Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học

Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học thông qua dạy từ vựng


MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số (do Thường trực HĐ ghi) :

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học thông qua dạy từ vựng

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học

3. Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1 Trình trạng giải pháp đã biết

Môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học cũng góp phần trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Nó cung cấp những tri thức ban đầu về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Hiện nay Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chung được xem là ngôn ngữ quốc tế. Các em học không đơn thuần là để biết mà học để vận dụng trong công việc và trong giao tiếp. Trong bất kì một ngôn ngữ nào thì vai trò của từ vựng cũng rất quan trọng vì ngôn ngữ là một tập hợp của từ vựng chúng ta không thể hiểu ngôn ngữ mà không biết từ vựng. Muốn nắm vững cả bốn kĩ năng trong Tiếng Anh nghe, nói, đọc, viết đòi hỏi chúng ta phải có vốn từ phong phú, chính xác và nhất định. Chúng ta không thể hiểu từ vựng một cách độc lập riêng lẽ mà phải hiểu mối quan hệ của chúng trong từng ngữ cảnh khác nhau. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nó được thể hiện dưới hai hình thức: lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó thì phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song trong từ vựng còn có mối liên quan đến (ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp). Như vậy việc học từ vựng và rèn kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng;

Bộ môn Tiếng Anh tuy đưa vào phổ biến muộn hơn so với những môn học khác nhưng nó là chìa khóa mở ra kho tàng tri thức của nhân loại. Tuy nhiên việc học Tiếng Anh đối với học sinh Tiểu học hoàn toàn không đơn giản. Đa số các em thấy việc học từ vựng rất khó học và mau quên do hệ thống phát âm và chữ viết khác Tiếng Việt. Từ đó việc học từ vựng của các em trở nên căng thẳng. Vậy làm thế nào để giúp các em cảm thấy thoải mái hơn, thích thú hơn, ghi nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn và có thể sử dụng vốn từ học được trong giao tiếp. Đây là lí do tôi quyết định nghiên cứu đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học thông qua dạy từ vựng.

Bạn đang xem: Sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh bậc tiểu học

a) Ưu điểm của giải pháp cũ

Môn Tiếng Anh là môn mới được áp dụng đối với học sinh tiểu học trong những năm gần đây vì vậy đa số học sinh đều yêu thích bộ với môn học còn mới mẻ này và chuẩn bị tốt sách vở và đồ dùng học tập khi đến lớp;

Ban giám hiệu nhà trường cùng các anh, chị đồng nghiệp luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy: sách giáo khoa, sách tham khảo, loa,..;

Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh qua mạng Internet phục vụ cho công tác giảng dạy;

Phần lớn phụ huynh luôn quan tâm và tạo điều kiện cho con em mình học tập.

b) Hạn chế của giải pháp cũ

Qua nhiều năm giảng dạy chương trình Tiếng Anh Tiểu học, tôi thấy phương pháp dạy từ vựng của giáo viên còn nhiều hạn chế, thông thường giáo viên dùng phương pháp dịch vì nó giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian. Từ đó chưa gây được hứng thú cho học sinh khi học từ vựng;

Trong một tiết học thời gian 35 - 40 phút, nhưng có rất nhiều nội dung để thực hiện, số lượng từ mới lại xuất hiện trong mỗi bài thì khá nhiều nên việc học sinh được dành thời gian luyện tập từ vựng còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó học sinh rất khó nhớ từ ngay tại lớp. Bên cạnh đó, đa số học sinh chưa có thói quen học từ vựng, khi giáo viên kiểm tra việc học từ ở nhà thì có rất ít học sinh thuộc từ, đôi khi các em viết đúng nhưng không nhớ được nghĩa của từ.

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

a) Mục đích của giải pháp

Nhằm đổi mới phương pháp dạy ngữ liệu mới, tránh sự lặp lại nhàm chán, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh, đồng thời khắc sâu được những kiến thức, phát âm đúng và nhớ từ được lâu, sử dụng ngôn ngữ thành thạo trong giao tiếp và thích thú khi học Tiếng Anh.

b) Nội dung của giải pháp

Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

Trước đây, giáo viên vẫn còn trung thành với cách dạy từ mới tức là chỉ cung cấp nghĩa theo hướng một chiều và các em sẽ học thuộc mà ít khi áp dụng các thủ thuật hay phương pháp dạy mới. Vì thế không thể tránh khỏi trường hợp học sinh dễ nhàm chán và sẽ dễ quên ngay sau khi học vì không khắc sâu những từ đã học. Nhưng khi áp dụng các giải pháp này học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu và có thể vận dụng một cách tích cực từ vựng Tiếng Anh trong học tập lẫn trong thực tế cuộc sống, đồng thời rèn cho các em có ý thức tự học từ vựng bằng những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ

Nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học;

Đề ra một số biện pháp dạy từ vựng Tiếng Anh bậc Tiểu học đạt kết quả, khơi dậy niềm khao khát tham gia hoạt động tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu của học sinh;

Dạy học môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học là nhằm giúp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về môn Tiếng Anh và có thể nói các từ đơn giản, hiểu được nghĩa hai chiều và nói được các câu giao tiếp đơn giản.

Các bước thực hiện của giải pháp

Để đạt đươc hiệu quả cao trong việc giúp học sinh học tốt từ vựng Tiếng Anh ở bậc Tiểu học, tôi tiến hành thực hiện các giải pháp sau:

- Lựa chọn từ để dạy

Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng, nó là công cụ để giao tiếp với các nước trên thế giới. Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải có vốn từ phong phú;

Ở môi trường Tiểu học hiện nay, khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói đến ngữ pháp và từ vựng luôn có mối quan hệ khắng khích với nhau, luôn dạy phối hợp để làm nghĩa của nhau.Tuy nhiên việc dạy và giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không phải từ nào cũng cần đưa vào dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề:

+ Từ chủ động (active vocabulary)

+ Từ bị động (passive vocabulary)

Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng ( nghe, nói, đọc, viết). Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn;

Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như từ bị động;

Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn từ là:

+ Form (dạng từ)

+ Meaning (ý nghĩa)

+ Use (cách sử dụng)

Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ;

Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh. Không bao giờ dạy tất cả từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên trong một tiết học chỉ dạy tối đa là 6 từ;

Trong khi lựa chọn từ để dạy, giáo viên nên xem xét hai điều kiện sau:

+ Từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản không?

+ Từ đó có khó so với trình độ học sinh không?

Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ học sinh thì nó thuộc nhóm từ tích cực. Do đó giáo viên phải dạy cho học sinh;

Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ học sinh thì nó không thuộc nhóm từ tích cực. Do đó giáo viên giải thích rồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay;

Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì yêu cầu học sinh đoán nghĩa.

- Các kĩ năng giới thiệu từ vựng

Giới thiệu từ mới có vai trò rất quan trọng trong giờ dạy Tiếng Anh. Nó có thể giúp học sinh nắm được bao quát nội dung bài học, nắm được nghĩa của từ, cách sử dụng qua phần giới thiệu ban đầu của giáo viên. Thông thường để giới thiệu một từ mới, giáo viên thường thực hiện các bước sau:

+ Gợi mở từ dạy bằng tranh vẽ, vật thật, ví dụ, tình huống...;

+ Giới thiệu từ dạy bằng tiếng Anh;

+Cho học sinh nghe 3 lần;

+Học sinh lặp lại từ mới (đồng thanh 2-3 lần);

+Học sinh lặp lại cá nhân (2 - 3 học sinh);

+Giáo viên trình bày từ dạy lên bảng;

+Kiểm tra lại nghĩa của từ vừa học;

+Kiểm tra trọng âm của từ;

+Khi dạy xong tất cả từ mới, học sinh viết vào vở.

Có nhiều hình thức giới thiệu từ vựng làm cho các em chú ý khi học từ mới như:

+ Visual (nhìn): Cho học sinh nhìn tranh ảnh hoặc vẽ phát họa cho các em nhìn, giúp giáo viên ngữ nghĩa hóa từ một cách nhanh chóng;

.) Dùng tranh ảnh để giới thiệu từ mới

Ví dụ : Sách Tiếng Anh 3 - Unit 12: This is my house

Khi dạy từ car giáo viên chỉ cần đưa tranh về từ cần dạy và hỏi:

What is it?

