Quy trình kiểm tra đánh giá năng lực người học

Tiếp tục chuỗi bài về “Năng lực”, “Năng lực tự học“, Hoa tiêu tri thức đề cập tiếp đến nội dung “Đánh giá năng lực người học” theo yêu cầu của bạn đọc. Trong bài viết này sẽ đề cập đến nguyên tắc đánh giá năng lực, mục đích, phương pháp và công cụ đánh giá năng lực người học.

1. Nguyên tắc đánh giá năng lực

Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đánh giá kết quả học tập của người học không tập trung vào kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học mà phải đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào trong thực tiễn. Vì vậy, khi đánh giá cần chú ý các nguyên tắc sau [2]: đảm bảo độ tin cậy, đảm bảo tính giá trị, đảm bảo tính linh hoạt, đảm bảo tính công bằng, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính toàn diện, phát triển người học, đánh giá trong bối cảnh thực tiễn.

2. Mục đích đánh giá năng lực

Đánh giá năng lực bao gồm các mục đích cơ bản [3]:

– Đánh giá, giám sát sự tiến bộ của người học theo chuẩn đầu ra của chương trình.

– Xác định vùng phát triển gần của người học để thiết lập kế hoạch can thiệp trong quá trình giảng dạy trên lớp nhằm hỗ trợ người học có thể chuyển sang vùng phát triển gần trên cơ sở đường phát triển năng lực.

– Báo cáo thành tích, sự tiến bộ về khả năng của người học, xây dựng hồ sơ học tập về các kỹ năng của người học trong suốt khóa học.

– Cung cấp thông tin cho việc đánh giá, xem xét lại sự phù hợp của chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và chất lượng của chương trình dạy học được sử dụng.

3. Phương pháp và công cụ đánh giá năng lực

Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Phương [3], các thông tin về năng lực người học cần được thu thập trong suốt thời gian học tập, được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp đánh giá năng lực được phân chia thành 11 nhóm phương pháp chủ yếu:

[1] đặt câu hỏi;

[2] đối thoại trên lớp;

[3] phản hồi thường xuyên;

[4] phản ánh;

[5] đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá;

[6] sử dụng thang năng lực;

[7] sử dụng bảng kiểm danh sách các hành vi;

[8] đánh giá tình huống;

[9] phương pháp trắc nghiệm;

[10] hồ sơ học tập;

[11] đánh giá thực.

Đối với HS, phương pháp và công cụ thường được sử dụng trong đánh giá có thể là [4]:

Cách [1] Đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá

Đánh giá đồng đẳng là quá trình đánh giá giữa các người học với nhau, nhằm cung cấp các thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua việc làm này sẽ tạo cơ hội để nói chuyện, thảo luận, giải thích và thách thức lẫn nhau.

Tự đánh giá là quá trình người học tự trả lời cho các câu hỏi: tôi đã học những gì? Tôi đang biết những gì? Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa những điều tôi biết và cần biết? Bước tiếp theo cần đạt là gì? Tự đánh giá có thể giúp người học hiểu rõ cách mà các em muốn học. Nó sẽ cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa cho giáo viên về nhu cầu học tập của bản thân.

Cách [2] Sử dụng thang năng lực

Thang đánh giá mức độ phát triển năng lực thường là thang định danh, quy định thứ tự định tính về các đặc điểm hành vi cần quan sát đánh giá ở người học. Người đánh giá thiết lập danh sách bao gồm các hành vi cụ thể ở từng thành tố của năng lực để quan sát người học hoặc người học sử dụng để tự khẳng định xem mỗi hành vi đã thực hiện như thế nào.

Cách [3] Đánh giá tình huống

Đánh giá tình huống là đánh giá hiệu quả thực hiện của người học trong một tình huống liên quan đến kinh nghiệm làm việc thực tế. Đánh giá tình huống hiện nay được sử dụng trong đánh giá môn học, đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong đánh giá các khóa học tiếp cận năng lực và đào tạo nghề. Đánh giá tình huống được thể hiện qua một số hình thức sau: đánh giá trong tình huống mô phỏng [đóng vai, trò chơi, thực hành thí nghiệm, …], đánh giá trong tình huống thật.

Cách [4] Phương pháp trắc nghiệm

Trắc nghiệm là một phương pháp mà người học thể hiện sự am hiểu kiến thức, kỹ năng bằng cách viết những mô tả hoặc suy nghĩ của mình thông qua một hệ thống câu hỏi được giao. Những hình thức trắc nghiệm được dùng cho đánh giá năng lực là nhiều lựa chọn, trả lời ngắn, bài luận.

Cách [5] Hồ sơ học tập

Hồ sơ là tập hợp các bài tập, bài kiểm tra, bài thực hành, sản phẩm công việc, video, ảnh,… đã hoàn thành một cách tốt nhất. Chúng có thể sử dụng như là bằng chứng về quá trình học tập và sự tiến bộ, hồ sơ học tập giúp phát triển kỹ năng tổ chức, kỹ năng thể hiện, trình bày,… của người học.

Tham khảo thêm

  1. Phan Hoài Thanh [2020]. Thiết kế và sử dụng phần mềm tra cứu kiến thức hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. Trường Đại học Vinh. Nghệ An.
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2018], Chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.
  3. Nguyễn Thị Lan Phương [2016], Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
  4. Thái Hoài Minh [2018], Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học của các trường đại học, Luận án Tiến sĩ, trường ĐHSP Hà Nội.

Xác định mục đích đánh giá và lựa chọn năng lực cần đánh giá

Theo đó, mục đích đánh giá nhằm để xác định kết quả hình thành và phát triển năng lực nào đó ở học sinh, hay đánh giá cấp bằng, chứng chỉ...;

Đánh giá để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh nhằm giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển một năng lực nào đó ở học sinh;

Đánh giá để tìm hiểu xem học sinh đang có năng lực ở mức độ nào, từ đó điều chỉnh chương trình và phương pháp dạy học cho phù hợp.

Đánh giá năng lực người học là một khâu then chốt trong dạy học. Để đánh giá đúng năng lực người học, cần phải xác định được hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên ngành, xác định được các thành tố cấu thành năng lực và lựa chọn được những công cụ phù hợp để đánh giá, sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của năng lực.

Về lựa chọn năng lực đánh giá: Trong quá trình học tập, học sinh có thể cùng lúc thể hiện nhiều năng lực, nhưng giáo viên chỉ nên tập trung vào một hoặc một vài năng lực chính, đặc trưng.

Ví dụ, trong bài thực hành, chủ yếu đánh giá năng lực thực nghiệm, trong bài lên lớp hình thành kiến thức mới, có thể đánh giá các năng lực hệ thống hóa kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.

Xác định các tiêu chí/kĩ năng thể hiện của năng lực

Sau khi lựa chọn năng lực cần đánh giá, giáo viên cần thiết kế các tiêu chí thể hiện năng lực đó. Các tiêu chí có thể là các lĩnh vực khác nhau, hoặc các kiến thức, kỹ năng, thái độ thể hiện năng lực.

Ví dụ, năng lực thực nghiệm, bao gồm các kỹ năng: Hình thành giả thiết nghiên cứu; thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, phân tích dữ liệu và rút ra kết luận.

Năng lực giải quyết vấn đề gồm: Phân tích tình huống trong học tập; phát hiện và nêu tình huống có vấn đề; xác định và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.

Xây dựng bảng kiểm đánh giá mức độ đạt được cho mỗi kĩ năng

Từ việc xác định được các kĩ năng thể hiện năng lực, đối với mỗi kĩ năng, cần phải tiếp tục xác định được các thao tác cấu thành kĩ năng và các mức độ thể hiện kĩ năng từ thấp đến cao.

Ở bước này, giáo viên cần có một "hình dung" hay "bản mô tả trước" về việc học sinh có thể thể hiện kĩ năng đó như thế nào. Đây là một việc rất quan trọng vì nó cho phép đánh giá được học sinh đang làm tốt ở mức độ nào. Thông thường, có thể xác định các mức độ cho từng thao tác của kĩ năng hoặc có thể xác định các mức độ cho toàn bộ kĩ năng đó.

Lựa chọn công cụ để đánh giá kĩ năng

Có rất nhiều công cụ có thể dùng để đánh giá kĩ năng. Một số công cụ phổ biến thường dùng, như câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập [bài tập ở lớp, bài tập ở nhà], bài thực hành, dự án học tập, báo cáo thực nghiệm, bảng kiểm, phiếu đánh giá, sản phẩm, trình diễn thực, phiếu hỏi, kịch bản phỏng vấn, mẫu phiếu quan sát...

Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số công cụ tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình đánh giá như: Hồ sơ học tập, phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

Mỗi công cụ đều có những ưu, nhược điểm và khả năng đo khác nhau. Để có thể đánh giá chính xác, cần lựa chọn được công cụ phù hợp cho phép đo được tối đa các mức độ thể hiện của kĩ năng. Đôi khi có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ để cùng đáng giá một kĩ năng.

Ví dụ: Đối với kĩ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức, công cụ đánh giá phù hợp có thể là bài tập [ví dụ yêu cầu học sinh lập bảng hệ thống hóa kiến thức hoặc yêu cầu học sinh đọc một đoạn thông tin và tóm tắt lại bằng bảng] và phiếu đánh giá sản phẩm của học sinh. Đối với kĩ năng làm thí nghiệm, công cụ đánh giá phù hợp có thể là phiếu quan sát hoặc bảng kiểm các thao tác.

Thiết kế công cụ đánh giá

Sau khi đã lựa chọn được một hoặc một vài công cụ phù hợp, cần thiết để công cụ sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của kĩ năng. Các bảng kiểm quan sát có thể được xây dựng dựa trên các thao tác của kĩ năng. 

Các bảng kiểm quan sát có thể được xây dựng dựa trên các thao tác của kĩ năng. Đối với các phiếu đánh giá, cần hình dung mỗi thao tác đó được thể hiện theo mức độ từ thấp đến cap như thế nào để xác định từ 3 - 5 mức độ đánh giá...

Thẩm định và hoàn thiện công cụ

Sau khi xây dựng xong công cụ đánh giá, cần kiểm định công cụ bằng cách cho học sinh làm thử để phát hiện xem công cụ đã dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh chưa, có thể điều chỉnh, thay đổi một vài tiêu chí hoặc chỉnh sửa công cụ nếu cần thiết.

Video liên quan

Chủ Đề