Ra máu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày

Chưa đến tháng mà bị ra máu hay còn gọi là hiện tượng ra máu trước kỳ kinh. Hiện tượng này khiến nhiều chị em lo lắng, bất an, có chị em ra máu trước kỳ kinh 2 ngày, nhưng có những chị em ra máu trước kỳ kinh 5 ngày. Thực chất hiện tượng này không gây quá nhiều ảnh hưởng nhưng nếu hiểu rõ sẽ giúp chị em bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

Nguyên nhân chưa đến tháng mà bị ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chưa đến tháng mà bị ra máu nhưng nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn hormone, chấn thương vùng kín, tổn thương cơ quan sinh sản, mang thai…

  • Thay đổi, bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc tránh thai: Khi sử dụng hoặc thay đổi các loại thuốc tránh thai lượng Estrogen giúp bảo vệ niêm mạc tử cung có sự mất cân bằng dẫn tới ra máu. Hiện tượng này có thể kết thúc sau 1 đến 2 tháng.
  • Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp: Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa hormone progesterone và estrogen, điều này có thể sẽ khiến bạn bị ra máu, nếu lượng máu ra ít thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm và không có nhiều lo ngại.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Khi thấy căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm sản sinh ra lượng Cortisol, từ đó cơ thể cũng giải phóng progestin và estrogen khiến kinh nguyệt có sự thay đổi và ra máu trước kỳ kinh.
  • Mang thai: Thường là do bạn quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ. Khi mang thai, tinh trùng có thể làm tổ từ 10 đến 15 ngày, lượng máu có thể xuất hiện rải rác. Để biết chắc chắn bạn có mang thai hay không bạn có thể đi khám và làm xét nghiệm.
  • Rụng trứng: Chưa đến tháng mà bị ra máu cũng có thể do bạn đang chuẩn bị rụng trứng, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường vì nó là dấu hiệu thụ thai tốt.
  • Mắc bệnh u xơ tử cung, suy giáp: Nếu bạn thấy ra máu trước kỳ kinh kèm theo hiện tượng đau vùng chậu, đau khi quan hệ thì rất có thể bạn bị mắc u xơ tử cung, ngoài ra hiện tượng này còn cảnh báo dấu hiệu suy giáp. Triệu chứng kèm theo khi bị suy giáp là cảm thấy lạnh, mệt mỏi, rụng tóc kéo dài…
  • Bị mang thai ngoài tử cung

Phân biệt máu báo và kinh nguyệt

Một vài nguyên nhân chưa đến tháng mà bị ra máu là do kinh nguyệt nhưng cũng có 1 vài trường hợp ra máu báo khi mang thai. Bạn cần phải phân biệt, nhận biết hiện tượng này để có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng về bản chất máu báo khác với máu kinh nguyệt ở lượng máu. Khi quan sát kỹ bạn sẽ thấy máu báo thường xuất hiện thành vệt và không nhiều như máu kinh nguyệt.

Máu báo có màu mờ nhạt hơn hoặc trong máu có vệt nhầy, máu báo thường xuất hiện sau khi thức dậy, tập thể dục hoặc sau khi quan hệ tình dục. Một số trường hợp ra máu khi đi vệ sinh máu kèm màu nâu sậm hoặc đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc quần lót.

Một số trường hợp ra nhiều máu và lặp lại nhiều lần bạn hãy ghi lại và đến tư vấn các bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Xem Thêm : Hết kinh nhưng quan hệ vẫn ra máu nâu là bệnh gì ? Nguy hiểm không ?

Chưa đến tháng mà bị ra máu có nguy hiểm không?

Khi chưa đến tháng mà bị ra máu cần được theo dõi các triệu chứng kèm theo. Nếu hiện tượng ra máu này có thể tự mất sau 1 đến 2 ngày thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và không có hiện tượng giảm thì cần được khám chữa càng sớm càng tốt.

Hiện tượng ra máu khi chưa đến tháng có nguy hiểm hay không còn phải tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh, tùy thuộc từng nguyên nhân và mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng khác nhau.

Chị em nên đặc biệt lưu ý khi đây là triệu chứng của những bệnh phụ khoa u xơ tử cung, tuyến giáp, viêm âm đạo, tổn thương âm đạo, chửa ngoài tử cung… trong đó lưu ý nhất là chửa ngoài tử cung nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể vỡ tử cung và nguy hiểm đến tính mạng.

Trong trường hợp nếu ra máu do mang thai chị em nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đồng thời tăng cường bảo vệ sức khỏe để giúp thai nhi phát triển tối ưu, sức khỏe của mẹ cũng được đảm bảo.

Xem Thêm : Đi tiểu buốt và ra máu ở nữ sau quan hệ là bệnh gì và nguy hiểm không ?

Cách khắc phục chưa đến tháng mà bị ra máu

Để khắc phục chưa đến tháng mà bị ra máu trước hết chị em cần phải đi thăm khám sức khỏe, chị em có thể đến các bác sĩ nội chuyên khoa, các bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa, trung tâm y tế cộng đồng…

Bạn có thể loại trừ một số các nguyên nhân tại nhà như sử dụng que thử thai, sử dụng băng vệ sinh để chắc chắn chảy máu âm đạo chứ không phải mắc các bệnh về hậu môn trực tràng. Tuy nhiên, chắc chắn nhất vẫn là thăm khám các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Các bác sĩ có thể tiến hành siêu âm, thử máu, thử nước tiểu, xét nghiệm… sau khi có kết quả bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên hoặc điều trị nếu cần thiết.

Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản bằng cách:

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau củ, trái cây…
  • Nên thể dục thể thao nhẹ nhàng
  • Giữ tâm lý thoải mái
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không nên thụt rửa âm đạo…
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Theo dõi số lần ra máu, số lượng máu
  • Không nên làm việc nặng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Chưa đến tháng đã bị ra máu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, đó có thể là nguyên nhân tích cực nhưng cũng có thể là nguyên nhân tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bạn nên đi khám hoặc tư vấn các bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể tư vấn miễn phí các bác sĩ uy tín theo số điện thoại: 0243.9656.999

Xuất huyết tử cung thường chỉ xảy ra khi phụ nữ đến kỳ hành kinh, tuy nhiên do rối loạn hoặc bệnh lý phụ khoa nào đó gây ra chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng. Đây có thể là hiện tượng bất thường mà chị em cần theo dõi và đi thăm khám ngay để chẩn đoán nguyên nhân, điều trị.

1. Nguyên nhân gây ra máu khi chưa đến kỳ kinh nguyệt

Khí hư bình thường có màu trắng đục hoặc trong, có thể vàng nhạt hoặc dai như lòng trắng trứng gà tùy từng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi âm đạo ra dịch màu hồng nhạt hoặc đỏ nghĩa là có chứa huyết sắc tố, thường chỉ xuất hiện khi phụ nữ hành kinh.

Xuất huyết khi chưa đến kỳ kinh có thể do nhiều nguyên nhân

Tuy nhiên nếu chưa đến kỳ hành kinh bị ra máu âm đạo thì cần chú ý một số nguyên nhân sau:

1.1. Rối loạn kinh nguyệt

Số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt thường không cố định, một số người bị rối loạn kinh nguyệt sẽ có nhiều chu kỳ ngắn hoặc dài hơn bình thường. Dịch âm đạo chứa lượng nhỏ máu xuất hiện sớm có thể báo hiệu thời điểm kỳ kinh bắt đầu, sau đó máu kinh sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt như: tâm lý căng thẳng, cân nặng, tuổi mãn kinh,... Đều tình trạng này xảy ra thường xuyên khiến bạn không thể tính toán chu kỳ kinh nguyệt hoặc khó có thai, hãy đi khám để tìm nguyên nhân.

1.2. Ra máu do dùng biện pháp tránh thai

Một số trường hợp chị em mới bắt đầu dùng phương pháp tránh thai nội tiết gây mất cân bằng estrogen trong cơ thể dẫn đến dịch tiết âm đạo màu hồng nhạt hoặc xuất hiện đốm máu. Đa phần trường hợp này không nguy hiểm nhưng chị em vẫn cần theo dõi thêm, đồng thời ngưng sử dụng thuốc tránh thai và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Dùng biện pháp tránh thai nội tiết có thể gây ra máu hồng

1.3. Ra máu do quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục mạnh bạo hoặc chấn thương xảy ra ở gần vùng kín có thể gây chảy máu bên trong, sau đó máu theo dịch âm đạo đẩy ra ngoài. Nếu tổn thương nhẹ, bạn không gặp quá nhiều đau đớn thì cần tự theo dõi tại nhà, nếu chảy quá nhiều máu âm đạo thì cần đi khám sớm.

1.4. Ra máu báo thai

Quá trình làm tổ khi trứng đã được thụ tinh, di chuyển đến thành tử cung để tạo thành tổ ở nội mạc tử cung cũng thường gây tình trạng chảy máu nhẹ, mẹ sẽ thấy có khí hư màu hồng. Tình trạng này thường xuất hiện từ 10 - 14 ngày kể từ khi thụ tinh thành công.

Nếu bạn quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ, xuất hiện dịch tiết màu hồng trong khoảng thời gian nghi ngờ này thì nên tự thử thai tại nhà. Ngoài ra, có thể kiểm tra thêm các dấu hiệu mang thai sớm khác như: ốm nghén, đau ngực, đi tiểu thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, thèm ăn hoặc chán ăn,...

1.5. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là dạng u lành tính, phát triển trong buồng trứng có thể tự biến mất hoặc phát triển lớn dần. U nang buồng trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, gây chảy máu bất thường ở âm đạo.

Ra máu hồng chưa đến kỳ kinh có thể do thai ngoài tử cung

1.6. Thai ngoài tử cung

Nếu đang nghi ngờ có thai nhưng dấu hiệu ra máu âm đạo, đau vùng bụng dưới,... thì cần kiểm tra, có thể đây là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Các trường hợp này cần được xử lý sớm, nếu thai tiếp tục phát triển lớn có thể vỡ và đe dọa đến tính mạng của mẹ.

1.7. Chảy máu âm đạo là dấu hiệu sảy thai

Nếu thai nhỏ bị sảy thai, sản phụ sẽ thấy các dấu hiệu như: xuất huyết âm đạo nhiều hoặc lượng nhỏ một, có mô thai hoặc kinh nguyệt giống như cục máu đông thoát ra ngoài, đau âm ỉ vùng bụng dưới, dịch tiết âm đạo màu nâu, chóng mặt, mất máu,...

1.8. Viêm nhiễm vùng kín

Các bệnh viêm nhiễm vùng kín như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục,... có thể khiến âm đạo, cổ tử cung,... bị tổn thương. Hậu quả là dịch âm đạo bất thường cả về màu sắc và mùi, đôi khí có lẫn máu màu đỏ hoặc hồng tươi.

Viêm nhiễm vùng kín có thể gây chảy máu ra ngoài cùng dịch tiết

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch âm đạo màu hồng dù chưa đến chu kỳ kinh nguyệt. Chị em phụ nữ cần theo dõi thêm dấu hiệu này, kiểm tra máu có chảy nhiều không, có đi kèm triệu chứng bất thường khác không?... Nếu nghi ngờ do nguyên nhân bệnh lý, cần sớm đi khám để điều trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

2. Xử lý thế nào khi chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng?

Khi chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng nghi ngờ do nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân cần phối hợp cung cấp thông tin với bác sĩ để chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Một số thông tin cần thiết bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo xuất hiện như thế nào, tần suất bao nhiêu, lượng máu có nhiều hay không?

  • Tiền sử bệnh lý liên quan.

  • Đã từng phẫu thuật tử cung hay âm đạo hay chưa?

  • Chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? Chu kỳ gần nhất khi nào?

  • Có dấu hiệu bất thường khác như đau tức bụng, quan hệ tình dục không an toàn, khí hư bất thường,...

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thử thai nếu nghi ngờ ra máu hồng là dấu hiệu sớm của mang thai. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết âm đạo, xét nghiệm chẩn đoán sẽ được yêu cầu.

Cần theo dõi và đi khám nếu dấu hiệu ra máu trước kỳ kinh bất thường

Dựa trên nguyên nhân gây chảy máu hồng khi chưa đến kỳ kinh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hoặc điều trị bệnh nếu cần thiết. Bạn không nên quá lo lắng, căng thẳng khiến sức khỏe giảm sút, hầu hết trường hợp ra khí hư có máu không quá nguy hiểm.

Chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng có thể do nhiều nguyên nhân. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán cụ thể và điều trị kịp thời nếu do bệnh lý. Hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn.

Video liên quan

Chủ Đề