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học

Its a car.

.) Dùng hình ảnh phát họa để dạy từ mới

Ví dụ: Sách Tiếng Anh 3 - Unit 12: This is my house

Khi dạy từ house giáo viên vẽ phát họa về từ cần dạy và hỏi:

What is it?

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học

- Its a house.

Phương pháp này được sử dụng phổ biến và hiệu quả vì học sinh Tiểu học thích tranh ảnh, nó thực tế khi quan sát dễ hiểu dễ nhớ từ hơn là nhìn chữ đọc suốt trong tiết học.

+ Mine (điệu bộ): Diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho HS đoán nghĩa

Cách này chỉ sử dụng cho những từ dễ hiểu và đòi hỏi người dạy phải tự tin diễn tả đúng điệu bộ học sinh mới có thể đoán đúng nghĩa được;

Ví dụ: Sách Tiếng Anh 3 - Unit 6: Stand up!

Khi dạy từ Sit down giáo viên chỉ cần ngồi xuống và hỏi: What I am doing?

+ Realia (vật thật): Cho HS xem vật thật để trả lời bằng Tiếng Việt sau đó GV cho nghĩa Tiếng Anh (Cách dạy tương tự như cách nhìn tranh đặt câu hỏi)

Ví dụ: Sách Tiếng Anh 4 - Unit 8: What subjects do you have today?

Khi dạy các từ: Maths, Music, Art, English, giáo viên chỉ cần đưa đồ vật cần dạy và hỏi: Whats this?

+ Synonyon/ antonyon (đồng nghĩa/ trái nghĩa): Giáo viên dùng những từ đã học rồi có nghĩa tương đương để giúp học sinh nhận biết nghĩa của từ sắp được học. Là một cách kết hợp vừa giới thiệu từ mới, vừa ôn luyện được phần từ đã dạy.

Ví dụ: Sách Tiếng Anh 3 - Unit7: This is my school

Khi dạy từ small

GV hỏi: Whats the opposite of big?

HS đáp: small

Ví dụ: Sách Tiếng Anh 5 - Unit 16: What will the weather be like tomorrow?

Khi dạy từ autumn

GV hỏi: Whats another word for fall?

HS đáp: autumn

+ Situation (tình huống): Giáo viên thiết lập tình huống đơn giản, dễ hiểu bằng Tiếng Anh, học sinh đoán nghĩa qua tình huống và có thể bắt chước, sử dụng từ vào ngữ cảnh giao tiếp đồng thời rèn kĩ năng nghe;

Ví dụ: Sách Tiếng Anh 4 - Unit 1: Nice to see you again

Khi dạy từ late giáo viên có thể thiết lập tình huống như sau:

The class starts at 7.00 oclock. You go to school at 7.15. You are late for school.

Như vậy thông qua ví dụ trên, học sinh hiểu nghĩa của từ dễ dàng hơn.

+ Explanation (giải thích): Giáo viên sử dụng những từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu đối với học sinh để giải thích nghĩa từ mới. Thủ thuật này tạo học sinh sự tò mò có nhu cầu tham gia vào quá trình học tập. Đồng thời rèn luyện kĩ năng nghe;

Ví dụ: Sách Tiếng Anh 3 - Unit 7: This is my school

Khi dạy từ school giáo viên có thể giải thích: This is a place Where there are many teachers, classrooms and many students.

Như vậy thông qua ví dụ trên, học sinh hiểu nghĩa của từ dễ dàng hơn.

+ Example (Ví dụ): Đưa ra ví dụ giúp học sinh hiểu rõ từ. Các ví dụ cần đơn giản, dễ hiểu vì mục đích chính là để người học hiểu từ;

Ví dụ: Sách Tiếng Anh 4 - Unit 19: What colour is it?

Khi dạy từ clothes giáo viên đọc: shoes, trousers, jeans,These are all clothes

+ Translation (Dịch)

Giáo viên dùng những từ tương đương trong Tiếng Việt để giảng nghĩa của từ trong Tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng kĩ năng này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó;

Ví dụ: Sách Tiếng Anh 5 - Unit 3: Where did you go on holiday?

ancient town: phố cổ

GV hỏi: How do you say phố cổ in English?

