Quy chế chi tiêu Quỹ khoa học công nghệ

Điều kiện trích lập quỹ khoa học công nghệ của Doanh nghiệp; Cách hạch toán trích lập quỹ khoa học công nghệ…theo quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ của Bộ tài chính và Bộ khoa học công nghệ.

Căn cứ theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ KHCN và Bộ tài chính: Hướng dẫn nội dung chi và quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật [sau đây gọi chung là doanh nghiệp], các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. “Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp” là quy chế do doanh nghiệp xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu như: xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do doanh nghiệp thực hiện. Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được hướng dẫn tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC.

I. Quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp

1. Quỹ có thể tổ chức dưới một trong hai hình thức như sau

a] Thành lập tổ chức không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp.

b] Không thành lập tổ chức Quỹ và do cán bộ của doanh nghiệp kiêm nhiệm thực hiện các hoạt động.

2. Hình thức tổ chức của Quỹ do cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định.

3. Khi doanh nghiệp thành lập Quỹ theo một trong hai hình thức quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp gửi Quyết định thành lập Quỹ cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Quỹ.

 -> Doanh nghiệp gửi Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cùng thời Điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹ trong kỳ trích lập đầu tiên.

4. Hàng năm doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCNBTC.

– Trường hợp các tổng công ty, công ty mẹ có Quỹ được hình thành từ nguồn Điều chuyển Quỹ của công ty con, doanh nghiệp thành viên hoặc ngược lại thì đơn vị nhận Điều chuyển và sử dụng Quỹ phải báo cáo tình hình nhận Điều chuyển và sử dụng số tiền Quỹ được Điều chuyển. Báo cáo phải ghi rõ năm trích lập nguồn Quỹ được Điều chuyển và nhận Điều chuyển

II. Mức trích lập Qũy khoa học công nghệ

1. Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, cụ thể

a] Đối với DN nhà nước: Từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ để lập Quỹ. Tỷ lệ trích cụ thể căn cứ vào khả năng và nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;

b] Đối với Doanh nghiệp khác [Không phải DN nhà nước]: Tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ;

– Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ xuống Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên; Điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ.

Việc Điều chuyển và tỷ lệ Điều chuyển nguồn giữa các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ với các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên và ngược lại do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc [người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp] quyết định trên cơ sở tỷ lệ trích Quỹ, nhu cầu đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ tại các công ty con, doanh nghiệp thành viên và nhu cầu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của toàn hệ thống.

Việc Điều chuyển Quỹ quy định tại Khoản này chỉ áp dụng đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn.

Việc Điều chuyển Quỹ quy định tại Khoản này không áp dụng đối với các trường hợp sau:

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Điều chuyển cho công ty mẹ ở nước ngoài;

– Công ty mẹ ở Việt Nam Điều chuyển cho công ty con ở nước ngoài.

III. Xử lý Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết và sử dụng không đúng Mục đích

– Trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập, tổng số tiền đã sử dụng và số tiền nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế không hết 70% số quỹ đã trích lập kể cả nhận Điều chuyển [nếu có] thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên số tiền Quỹ còn lại và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

– Tùy theo loại hình doanh nghiệp, số tiền trích lập Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết 70% trong thời hạn 05 năm kể từ năm trích lập hoặc sửdụng không đúng Mục đích sẽ được xử lý như sau: Đối với các doanh nghiệp khác [Không là DN nhà nước]:

– Các doanh nghiệp khác [không phải là doanh nghiệp nhà nước] được quyền đóng góp vào các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế.

