Ngọn núi cao nhất thế giới ở đâu

Thứ Tư, ngày 23/03/2022 17:01 PM [GMT+7]

Chia sẻ

1. Đỉnh Everest: Thuộc dãy Himalaya, Everest là ngọn núi cao nhất trên thế giới. Được tìm thấy tại biên giới Tây Tạng và Nepal, đỉnh Everest có độ cao 8.848 m so với mực nước biển.

Người đầu tiên leo lên đỉnh núi này là Tenzing Norgay và Sir Edmund Hillary vào năm 1953. Không chỉ rất cao, ngọn núi còn có môi trường nguy hiểm và khắc nghiệt. Trong thập kỷ qua, mỗi năm đều có người bỏ mạng khi muốn chinh phục nóc nhà thế giới này. Ảnh: Guiding_photography, Thritoth.

2. Núi K2: Đây là ngọn núi cao thứ hai trên thế giới được tìm thấy ở Pakistan. Núi K2 ở độ cao 8.611 m so với mực nước biển. Thuộc dãy Karakoram, ngọn núi này còn được gọi là núi Savage. Những người đầu tiên leo lên đỉnh K2 là một đội thám hiểm người Italy do ông Ardito Desiofinally dẫn đầu. Ảnh: Ngatenjisherpa, Valiksypavin.

3. Kangchenjunga: Đây là ngọn núi cao thứ ba trên thế giới với độ cao 8.586 m so với mực nước biển. Ngọn núi được tìm thấy giữa biên giới Nepal và Ấn Độ, nằm ở phần phía nam của đỉnh Everest. Ngọn núi này từng được cho là cao nhất thế giới cho đến năm 1852. Kanchenjunga được biết là có tỷ lệ tử vong khi leo lên tới 22%, do điều kiện môi trường kém và thường có tuyết lở mạnh. Ảnh: Ritmo Parana.

4. Lhotse: Himalayas là nơi tọa lạc của những ngọn núi cao chót vót, trong đó có đỉnh Lhotse cao 8.516 m so với mực nước biển. Ngọn núi được tìm thấy ở biên giới giữa Tây Tạng và vùng Khumbu của Nepal, rất gần với đỉnh Everest. Một sự thật thú vị là cả đỉnh Everest và Lhotse đều có chung lộ trình leo núi. Ảnh: Trekkingtonepal_, Adventure Consultants.

5. Núi Makalu: Núi Makalu là đỉnh cao thứ 5 với độ cao 8.481 m trên mực nước biển. Ngọn núi này cũng được tìm thấy ở phía đông nam của đỉnh Everest, tại biên giới Trung Quốc và Nepal. Lần đầu tiên con người chinh phục đỉnh núi là vào mùa xuân năm 1954 bởi một đội nhà leo núi người Mỹ do William Siri dẫn đầu. So với 4 ngọn núi trên, các du khách có một số điều kiện thuận lợi hơn để leo lên Makalu. Ảnh: Brozes__.

6. Cho Oyu: Cao trên 8.201 m so với mực nước biển, Cho Oyu được tìm thấy ở biên giới Tây Tạng và Nepal. Ngọn núi là một điểm khởi đầu tốt cho những người mới, muốn luyện tập chinh phục những ngọn núi cao của dãy Himalaya. Nhiều người leo núi Cho Oyu cho rằng điểm này tương đối dễ tiếp cận hơn những ngọn núi khác. Ảnh: Adventure Consultants.

7. Dhaulagiri: Ngọn núi cao 8.167 m này được tìm thấy ở Nepal, là một ngọn núi rất đẹp, lần đầu tiên được leo lên vào ngày 13/5/1960. Dhaulagiri cũng nổi tiếng là nơi có tầm nhìn đẹp nhất hướng về đường đua Annapurna, cách đó chỉ 34 km. Tuy nhiên, tại đây có một hẻm núi tách biệt được gọi là Kaligandaki. Ảnh: Snowleopard.