Kĩ năng giới thiệu từ rất phong phú, song sử dụng chúng ra sao, sử dụng khi nào và với mục đích gì lại là vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ và áp dụng linh hoạt để đạt được mục đích giảng dạy;

Nói tóm lại: Sử dụng kĩ năng giới thiệu từ vựng chính là tìm cách tiếp cận với sự lĩnh hội kiến thức của học sinh một cách gần nhất, dễ dàng nhất, giúp học sinh thu nhận kiến thức nhanh hơn, hứng thú với bài học hơn. Và để đạt được hiệu quả cao trong phần giới thiệu từ vựng ngoài việc lựa chọn các kĩ năng giới thiệu từ phù hợp, giáo viên còn phải thực hiện phần phát âm từ một cách chuẩn mực, trình bày từ đúng chính xác và rõ ràng trên bảng để học sinh nhận biết từ được dạy ở mọi góc độ khách quan.

- Cách kiểm tra từ vựng

Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ mà chúng ta còn phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và có hiệu quả hơn. Trong hoạt động này, chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra từ mới bằng những thủ thuật sau:

+ Kiểm tra đơn giản: Kiểm tra đơn giản là việc kiểm tra từ vựng riêng lẻ, kiểm tra ngay sau khi hoàn thành việc giới thiệu từ vựng. Các hoạt động kiểm tra ở từng bài giảng thường được giáo viên nêu ra dưới dạng các trò chơi khiến học sinh thích thú, say mê với bài học, kích thích sự ganh đua trong học tập.

Lúc bắt đầu tiết học thường kiểm tra bài cũ hoặc sau khi giới thiệu xong từ vựng thường kiểm tra đơn giản bằng các phương pháp:

.) Jumble words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu cầu học sinh viết lại từ cho đúng.

Xem thêm: Col-Md-Offset Là Gì ? Cách Sử Dụng Của Bootstrap Grid Cách Sử Dụng Của Bootstrap Grid

Ví dụ: Jpana Japan Aemcari America

.)Slap the board: Viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ trên bảng. Yêu cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo viên đọc từ đó (từ trên bảng bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và ngược lại);

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Ví dụ:

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
.) What and Where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ của nó;

Ví dụ:

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học

.) Network: Học sinh viết từ theo chủ điểm;

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Ví dụ: Giáo viên cho chủ đề về môn học và yêu cầu học sinh viết các từ về chủ đề môn học

Maths

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Art

.) Matching: Một cột giáo viên viết từ, còn cột thứ hai viết khái niệm hoặc định nghĩa không theo thứ tự của cột thứ nhất, sau yêu cầu học sinh nối từ với khái niệm hoặc định nghĩa của chúng;

Ví dụ:

1. go

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học

a. badminton

2. play

b. breakfast

3. have

c. to school

- Trong khi dạy từ mới phải ghi nhớ các điểm sau:

Giáo viên nên kiểm tra từ vựng vào đầu giờ bằng cách cho các em viết từ vào bảng con và giơ lên, với cách này dù mất thời gian nhưng giáo viên có thể quan sát toàn bộ học sinh trong lớp, bắt buộc các em phải học bài. Bằng cách thực tế này sẽ giúp học sinh ghi nhớ từ lâu hơn, giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao hơn.

Để học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp cho phù hợp. Chúng ta cần chọn cách nào ngắn nhất, nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, là sau khi học từ vựng thì các em đọc được, viết được và biết cách đưa vào thực tế.

+ Kiểm tra hoàn thiện

Bên cạnh việc kiểm tra đơn giản, còn có kiểm tra hoàn thiện. Kiểm tra hoàn thiện được thực hiện sau khi phần từ vựng được thực hành, ôn luyện và củng cố trong các giờ thực hành nói - viết, giờ luyện kĩ năng nghe, đọc, viết. Loại kiểm tra này thường diễn ra dưới dạng kiểm tra nói hoặc viết. Giáo viên có thể thực hiện ngay trong phần warm up của bài dạy hoặc dưới dạng kiểm tra bài cũ, hoặc kiểm tra học kỳ;

.)Gap fill: Học sinh điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện một câu hoặc một đoạn văn;

Ví dụ: Mai go to school every morning.

.) Choose the best anwser: Học sinh chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án gợi ý;

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Ví dụ: Mai ____________ her homework last night.

A. does B. C. will do did

.)Put words in the right order: Học sinh sắp xếp các từ xáo trộn thành câu hoàn chỉnh;

Ví dụ: is / her / That / class/.

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
That is her class.

.)Write sentence from the words given: Học sinh viết câu từ các từ gợi ý;

Ví dụ: Nam / Le Loi Street / Ho Chi Minh City/.

Nam lives on Le Loi Street in Ho Chi Minh City.

.)Chain game: Học sinh làm việc trong nhóm, người sau bổ xung ý thêm vào câu của người trước;

Ví dụ: HS 1: I read book in my free time.

HS 2: I read book and watch TV in my free time.

HS 3: I read book , watch TV and listen to music in my free time.

Mục đích của việc kiểm tra hoàn thiện này nhằm kiểm tra học sinh có hiểu và sử dụng đúng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể không, và bên cạnh đó còn nhằm giúp học sinh xây dựng được vốn từ vựng đầy đủ và phong phú.

- Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà

Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập thì chúng ta phải tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. Trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình;

Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy ngay từ đầu năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà:

- Các cách ghi nhớ:

+ Học thuộc lòng từ vựng:

Để có vốn từ Tiếng Anh đầu tiên cần phải ghi nhớ thuôc lòng trong đó bao gồm cả phát âm, nghĩa Tiếng Việt và cách sử dụng. Tôi đã hướng dẫn học sinh ghi nhớ từ vựng bằng cách chép đi, chép lại nhiều lần vào giấy. Vừa viết Tiếng Anh, vừa ghi nhớ Tiếng Việt đồng thời phát âm to.

Ví dụ: Khi học từ parrotcác em viết từ này liên tục trên trang giấy, đọc to, rõ ràng cho đến khi đọc thông viết thạo mới thôi.Với phương pháp này các em có thể ghi nhớ từ vựng sâu sắc và biết viết, phát âm một cách thành thạo.

+ Phân loại từ theo chủ điểm:

Ví dụ: Học chủ đề về food học sinh học tất cả các từ về chủ đề food ( thức ăn) như: meat (thịt); Chicken (gà); beef (thịt bò); pork (thịt heo); fish (cá).

+ Những cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa:

Ví dụ: cold (lạnh) >

Mức độ đọc từ vựng

TSHS

Nhanh

Vừa

Chậm

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Đầu năm

138

55

39,8%

60

43,5%

23

16,7%

Cuối năm

138

63

45,7%

55

39,8%

20

14,5%

Với cách phổ biến phương pháp học từ vựng như trên tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập của học sinh trong các tiết học tiếng Anh. Tôi thấy được nguồn từ vựng của học sinh đã được tăng lên rõ rệt. Có được nguồn từ vựng này sẽ giúp các em tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, tự tin hơn trong thực hành giao tiếp góp phần nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Tiếng Anh của học sinh và hiệu quả trong việc giảng dạy Tiếng Anh của giáo viên. Số học sinh đọc không lưu loát, ít nhớ từ vựng, viết chậm trong lớp giờ đã giảm xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt. Những giờ học Tiếng Anh rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ ràng mà nhiều học sinh còn có thể nhớ từ rất giỏi khi chỉ vừa mới học xong bài. Điều đáng mừng là các em học rất hào hứng, chờ đợi tiết học với lòng yêu thích, ham mê bộ môn Tiếng Anh. Một số em có năng khiếu đạt được thành tích cao trong kỳ thi Olympic Tiếng Anh huyện năm học 2016 - 2017 với kết quả như sau: 1 giải II, 2 giải III. Tôi tin rằng nếu tiếp tục thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này một cách nghiêm túc, xuyên suốt quá trình giảng dạy thì chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh trong trường Tiểu học sẽ đạt được kết quả khả quan hơn;

Trên đây là Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học thông qua dạy từ vựng mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong việc dạy từ vựng Tiếng Anh ở bậc phổ thông. Rất mong được sự đón nhận những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để trau dồi chuyên môn hơn trong quá trình giảng dạy.