuổinày;1giáoviêntrìnhđộtrungcấp.Trong đó,giáoviêncótrìnhđộtrungcấptuổiđờicòntrẻrấtnăngđộng,nhiệttình, hamhọchỏitíchcựcnângcaotrìnhđộchuyênmôn,yêunghềmếntrẻ,sống đoànkếthòađồngvớichịemđồngnghiệp,thíchtìmhiểuvàvậndụngnhững nộidungmớitrongquátrìnhchămsócgiáodụctrẻ. ­Sự phốikếthợpgiữacáccôtronglớprấttốt.Cáccôgiáocónhiều nămkinhnghiệmluônnhiệttìnhchỉ dạy,giúpđỡ côgiáotrẻ chưacónhiều kinhnghiệm.Ngoàiracáccôcònrấtnhanhnhẹn,tựchủđộngphâncôngcông việcvớinhaumộtcáchhợplíđể cóthể giáodụcvàchămsóctrẻ mộtcách tốtnhất.Cácgiáoviêntronglớpđềunhậnthứcđúngđắntầmquantrọngcủa việcgiáodụctínhtựlậpchotrẻ,giáoviênluônsuynghĩtìmtòiđểtạohứng thú,sự tậptrungchúý,khuyếnkhích,khenngợi,vậnđộngđể trẻ tíchcực thamgiacáchoạtđộngrèntínhtựlậphàngngày. ­Trẻ đượcthamgianhiềucáchoạtđộngtrongchươngtrìnhvàcác hoạtđộngngoạikhoácủanhàtrường,vìvậytrẻ đãcómộtsố nề nếp,kiến thức,kỹnăngnhấtđịnh,cácconrấtchămngoanthôngminh,nhanhnhẹn,tạo điềukiệnthuậnlợitrongviệcgiúptrẻ tiếpnhậnnộidunggiáodụctínhtự lậpchotrẻ. ­Môitrườnglớphọckhangtrang,sạchsẽ,thoángmát,cơ sở vậtchất đầyđủ,tạochotrẻluôncócảmgiáchứngthúđihọc.Trẻđihọcchuyêncần caoluônđảmbảoquátrìnhdạyvàhọccủacôvàtròkhôngbịgiánđoạn. ­Phụhuynhhọcsinhquantâm,giúpđỡvàcùngphốihợpvớigiáoviên trongcôngtácchămsócnuôidưỡng,giáodụctrẻ,luôncóýkiếntraođổivới giáoviênvềnhữngvấnđềthôngtincủatrẻ. 2.2.Khókhăn:
  9. ­Đasố giáoviênlớntuổicónhiềukinhnghiệmnhưngviệcđổimới phươngphápgiảngdạynhằmkhuyếnkhíchsự chuyêncần,tíchcực,chủ động,sángtạovàýthứcvươnlên,rènluyệnkhảnăngtựphụcvụchotrẻcòn gặpnhiềukhókhăn;giáoviêntrẻtuổicónăngđộng,sángtạonhưnglạikhó trongcôngtácbồidưỡngdonhậnthứcvềnghềchưasâusắc,mộtphầncũng doáplựctừphụhuynh. ­Mộtsốtrẻchưahọcquađộtuổinhàtrẻnêncáckỹnăngtựphụcvụ củatrẻhầunhưkhôngcómàhoàntoànphụthuộcvàobốmẹvàcôgiáo. ­Nhậnthứccủahọcsinhcònchậmdẫnđếnviệcrènkỹ năngtự lập chotrẻchưađạtkếtquảcaonhất. ­Nhiềuphụhuynhthườngquantâmtớihọcsố,họcvẽ,họccácbàihát, bàithơ để xemconmìnhcótiếpthubằngvớicácbạnkhônghaytiếpthu chậmhơnmàítquantâmđếnnộidunggiáodụctínhtựlậpchotrẻ. ­Nhiềugiađìnhbố mẹ đilàmcả ngày,concái ở vớiôngbàhoặc người giúp việc nên trẻ quá được nuông chiều gây nên tính ỷ lại, ương bướng,khôngchịulàm.Nhiềuphụ huynhthìlạinghĩconmìnhcònquánon nớtchưathểlàmđượcviệcgìcảnênkhôngđểtrẻtựlàmlấymộtviệcdùlà nhỏnhất. =>Xuấtpháttừ nhữngkhókhănvàthuậnlợitrênnêntôiđãnghiêncứuvà thấymìnhphảiquantâmhơnnữađếnvấnđềgiáodụctínhtựlậpchotrẻđể trẻluônchủđộng,linhhoạt,tựtintrongcuộcsống. Đểthấyrõđượcthựctrạnghiệnnay,tôiđãkhảosátngaytừđầunăm họctạilớpcủamình,đểtừđócócácbiệnphápphùhợprènluyệnchotrẻ. BẢNGKHẢOSÁT,ĐÁNHGIÁTRẺĐẦUNĂMHỌC Tổngsốtrẻđượckhảosát:37/37 NỘIDUNG KẾTQUẢĐẠT STT GIÁODỤC SỐLƯỢNG TỶLỆ TÍNHTỰLẬP ĐẠT 1 Kỹnăngtựphụcvụ 15 40% 2 Kỹnănggiữgìnvệsinh 21 57% 3 Kỹnănggiúpđỡngườikhác 12 32% Trẻđượcchiarathành2nhóm:ĐạtvàChưađạt