Trong danh sách 10 ngọn núi cao nhất thế giới có rất nhiều cái tên mà đa số bạn nghe rất lạ tai nhưng không ngờ chúng lại có độ cao khủng khiếp đến như vậy, thậm chí cũng chỉ thua Everest đứng top 1 vài trăm mét mà thôi.

Dãy Himalaya hùng vĩ là nơi xuất hiện của rất nhiều đỉnh núi có độ cao thuộc top 10 ngọn núi cao nhất thế giới. Hãy cùng Lữ hành Việt Nam liệt kê những đỉnh núi này để biết thêm thông tin lý thú, ấn tượng về những đỉnh cao được rất nhiều nhà leo núi khao khát chinh phục.

 

10 ngọn núi cao nhất thế giới được công nhận

 

1. Núi Everest

Everest - giấc mơ của bao người

Đây là đỉnh núi đã quá nổi tiếng, hầu như tất cả mọi người đều nhớ tên và biết rằng Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8848m được đo vào năm 1999 và hiện nay các nhà khoa học đã đo được độ cao mới là 8850m. Everest nhiên ngang nằm giữa biên giới Trung Quốc và Nepal, đã có rất nhiều nhà leo núi tham gia chinh phục ngọn núi này và rất nhiều người thất bại quay về hoặc tệ hơn là bỏ mạng giữa lưng chừng núi. Dù khó khăn, gian khổ song chinh phục thành công ngọn núi này luôn là mơ ước của rất nhiều con người.  Năm 1953, John Hunt là người đầu tiên leo thành công lên đỉnh núi cao nhất thế giới này, nhưng cũng phải kể đến có hàng trăm nhà leo núi đã phải bỏ mạng trên đường khám phá Everest.

Kiệt tác của thiên nhiên mang tên Everest

Núi Everest là nơi có thời tiết khắc nghiệt bậc nhất trái đất khi nhiệt độ trung bình là -19 độ C vào mùa hè, còn mùa đông nhiệt độ giảm sâu tới -36 độ C, không khí vô cùng loãng.

2. Núi K2

K2 đầy thách thức

 

Dù là ngọn núi cao thứ hai thế giới nhưng nếu không phải một người yêu môn học địa lý hoặc không phải một nhà leo núi thực thụ thì không nhiều người biết đến tên gọi của ngọn núi này. K2 nằm giữa biên giới của Trung Quốc và Pakistan, đây là ngọn núi rất hiểm trở và cực khó chinh phục, tỷ lệ tử vong khi leo núi cao thứ 2 trong số 10 ngọn núi cao nhất thế giới. Năm 1954 một đoàn thám hiểm người Ý khám phá K2 thành công.

 

3. Núi Kanchenjunga

Đỉnh núi cao thứ 3 thế giới được tuyết phủ trắng xóa

Với độ cao 8586m, Kanchenjunga hay còn được gọi với cái tên Kachendzonga nằm trên biên giới giữa Ấn Độ và Nepal có tới 5 đỉnh, được phủ tuyết trắng xóa . Không chỉ cao thứ 3 trong số 10 ngọn núi cao nhất thế giới, Kanchenjunga còn mang ý nghĩa tâm linh vô cùng lớn đối với người dân Sikkim và cả Darjeeling ở khu vực lân cận.

4. Núi Lhotse

Lhotse cũng rất nguy hiểm

Sở hữu độ cao 8516m so với mực nước biển, Lhotse nằm giữa biên giới giữa Tây Tạng và vùng Khumbu của Nepal, cũng như những ngọn núi khác có độ cao trên 8000m thì ngọn núi này cũng không dễ chinh phục. Theo số liệu thống kê tính đến năm 2008, đã có 371 người đã thám hiểm thành công ngọn núi này, tuy nhiên cũng có tới 20 người mất mạng trên hành trình chinh phục Lhotse.