– Trường hợp doanh nghiệp không đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố hoặc có đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nhưng Quỹ không được sử dụng, sử dụng không hết 70% số quỹ [bao gồm cả phần có đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nếu có] hoặc sử dụng Quỹ không đúng Mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên Khoản thu nhập đã trích lập Quỹ mà không sử dụng, sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng Mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

IV. Cách hạch toán trích lập quỹ khoa học công nghệ

a] Trong năm khi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý kinh doanh [Nếu theo TT 133]

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh [Nếu theo TT 200]

Có TK 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

b] Khi chi tiêu Quỹ PTKH&CN phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các Tài khoản 111, 112, 331…

c] Khi sử dụng Quỹ PTKH&CN để trang trải cho hoạt động sản xuất thử sản phẩm:

– Kế toán tập hợp chi phí sản xuất thử, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 152, 331…

– Khi bán sản phẩm sản xuất thử, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [nếu có]

– Chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu từ bán sản phẩm sản xuất thử được điều chỉnh tăng, giảm Quỹ, ghi:

+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi tăng Quỹ PTKH&CN, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 356 – Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử nhỏ hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi ngược lại bút toán trên.

d] Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ:

– Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 211, 213 [nguyên giá]

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 112, 331… Đồng thời, ghi:

Nợ TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ.

– Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 Hao mòn TSCĐ.

– Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ:

+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ [giá trị còn lại]

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [giá trị hao mòn]

Có các TK 211 – Tài sản cố định

+ Ghi nhận số tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp [33311].

+ Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 112, 331..

– Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ [phần giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết]

Có TK 711 – Thu nhập khác.

– Kể từ thời điểm TSCĐ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Kế toán CAF chúc các bạn thành công.

Mục lục bài viết

  • 1. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp là gì?
  • 2. Quy chếkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp là gì?
  • 3. Mẫu quy chếkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp
  • 4. Nghĩa vụ báo cáo trích lậpQuỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
  • 5. Mẫu báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Nội dung được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Cơ sở pháp lý:

- Nghị định 218/2013/NĐ-CP

- Thông tư 12/2016/TT-BKHCN

1. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp là gì?

Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệcủa doanh nghiệp được thành lập tại các doanh nghiệp nhằm mục đíchthực hiện nhiệm vụkhoa học và công nghệtheo quy định tại Thông tư 12/2016/TT-BKHCN.

2. Quy chếkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp là gì?

Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệplà quy chế do doanh nghiệp xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu như: xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do doanh nghiệp thực hiện.

Doanh nghiệp gửi Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cùng thời Điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹ trong kỳ trích lập đầu tiên.

3. Mẫu quy chếkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp

>>> Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

CÔNG TY……………………
QUỸ PHÁT TRIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

... ngày ...tháng...năm...

QUY CH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP

- Căn cứ Thông tư ...

- Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động Quỹ phát triểnkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số ...;

- Căn cứ………

[Người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp]ban hành Quy chế hoạt động khoa học và công nghệ như sau:

Điều 1.Ni dung sử dngQuỹ phát triển khoa hc và công nghcủa doanh nghiệp

Nguồn vốn của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp[gọi tắt là Quỹ] dùng để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ sau đây:

1. Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ [gọi tắt là nhiệm vụ KH&CN].

2. Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Điều 2. Quy trình triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN

1. Quy trình trin khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

Các nhiệm vụ KH&CNphải thông qua Hội đồngkhoa học và côngnghệ của doanh nghiệp [gọi tắt là Hội đồng KH&CN] đánh giá xét chọn, thẩm định và nghiệm thu, cụ thể như sau:

a. Giai đoạn đề xuất:

- Trên cơ sở nhu cầu nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các cá nhân [gọi tắt là CNĐT] vàđơn vị [gọi tắt là CQCT] xây dựng Phiếu đề xuất và thuyết minh nhiệm vụ KH&CN, gửi cho Quỹ đểđăng ký xét chọn.

b. Giai đoạn xét chọn:

- Quỹ tổng hợp danh sách các nhiệm vụ KH&CN đăng ký, đề xuất thành viên tham gia Hội đồng KH&CN và trình Chủ tịch Quỹ ban hành Quyết định thành lập Hội đồng KH&CN.

- Quỹ chuẩn bị công tác tổ chức họp Hội đồng KH&CN: tài liệu liên quan, thời gian, địa Điểm, mời các thành viên Hội đồng.

-Hội đồng KH&CN họp, tiến hành đánh giá các đề xuất và kết luận về việc đề xuất triển khai hoặc không triển khai nhiệm vụ.

- Chương trình họp Hội đồng xét chọn:

▪Ủyviên thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội đồng xét chọn, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.

▪ Chủ tịch Hội đồng xét duyệt chủ trì buổi họp.

▪ CNĐT và CQCT trình bày tóm tắt Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN.

▪ Các thành viên Hội đồng xét duyệt thảo luận, đánh giá nhiệm vụ theo mẫu Phiếu đánh giá xét chọn và gửi lại choỦyviên thư ký.

▪ CNĐT và CQCT trảlời các ý kiến của Hội đồng [nếu có].

▪ Trên cơ sở các ý kiến của các thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng xét duyệt kết luận đề nghị cho triển khai hoặc không cho triểnkhai nhiệm vụ KH&CN.

▪Ủyviên Thư ký Hội đồng xét duyệt tổng hợp ý kiến phát biểu của các thành viên, kết luận của Chủ tịch Hội đồng và lập Biên bản họp Hội đồng xét chọn.

-CNĐT và CQCT gửi lại Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng [nếu có] cho Quỹ.

c. Giai đoạn thẩm định:

- Quỹ giao cho đơn vị chức năng tiến hành thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN được Hội đồng KH&CN đề xuất triển khai và trình cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp xem xét.

- Cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp xem xét và quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được đề xuất triển khai.

- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ KH&CN bao gồm các nộidung:

▪ Thông tin nhiệm vụ KH&CN được duyệt triển khai: tên nhiệm vụ KH&CN, CNĐT và CQCT.

▪ Tổng kinh phí nhiệm vụ KH&CN, trong đó ghi rõ kinh phí từ Quỹ phát triển KH&CN và tiến độ cấp kinh phí.

▪ Thời gian thực hiện nhiệm vụ KH&CN, thời gian nghiệm thu.

▪ Sản phẩm bàn giao của nhiệm vụ KH&CN sau khi nghiệm thu: quy trình công nghệ, máy móc thiết bị, báo cáo kết quả nghiên cứu.

- Quỹ thông báo đến CNĐT và CQCT kết quả xét chọn của nhiệm vụ KH&CN.

d. Giai đoạn triển khai thực hiện:

- Cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ KH&CN thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt. Đề xuất và kiến nghị với Quỹ nếu có các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Quỹ giám sát việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

đ. Giai đoạn nghiệm thu:

- CNĐT và CQCT chuẩn bị Báo cáo nghiệm thu và hồ sơ quyết toán nhiệm vụ KH&CN gửi cho Quỹ.

- Quỹ tổng hợp các nhiệm vụ KH&CN nghiệm thu, đề xuất thành viên tham giahội đồng KH&CN nghiệm thu và trình Chủ tịch Quỹ ban hành Quyết định thành lập Hội đồng KH&CN nghiệm thu.

- Quỹ chuẩn bị công tác tổ chức họp Hội đồng KH&CN nghiệm thu: tài liệu liên quan, thời gian, địa Điểm, mời các thành viên Hội đồng.

- Hội đồng KH&CN nghiệm thu tiến hành đánh giá kết quả nhiệm vụ và báo cáo Quỹ về kết quả nghiệm thu.

- Chương trình họp Hội đồng KH&CN nghiệm thu:

▪Ủyviên thư ký Hội đồng KH&CN đọc Quyết định thành lập Hội đồng KH&CN nghiệm thu, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu thamdự.

▪ Chủ tịch Hội đồng KH&CN nghiệm thu chủ trì buổi họp.

▪ CNĐT và CQCT trình bày tóm tắt Báo cáo nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN.

▪ Các thành viên Hội đồng nghiệm thu thảo luận, đánh giá theo Phiếu đánh giá nghiệm thu và gửi lại choỦyviên thư ký.

▪ CNĐT và CQCT trả lời các ý kiến của Hội đồng KH&CN [nếu có].

▪ Trên cơ sở các ý kiến của các thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồngKH&CN nghiệm thu kết luận nhiệm vụ KH&CN được nghiệm thu hoặc cần được chỉnh sửa, hoàn thiện thêm.

