Quy trình hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội

Cử tri – đại biểu / Diễn đàn của đại biểu

A+ | A | A-

Vai trò của BHXH trong đảm bảo an sinh xã hội

Người đăng: Quản Trị Ngày đăng: 13:57 | 05/08 Lượt xem: 84907


Ở Việt Nam, chính sách BHXH ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1946, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước, như Sắc lệnh 27 năm 1947, Sắc lệnh 76, 77 năm 1950. Hiến pháp năm 1959, cơ sở pháp lý về BHXH được quy định rõ hơn, Chính phủ ban hành Nghị định 218/1961 quy định một số nội dung cụ thể về chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên chức.

Chính sách về BHXH ngày càng được ban hành đầy đủ, hoàn thiện hơn. Đến năm 2006, Quốc hội thông qua Luật BHXH đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa các quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước về BHXH. Chính sách BHXH đã phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, tạo điều kiện để mọi người lao động đều có thể tham gia BHXH. Với việc bổ sung thêm hình thức bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn mục tiêu an sinh xã hội.


Tính đến tháng 12/2013, cả nước có 10.881.065 người tham gia BHXH bắt buộc, với số thu 105.018 tỷ đồng [không bao gồm lãi chậm đóng BHXH], tăng 2,8% so với dự toán được giao. Trong đó số tiền nợ chậm đóng BHXH là 4.752 tỷ đồng, chiếm 4,3% số phải thu. Số chi ước tính xấp xỉ gần 70% số thu. Số người tham gia BHXH tự nguyện ước 173.584 người [tăng 29,7% so với cùng kỳ 2012], với số thu khoảng 552 tỷ đồng [vượt 12,7% dự toán được giao], cân đối thu chi xấp xỉ 18%. Bảo hiểm thất nghiệp với số người tham gia khoảng 8.676.081 người, số thu 10.095 tỷ đồng, vượt 2,5 so với dự toán, cân đối thu, chi ước trên 36%. Chi cho quản lý bộ máy khoảng 3.718,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách, chế độ BHXH cũng gặp không ít khó khăn, với nhiều bất cập và không còn phù hợp, như: việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn chậm, nhất là đối với đối tượng tham gia tự nguyện, thực tế mới chỉ có khoảng 0,3% số đối tượng thuộc diện tự nguyện tham gia. Tỷ lệ người lao động tham gia BHXH còn thấp, hiện tại mới chỉ chiếm khoảng 20% lực lượng lao động trong xã hội. Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH còn xảy ra khá phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [chiếm trên 70% số nợ] đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động. Thiếu chế tài xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Một số quy định trong chế độ BHXH hiện hành như BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, quản lý quỹ BHXH, chi phí quản lý, đóng – hưởng BHXH còn mất cân đối, tỷ lệ người tham gia BHXH cho một người hưởng lương hưu ngày càng thấp [theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 1996 có 217 người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu, năm 2000 là 34 người, năm 2004 là 19 người, năm 2009 là 11 người thì đến năm 2012 chỉ còn 9,3 người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu]. Tuổi nghỉ hưu thấp dẫn tới thời gian đóng BHXH ngắn, trên thực tế tuổi nghỉ hưu bình quân ở nước ta năm 2012 chỉ là 54,2 tuổi, trong đó nam là 55,6 tuổi, nữ là 52,6 tuổi. Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ với số thu có xu hướng tăng nhanh và rút ngắn dần khoảng cách; nếu như năm 2007, tỷ trọng số chi so với số thu chỉ chiếm 57,2% thì sang năm 2008 con số này là 73,7%, năm 2009 là 81,8%, năm 2010 là 76,3%, năm 2011 là 77%, đến năm 2013 ước là 76,6% [tỷ lệ này giảm do có sự điều chỉnh tăng tỷ lệ đóng góp thêm 2% mỗi năm từ 2010 đến nay]. Vì vậy, trong tương lai không xa, sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH, sẽ có hàng triệu người lao động đến tuổi nghỉ hưu không có thu nhập từ lương hưu.

Với quan điểm hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa nhà nước, xã hội và người dân, đảm bảo sự bền vững và công bằng, vai trò, sứ mệnh của BHXH trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng, hướng tới tăng cường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, BHXH là trụ cột trong các chính sách chủ đạo về an sinh xã hội. Để làm được điều này, BHXH luôn phải đi trước một bước trong việc đổi mới chính sách, chế độ, linh hoạt, đa dạng cả về hình thức, mục tiêu, đảm bảo tính công bằng, bền vững. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 phải có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định chính sách an sinh xã hội, chính sách BHXH trong hầu hết các quy định về quyền cơ bản chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người và đều hướng đến đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Điều 34, Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội”. Điều 59 quy định “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội…”

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 cũng đã chỉ rõ: Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu trí, tử tuất…khuyến khích, tạo điều thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm; đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương.

Trách nhiệm nặng nề, cấp bách đang đặt ra đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách BHXH Việt Nam là phải sớm có giải pháp cụ thể và đồng bộ, sửa đổi chính sách, pháp luật về BHXH, nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập, những khó khăn, tồn tại, tiếp tục củng cố, hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách về BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế trong tình hình mới, đảm bảo BHXH phải phát huy đúng vai trò là trụ cột quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội.

Phương Hiền

[Trở về]

Các tin mới:

123456

Triển khai hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh trong tháng 9 năm 2022 [Ngày đăng: 14:55 | 23/08 ]
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Nam Giang [Ngày đăng: 14:02 | 19/08 ]
Xây dựng một nghị trường sôi động, hiệu quả, có sức sống [Ngày đăng: 10:07 | 17/08 ]
Cử tri Hiệp Đức kiến nghị bố trí nơi ở mới cho các hộ dân sống gần hồ thủy điện Sông Tranh 4 [Ngày đăng: 19:22 | 12/08 ]
Tăng cường sự gắn kết trong hoạt động cơ quan dân cử các cấp [Ngày đăng: 10:41 | 29/07 ]
Bảo đảm vị trí chính trị và độc lập trong hoạt động [Ngày đăng: 10:40 | 04/07 ]
"Áo mặc sao qua khỏi đầu" [Ngày đăng: 17:06 | 01/07 ]

Các tin khác:

1234567

Điểm mới trong Dự thảo Luật Ban hành văn bản QPPL [Ngày đăng: 16:08 | 31/07 ]
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” [Ngày đăng: 16:36 | 09/06 ]
Góp ý dự thảo Luật Đầu tư công [Ngày đăng: 7:38 | 03/06 ]
Hoạt động thanh tra chuyên ngành còn nhiều bất cập [Ngày đăng: 13:48 | 17/04 ]
Đại biểu chuyên trách - chủ công trong hoạt động HĐND [Ngày đăng: 8:52 | 22/01 ]
Công tác tuyên truyền miệng [Ngày đăng: 10:33 | 16/10 ]
Khen thưởng trong hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước - Tại sao không? [Ngày đăng: 10:37 | 23/09 ]

Video liên quan

Chủ Đề