Rơm rạ là nguồn cung cấp nitơ cho cây gì năm 2024

Có thể bà con đã biết nhiều về Rơm rạ nhưng để hiểu rõ hơn về ứng dụng của rơm rạ như thế nào đối với nông nghiệp thì bà con cùng tìm hiểu cùng nhóm chúng tôi nhé!

1- Rơm rạ là gì?

  • Rơm rạ là thành phần dư của cây lúa sau khi thu hoạch, gồm có thân, bẹ và lá, là một trong những phụ phẩm nông nghiệp chiếm khối lượng hàng đầu.
  • Tùy vào từng giống lúa, rơm rạ có thể chiếm từ 50 – 70% tổng sản lượng sinh khối sản xuất của cây lúa.
  • Các giống lúa cổ truyền có thể tạo ra đến 70% sinh khối rơm rạ và chỉ có 30% là hạt lúa, còn các giống lúa cải tiến cho rơm rạ khoảng 50 – 60% tổng sản lượng chất khô.

2- Rơm rạ thường được sử dụng:

  • Làm thức ăn, chất độn chuồng cho gia súc, làm chất đốt, trồng nấm, làm phân ủ compost, dùng trong việc che phủ (tủ rơm quanh gốc thanh long hoặc các loại cây khác).
  • Hiện nay, các nhà khoa học đã tập trung chú ý tới một số biện pháp xử lý hữu hiệu hơn như sản xuất cồn nhiên liệu sinh học, sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy, làm phân bón hữu cơ,…

3- Trong đó, làm phân ủ compost để ủ cùng với phân gia súc hoặc trộn với ure trở thành loại phân hữu cơ tốt cho cây lúa, hoa, rau màu.

  • Trong quá trình phân hóa rơm rạ, hàm lượng cacbon giảm dần trong khi hàm lượng nitơ tăng lên.
  • Tỉ lệ C/N giảm xuống dưới 20% phù hợp để bón vào đất, thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, góp phần cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất.
  • Ở nước ta, hướng sử dụng này thường chỉ áp dụng tại các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ kết hợp với sử dụng rơm rạ để lót chuồng nên lượng rơm rạ được sử dụng theo cách này không nhiều.

4- Một biện pháp thay thế cho đốt rơm rạ nhằm giảm hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí nhưng vẫn hoàn trả nguồn hữu cơ cho đất là chôn vùi rơm rạ vào đất vì:

  • Đây là việc làm trả lại hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất.
  • Đồng thời làm giàu thêm nguồn hữu cơ trong đất thúc đẩy sự phát triển và phát huy vai trò của nhóm vi sinh vật có lợi. Nên nó có tác dụng bảo toàn nguồn dinh dưỡng của đất về lâu dài.
  • Mặc dù tác dụng trực tiếp lên năng suất lúa kế tiếp là không lớn so với việc lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng, nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng này là thấy rõ. Kết hợp với bón phân hàng vụ vào đất sẽ bảo toàn được dinh dưỡng N, P, K và S cho lúa, nhiều khi còn làm tăng được dự trữ dinh dưỡng cho đồng ruộng.

5- Việc trồng trọt chỉ nên bắt đầu sau 2 – 3 tuần vùi rơm rạ. Ở thời điểm hiện tại, nhiều nghiên cứu cho thấy cày khô, nông 5 – 10 cm để vùi rơm rạ giúp tăng cường sự thoáng khí cho đất trong thời kỳ bỏ hóa, tác dụng tốt đến độ phì của đất trong hệ thống thâm canh lúa – lúa.

Rơm rạ là nguồn cung cấp nitơ cho cây gì năm 2024

Cuộn rơm rạ để làm thức ăn, chất độn chuồng cho gia súc, làm chất đốt, trồng nấm

Lợi ích từ biện pháp vùi rơm rạ vào đất:

1- Tăng cường sự thoáng khí cho đất.

2- Tăng cường được sự khoáng hóa nitơ và giải phóng photpho cho cây trồng.

3- Làm giảm sự phát sinh cỏ dại trong suốt thời kỳ bỏ hóa.

4- Làm cho quá trình làm đất trở nên dễ dàng hơn (thường không cần cày đất lần 2).

5- Tại các vùng khí hậu nóng ẩm (điển hình là nước ta), việc chôn vùi rơm rạ vào đồng ruộng sau khi thu hoạch có thể làm tăng năng suất lúa vào vụ kế tiếp.

*Theo tính toán của các nhà khoa học, cứ vùi 4 – 5 tấn rơm vào ruộng lúa theo cách hợp lý có thể làm tăng năng suất lúa thêm 0,4 tấn/ha.

*Tác giả Ponnamperuma năm 1984 có đánh giá rằng rơm rạ có thể có ích cho các nơi trồng lúa nước ở Đông Nam Á vì một tấn rơm có thể cung cấp 9 Kg N, 2 Kg P và S, 25 Kg K, 70 Kg Si, 6 Kg Ca và 2 Kg Mg.

