Rụng rốn nên treo ở đâu

Trẻ sơ sinh sau khi chào đời khoảng 1 tuần, thì cuống rốn sẽ bắt đầu rụng. Nhiều người thắc mắc rằng có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh hay không? Hiện nay, rất nhiều gia đình lựa chọn lưu trữ máu cuống rốn cho trẻ sơ sinh như một hình thức mua bảo hiểm sinh học trọn đời cho con. Vậy lợi ích của những việc làm này là gì? Cách bảo quản cuống rốn thế nào là tốt nhất? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết sau đây, xin mời các bạn tham khảo.

Có nên giữ lại cuống rốn của trẻ sơ sinh hay không?

Cuống rốn và bánh nhau là bộ phận giúp cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai nhi trong tử cung người mẹ. Máu cuống rốn được lấy từ phần cuống rốn và nhau thai sau khi em bé chào đời và được cắt dây rốn.

                  Việc giữ lại cuống rốn rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích

Theo y học máu cuống rốn có rất nhiều công dụng hữu ích. Là nguồn cung cấp dồi dào tế bào gốc tạo máu sẽ được ứng dụng trong việc hỗ trợ, điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, tế bào gốc máu còn có khả năng ứng dụng tương tự như tế bào gốc tạo máu được lấy từ trong tủy xương và máu ngoại vi. Việc lưu trữ nguồn tế bào gốc quý giá này để nhằm phục vụ cho việc điều trị nhiều bệnh lý và các rối loạn tế bào trong tương lai.

  • Hơn 80 bệnh lý bao gồm: các bệnh bạch cầu, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn hoặc các bệnh rối loạn di truyền [như thiếu máu, tan máu bẩm sinh]…Đều có thể dùng tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn để điều trị.
  • Biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: Cơ [cơ vân, cơ tim], tế bào gan, tế bào thận, tế bào não, tế bào phổi, tế bào da và tế bào tuyến tụy…
  • Tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu trong điều trị nhiều bệnh lý khác như tổn thương tim, tổn thương tủy sống, tổn thương não.Tế bào gốc có thể lấy từ 3 nguồn: Máu ngoại vi, tủy xương, máu cuống rốn.

{{//www.wonmom.com/products/tui-loc-thao-moc-tam-be-hop-10-tui-10-lan-tam}}

Cách bảo quản cuống rốn như thế nào 

Theo quan niệm dân gian việc treo cuống rốn của trẻ sơ sinh ở gần bóng đèn, trước gương hay treo về hướng mặt trời mọc… thì con sẽ thông minh hơn. Đây là phương pháp truyền tai của dân gian và chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về việc này. 

Nếu giữ cuống rốn của trẻ sơ sinh mà bảo quản không đúng cách sẽ đem lại không ít rắc rối. Vì cuống rốn được cấu tạo bởi các tế bào mô nên nếu để lâu sẽ có mùi lạ, ảnh hưởng đến môi trường, không khí xung quanh phòng bé. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, ruồi, muỗi xâm nhập, càng làm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

             Cuống rốn nếu không được bảo quản không đúng sẽ bốc mùi 

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ vệ sinh tay cho thật sạch, rồi tháo băng quấn rốn và gạc rốn thật nhẹ nhàng vì lúc này rốn bé chưa khô nên gạc có thể bị dính lại. Nếu mẹ mạnh tay có thể làm bé bị đau.
  • Khi kiểm tra và không có dấu hiệu gì bất thường thì mẹ dùng bông gạc hoặc tăm bông diệt khuẩn, thấm nước sôi để nguội và làm sạch phần chân rốn và cuống rốn. Tiếp theo mẹ thấm khô lại vùng rốn một lần nữa. 
  • Với vùng da quanh rốn mẹ có thể dùng cồn 70 độ để sát khuẩn.
  • Cuối cùng mẹ dùng 1 chiếc gạc vô trùng, đặt lên phần rốn vừa vệ sinh xong rồi băng rốn lại. Mẹ nên lưu ý không nên băng rốn quá chặt.

     Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh nên làm thường xuyên và thao tác nhẹ nhàng 

Bài viết trên là câu trả lời về việc có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh hay không. Những lưu ý về cách bảo quản cuống rốn như thế nào. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều hữu ích đến mọi người.

{{//www.wonmom.com/collections/cham-soc-be}}

Bạn cần biết

Sau khi trẻ rụng rốn thì cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp như vệ sinh sạch sẽ vùng rốn, để rốn luôn trong trạng thái khô thoáng và sạch sẽ, tránh ngâm trẻ quá lâu trong nước, không bôi thuốc hay rắc bột lên vùng rốn đang rụng... để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng rốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ rụng rốn sau sinh 8 - 10 ngày, trong giai đoạn này rốn trẻ rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh đúng cách. Vì vậy, khi trẻ rụng rốn nên làm gì là vấn đề nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

Dưới đây là những việc làm mà cha mẹ cần lưu ý để chăm sóc rốn cho trẻ:

  • Quy trình vệ sinh rốn: Rửa tay sạch sẽ, thấm cồn 70 độ hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0.9% vào bông gòn, lau ở rốn và vùng da quanh rốn bán kính 5cm. Lau kiểu lăn từ trong ra ngoài, thay bông gòn thường xuyên cho đến khi sạch.
  • Luôn giữ cho gốc rốn khô và sạch: Cho rốn tiếp xúc với không khí sẽ giúp rốn được khô thoáng và nhanh rụng hơn. Do đó, bố mẹ cần để rốn phơi thoải mái, không nên băng rốn lại để tránh nhiễm trùng khiến rốn lâu rụng.
  • Lưu ý khi tắm cho trẻ: Có thể ngâm trẻ trong chậu nước để tắm để làm sạch rốn, nhưng không được ngâm quá lâu, sau khi tắm xong nên lau khô người trẻ, dùng khăn mềm lau nhẹ đảm bảo rốn luôn khô thoáng.
  • Lưu ý khi chọn đồ áo cho trẻ: Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, hạn chế mặc đồ áo bó sát khiến trẻ khó chịu cũng như gây cọ xát vùng rốn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn ở trẻ.
  • Lưu ý khi thay tã cho trẻ: Bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trước khi thay tã cho trẻ, dùng khăn ướt hoặc que gòn vệ sinh nhẹ nhàng, sau đó dùng khăn sạch lau khô. Khi mặc tã cho trẻ cần gấp xuống thấp hoặc nới lỏng để tránh cọ xát hoặc nước tiểu vương lên vùng rốn.
  • Một trong những điều mà trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn cần làm gì đó là để vùng rốn khô tự nhiên.

Sau khi trẻ rụng rốn thì cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp như vệ sinh sạch sẽ vùng rốn

Thời gian trung bình rụng rốn trẻ sơ sinh là từ 8 - 10 ngày, một số trẻ rụng muộn hơn có thể kéo dài đến 2 tuần. Trong khi chờ rốn rụng, bố mẹ cần vệ sinh rốn sạch sẽ và tạo điều kiện để rốn trẻ luôn khô ráo, tránh rốn tiếp xúc với nước trong thời gian lâu, không bôi thuốc, bôi kem hay rắc bột lên vùng rốn.

Nếu rốn trẻ sơ sinh không được chăm sóc tốt có thể dẫn đến các vấn đề không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình liền rốn, mà còn đến sức khoẻ của trẻ khi phải uống kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Một số vấn đề thường gặp ở rốn bao gồm:

  • Chảy máu rốn: Vị trí chảy máu ở giữa cuống rốn đã khô và chân rốn, máu thường sẽ tự cầm hoặc cầm sau khi thấm gạc sạch. Nếu máu vẫn chảy dai dẳng trên 3 lần hoặc chảy máu kéo dài trên 1 phút thì cần đưa trẻ đi khám ngay.
  • Rốn rụng muộn: Trung bình, trẻ rụng rốn sau 8 - 10 ngày, một số trường hợp rụng muộn hơn có thể kéo dài 2 - 3 tuần. Đối với những trẻ rốn rụng muộn thì cần tiếp tục giữ khô rốn, rửa sạch chất tiết bám trên rốn nhẹ nhàng, không để tá quần đè lên cuống rốn và kiểm tra vùng da quanh rốn mỗi ngày cho đến 3 tuần, sau 3 tuần rốn vẫn chưa rụng thì đưa trẻ đi khám.
  • Rốn rỉ dịch, có mủ: Rốn rỉ dịch, có mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng rốn, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để điều trị rốn cho bé. Trong quá trình chăm sóc rốn của trẻ, bố mẹ cần để rốn khô thoáng, không bôi thuốc kháng sinh hoặc thuốc sát trùng lên rốn.
  • Nhiễm trùng rốn: Vùng da xung quanh rốn bị sưng, đỏ, đau, chảy dịch mủ là dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng rốn. Những trường hợp trẻ cần được điều trị bằng thuốc kết hợp với vệ sinh rốn đúng cách, tốt nhất nên điều trị tại bệnh viện đối với những trẻ bị nhiễm trùng nặng.
  • U hạt rốn: U hạt rốn là hiện tượng tồn tại có mô màu đỏ ở chân rốn sau khi rốn đã rụng, không được điều trị có thể gây rỉ dịch và viêm kéo dài. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ điều trị, các phương pháp điều trị chủ yếu gồm bôi thuốc, uống thuốc và đốt điện vùng mô hạt. Sau điều trị, vùng mô hạt sẽ đóng vảy và rụng đi.
  • Uốn ván rốn: Là tình trạng vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào trong dây rốn gây nên hàng loạt các triệu chứng bỏ bú, sốt, cứng hàm, co cứng toàn thân, nặng có thể gây tử vong.
  • Thoát vị rốn: Thoát vị rốn chiếm tỷ lệ 10 - 20% trẻ sơ sinh, là tình trạng có khiếm khuyết cơ bụng ngay dưới rốn tạo lỗ hổng cho quai ruột chui vào tạo ra khối phồng. Kích thước khối thoát vị sẽ to hơn khi trẻ quấy khóc, vận động nhiều và xẹp lại khi trẻ nằm nghỉ ngơi. Thoát vị rốn thường không đau, không vỡ ra và tự nhỏ dần sau 4 tuổi, chỉ một số ít trường hợp cần can thiệp bằng phẫu thuật, đó là khi khối thoát vị lớn hơn 2.5 cm hoặc vẫn tồn tại khối thoát vị sau 4 tuổi. Trường hợp hiếm gặp là khi khối thoát vị bị nghẹt, không đẩy vào được gây ra tình trạng đau đớn, nôn ói thì cần đưa trẻ đi khám ngay.

Trung bình, trẻ rụng rốn sau 8 - 10 ngày

Chăm sóc rốn bị nhiễm trùng được thực hiện như sau:

  • Bố mẹ cần rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh rốn trẻ;
  • Tá quần phải nằm dưới rốn để tránh phân và nước tiểu vương vào khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn;
  • Không mặc quần áo quá chật, bó sát vùng rốn gây đọng cặn mồ hôi khiến nhiễm trùng lâu khỏi;
  • Không rắc bột chống hăm và các dạng bột khác lên vùng rốn bị nhiễm trùng.
  • Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng rốn nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời: Sốt cao, chảy mủ có mùi hôi, vùng da quanh rốn sưng phồng lên, trẻ quấy khóc bỏ bú, chảy máu nhiều vùng rốn, trẻ ngủ nhiều, kém linh hoạt hơn bình thường.

Tóm lại, trẻ sơ sinh thường rụng rốn trong khoảng từ 8-10 ngày. Rốn trẻ sau khi rụng vẫn cần được chăm sóc tốt và giữ khô thoáng. Trường hợp trẻ có các dấu hiệu bất thường như chảy máu rốn, rốn rỉ dịch và có mủ kèm quấy khóc, bỏ bú, sốt cao thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện nay, Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn để thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải. Vinmec mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bởi:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108... Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề