Quản lý xử lý chất thải rắn tỉnh yên bái

Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên là một trong 12 lò đốt CTRSH đầu tiên của tỉnh Yên Bái theo Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái vừa chính thức bàn giao công trình lò đốt chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên (Yên Bái).

Đây là một trong 12 lò đốt CTRSH đầu tiên của tỉnh Yên Bái theo Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Lò đốt rác xã Đông Cuông là công trình xử lý rác thải sử dụng công nghệ đốt đầu tiên trên địa bàn tỉnh với công suất 1 tấn/giờ, tổng đầu tư 5,3 tỷ đồng và là một trong số 12 lò đốt sẽ đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, làm cơ sở tỉnh tiếp tục đầu tư các lò đốt tiếp theo trong thời gian tới.

Quản lý xử lý chất thải rắn tỉnh yên bái

Theo đề án, ngay sau khi được UBND tỉnh Yên Bái cho phép nghiên cứu, lập đề xuất chủ trương đầu tư từ cuối năm 2019, Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã chủ động thăm quan, khảo sát các công nghệ xử lý rác thải bằng công nghệ đốt khác nhau trên địa bàn các tỉnh như: Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hòa Bình…

Trên cơ sở kết quả khảo sát, tham quan ngày 09/10/2021, Sở TN&MT đã phối hợp với UBND huyện Văn Yên, UBND xã Đông Cuông và các đơn vị tư vấn, nhà thầu tổ chức khởi công dự án xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt cụm xã Đông Cuông, Mậu Đông và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên. Lò đốt được đầu tư trên 5 tỷ đồng, với công suất tối đa 24 tấn/ngày.

Ngày 08/12/2021, Sở TN&MT đã phối hợp với nhà thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị lò đốt và đơn vị tư vấn độc lập tiến hành chạy thử lò đốt để thực hiện quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý bụi, khí thải của thiết bị lò đốt phục vụ công tác nghiệm thu công trình để đưa vào vận hành chính thức.

Công trình được đưa vào sử dụng từ ngày 31/12/2021. Kết quả quan trắc cho thấy tất cả các thông số quan trắc về bụi, khí thải của thiết bị đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 61-MT:2016/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2025, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đầu tư 11 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố để thay thế toàn bộ các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Đề án sẽ tiến hành đồng thời các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH); mở rộng mạng lưới thu gom, vận chuyển xử lý chất thải; thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; tạo cơ sở pháp lý kinh tế và kỹ thuật cho việc hoạch định các chương trình, dự án đầu tư nhằm tăng cường và nâng cao tỷ lệ CTRSH được thu gom và xử lý tập trung đảm bảo các quy định của pháp luật, góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.

Quản lý xử lý chất thải rắn tỉnh yên bái

Yên Bái tăng cường các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Với mục tiêu đến năm 2025, đối với khu vực đô thị 93% tổng lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp sản xuất phân hữu cơ, phấn đấu tỷ lệ xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom. Sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt hoặc thay thế cho túi nilon khó phân hủy.

Đối với khu vực nông thôn, 80% lượng chất thải phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu môi trường. Trong đó, trên 50% lượng chất thải phát sinh được thu gom, xử lý tập trung; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân.

Cùng với đó, 95% các bãi chôn lấp CTRSH tại khu vực nông thôn đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất; phấn đấu 100% các bãi chôn lấp chất thải tự phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

Đến hết năm 2030, phấn đấu tỷ lệ CTRSH được thu gom, vận chuyển xử lý tập trung ở khu vực đô thị đạt tối thiểu 95%; khu vực nông thôn đạt 60%; sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các chợ, cửa hàng tạp hóa, cơ sở kinh doanh thương mại phục vụ cho các mục đích sinh hoạt thay thế túi nilon khó phân hủy.

Theo đề án, để thực hiện được điều đó, thứ nhất, cần tăng cường năng lực quản lý nhà nước về CTRSH: Đổi mới, hoàn thiện và thực hiện cơ chế, chính sách, quy hoạch CTRSH; hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; đầu tư trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển và ứng dụng, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý CTRSH.

Thứ hai, tăng cường năng lực xử lý CTRSH: Đầu tư các khu xử lý CTRSH tập trung; có biện pháp xử lý chất thải đối với địa bàn không có hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý tập trung; đầu tư nâng cấp, cải tạo các khu xử lý hiện đại; đóng cửa các bãi chôn lấp.

Thứ ba, cần tăng cường nâng cao nhận thức, sự tham gia và trách nhiệm của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.