  10. +Nhómtrẻcókỹnăngtự lậpđạt:baogồmnhữngtrẻhiểuvàtự giác thựchiệncáccôngviệccủamìnhkhiđếnlớp.Trẻcókhảnăngtựthựchiện cáchoạtđộngcủabảnthânvàcốgắngthựchiệnhoạtđộngtừđầutớicuối. Trẻ nhómnàynhanhnhẹn,hoạtbátvàrấthứngthúkhithựchiệncáchoạt độngcủamìnhhoặccủacôgiáogiaocho. +Nhómtrẻcókỹnăngtựlậpchưađạt:baogồmcáctrẻkhôngtựgiác, khôngchủ độngthựchiệncáccôngviệccủabảnthânhoặctrẻ còncầnsự giúpđỡ củagiáoviên,bạnbè.Trẻkhôngcókỹnăngtựlậplànhữngtrẻcòn trôngchờ,ỷlạivàocôgiáovàbạnbè.Giáoviênphảinhắcnhởvàgiúpđỡtrẻ thườngxuyên. 3. Cácbiệnpháptiếnhành: Việcgiáodụctínhtựlậpchotrẻlàmộtviệclàmrấtcầnthiếtnêngiáo dụctrẻ từ khicònnhỏ để trẻ cótâmthế sẵnsàngtiếp ứngvớinhữngviệc xảyratrongcuộcsốnghàngngàycủatrẻ.Tuynhiênviệcgiáodụctínhtựlập cònnhiềuhạnchế vàchưatrở thànhmộtmônhọcđượcápdụngtrongnhà trường. Quaviệcápdụngsángkiếnnàytôimuốnđónggópmộtphầnnhỏđưa ramộtsốbiệnphápgiúptrẻ3–4tuổihìnhthànhtínhtựlập.Trongnămhọc nàytôiđãsuynghĩvàápdụngmộtsố biệnphápgiúptrẻmẫugiáobécókỹ năngtựlậpnhưsau: 3.1.Lậpkế hoạchđưaracáckỹ năngcầnthiếtvàđặtmụctiêu rènluyệnnhữngkỹnăngcầnthiếtđóđểgiáodụctínhtựlậpchotrẻ3– 4tuổi: *Cáckỹnăngcầnthiếtđểgiáodụctínhtựlậpchotrẻ: Cácnộidunggiáodụctínhtựlậpchotrẻ3–4tuổicóthểchiaramột sốcáckỹnăngtrọngtâmnhưsau: ­Kỹnăngtựphụcvụ. ­Kỹnănggiữgìnvệsinhcánhân.
  11. ­Kỹnănggiúpđỡngườikhác. Tùythuộcvàolứatuổithìcónhữngkỹnăngtựlậptrẻđãđượcrèntừ khihọcnhàtrẻmứcđộđơngiảnphùhợpvớilứatuổi,khisanglứatuổimẫu giáotôikhôngphảidạylạihayônluyệnlạikỹ năngđónữa,màtrongquá trìnhtôiđứnglớptôisẽ nắmbắtđượcnhữngkỹ năngnàotrẻ cònyếuhay chưacóđể cungcấpvàrènluyện.Nếunhữngkỹ năngnàotrẻ biếtrồithì nângdầnmứcđộlênđểphùhợpvớilứatuổicủatrẻ. +VD:Tronggiờ đóntrả trẻ,tôithấycómộtsố trẻ khôngtự giáccất đồ,lấyđồởtủcủamìnhmàỷlạivàoôngbà,bốmẹlấycho.Ngàyhômsau, giờ hoạtđộngchiều,tôiđãrènchocáctrẻ việccấtvàlấyđồ đúngtủ của mìnhbằngcáchđưaracáctìnhhuốngcấtvàlấykhôngđúngtủsẽnhầmlẫn đồ vớicácbạn,trẻ sẽ bị mấtđồ củamình.Khitrẻ thấyđượchậuquả của việclàmđó,tôiđãhướngdẫntrẻtừngbướclàmtheođúngquytrìnhvàđồng thờihàngngàyquansáttrẻ thựchiệnviệclấyvàcấtđồ khiđón–trả trẻ. Hàngngàyđộngviênvàkhenngợinhữngtrẻ đãtự giáclấyvàcấtđồ đúng nơi.Cácngàysauđótrẻđãcóýthứctựgiáclấyvàcấtđúngtủcủamìnhmà khôngcầnđếnsựgiúpđỡcủaôngbà,bốmẹnữa. *Đặtmụctiêurènluyệnnhữngkỹnăngcầnthiếtchotrẻ: Rènluyệnkỹ năngsốngchotrẻ làđiềurấtcầnthiết.Việchìnhthành cáckỹ năngcơ bảntronghọctậpvàsinhhoạtlàyếutố quyếtđịnhđếnquá trìnhhìnhthànhvàpháttriểnnhâncáchsaunàycủatrẻ.Khixảyravấnđề nàođó,nếukhôngđượctrangbị nhữngkỹ năngcầnthiết,trẻ sẽ khôngđủ kiếnthứcđểxử lýcáctìnhhuốngbấtngờ.Vìthế,rènluyệnnhữngkỹnăng cầnthiết,đặcbiệtlàkỹ năngtự lậpsẽ giúptrẻ sớmcóýthứclàmchủ bản thân,sốngtíchcựcvàhướngđếnnhữngđiềulànhmạnhchochínhmìnhcũng nhưxãhội. Ngườilớnthườngkhôngmuốntrẻ phảigánhnhiềutráchnhiệmkhi chưathựcsựsẵnsàng,thếlàlạitiếptụclàmmọiviệcgiúptrẻ như thường lệmàítnhậnrarằngcontrẻđãđủkhéoléo,cócáckỹnăngphùhợpvàđủtự tinbắttayvàomộtcôngviệcnàođó.Để hìnhthànhtínhtự lập,ngườilớn cầntintưởngtrẻ,độngviênvàkhuyếnkhíchtrẻ làmnhữngcôngviệctrong khảnăng.Nếumọingườikiểmsoáttrẻquáchặtđểtrẻphụthuộcquálâuthì trẻ sẽ bámriếtlấychamẹ,côgiáo,chúngcóthể trở thànhnhữngđứatrẻ lườibiếngvàmọiviệcđốivớitrẻđềutrởnênkhókhăn.Chắchẳnaicũngđã đượcnghecâunói:“Nếubắtchoconmộtconcá,consẽ cócáănmộtngày. Nhưngnếudạyconbắtcá,consẽcócáănsuốtđời”.
  12. Xuấtpháttừtưduynàycôgiáovàchamẹnêndạycontínhtựlập,làm việcbằngđôitaycủamìnhngaytừ nhỏ.Vớimỗiđộ tuổikhácnhauhãyđặt ramụctiêuvàcáchthựchiệncácbướckhácnhauđể dạytrẻvề tínhtự lập theolờiBácHồdạy“Tuổinhỏlàmviệcnhỏ,tùytheosứccủamình”.Vìvậy ngaytừđầunămhọctôiđãđặtracácmụctiêuđểrènluyệncáckỹnăngcho trẻlớpmìnhnhưsau: ­Kỹ năngtự phụcvụ bảnthân:Tự đilênxuốngcầuthang;tự đóng– mở cửa;tự cởigiày,đigiày,cấtdép,cấtbalôvàođúngtủ củamình;tự bê ghếvềchỗngồi;cáchđứnglên–ngồixuống;cáchtựlấynướcuống;tựmặc quầnáo,cởiquầnáo;cáchchiathìa,lấythìa,cầmvàsử dụngthìa;cáchgấp khăn;cáchchuẩnbịgiờăn,giờngủ;Tựnhặtđồ chơi;tựrửamặt,rửatay;tự xúcăn;tựlấyvàcấtgối. ­Kỹnănggiữgìnvệsinh:Tựthayquầnáokhithấybẩn;tựxúcmiệng nướcmuốisaukhiăn;launướctrênsàn,laubụitrênbàn;xảnướcsaukhiđi vệsinh,đivệsinhđúngnơiquiđịnh;rửataybằngxàphòngkhitaybẩn,nhặt rác,bỏrácvàođúngnơiquiđịnh;tựrửatay,chânkhithấybẩn,biếttựđivệ sinhkhithấycónhucầu. ­Kỹnănghỗ trợ ngườikhác:Lấy,cấtđồ dùnghọctập,chuẩnbị bàn ăn,giườngngủ cùngcô,lấylynướcuốngkhiđượcnhờ,xáchphụ đồ,tưới cây…. Việcxácđịnhđượcnhữngkỹ năngnhư trênđãgiúptôiđịnhhướng đượcnhiệmvụcủamìnhtrongcôngtácchămsóctrẻnóichungvàviệcthực hiệnđềtàinghiêncứunóiriêng.Vànhờxácđịnhđượcnhữngkỹnăngđómà tôiđãrèntrẻthôngquacáchoạtđộngtrongngày.Tôiđãgiúptrẻhiểuđượcý nghĩacủahànhđộng,củacôngviệcđónhư thế nào,biếtđượcviệcnàonên làmvàviệcnàokhôngnênlàm,việcđócóíchlợigìđểtừđógiúptrẻdầndần trởthànhýthứccầncótrongcuộcsốnghàngngày. 3.2.Khảosátkhảnăngtựlậpcủatrẻ: Từ nhữngnhậnthứccủamìnhvề vấnđề giáodụctínhtự lậpchotrẻ mẫugiáobé,tôiđịnhhướngđượcnhiệmvụcủamìnhtrongcôngviệcnghiên cứunày.Vàđểgặtháiđượcnhiềukếtquảtốttrongquátrìnhthựchiện,ngay từđầunămhọctôiđãtiếnhànhkhảosáttrẻtheonhữngkỹnăngcấnthiếtđể giáodụctínhtựlậpchotrẻmàtôiđãxácđịnhởtrên. Quakhảosáttôithấytrẻ lớptôiđasố cònchưabiếtcáchtự phụcvụ bảnthân,chưacóýthứcgiữ gìnvệ sinhthânthể,đặcbiệtkỹ nănghỗ trợ ngườikháccònrấtíttrẻđạtyêucầu.Trẻlớptôicònluônỉlại,dựadẫmvào
  13. côgiáotronglớp,nếukhôngcócôgiúphoặcnhắcnhởthìtrẻkhôngbiếtphải làmgì.Từ kếtquả trêntôiđãcố gắngđịnhhướngchotrẻ cầnphảilàm nhữnggìđầutiênsauđódầndầnđạtđượckếtquảmìnhmuốnvànghiêncứu cácbiệnphápcụthểđểgiáodụctínhtựlậpchotrẻ. 3.3.Tạomôitrườnggiáodục: Môitrườnggiáodụccó ảnhhưởngrấtlớnđếnkếtquả giáodụctrẻ, tạocơ hộichotrẻ đượctự lựachọnhoạtđộngphùhợp.Khuyếnkhíchtrẻ thamgiatíchcựctạocơ hộichotrẻbộclộkhảnăng,quađócungcấpkiến thức,kỹnăngchotrẻnhằmgópphầnhìnhthànhvàpháttriểnnhâncáchcho trẻ.Môitrườnggiáodụcthúcđẩysựpháttriểnnhậnthức,sựpháttriểnvận động,sựpháttriểntìnhcảm,xúccảm,sựpháttriểngiaotiếpxãhội,sựphát triểntínhtự lựcvàhìnhthànhthóiquen,hànhvitốtchođứatrẻ ngaytừ lứa tuổimầmnon.Cómôitrườngtronglớpvàmôitrườngngoàilớphọc. Môitrườngtronglớpnhưcácgóchoạtđộng,đồ dùnghọctập,...cótác dụnggiúptrẻ lĩnhhộikiếnthứcvàmộtsố kỹ năng.Môitrườngngoàilớp nhưgócthiênnhiên,vườncây,khuthểchất,...giúptrẻpháttriểntìnhcảmxã hội,pháttriểnthểchất. Chínhvìnhữngtácđộngđócủamôitrườngđốivớitrẻ,tôiđãxâydựng góckỹnăngtựphụcvụ tronglớphọcnhưsau:Trênmảngtườngtôisẽ treo ảnhcácbướcdạytrẻ kỹ năngtự phụcvụ.Phíadướicómộtchiếcgiáxinh xắn,trongđóđể cácđồ dùng,bộ họccụ tự tạo:càicởikhuyáo,bộ họccụ kéokhóa,bộhọccụdạytrẻbuộcdâygiày,...đểtrẻkhôngchỉ quansáttranh ảnhmàcòncóthểthựchànhluôn. Ngoàimôitrườngtronglớp,môitrườngngoàilớpcũnglàmộtkhông gianlýtưởngđểdạytrẻkỹnăngtựlập.Cụthểnhư +Khuvựccầuthang:tôiđãlàmcáckýhiệubànchânlênxuốngdángần sátlancancầuthangđểdạytrẻcáchđilên–xuốngcầuthang. +Khuvựcnhàvệ sinh:tôithiếtkế cácbiểutượnggồmcácbướctheo quytrìnhcóhìnhảnhminhhọacụthể,dễhiểudántrêntườnggầnvòirửatay đểkhinàotrẻquênthìcóthểnhìnlênvàlàmtheo. +Khuvựctủcánhân:tôidántênvàhìnhảnhcủatrẻvàocánhtủđểtrẻ cấtđồcánhâncủamìnhđúngquyđịnh,đúngtủcủamình. +Khuvựccâyxanh:tôithiếtkế giátreođồ chămsóccâyđể trẻ tự lấy đồ xuốngchămsóc,sauđódùngxongtrẻ lạitreovàovị trícũmộtcáchdễ dàng.
  14. Quaviệcxâydựngmôitrườngtrongvàngoàilớphọcnhưvậy,tôithấy trẻlớptôirấtthíchcáchìnhảnhđẹp,ngộnghĩnh,lạicócảhìnhảnhcủatrẻ trênđó.Cáchình ảnhđượcdán ở mọichỗ cầnthiết,đồ dùngđượctreocất dễ dànggiúpgâyhứngthúchotrẻ,nhắcnhở trẻ thườngxuyên,nhờ đótạo thànhthóiquen. 3.4.Luyệntậpchotrẻcáccôngviệctựphụcvụvừasức: Ởtuổilênbatrẻđãhìnhthànhvàpháttriểnýthức“Cáitôi”củamình, trẻtíchcựctìmhiểucácsựvật,hiệntượngxungquanh,trẻrấtmuốntựlàm mọiviệcđể khẳngđịnhmình.Ýthứcnàychiphốiphầnlớncáchoạtđộng trongngàycủatrẻ.Vìvậytôiluôntôntrọngvàthỏamãnnhucầutựlậpcủa trẻkếthợpsửdụngphươngphápkhíchlệđộngviêntrẻ. +VD:Tôithấykhitớilớptrẻrấtthíchđượctựcởigiày,dépvàtự cất đồ vàotủ củamìnhmàkhôngcầnđếnsự giúpđỡ củangườikhác,mặcdù mỗilầntrẻlàmcôngviệcđórấtlâu,nhưngnhữnglầnnhưvậytôiluônđứng bêncạnhchờ đợitrẻ kếthợpđộngviêntrẻ.Haymộtsố trẻ lớptôirấtthích đượctự xúccơmnhưngrấtlâumớixúcđượcmộtmiếngvàomiệngcókhi cònrơivãirabàn.Nhưngtôikhôngtỏ rasốtruộtmàthườngxuyêndùnglời nóiđộngviêntrẻ,khuyếnkhíchtrẻxúccơmvàomiệngkhiđãnhaihếtcơm trongmiệng.Tôithiếtnghĩnếutôithấysốtruộtkhitrẻ làmlâumàlàmhộ trẻ,thìdẫnđếntrẻsẽỉlại,khôngtựlàmvàluônchờ đợisự giúpđỡ củacô trongmỗicôngviệc. Khitrẻ cónguyệnvọngtự lập,mongmuốnđượclàmviệccókhicòn tỏrabướngbỉnh.Nhữnglúcđótôirấtthôngcảmvàhiểuđược“bướngbỉnh” ở lứatuổinàyvàkhôngkìmhãmýmuốntự lậpcủatrẻ.Khitrẻ thựchiện côngviệcđómấtrấtnhiềuthờigian,khôngtheomongmuốncủatôi,đôikhi cònbừabãi,thậmchícònhỏngviệc.Songtôivẫnluônkiềmchế cảmxúc, kiễnnhẫnđợitrẻlàmxongtạođiềukiệnđểtrẻtựlàm,tựtrảinghiệmcông việc. +VD:Nhưlớptôicómộtsốtrẻrấtthíchgiúpcôchiathìavàokhayvà đặtvàocácbàn,nhưngloayhoaymãikhôngbiếtchianhưthếnào,cókhicòn chiathiếu,rồilàmrơihếtthìaxuốngsàn.Mỗilầnnhư vậytôikhôngtỏ ra khóchịumànhẹ nhàngđếnbêntrẻ hướngdẫntrẻ đếmvàchiathìatương ứngvớisốbạntrongbànđó,sauđótôichotrẻchiatiếpcácbàntiếptheo.Sau mỗilầnđượctôihướngdẫnđộngviêntrẻ củatôigiờ làmrấtthànhthạovà trẻnàocũngmuốnđượcgiúpcô.