Tùy vào điều kiện cụ thể mà bà con chọn lựa những biện pháp thích hợp nhằm tận dụng tối đa sản phẩm từ cây lúa, cũng như sử dụng các loại phân hữu cơ trên thị trường để đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu trong nghề trồng lúa và ứng dụng rơm rạ vào nông nghiệp hiệu quả hơn.

Rơm rạ sau những vụ mùa lúa thu hoạch, cứ nghĩ là phế phẩm nhưng thực tế lại có nhiều công dụng không ngờ. Ngoài việc làm thức ăn cho gia súc, trở thành nguyên liệu làm nấm rơm, che phủ cho cây trồng, rơm rạ còn là nguồn phân bón hữu cơ vô cùng có lợi, dùng để cải tạo đất trong vườn. Trong bài viết sau đây, Tanixa mời bà con nhà nông cùng tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong phân hữu cơ làm từ rơm rạ trong bài viết sau đây.

Sử dụng rơm rạ để cải tạo đất trong vườn là việc làm được nhiều bà con nhà nông ở khu vực miền tây nước ta chọn lựa suốt nhiều năm qua. Có thể nói, rơm rạ đã được chọn làm nguyên liệu phân bón không thể thiếu trong nhiều vụ mùa trồng hoa, cây ăn trái, cây rau màu,…

Rơm rạ là nguồn cung cấp nitơ cho cây gì năm 2024
Dùng rơm rạ ủ gốc cây trồng

Theo nhận xét của đa số người sử dụng, rơm rạ đem lại hiệu quả rất lớn trong việc ủ gốc cho cây trồng.

Có thể thấy, rơm rạ không hoàn toàn là một loại phế phẩm bỏ đi sau mỗi mùa vụ, thực tế rơm rạ chính là một giải pháp bền vững cần được áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp một cách lâu dài để cải tạo đất vườn

Phytolith trong rơm rạ

Silic còn được tìm thấy một lượng đáng kể trong rơm rạ, tồn tại dưới dạng Phytolith.

Phytolith là một dạng cấu trúc độc đáo được hình thành bên trong thực vật thông qua quá trình lắng đọng nguyên tố silic (Si) trên thành tế bào.

Silic đã được các nhà khoa học công nhận là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu thứ 17 và đóng vai trò thiết yếu đối với cây trồng và đất.

Qua phân tích của các nhà khoa học, trong rơm rạ có thể chứa từ 10-15% lượng Phytolith.

Khi hòa trộn rơm rạ vào đất, phần lớn phytolith sẽ hòa tan vào môi trường đất trong một thời gian ngắn và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về Silic của cây trồng.

Silic có khả năng tạo phức với Fe3+ và Al3+, giúp góp phần làm giảm độc tố do 2 nguyên tố này gây nên. Bên cạnh đó, Silic còn góp phần cải thiện độ pH đất và giúp hệ rễ cây phát triển mạnh mẽ.

Rơm rạ là nguồn cung cấp nitơ cho cây gì năm 2024
Tận dụng rơm rạ để cải tạo đất

Kali trong rơm rạ

Như được biết, mỗi năm Việt Nam đều phải nhập khẩu một lượng lớn phân bón Kali cho ngành nông nghiệp, tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong rơm rạ lại chưa một lượng Kali dồi dào.

Hiểu được vấn đề đó, ngày nay, bà con nhà nông cũng đã tận dụng rơm rạ và các loại tàn tro thực vật để cung cấp Kali cho cây trồng trong vườn.

Trên thực tế, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây lúa hấp thụ một lượng lớn nguyên tố kali trong. Lượng kali mà cây lúa hấp thu được có thể được tích luỹ trong các mô bào ở phần thân và lá của cây. Vì vậy, sau thu hoạch, lượng Kali sẽ tồn tại lượng lớn trong rơm rạ.

Rơm rạ không chỉ chứa lượng Kali mà còn có Nitơ, Photpho và một số nguyên tố khác

Một lợi thế quan trọng của rơm rạ là khả năng tạo mùn. Điều này xuất phát từ hàm lượng cellulose và lignin cao trong rơm rạ, đây cũng là hai thành phần quan trọng trong quá trình hình thành mùn trong đất.

Rơm rạ là nguồn cung cấp nitơ cho cây gì năm 2024
Trong rơm rạ chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất

Rơm rạ cũng là một môi trường chứa nhiều vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn Bacillus subtilis, được tìm thấy trong rơm rạ và cỏ khô.

Một ưu điểm khác của việc sử dụng rơm rạ là hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Thực tế đã chứng minh rằng việc sử dụng rơm rạ làm vật bảo vệ đất có thể ngăn chặn sự lan rộng của cỏ dại.

Từ những thông tin trên, ta có thể thấy rằng rơm rạ có nhiều ứng dụng khác nhau và không chỉ đơn thuần là một phế phẩm. Sử dụng rơm rạ mang lại hiệu quả lớn, góp phần cải thiện môi trường, không chỉ trong việc bảo vệ đất mà còn trong các mục đích khác.