5. Núi Makalu

Nằm giữa biên giới Nepal và Trung Quốc với độ cao 8485m, thuộc dãy Himalaya hùng vĩ, Makalu là đỉnh núi khá biệt lập. Các nhà leo núi thường tổ chức chinh phục ngọn núi này vào mùa xuân và mùa thu. Mùa đông khi tuyết rơi nặng hạt rất nguy hiểm và gần như không ai muốn bỏ mạng khi chinh phục Makalu vào thời tiết này.

6. Núi Cho Oyu

Ngọn núi cao thứ 6 thế giới được nhiều người chọn chinh phục vào mùa xuân

 

Ngọn núi đứng thứ 6 trong top 10 ngọn núi cao nhất thế giới gọi tên Cho Oyu, sở hữu độ cao 8188m nằm trên biến giới giữa Tây Tạng và Nepal. Herbert Tichy và những người bạn đồng hành của mình là những người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Cho Oyu vào năm 1954, từ đó đến nay có khá nhiều đoàn leo núi tổ chức du lịch trekking ngọn núi này.

7.Núi  Dhaulagiril

Với độ cao 8167m, núi Dhaulagiril nằm trên địa phận của Nepal, đã có trên 50 người thiệt mạng khi chinh phục ngọn núi này.  Tên của ngọn núi trong tiếng Phạn còn có nghĩa là rực rỡ, tuyệt đẹp, trắng buốt. Để trekking Dhaulagiril không hề đơn giản cho dù nó chỉ là ngọn núi cao thứ 7 trên thế giới bởi địa hình khó khăn và thời tiết rất khắc nghiệt.

 

8. Núi Malaslu

Sừng sững giữa vùng trời

Đây là ngọn núi thường xuyên xảy ra lở tuyết và đó là nguyên nhân dù nó cao 8163m, đứng thứ 8 trên thế giới những lại được mệnh danh là ngọn núi chết chóc bởi khả năng tai nạn xảy đến bất cứ lúc nào đối với những nhà leo núi. Tuy nhiên xét về địa hình so với các núi khác trong top 10 ngọn núi cao nhất thế giới thì Malaslu có vẻ dễ hơn nhưng những thử thách trên đường đi lại chính là nguyên nhân gây ra những vụ thiệt mạng cho những nhà leo núi.  Nằm trên đia phận của Nepal thuộc dãy Himalaya, Malaslu như một đỉnh núi tô điểm thêm vẻ đẹp hùng vĩ của dãy núi cao nhất châu Á, cũng như thế giới.

Xem thêm: Săn vé máy bay giá tốt chinh phục mọi vùng đất

 

9. Núi Nanga Parbat

Nang Parbat khi đêm về

 Với độ cao 8125m, nằm ở địa phận Pakistan, Nang Parbat hay còn gọi là “Núi quỷ” từng khiến nhiều du khách và những nhà leo núi khiếp sợ khi đã có rất nhiều người bị chôn vùi trong tuyết sau những trận lở, bão tuyết. Trên đường chinh phục Nang Parbat có rất nhiều vách đá dựng được cho là cao nhất thế giới, lở tuyết có thể xảy ra bất cứ lúc nào và đây là tai nạn rất thoát nếu không may gặp phải trong quá trình leo núi.

10. Núi Annapurna

Nơi rất nhiều nhà leo núi phải bỏ mạng

Dẫu rằng chỉ là đỉnh núi đứng thứ 10 trong danh sách này nhưng Annapurna lại là đỉnh núi được coi là nguy hiểm bậc nhất. Ở độ cao 8091m thuộc dãy Himalaya, nằm ở địa phận Nepal  là 1 chuỗi gồm 6 ngọn với địa hình vô cùng hiểm trở. Arlene Blum là người dẫn đầu đoàn thám hiểm người Mỹ đã chinh phục thành công ngọn núi này lần đầu tiên. Cho đến nay đã có trên 50 người mất mạng khi cố gắng chinh phục Annapurna – ngọn núi nguy hiểm nhất trong số 10 ngọn núi cao nhất thế giới.

Ảnh: Internet

Ngọc Linh [Tổng hợp] - Luhanhvietnam.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề