Rái nhau chị em dâu nghĩa là gì

  • Yêu nhau là chị em gái

    Yêu nhau là chị em gái
    Rái nhau là chị em dâu
    Đánh nhau vỡ đầu là anh em rể.

Cùng thể loại:

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Học trò đi mò con gái

    Học trò đi mò con gái
    Thầy ở nhà xách dái chạy theo

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Học trò đi mò cá sặc

    Học trò đi mò cá sặc
    Thầy ở nhà cắt cặc nấu chua

  • Học trò đi vùa bánh cúng

    Học trò đi vùa bánh cúng
    Thầy ở nhà xách thúng chạy theo

  • Đời ôi nhiều nỗi bợn nhơ

    Đời ôi nhiều nỗi bợn nhơ
    Mã tà có chú hay quơ hay quào
    Giận ai gươm chúng phao vào
    Báo quan nhà nghịch, vây rào xét coi

  • Một đêm chẳng biết mấy chồng

    Một đêm chẳng biết mấy chồng
    Chà Và, Ma Ní cũng đồng “lội” qua
    Ngày thì hớn hở vào ra
    Ai xa xem thấy: chị Ba ngoắt vào

  • Cu cờm cu ngói cu xanh

    Cu cờm cu ngói cu xanh
    Cồ cồ xiêm, cồ cồ ta
    Ba nanh chuối sứ, ba nanh chuối già

  • Ra vào làm bộ hung hăng

    Ra vào làm bộ hung hăng
    Xét ra mới biết là thằng dọn cơm

  • Đáng thương mấy chú dọn bàn

    Đáng thương mấy chú dọn bàn
    Nhiễu điều giầy vớ, xênh xang với đời
    Đứa nghèo bắt chước làm hơi
    Tuy người quân tử sánh chơi không bằng

  • Lúa một chục trả một thiên

    Lúa một chục, trả một thiên
    Cho vay cắt cổ đừng phiền tại ai!

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Nếu không hiểu rõ con cu

    Nếu không hiểu rõ con cu
    Đọc vạn quyển sách vẫn ngu như bò

Có cùng từ khóa:

  • Áo rách thì để thịt ra

    Áo rách thì để thịt ra
    Chị gần không khỏi em xa không chào

  • Thắp đèn lên cho rạng nhà thờ

    Thắp đèn lên cho rạng nhà thờ
    Kẻo ông bà bên ngoại nói không ăn nhờ chi rể con

  • Xấu chả thì cũng xấu nem

    Xấu chả thì cũng xấu nem
    Xấu chị thì ít, xấu em thì nhiều

  • Làm rể chớ xào thịt trâu, làm dâu chớ xào rau muống

    Làm rể chớ xào thịt trâu,
    Làm dâu chớ xào rau muống

    Dị bản

    • Làm rể chớ xào thịt trâu,
      Làm dâu chớ đồ xôi lại

    • Làm rể chớ nấu thịt trâu,
      Làm dâu chớ rang cơm nguội

  • Lựa dâu sâu con mắt, lựa rể xể cái môi

    Lựa dâu sâu con mắt,
    Lựa rể xể cái môi

  • Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em

    Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em

  • Em đi đâu đó em ơi

    Em đi đâu đó em ơi
    Em đi gởi áo ra nơi chiến trường
    Chị còn chiếc áo trong rương
    Em đem gởi đến che sương cho người

  • Đèn hết dầu tim lại nhấp nhem

    Đèn hết dầu, tim lại nhấp nhem
    Em muốn về giữ niềm trung hiếu để mấy đứa em đặng nhờ

  • Chị em như chuối nhiều tàu

    Chị em như chuối nhiều tàu
    Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời

  • Chễm chệ như rể bà goá

    Chễm chệ như rể bà goá

  1. RáiSợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.

  2. Cá sặcMột loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...

    Khô cá sặc

  3. VùaGom góp hết về phía mình. Từ này ở miền Trung và miền Nam được phát âm thành dùa.

  4. Mã tàLính cảnh sát thời thuộc địa. Nguồn gốc của từ này đến nay vẫn chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ tiếng Mã Lai là mata-mata, có nghĩa là "cảnh sát," lại có người cho rằng xuất xứ từ này là matraque, tiếng Pháp nghĩa là cái dùi cui.

  5. Chà VàViệt hóa từ âm chữ Java, chỉ đảo Java ở Indonesia. Nhưng do từ xưa, người Việt chưa phân biệt rõ về địa lý và nhân chủng của khu vực biển đảo phía nam nên dùng từ "người Chà Và" để gọi chung những người có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia di cư đến Việt Nam.

  6. Ma NíCòn gọi Ma Ni, tức người từ Manille [thủ đô Philippines, xưa ta gọi là Phi Luật Tân, Lữ Tống], trước làm lính thuộc địa của Tây Ban Nha, được Pháp thuê trong thời kì đô hộ nước ta.

  7. Theo bài Tính chất phản kháng trong thơ văn bình dân Nam-kỳ thời Pháp thuộc của Long Điền: "Cồ cồ" tức coco là trái dừa, "ba nanh" tức banane là trái chuối. Quần chúng đã kết hợp tài tình hai thứ tiếng để chế giễu bọn bồi bếp, bọn ăn học chẳng ra gì nhưng lại được thực dân trọng dụng.

  8. Nhiễu điềuTấm nhiễu màu đỏ, dùng phủ lên những đồ vật quý để trang trí và che bụi.

  9. Quân tửHình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.

  10. ThiênĐơn vị đo lường thóc gạo. Mỗi thiên bằng một trăm giạ.

  11. "Tinh thần khoa trương, tự hào của người lưu dân cũng được thấy biểu lộ trong ngôn ngữ thường nhật bằng cách ngoa ngữ, nghĩa là họ nói quá đi. [...] Thí dụ như 10 giạ lúa thì gọi là "một trăm lúa"; còn 100 giạ thì gọi là "một thiên lúa", tức 1000 giạ." [Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu]

  12. ChiGì [phương ngữ Trung và Nam Bộ].

  13. Câu này có ý trách cái tình bạc bẽo của con rể.

  14. ChảMón ăn làm từ thịt, cá hay tôm băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng, dùng để ăn kèm cơm hay bún, bánh cuốn, bánh phở. Ở miền Bắc, món này được gọi là chả.

    Chả quế

  15. NemMột món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá [lá ổi, lá sung...] và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ [Hà Đông], làng Vẽ [Hà Nội], Quảng Yên [Quảng Ninh], Thanh Hóa, Đông Ba [Huế], Ninh Hòa [Khánh Hòa], Thủ Đức [thành phố Hồ Chí Minh], Lai Vung [Đồng Tháp]...

    Nem chua

  16. Làm rể chớ xào thịt trâu, làm dâu chớ xào rau muốngThịt trâu và rau muống khi chế biến qua lửa sẽ ngót lại rất nhiều, nên người xào hai món này dễ bị hiểu lầm là ăn vụng.

  17. Vải lĩnhCòn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc [gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài] và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.

    Khăn nhỏ, đuôi gà cao
    Lưng đeo dải yếm đào
    Quần lĩnh, áo the mới
    Tay cầm nón quai thao
    [Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp]

    Vải lãnh Mỹ A

  18. RươngHòm để đựng đồ [sách vở, quần áo...] hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.

    Cái rương

  19. TimBấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm [tim của lửa đèn]. Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.

    Đèn dầu

  20. ĐặngĐược, để, nhằm [từ cũ, phương ngữ].

Chủ Đề