  15. Đượctựtaylàmnhữngcôngviệcmìnhthíchtôithấytrẻrấtphấnkhởi, cóthể lầnđầutrẻ làmrấtlâumớixong,nhưngcáclầnsauđótôithấycác thaotáccủatrẻthànhthạorấtnhiều,trẻmạnhdạntựtinhơn.Quađónhững kiếnthứctự trảinghiệmcủatrẻ sẽ đượcmở rộngvàkhắcsâuhơnrất nhiều. Trongquátrìnhgiáodụccầnhìnhthành ở trẻ nhữngkỹ năngvàthói quentựlập.Trẻ3tuổiđãbắtđầucókhảnăngtựmìnhlàmmộtsốcôngviệc đơngiản, trẻcũngcóýthứcvềđiềuđóvàcũngcómongmuốnđượclàm.Giáodụctính tự lậpchotrẻ bắtđầutừ thóiquentự phụcvụ,thóiquenvệ sinhcánhân,thói quen giúpđỡ ngườikhác,nhữngthóiquenđóđòihỏiphảitácđộngđếntrẻ một cách lâudài,cóhệ thốngvànhấtquánvìtrẻ dễ nhớ nhưngcũngchóngquên.Vì vậy việcluyệntậpthườngxuyêncáccôngviệctựphụcvụvừasứcchotrẻlàrất quantrọngvàcầnthiết. Để trẻ đạtđượcviệctự lậphoàntoàn,tôiđãthựchiệncácquátrình “Cùnghành động” nghĩa là cho trẻ làm cùng cô. Khi cùng làm với trẻ tôi thườngkếthợpgiảnggiải,giảithíchchotrẻ biếtlýdovàcáchthứchành động. +VD:Khitrẻmớiđếntrườngphảicấtđồdùngcánhânvàođúngngăn tủcókíhiệucủamình,tôiđicùngtrẻđếnngăntủđó,chỉchotrẻnhậnrađây làkíhiệu ởngăntủ củaconđể trẻ khôngcấtnhầmvàotủ củabạnkhácvà chỉchotrẻbiếtđâylàngăntủconsẽcấtbalô,quầnáocủaconvàotrongđó, nhưngtrướckhicấtconphảigấpquầnáogọngàngvàođã.Tôicòngiảithích chotrẻkhicấtđúngngăncủamìnhthìkhiđếngiờvềlấyrấtdễdàng.Không nhữngvậyngàynàotôicũngchotrẻ phảigấpquầnáogọngàngrồimới đượccấtvàongăntủ.Saumột,hailầntôinhắcnhở vàngàynàotrẻ cũng đượcthựchànhcácthaotácđónêntrẻ cấtvàlấyđồ dùngrấtthànhthạovà khôngcầnđếnsựgiúpđỡcủa ngườilớnnữa. Để giúptrẻ thựchiệnđượccácthóiquentự phụcvụ mộtcáchphấn khởi vànhớlâutôiđãkếthợplồngghépnhữngbàithơ,bàihátcóýnghĩagiáodục
  16. giữgìnvệsinhđểtrẻdễdàngthựchiệncáckỹnăngđó. +VD:Trướcgiờăntôichotrẻhátcácbàiháthoặcđọcmộtsốbàithơ: Rửatay,rửamặt,giờăn,giờngủ,giờchơi… Thờigianđầunămtôivừalàmmẫukếthợpphântíchcáchlàmcáckỹ năngcầnthiết,sauđótôichotrẻtựlàm,chỉnhắcnhởbằnglờiđốivớinhững trẻ nhútnhát,vàtôichotrẻthườngxuyênđượcthựchànhcáckỹnăngđó(Tựrửa tay,rửamặt,xúcmiệngnướcmuối,tựcởivàgấpquầnáo,tựcấtvàlấydép đúngnơiquiđịnh…) Đasố trẻ lớptôiđềuxungphongmuốnlàmgiúpcô.Để trẻ nàocũng đượclàmmỗingàytôinhờmộtnhómtrẻkhácnhaugiúpmình.Thếlàcảlớp tôitrẻ nàocũngthànhthạotấtcả cáckỹ năngcầnthiếtđể hìnhthànhnhân cáchsaunàychotrẻ. 3.5.Tổchứclồngghépgiáodụctínhtựlậpvàocáchoạtđộnghọc vàchơi: Tổ chứccáchoạtđộnggiáodụcchotrẻtheohướngđổimớithể hiện đượcmốiquanhệhợptácgiữacôvớitrẻ,giữatrẻvớinhau,chúngphùhợp vớiđặcđiểmtâmsinhlí,đặcbiệtlànhucầuvàhứngthúcủatrẻtronghoạt động.Trongsuốtthờigiantrẻ thamgiahoạtđộngcầnduytrìtínhhấpdẫn củanhiệmvụ,tạochotrẻ cóhứngthúvàniềmsaymêkhámpháthế giới thôngquacáctròchơivàcáchoạtđộngtìmtòikhámphá.Trẻchủ độngtích cứcthamgiacáchoạtđộngtrảinghiệm,cáctìnhhuốngkhácnhaucủacuộc sống.Dầndầntrẻ trở nêntíchcựcchủ động,linhhoạtvàtự tintrongmọi hoàncảnh. Tínhtự lậpcủatrẻ đượctrảinghiệmtrongcáchoạtđộng,trongsinh hoạthàngngàyởgiađìnhvànhàtrường.Đốivớitrẻlênbađãbắtđầucókhả nănglàmmộtsốviệcđơngiản,trẻđãcóýthứcvềđiềuđóvàluônchứngtỏ khảnăngcủamìnhtrongsinhhoạthàngngày.Tronggiờhọcđốivớicáchoạt độngcầnđếnđồdùngcủatrẻ,tôichỉchuẩnbịđồ dùngđặtsẵntrênbànsau đóchotrẻ tự lênlấyđồ dùnghọctậpvề vị tríngồicủamình,kếtthúctiết họccũngvậytôichotrẻtựcấtđồdùnghọctậpđúngnơiquiđịnh. +VD:Tronggiờ họctạohìnhcầnđếnhộpmàutôithườngnhờ trẻ chuẩnbịbànhọcvàhộpmàuchocácbạn. Tronggiờhọckhámphávề“Lớphọccủabé”.Tôicùngcáccon tìmhiểuvềcácgócchơivàcáckhuvựcnhư:vệsinh,vứtrác,rửatay,...trong
  17. lớp.Tôigiớithiệucácnộiquycủalớpvàcáchđể đồ dùnggọngàng,ngăn nắp.Quagiờhọctôigiúptrẻnămbắtđượcnhữngkhuvựctronglớp,những quyđịnhlớp,từđógiúptrẻ cóýthứcgiữ gìnmôitrườngcủalớpluônđược gọngàng,sạchđẹp. Tronggiờhọctoántôiđãchuẩnbịrổđồdùngvàbảngtrắngcho mỗitrẻ nhưngtôiđặtchungvàomộtbàn,tôichomỗitrẻ lênlấymộtrổ và mộtbảngvềchỗcủamìnhđểhọc.Saukhihọcxongtôicũngchotrẻ cấtđồ dùngvềđúngvịtrí. Đượctự lấyđồ dùnghọctậpnhư vậytôithấytrẻ rấttíchcực,hứng thúhọcvàluônmuốnkhámpháxemmìnhđượchọcgìởcácđồdùngđó,giờ họcnàocủalớptôiđềuthấytrẻhứngthútừ đầugiờhọcđếncuốigiờ học. Quađótôicònrènluyệnchotrẻ thóiquengọngàngngănnắp,lấyđâucất đấy. Làmộtgiáoviênmầmnonchắchẳnaicũngbiếtmỗikhiđếngiờhoạt độnggócvàhoạtđộngngoàitrờitrẻđềutỏrarấtthíchthú,phấnkhởi,mong chờnhất.Khôngnhữngvậyhoạtđộngvuichơilàhoạtđộngquantrọngnhất nógiữvaitròchủđạoởlứatuổinày,quahoạtđộngnàylàmbiếnđổivềchất trongtoànbộ đờisốngtâmlýcủatrẻ.Vìvậyđốivớitrẻ ở lứatuổinày,đồ vậtkhôngphảilàthứ để trẻ nghịchnhư trướcđâymàbâygiờ quachơivới đồvật,đồchơigiúptrẻkhámpháchứcnăngvàphươngthứcsửdụngtương ứng(nhưcáithìadùngđểxúccơmănvàcócáchcầmthìanhấtđịnh…)Chính vìvậytôirấtchútrọngviệctạođiềukiệnchotrẻđượcchơivớiđồ vật,đồ chơivàchơivớibạnbè. Ngoàiratrongquátrìnhchơivớiđồvậttrẻcònbắtchướcthaotáccủa ngườilớn.Tròchơiphânvaichínhlàmộthoạtđộngphảnánhthựccuộcsống xãhộithunhỏ.Khithamgiachơithìtrẻđượcđứngởvịtríchủthểcủahành độngchơi,trẻ cóthể đượctự mìnhquyếtđịnhlàmlấynhữnggìmàmình thíchchứkhôngphảilànhữnggìngườikhácépbuộc.Vìvậy,trongkhichơi xuấthiệnởtrẻsựtíchcựctựnguyện.Hoạtđộngvuichơiđốivớitrẻlàhoạt độngđểrènluyệncácchứcnăngtâmlý,sinhlý.Chơilàđểpháttriểncácmặt thểchấtvàtinhthấn.Chơilàđểhọchỏilàmngườilàđểpháttriểnnhâncách mộtcáchtoàndiện.Vớinhữngýnghĩtolớnđó,cóthểkhẳngđịnhrằng:Chơi cũnglácáchđểrènluyệnvàpháthuykhảnăngtựlập.Hơnbấtcứhoạtđộng nào,trongtròchơi,trẻ đượcthể hiệnkhả năngtự lậpcủamình.Trẻ luôn luônmongmuốnmìnhđượctự giảiquyếtlấymọitìnhhuống,trẻ cóxu
  18. hướngtự hoạtđộngmàkhôngmuốnsự giúpđỡ củaai.Trẻ cóthể tự tiến hànhtròchơivàchơimộtcáchvuivẻ,hăngsay,thíchthú. +VD:Tronghoạtđộnggóccórấtnhiềugócchơi,trongmỗigóclạicó nhiềunhómchơinhỏ.Khicôgiớithiệucácgócchơi,nhiệmvụcủatừngvai chơi,trẻ bắtđầutự chọnhoạtđộngcủamình.Cótrẻ chọngócphânvai,có trẻ chọngócxâydựng…Lầnđầutiêncháuđượcđónglàmchúcôngnhân, đượcđóngvaibố,mẹ,vaiytá,bácsĩ,…Làmchúcôngnhânphảixâynhà,xây hàngràovàxâynhiềucôngtrìnhkhác.Khiđótrẻsẽnghĩracáchlàmchođẹp, chonhanh.Đượcđóngvaibố,mẹ trẻ sẽ tự làmcôngviệccủabố làđilàm hoặclàlàmcôngnhânhoặclàmộtnôngdânchămsóccâytrongvườnhoặc đưatrẻđihọc,đichơicôngviên…làmmẹlàbiếtbếem,chobéăn,quétdọn nhàcửa,nấucơm…Làmytá,bácsĩtrẻ sẽ khámbệnh,kêđơnthuốc,tiêm thuốc…Khitrẻ hoạtđộngcôgiáotạotìnhhuốngđể trẻ giảiquyết.Đồng thờigợiý,hướngdẫnthêmđểmởrộngvốnhiểubiếtchotrẻtronglúcchơi. Từ nhữnggiaiđoạnsaukhitổ chứcchotrẻ chơitôikhôngcanthiệp quásâuvàotròchơicủatrẻđểtrẻbộclộkhảnăngtựlậpcủamình.Khitrẻ tựchơivớicácđồchơithìtrẻcũnglĩnhhộiđượcnhữngquitắchànhviứng xử trongxãhội ẩnchứatrongquátrìnhhànhđộngđó.Từ đótrẻ họcđược cáchtựlậptrongcácthaotáchànhđộngvớiđồvật,giúptrẻtựtin,tựlậphơn trongcuộcsống. 3.6.Giáodục,rènluyệntínhtựlậpchotrẻởmọilúc,mọinơi: Phầnlớntrẻ 3tuổitínhtự lậpđãpháttriển.Trẻ thườngthíchtự làm mọiviệc,Tuynhiêncácthaotáccònvụngvề,lúngtúngdễ làmhỏngviệc, cầnphảicósự hướngdẫntrẻtrongcôngviệcđể trẻ làmđúngtheoyêucầu củangườilớn.Bảnthânngườilớncầntạođiềukiệntrẻhoạtđộngmộtcách tự lậptứclàtạochotrẻ tự tinthựchiện.Trẻlàmsaingườilớnchỉ dẫntrẻ làmlạithìsẽ được,cónhư vậytrẻ mớiđượctrảinghiệmcôngviệcmình làmnókhóvàdễ như thế nào.Ngườilớn ở đâylàcôgiáo,làchamẹ và nhữngngườithântronggiađìnhgầngũivớitrẻ.Côgiáocóthểgiúpđỡbằng cáccâuhỏigợiý,khuyếnkhíchtrẻtíchcựchoạtđộngvàsửdụngnhữngkinh nghiệmsẵncócủamìnhvàotrongquátrìnhhoạtđộng.Việclàmnàyđược lặpđi,lặplạitrongngày,dầndầnkhảnăngtựlậpcủatrẻcàngpháttriển. Chínhvìvậytôiđặcbiệtchútrọngđếnrèntrẻ kỹ nănglaođộngtự phụcvụ,kỹ năngvệ sinhmôitrườngthôngquahaibuổitổ chứchoạtđộng trongtháng.Hàngngàytôithườngchútrọngdạytrẻ nhữnghànhvivănhóa trongănuốngquađórènkỹ nănglaođộngtự phụcvụ vàkỹ nănggiúpđỡ
  19. ngườikhácnhư:Biếtrửataysạchsẽtrướckhiăn,chỉ ănuốngtạibàn,biết cáchsửdụngnhữngđồdùngvậtdụngtrongănuốngmộtcáchđúngđắn,biết mờitrướckhiăn,ănuốnggọngàng,khôngrơivãi,nhainhỏ nhẹ khônggây tiếngồn,ngậmmiệngkhinhaithứcăn,ănhếtsuất…hoặcbiếtgiúpcôgiáo dọndẹp,xếpđồ dùngđồ chơiđúngchỗ,ngồingayngắnkhônglàm ảnh hưởngđếnngườikhác....Khirasântronggiờlaođộngphảibiếtnhặtrácbỏ vàothùng,tướicây,nhặtcỏ,laulácây,....Khithựchiệncáchoạtđộngnàytôi cùnglàmvớitrẻ vàtôithườnggiảithíchchotrẻ hiểuýnghĩatácdụngcủa từnghoạtđộng.Từđótrẻsẽhiểuvàhọctậptheocô,dầndầnhoạtđộngcó ýthứcđósẽ trở thànhkỹ nănggiúptrẻ thựchiệnhoạtđộngmộtcáchtự nguyệnmàkhôngcócảmgiácépbuộcsaikhiến.Trẻcòncảmthấyvuivìđã làmđượcmộtviệcnênlàmgiốngnhưlờicôdạy. Trongquátrìnhtrẻthựchiệncôcùnglàmvớitrẻnhưngvẫnphảitheo dõi,giámsátvàchotrẻ tự giảiquyếtmộtsố tìnhhuốngxảyranhư:cóvài bạnkhôngtự giáclaođộng,vứtráckhôngđúngnơi,thaotácvệ sinhkhông gọngàng…Côgợiýchotrẻgiảiquyếtbằngcáchnhắcnhở lẫnnhaunhưng tuyệtđốitránhtìnhtrạng“thủlĩnh”.Nếuđượcbạngópýmàtrẻkhôngxoay chuyểnthìcômớigiảiquyết.Từđóhìnhthànhchotrẻbảnlĩnh,sựlinhhoạt giảiquyếtcáctìnhhuốngxảyra. 3.7.Tuyêntruyền,phốikếthợpvớiphụhuynhcùnggiáodụctính tựlậpchotrẻ: Như chúngtađãbiếtthờigiantrẻđếntrườngnhiềuhơnrấtnhiềuso vớithờigianởnhà.Nhữngbàihọctrẻđượchọcởtrườnggiúptrẻpháttriển đúngyêucầuởđộtuổi,giúptrẻpháttriểnmộtcáchtoàndiệncảvềthểchất lẫntinhthầnvànhậnthức,giúptrẻ tự tin,mạnhdạn,tíchcựcvàchủ động khithamgiacáchoạtđộngcùngcôvàbạn. Tuynhiênđể côngtácchămsócgiáodụctrẻ ởtrườngđạtkếtquả tốt nhất,tránhtrườnghợpcôgiáoở lớpthìgiáodụctrẻtínhtự lập,cònvề nhà chamẹ lạiluônlàmgiúptrẻ mọiviệc.Chínhvìkhôngmuốntìnhtrạngđó xảyranêntôithườngxuyêntraođổivớiphụ huynhtrongnhữnggiờ đóntrả trẻ,trongcácbuổihọpphụ huynhvề mọivấnđề cóliênquanđếntrẻ ở trườngvàđặcbiệtlàgiáodụctínhtựlậpchotrẻ.Bởikhôngphảiphụhuynh nàocũngcónhậnthứcđúngđắnvềvấnđềđó. Đasốphụhuynhđềuđãnhậnthấyvaitròvàtínhquantrọngcủaviệc giáodụctínhtự lậpchotrẻ.Số phụ huynhnhậnthấytầmquantrọngcủa
  20. việcgiáodụctínhtự lậpchotrẻ bởiphụ huynhđãthườngxuyênrènluyện tínhtự lậpchoconmìnhtạigiađình,họ thấytrẻrấtmạnhdạn,tựtintrong mọicôngviệchàngngàytronggiađìnhcũngnhư ở nhữngnơicôngcộng khác.Bêncạnhđócómộtsốphụhuynhthìlạichorằngtrẻ5­6tuổimớiphù hợpđểrèntínhtựlậpvìởlứatuổiđótrẻmớicóthểtựlàmđượcnhữngkỹ nănglập. Trongquátrìnhrèntínhtựlậpchotrẻ,mộtsốphụhuynhtâmsự rằng cónhiềuvướngmắckhigiáodụctínhtựlậpchotrẻ:vìdothờigiandànhcho trẻ cònhạnchế;nhiềugiađìnhthìkhôngthốngnhấtđượcquanđiểmgiáo dụctrẻ;bố,mẹthìmuốncontựlàmnhữngcôngviệcvừasức,nhưngông,bà sợ cháumệtthìlàmhộ trẻdẫnđếnkếtquả củaviệcrèntínhtự lậpchotrẻ chưathànhcông.Mộtsốphụhuynhkhácthìcóýkiếnhoàntoànnhờ côgiáo chủnhiệm,chứvềnhàbố,mẹnóitrẻkhôngnghelời. Tôiluôntuyêntruyềnvớiphụhuynhhiểuthếnàolàchotrẻ tựlập,tự làmnhữngviệctrongkhả năngcủatrẻ,bố mẹ chỉ làngườilàmmẫuvà hướngdẫntrẻ làmkhôngnênlàmgiúptrẻ,haykhitrẻ đãbiếtlàmrồithì ngườilớnnênkhuyênkhíchđộngviêntrẻ,chotrẻ rènluyệntínhtự lậpđó nhiềulầnđểtrởthànhcáckỹnăngcầnthiếttrongcuộcsốngcủatrẻ. +VD:Tôithấymộtsốtrẻlớptôirấtđượcbố mẹ nuôngchiềukhông baogiờtự làmmộtviệcgì,đếnlớpthìđợicôvàbạnlàmgiúp.Tôiđãtrò chuyệnvớiphụ huynhđể họ nắmbắtđượctìnhhìnhcủaconmìnhvàtôi tuyêntruyềnchohọcácphươngphápvềgiáodụctínhtựlậpchotrẻngaytừ nhỏđểphụhuynhcóthểápdụngtạigiađình.Tôicóthểgợiýchophụhuynh vềcáchgiáodụctrẻtựlập“Anhchịcứđểtrẻtựđilêncầuthangmỗikhitới lớpvìmỗingày ở trườngtrẻ phảitự lênxuốngcầuthangmấylầnmà,hay cácbétựđidépđượcđấychịạ,chịcứđểbétựlấyvàtựđithửxem….” Tôicũngtuyêntruyềnvớiphụ huynhquansátýthứccủatrẻtrongcác điềukiệnvàtìnhhuốnghàngngàynhưquansátxemtrẻcóbiếttựđirửatay bằngxàphòngkhithấytaybẩnchưa,haysaukhiđivệsinhđãbiếtxảnước chưa,saukhichơixongcóbiếttự đicấtđồ chơigọngànghaycầnbố mẹ nhắcnhở,giúpđỡ,khingườilớnnhờtrẻlấygiúplynước,bậttivi,haytắt quạtthìbiểuhiệncủatrẻ rasao.Trẻcóthíchtự xúccơm,tự mặcchuẩnbị quầnáokhoác,khẩutrangkhiđirađườnghaykhông….để từ đócónhững biệnpháprènluyệnvàgiáodụctrẻthêm. Tuyêntruyềnvớicácbậcchamẹhọcsinhthamgiavàocôngtácchăm sócgiáodụctrẻtạođượcsựthốngnhấtvềnộidung,phươngpháp,cáchthức