Rau ngải cứu còn gọi là rau gì năm 2024

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh...

Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải [tiếng Tày], quá sú [Mông], co linh li [Thái]... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh...

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng ngải cứu:

Chữa kinh nguyệt không đều: 8g ngải cứu khô, đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa và tối. Hoặc ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 8g. Tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống khi thuốc còn ấm. Cả hai đơn thuốc trên nên uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.

Chữa đau đầu: Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng. Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.

Trị chứng đau bụng do lạnh: Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải cứu tươi 70g, hơ nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.

Theo lương y Vũ Quốc Trung [Hội Đông y Việt Nam]: Rau ngải cứu còn được gọi là ngải diệp. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.

Điều hòa kinh nguyệt

Trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12g [tối đa 20g] sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột [5-10g] hay dạng cao đặc [1-4g].

Nếu kinh nguyệt không đều thì hằng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Trị cảm cúm do ho lạnh

Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi[ hoặc quýt, chanh] nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút bắc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.

Giúp an thai

Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai.

Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú

Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi [hoặc khô], rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hằng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.

Trị mụn trứng cá

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho làn da mịn màng và trắng hồng.

Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ

Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn.

Điều trị suy nhược cơ thể

Lấy 250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g cây kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Sau đó, chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.

Trị đau lưng bằng rau ngải cứu

Theo Đông y, bạn có thể điều trị đau lưng do gai cột sống bằng cách sử dụng 250g ngải cứu tươi, 150ml dấm gạo cùng vài miếng vải mỏng, mềm.

Lấy ngải cứu đi rửa sạch, giã nát và trộn với giấm đã đun nóng. Đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa nên hâm nóng thuốc thường xuyên. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong vòng 15 ngày và thực hiện liên tục từ 3-5 tháng.

Nguồn: //danviet.vn/cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-loai-rau-dang-ngat-moc-o-khap-noi-5020213315583319.htm

Ngải cứu miền nam gọi là cây thuốc cứu hay còn gọi là ngải diệp để giải thích đơn giản tên gọi ta có thể hiểu như sau:

  • Khi phơi khô tán vụn đề làm mồi ngải được gọi là ngải.
  • Tác dụng chữa bệnh, dùng để cứu người nên gọi nó là cứu

Tag: Ngãi cứu miền nam, Cay ngai cuu mien nam goi la gi, rau ngai cuu mien nam goi la gi, ngải cứu trong miền nam gọi là gì

Rau ngải cứu còn được gọi là rau gì?

Theo lương y Vũ Quốc Trung [Hội Đông y Việt Nam]: Rau ngải cứu còn được gọi là ngải diệp. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.

Ngải cứu miền Tây gọi là gì?

Ngải cứu có tên gọi khác ngải diệp, thuốc cứu tuy nhiên tên gọi này phổ biến ở miền Nam hơn. Cây ngải cứu có chiều cao từ 0.4 - 1m, trong lá có tinh dầu, cây phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, Alaska và Bắc Mỹ.

Cây ngải cứu tên gì?

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Asteraceae [Cúc], Ngải cứu có nhiều tên gọi khác như Cây thuốc cứu, Ngải diệp, Quả sú [Hmông ], Nhả ngải [Tày], Ngỏi [Dao].

Cây ngải cứu ngót là cây gì?

Ngải cứu là cây thân cỏ, cây trưởng thành có thể cao từ 0.4 - 1m, thuộc họ cúc. Cây có khả năng sống lâu năm, mọc dại nên nhiều nơi coi là cỏ dại cần diệt trừ. Lá cây màu xanh, mặt dưới có một lớp lông nhung trắng, mọc lo le. Cây có mùi thơm đặc trưng, lá có tinh dầu.

Chủ Đề