▪Ủyviên Thư ký Hội đồng nghiệm thu tổng hợp ý kiến phát biểu của các thành viên, kết luận của Chủ tịch Hội đồng và lập Biên bản họp Hội đồng KH&CN nghiệm thu.

▪ CNĐT và CQCT gửi cho Quỹ hồ sơ quyết toán và báo cáo nghiệm thu đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng [nếu có].

- Quỹ xem xét hồ sơ Quyết toán, Báo cáo nghiệm thu hoàn chỉnh của nhiệm vụ KH&CN, gửi các bộ phận chức năng liên quan để trình Chủ tịch Quỹ thông qua.

2. Hội đồng khoa họccông ngh:

- Hội đồng KH&CN xét duyệt/nghiệm thu có số thành viên tối thiểu là 5 người, trong đó có từ 1 đến 2 thành viên là ủy viên phản biện, bao gồm các cán bộ có kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp, tài chính và trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ mà nhiệm vụ KH&CN đề xuất giải quyết. Hội đồng KH&CN được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Quỹ.

- Doanh nghiệp có thểthuê chuyên gia ngoài doanh nghiệp tham gia đánhgiá.

- Mỗi Hội đồng KH&CN có thểtư vấn cho một [01] hoặc một số nhiệm vụ KH&CN [trong trường hợp các nhiệm vụ KH&CN cùng lĩnh vực].

- Thành phần Hội đồng KH&CN xét chọn/nghiệm thu phải đảm bảo có ít nhất 50% sốthành viên không công tác tại cơ quan chủ trì đề tài, trong đó có ít nhất 2 thành viên là các chuyên gia có uy tín, trình độ, chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học và công nghệ được giao tư vấn, thành viên còn lại là các nhà quản lý.

- Hội đồng KH&CN xét chọn/nghiệm thu gồm: 01 Chủ tịch, [có thể có 01 Phó Chủ tịch], 01 hoặc 02Ủyviên phản biện, 01Ủyviên thư ký và cácỦyviên khác.Ủyviên thư kýHội đồng là thành viên Quỹ, có nhiệm vụ: chuẩn bị các buổi họp của Hội đồng, ghi biên bản họp, đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt [nếu có] và các nhiệm vụ khác theo quy định.

- Nguyên tắc đánh giá nhiệm vụ KH&CN:

▪ Mỗi thành viên Hội đồng nhận xét và cho Điểm nhiệm vụ KH&CN theo Phiếuđánhgiá.

▪ Điểm trung bình của nhiệm vụ KH&CN bằng tổng số Điểm của các thành viên/tổng số thành viên dự họp Hội đồng.

▪ Nếu có phiếu đánh giá có sự chênh lệch Điểm từ 30% so với Điểm trung bình của Hội đồng thì Phiếu đánh giá đó không có giá trị và bị loại bỏ.

▪ Cách xếp hạng nhiệm vụ KH&CN:

+ Không đạt: số Điểm trung bình < 50

+ Đạt: số Điểm trung bình từ 50 - 69

+ Hạng khá: Điểm trung bình từ 70 - 89

+ Hạng xuất sắc: Điểm trung bình từ 90 - 100

- Đối với mỗi nhiệm vụ KH&CN, thành phần Hội đồng từ khi xét chọn đến khi nghiệm thu [đặc biệt làỦyviên phản biện] được giữ cố định, nếu có thay đổi thì số thành viên thay đổi không vượt quá 1/3 số thành viên ban đầu.

Điều 3. Khoánthựchin nhim vKH&CN

- Nhiệm vụ KH&CN được khoán chi theo một trong hai phương thức sau:

+ Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;

+ Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần.

- Nhiệm vụ được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi đáp ứng đồng thời các Điều kiện sau:

+ Nhiệm vụ CNĐT và CQCT nhiệm vụ thuyết minh và đề xuất thực hiện phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;

+ Sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ đã được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng hoặc quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng;

- Các nhiệm vụ không đủ Điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần. Các phần công việc khoán chi, phần công việc không khoán chi được xác định trên cơ sở thuyết minh của CQCT và CNĐT.

+ Các phần công việc được giao khoán

a] Công lao động trực tiếp, gồm: công lao động cho các chức danh nghiên cứu; thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ.

b] Hội thảo khoa học, công tác trong nước phục vụ hoạt động nghiên cứu.

c] Điều tra, khảo sát thu thập số liệu.

d] Mua nguyênliệu, nhiên liệu, vậttư, phụtùng phục vụ hoạt động nghiên cứu đã được doanh nghiệp ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.

đ] Mua dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, năng lượng, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo; dịch vụ thuê ngoài; văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in, phô tô tài liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu.

e] Các công việc khác liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện nhiệm vụ.

+ Các phần công việc không được giao khoán

a] Mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu [vật liệu, hóa chất], phụ tùng phục vụ hoạt động nghiên cứu chưa được doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.

b] Sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, bao gồm: Mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu; sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu.

c] Đoàn ra.

Điều 4. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

- Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

- Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản hồi ý kiến về Quỹ đểxem xét, chỉnh sửa và trình người có thẩm quyền cao nhất doanh nghiệp ban hành./.

Người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp
[Ký, họ tên, đóng dấu]

4. Nghĩa vụ báo cáo trích lậpQuỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Điều 18 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như sau:

Việc trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tạiĐiều 17 Luật thuế thu nhập doanh nghiệpvàKhoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài việc thực hiện trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Luật này còn phải đảm bảo tỷ lệ trích quỹ tối thiểu quy định tại Luật khoa học và công nghệ.

Hàng năm, doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học theo quy định trên đây và lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mẫu Báo cáo trích lập, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp do Bộ Tài chính quy định.

Hàng năm doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ theoMẫu số 02của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp các tổng công ty, công ty mẹ có Quỹ được hình thành từ nguồn Điều chuyển Quỹ của công ty con, doanh nghiệp thành viên hoặc ngược lại thì đơn vị nhận Điều chuyển và sử dụng Quỹ phải báo cáo tình hình nhận Điều chuyển và sử dụng sốtiền Quỹ được Điều chuyển. Báo cáo phải ghi rõ năm trích lập nguồn Quỹ được Điều chuyển và nhận Điều chuyển.

Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ được gửi đến cho các cơ quan theo quy định tạiKhoản 1 Điều 11 Nghị định số 95/2014/NĐ-CPngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Thời hạn nộp báo cáo cùng thời Điểm nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm của doanh nghiệp.

5. Mẫu báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

>>> Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

BÁO CÁO TRÍCH LẬP, ĐIỀU CHUYỂN VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
[Kèm theo tờ khai Quyết toán thuế TNDN số03/TNDN]
Kỳ tính thuế: từ……….đến…………

Tên người nộp thuế:……………………………………………………………………………….

Mã số thuế:

I. Xác định số trích lập Quỹ phát trin khoa học và công nghệ trong kỳ tính thuế:

1. Mức trích lập:…………………………….

2. Số tiền trích lập:…………………………..đồng

II. Theo dõi việc Điều chuyển, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghcác kỳ tính thuế trước và kỳ này:

STT

Năm trích lập

Mức tríchlập trongkỳtính thuế

Sốtiền trích lập trong kỳ tính thuế

Sốnhận Điều chuyển trong kỳ tính thuế

SốĐiều chuyển trong kỳ tính thuế

Sốtiền đã sử dụng trong kỳ tính thuế trước

Sốtiền đã sử dụng trong kỳ tính thuế này

Số tiền được chuyển sang các kỳ tính thuế sau

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8]

[9]=[4]+[5]-[6]-[7]-[8]

1

2

….

…..

…..

Tổng cộng

Tài liệu kèm theo:

- Bản liệt kê các Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Bản liệt kê các Hợpđồng dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ;

- Bản liệt kê các hoạt động khoa học và công nghệ của Quỹ trong kỳ tính thuế.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số: …….

……ngày...tháng...năm……
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
[Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu [nếu có]]

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề