Phương pháp phỏng vấn trong dạy học

(Last Updated On: 09/09/2021 By Lytuong.net)

Phương pháp phỏng vấn

Khái niệm

Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của người trả lời và toàn bộ hành vi của họ.

Người đi phỏng vấn cần căn cứ vào hai nguồn thông tin này để xác định chính xác câu trả lời và sau đó tiến hành ghi chép. Khi có mâu thuẫn giữa trả lời và hành vi thì ta phải đưa ra câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của thông tin.

Có hai loại phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm.

Trong nghiên cứu Xã hội học, người ta thường chia phương pháp này thành hai dạng:

Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa: được thực hiện theo một trình tự nhất định với một nội dung đã được vạch sẵn, dùng để hỏi mọi đối tượng giống

+ Ưu điểm: Số liệu thu thập có thể so sánh trực tiếp với nhau. Dễ tổng hợp với việc kiểm định giả thuyết.

+ Nhược điểm: Yêu cầu theo trình tự gò bó nên ít khi dùng để điều tra về tâm lý. Mặt khác đòi hỏi việc xây dựng các câu hỏi, sắp xếp trật tự các câu hỏi, cũng như cách thức tiến hành phải được quy định chặt chẽ.

Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa (phỏng vấn tự do): Là một cuộc đàm thoại tự do theo một chủ đề đã được vạch sẵn. Tùy theo tình huống cụ thể mà đưa ra các nội dung câu hỏi khác nhau, đồng thời để thu thập được lượng thông tin mông muốn, người phỏng vấn có thể sử dụng các câu hỏi khác nhau chứ không nhất thiết phải theo một trật tự nào.

+ Ưu điểm: Tạo tâm lý thoải mái cho người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

+ Nhược điểm: Đòi hỏi người phỏng vấn phải có trình độ học vấn cao, biết nói chuyện và lái câu chuyện theo đúng phương hướng.

Ngoài ra, trong nghiên cứu Xã hội học còn có dạng phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm hiểu một vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội hóc búa nào đó.

Yêu cầu:

  • Trong Xã hội học, phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo, phải sử dụng một cách khôn khéo các câu hỏi chức năng và câu hỏi tâm lý xen kẽ vào bảng hỏi.
  • Người đi phỏng vấn phải có một trình độ nhất định, phải am hiểu các lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực đang nghiên cứu.
  • Người phỏng vấn phải biết lái câu chuyện theo chủ đề đưa ra, không đi xa khỏi ý đồ thu nhận thông tin mà không phải làm mất lòng người được phỏng vấn.
  • Để cho cuộc phỏng vấn thu được kết quả tối ưu, trong mọi tình huống của các cuộc phỏng vấn luôn đòi hỏi người phỏng vấn có sự ứng xử linh hoạt, sáng tạo.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Phương pháp phỏng vấn trong dạy học

Đây là tài liệu tôi biên soạn dựa trên kiến thức của khoá huấn luyện giảng viên phương pháp do Thầy Ulirch Lipp (Đức) giảng dạy.

Phương pháp phỏng vấn trong dạy học

Phần 1:

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

Phương pháp phỏng vấn nhanh

Đây là phương pháp giảng viên sử dụng để nắm bắt nhanh câu trả lời và thu hút sự chú ý của người học vào nội dung bài giảng.  Phỏng vấn nhanh không mất nhiều thời gian nhưng tạo sự giao tiếp năng động, làm cho không khí lớp học hứng thú hơn. Phương pháp này cũng có thể giúp giảng viên thăm dò hiểu biết của người học về một vấn đề nhất định.

  1. Kỹ năng sử dụng phương pháp

Phương pháp này không mất nhiều thời gian (khoảng 1~3 phút), có thể sử dụng trong nhiều thời điểm, giảng viên chủ động trong quá trình vận dụng.

Đây là phương pháp có thể dùng kết hợp với các phương pháp khác để tạo không khí và hiệu quả giảng dạy.

Nguyên tắc:

Giảng viên chỉ nêu 1 câu hỏi để nhiều học viên trả lời, không hỏi thêm, không bình luận. Mỗi học viên chỉ trả lời một ý ngắn gọn, ý kiến trả lời mang tính đại diện.

 Các loại câu hỏi :

Câu hỏi đóng, là loại câu hỏi mà người trả lời không có nhiều lựa chọn, họ chỉ có thể trả lời khẳng đinh hoặc phủ định vấn đề: đúng – sai; có – không; đồng ý – phản đối; …câu hỏi này dùng trong trường hợp người học phải đưa ra quan điểm rõ ràng.

Câu hỏi mở, là câu hỏi mà người trả lời có nhiều cách bắt đầu, nó giúp người học nêu ra những ý kiến, góc độ của mình, người trả lời có quyền lý giải.

Có nhiều cách đặt câu hỏi mở, ví dụ cần lời giải thích về vấn đề nào đó có thể bắt đầu bằng từ Tại sao? Như thế nào?. Muốn biết quan điểm của người học thì có thể hỏi Theo anh/chi… ? Muốn liệt kê thì yêu cầu: Nêu các….

Chủ đề Câu hỏi đóng Câu hỏi mở
An toàn giao thông  1. Xe ô tô có phải là phương tiện gây tai nạn nhiều nhất hiện nay không?

2. Anh/chị có thích đi làm bằng xe buýt không?

1. Tại sao ô tô đang là loại phương tiện gây nhiều tai nạn ở Việt Nam ?

2. Đâu là nguyên nhân dẫn đến ô tô gây tai nạn như hiện nay?

3. Anh/chị nghĩ gì về tại nạn do ô tô gây ra?

Môi trường đô thị 1. Bạn có thích sống ở thành phố không ? 1.Tại sao nhiều người không thích sống ở thành phố?

2. Bạn thấy nguồn nước sinh hoạt ở Hà Nội như thế nào?

Giảng viên chuẩn bị trước câu hỏi theo kế hoạch bài giảng. Câu hỏi vừa với khả năng của người học, không nên đặt câu hỏi khó, ai cũng có thể tham gia trả lời.

Bước 1: Thuyết trình dẫn dắt, nêu câu hỏi   

Giảng viên khi nêu câu hỏi phải rõ ràng, đảm bảo cho mọi người đều hiểu. Hãy để người học có thời gian suy nghĩ và sẵn sàng trả lời. Yêu cầu câu trả lời ngắn gọn, mỗi câu trả lời chỉ một ý.

Bước 2 : Học viên trả lời

Lần lượt từ 5~8 học viên sẽ trả lời câu hỏi, có thể mời những học viên chủ độ xin phát biểu, tuy nhiên cách này có thể chỉ tập trung ở một nhóm người học. Tốt nhất giảng viên chủ động lấy câu trả lời mang tính đại diện bao quát các khu vực. Tùy vào lớp đông hay ít người để giảng viên linh hoạt quyết định số người trả lời.

Bước 3: Giảng viên kêt luận

Vì là phỏng vấn nhanh nên giảng viên cũng kết thúc phương pháp này nhanh gọn, đưa ra kết luận bao quát chủ đề rồi tiếp tục dẫn dắt người học vào nội dung bài giảng.

Giảng viên thường không chuẩn bị câu hỏi trước dẫn đến hỏi không rõ ràng, và hay dùng câu hỏi đóng.

Để áp dụng tốt phương pháp này giảng viên nên rèn kỹ năng đặt câu hỏi phù hợp để dẫn dắt nội dung. Những câu hỏi đó nằm trong tiến trình giảng dạy có chủ đích. Khi giao tiếp giảng viên nên cởi mở, khuyến khích sự tham gia của người học không bình luận câu trả lời của người học.

Đây là phương pháp giảng viên áp dụng linh hoạt vì nó tốn ít thời gian, có thể sử dụng khi mở đầu cho một bài giảng, bắt đầu vào phần nội dung mới, neo chốt lại nội dung đã học…

pháp này còn được gọi với tên khác :  Tia chớp, Phát vấn hay Radio Hà Nội

Phương pháp Hỏi – đáp

Giảng viên sử dụng phương pháp này để kích thích sự tham gia của người học vào bài giảng, cùng chia sẻ những hiểu biết về chủ đề, làm cho người học nhớ kiến thức. Giảng viên sẽ thu được những câu trả lời từ nhiều góc độ, làm phong phú thêm tri thức trong giáo trình. Giảng viên thay vì truyền đạt nội dung một chiều thì đã dẫn dắt người học bằng phương pháp hỏi đáp để mọi người cùng chia sẻ.

Để tham gia trả lời người học phải có thời gian suy nghĩ thậm chí có thể hỏi lại giảng viên hoặc những học viên khác những điều đề chưa rõ, do đó phương pháp này giúp người học chủ động và tích cực khi tiếp thu kiến thức.

  1. Kỹ năng sử dụng phương pháp

Cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa 2 phương pháp phỏng vấn nhanh và hỏi – đáp vì cả hai đều dùng câu hỏi và trả lời.

Phân biệt Phỏng vấn nhanh Hỏi – đáp
Câu hỏi Chỉ có 1 câu hỏi của giảng viên. Có một câu hỏi chính và có những câu hỏi phụ.

Học viên cũng có thể nêu câu hỏi trong quá trình trả lời.

Câu trả lời Ngắn gọn, mỗi học viên chỉ trả lời một ý. Có thể phân tích, lý giải, tranh luận vấn đề.
Thời gian Ít thời gian, chỉ cần 1~3 phút. Nhiều thời gian hơn 5~10 phút.

Nên chọn một nội dung trong bài giảng phù hợp với phương pháp này, nội dung nên là những phần có thể liên hệ với thực tiễn để người học có thể đưa ra ý kiến thậm chí có những ý kiến trái chiều cho sôi nổi. Giảng viên không chỉ nêu câu hỏi đầu tiên mà còn dẫn dắt để người học tham gia. Nếu có các câu hỏi phụ của người học thì giảng viên phải chú ý để khỏi lệch trọng tâm của cuộc hỏi đáp.

Câu hỏi chính giảng viên chuẩn bị trước, đến khi áp dụng phương pháp thì đưa ra, nên dùng câu hỏi mở. Có thể hiển thị câu hỏi trên bảng để người học luôn biết trọng tâm trao đổi.

Khi có những quan điểm đối lập thì giảng viên nên đảm bảo sự khách quan, luôn tôn trọng  ý kiến của người học, định hướng nội dung vào khung lý thuyết.

Chốt lại kến thức phần hỏi đáp cần ngắn gọn, giảng viên không phân tích lại những điều học viên đã nói.

Bước 1: Thuyết trình vào chủ đề

Trong bước này giảng viên cần nêu ngắn gọn điều mình muốn đề cập, nên khai thác những chủ đề đang được mọi người quan tâm để gắn thực tiễn cuộc sống vào bài giảng

Bước 2: Nêu câu hỏi

Câu hỏi rõ ràng và phù hợp nội dung bài giảng, nên chuẩn bị câu hỏi ngắn gọn.

Bước 3: Cho học viên suy nghĩ

Hãy để học viên có đủ thời gian suy nghĩ và sẵn sàng tham gia, tránh sau khi đặt câu hỏi yêu cầu người học trả lời ngay.

Bước 4: Học viên trả lời và tranh luận

Nên bắt đầu bằng những học viên xin phát biểu trước, tuy nhiên cũng cần chú ý có những người nói quá dài. Giảng viên lắng nghe và kiểm soát thời gian một cách khoa học. Nên kết nối ý tưởng của mọi người để so sánh tìm ra những điểm mới. Những câu hỏi phụ được đưa ra nếu chủ đề học viên trả lời trầm lắng.

Bước 5: Giảng viên kết luận

Là điểm neo chốt lại kiến thức sau khi trao đổi, thường ngắn gọn khái quát vấn đề để người học nhớ.

Không nên đặt câu hỏi từ chính đề mục của bài giảng, điều này làm học viên khó trả lời vì nó liên quan đến khái niệm mang tính khái quát cao. Ví dụ, bài giảng về văn hóa thì giảng viên đặt câu hỏi: văn hóa là gì? Bài giảng về tôn giáo thì hỏi: tôn giáo là gì? Những dạng câu hỏi này làm người học lo lắng không biết mình nói có đúng khái niệm không, hoặc họ phải giở tài liệu để trả lời cho đúng.

Các câu hỏi thảo luận nên hướng tới những vấn đề liên quan đến cuộc sống xã hội để người học có thể phát biểu dưới góc độ của mình.

Ví dụ, thay vì hỏi tôn giáo là gì thì có thể tìm hiểu xem hiện nay đang có vấn đề gì thuộc lĩnh vực tôn giáo ảnh hưởng đến xã hội, hoặc được xã hội quan tâm. Chẳng hạn: Tại sao sau tết âm lịch rất nhiều người dân đi lễ chùa? Sau phần hỏi – đáp này thì giảng viên sẽ chốt lại vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.

Phương pháp Làm việc nhóm

Làm việc nhóm là hình thức chia lớp học thành các nhóm để người học được thảo luận về các chủ đề mà giảng viên yêu cầu. Kết quả thảo luận được trình bày trước lớp qua đó tìm ra những vấn đề chung nhất để khái quát nội dung muốn truyền đạt.

Làm việc nhóm giờ đây được sử dụng phổ biến trong nhiều hoạt động, với giáo dục người học được tham gia làm chủ không gian thảo luận để có thêm kỹ năng chia sẻ thông tin và phối hợp hợp với đồng đội.

  1. Mục đích, ý nghĩa khi sử dụng

Đây là phương pháp mà giảng viên dành nhiều thời gian cho người học làm việc để đạt được mục đích nắm kiến thức sâu hơn về một nội dung. Phương pháp này tạo không khí học sôi nổi vì các nhóm cùng thảo luận và cạnh tranh với nhau. Đây cũng là cách khai thác những giá trị từ người học để nội dung bài giảng phong phú và gần thực tiễn.

  1. Kỹ năng sử dụng phương pháp

Giảng viên phải định trước nội dung các nhóm sẽ làm việc và hình dung nhiệm vụ của họ khi điều hành trên lớp.

Khi lập kế hoạch bài giảng, giảng viên cần cần chọn phần nội dung phù hợp với làm việc nhóm. Những câu hỏi giúp giảng viên lựa chọn nội dung và phương pháp:

Tại sao lại phải cho thảo luận phần này?

Nội dung này thì người học có tham gia làm việc sôi nổi không?

Có đủ thời gian cho các nhóm làm việc?

Không gian lớp học có đủ chỗ cho các nhóm làm việc không?

Kết quả thảo luận của các nhóm sẽ hiển thị như thế nào?

Cần những phương tiện gì để các nhóm làm việc?

Như vậy, làm việc nhóm là phương pháp giảng viên cần tính toán các điều kiện trước khi quyết định sử dụng và đưa vào kế hoạch bài giảng. Tùy vào số lượng người học để dự tính thời gian cho phù hợp.

Ví dụ, lớp có 35 người thì có thể chia làm 5 nhóm và thời gian cần:

Giáo viên thuyết trình giao nhiệm vụ, chia nhóm: 3 phút.

Các nhóm làm việc: 15 phút.

Đại diện nhóm lên trình bày: 3 phút X 5 nhóm = 15 phút

Giảng viên chốt lại kiến thức: 3 phút

Tổng số thời gian: khoảng 35~40 phút cho vận hành phương pháp này.

Một số cách chia nhóm:

Chia theo vị trí ngồi: cứ 2 bàn gần nhau thì nhập thành một nhóm, hoặc cứ 7 người ngồi liên nhau thì thành một nhóm…

Cách chia này người học đỡ mất thời gian di chuyển, hình thứ thành nhóm nhanh. Áp dụng với lớp đông người.

Chia nhóm theo danh sách: cứ theo thứ tự danh sách, từ 1-7 là nhóm 1, từ 8-15 là nhóm 2… đây là cách chia thuận lợi về mặt quản lý cho giảng viên tuy nhiên cũng có những bất hợp lý khi thực hiện.

Chia theo bốc thăm: giảng viên chuẩn bị trước các quy định về nhóm, ví dụ, ai bốc vào số 1 thì vào nhóm 1, ai số 2 thì là nhóm 2… hay là ai có màu xanh thì vào nhóm 1, ai bốc vào màu đỏ thì nhóm 2…đây là cách chia tình cở nhưng sẽ làm xáo trộn và người học phải di chuyển tìm nhóm nên có thể mất thêm thời gian.

Chia nhóm theo tiêu chí:: giảng viên định ra tiêu chí nhóm để hoạt động hiệu quả. Ví dụ, tìm ra 5 trưởng nhóm là những người giỏi về lĩnh vực nào đó, rồi phân các thành viên về các nhóm trưởng phụ trách.

Chia nhóm tự nguyện: người học tự nguyện lập các nhóm theo sở thích riêng.

Bước 1: Giảng viên thuyết trình, nêu chủ đề thảo luận

Chủ đề nêu ra phải rõ ràng và phù hợp nội dung bài giảng, chủ đề nên được hiển thị trên bảng. Lựa chọn phần nội dung người học có thể thảo luận, chẳng hạn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó hay thảo luận để có giải pháp cho một vấn đề…

Bước 2: Giao nhiệm vụ

Vì số lượng người học đông nên giảng viên phải giao nhiệm vụ rõ ràng trước khi chia nhóm, nếu chia nhóm rồi mới giao nhiệm vụ lớp học sẽ ồn ào ít người chú ý. Nhiệm vụ được ghi lên bảng để mọi người nhìn thấy.

Giao nhiệm vụ bao gồm: các nhóm phải làm gì, thời gian thảo luận trong bao lâu? Đại diện nhóm trình bày bao lâu? Kết quả làm việc nhóm được trình bày thế nào? Và vị trí các nhóm làm việc.

Bước 3: Chia nhóm

Các nhóm không nên chia đông quá, chỉ nên từ 5~7 người, vỉ nếu đông quá có người sẽ không tham gia. Giảng viên có thể chỉ định trưởng nhóm hoặc do các nhóm bầu ra.

Bước 4: Các nhóm làm việc

Trưởng nhóm sẽ điều hành cuộc thảo luận của nhóm mình và cử người ghi chép kết quả. Giảng viên bao quát toàn bộ hoạt động của các nhóm và giúp đỡ họ khi có yêu cầu.Có thể đôn đốc và nhắc nhở thời gian để đảm bảo thời lượng các hoạt động.

Bước 5: Đại diện nhóm trình bày

Mỗi nhóm có khoảng từ 3~5 phút để trình bày kết quả của nhóm mình, các thành viên có thể bổ sung ý kiến và dành thời gian cho các câu hỏi phản biện.

Bước 6: Giảng viên tổng kết

Giảng viên đánh giá lại tinh thần làm việc chung của các nhóm, khái quát lại chủ đề và những điều cần neo chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Đây là phương pháp đòi hỏi giảng viên phải có kỹ năng điều hành để đảm bảo tính khoa học, tránh tình trạng các nhóm làm việc không hiệu quả. Vì thời gian áp dụng phương pháp này tương đối nhiều nên phải tính thời điểm cho thích hợp, có thể sau thời gian thảo luận cho các nhóm giải lao sau đó vào trình bày kết quả. Trong lúc giải lao các nhóm tích cực vẫn có thể trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ.

Nếu thời gian giảng 1 buổi sáng chỉ nên áp dụng phương pháp làm việc nhóm 1 lần. Giảng viên nên chuẩn bị trước các nội dung tổng kết sau khi các nhóm trình bày và neo chốt kiến thức ngắn gon.

Tạo không khí thân thiện khi các nhóm thảo luận, giảng viên nên tôn trọng những ý tưởng độc đáo, mới lạ.

Phương pháp Tình huống

 Giới thiệu phương pháp Tình huống

Là phương pháp giảng viên xây dựng tình huống giả định hoặc một tình huống thật trong thực tế để người học phân tích đưa ra hướng giải quyết qua đó chuyển tải nội dung bài học sinh động.

Tình huống này luôn gắn với những vấn đề nội dung bài giảng, thay vì truyền đạt lý thuyết khô cứng thì giảng viên đã thiết kế tình huống gắn với thực tiễn để người học tham gia. Từ những quan điểm giải quyết tình huống khác nhau mà người học tiếp thu lý thuyết có hiệu quả.

Tùy vào từng đối tượng người học để giảng viên thiết kế tình huống phù hợp với khả năng giải quyết của họ.

Khi thiết kế tình huống thì chú ý tới bối cảnh câu chuyện, nhân vật, hành động và những mâu thuẫn, kịch tính cần giải quyết từ đó đặt người học vào vị trí các nhân vật để đưa ra quan điểm và cách giải quyết của mình.

  1. Mục đích, ý nghĩa sử dụng phương pháp

Phương pháp này hướng tới kỹ năng giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học. Thông qua tình huống giảng viên đưa ra những vấn đề lý thuyết cần truyền đạt. Đây là phương pháp tích cực dựa trên nguyên tắc bài giảng gắn với thực tế và học viên chủ động tham gia.

  1. Kỹ năng thiết kế và sử dụng phương pháp

Đây là phương pháp có sự chuẩn bị tình huống từ trước, nó được thiết kế dựa trên phần nội dung mà giảng viên muốn truyền đạt.

Giảng viên có thể đặt câu hỏi khi thiết kế tình huống:

Học viên sẽ cần kỹ năng và khung lý thuyết nào để giải quyết tình huống này?

Trong thực tế khi giải quyết tình huống này thì sẽ gặp khó khăn gì?

Liệu tình huống có tạo ra tranh luận của người học?

Gợi ý xây dựng tình huống:

Bối cảnh: nên xây dựng bối cảnh gần gũi với người học, có thể câu chuyện xảy ra ở một tổ dân phố, một xóm vùng cao, một cuộc họp ban giám đốc công ty, trong một trường học… bối cảnh là không gian chính để các nhân vật xuất hiện trước khi xảy ra các tình huống.

Nhân vật: nhân vật cũng cần đại diện cho một hoàn cảnh gần với thực tế, những xung đột trong câu chuyện giống như những gì xung quanh chúng ta. Ví dụ tranh chấp đất đai khi giải phóng mặt bằng một bên là chủ tịch xã, một bên là hộ nông dân nghèo…

Hành động các nhân vật: mỗi hành động cần tính tới yếu tố liên quan tới nội dung bài giảng, mỗi nhân vật đều có hành động đúng và gài vào những hành động sai, cố gắng gài những hành động sai khó phân biệt để người học bình luận và tranh luận. Các mâu thuẫn trong tình huống dẫn đến các cách giải quyết khác nhau và người học cần một khung lý thuyết để có thể giải quyết tốt vấn đề.

Sau khi xây dựng xong tình huống giảng viên cần biên tập kỹ và in ra giấy để đọc và phát cho người học vào giờ giảng.

Ngoài dạng tình huống bằng văn bản còn có thể xây dựng tình huống bằng hình ảnh, đoạn video, âm thanh…các tình huống đều hướng đến các kỹ năng phân tích, xử lý các vấn đề của người học.

Ví dụ về một tình huống sư phạm:

“Thầy Hòa là giảng viên lâu năm trong trường chính trị, đồng nghiệp đánh giá thầy là người nghiêm túc trong giảng dạy. Một hôm, thầy Hòa đi qua hội trường nhìn thấy trong giờ giảng môn triết học của một giảng viên trẻ, học viên ngồi túm tụm trao đổi ồn ào, một số học viên ngồi cả ngoài hành lang. Thầy Hòa cho rằng người giảng viên trẻ chưa có kinh nghiệm đứng lớp nên đã lên báo cáo hiệu trưởng. Sau khi trao đổi với thầy Hòa, hiệu trưởng đã quyết định:”

  • Mời giảngr viên trẻ lên nhắc nhở
  • Gọi điện cho trưởng khoa triết yêu cầu nhắc nhở các giảng viên khác cần nghiêm túc trong giảng day đặc biệt là giữ trật tự trong giờ học.

Yêu cầu:

  • Bạn có bình luận gì về câu chuyện trên.
  • Nếu là hiệu trưởng bạn sẽ xử lý thế nào?
  1. Quy trình thực hiện phương pháp Tình huống

Bước 1: Thuyết trình và giới thiệu tình huống     

Giảng viên thuyết trình chủ đề và giới thiệu tình huống, có một số cách giới thiệu tình huống:

In tình huống thành nhiều bản và phát cho người học, đồng thời giảng viên đọc rõ ràng trước lớp để mọi người cùng hiểu. Cách nàyđảm bảo thông tin không bị sai lệch do đã cóvăn bản đi cùng.

Hiển thị tình huống trên màn hình đèn chiếu để học viên đọc được tình huống, với dạng video, audio thì cho người học xem và nghe tình huống.

Bước 2: giải quyết tình huống

Nếu là lớp học đông người có thể phân nhóm thảo luận để đưa ra ý kiến của nhóm. Nếu không thì để từng thành viên suy nghĩ và đưa ra phương án của mình.

Nếu giải quyết tình huống theo nhóm thì các bước giao nhiệm vụ và phân chia nhóm tiến hành như phương pháp làm việc nhóm. Trong trường hợp này giảng viên đã kết hợp phương pháp tình huống với làm việc nhóm. Khi thảo luận và đưa ra ý kiến sẽ có những cách giải quyết khác nhau, giảng viên tôn trọng các ý kiến.

Bước 3: Giảng viên tập hợp và định hướng

Từ nhiều cách giải quyết khác nhau, giảng viên tập hợp và định hướng cách giải quyết vấn đề dựa trên khung lý thuyết và nội dung bài giảng.

Tình huống chỉ là một ví dụ làm cơ sở để tiếp thu kiến thức, không nên đẩy tranh luận rơi vào tình huống cụ thế. Giảng viên luôn giữ thái độ khách quan với các nhóm hoặc ý kiến cá nhân để hướng đến nội dung học tập.

Giảng viên khi đưa ra quan điểm của mình phải dựa trên nền tảng lý thuyết đã được nghiên cứu kỹ khi thiết kế tình huống.

Bước 4: neo chốt kiến thức

Từ tình huống được thảo luận trên lớp, giảng viên neo chốt lại kiến thức cần truyền đạt. Kiến thức ngắn gọn và khái quát để người học dễ nhớ.

Chốt kiến thức giúp người học thoát ra khỏi tình huống cụ thể để trở lại nội dung đang học.

Tình huống là phương pháp cần chuẩn bị từ trước, giản viên tính toán để thiêt kế tình huống hay và hấp dẫn. tình huống càng có nhiều giải pháp càng tốt. Không nên đưa ra giải pháp chung chung giải quyết thế nào cũng được. Hoặc tình huống quá rõ ràng mà ai cũng đều giải quyết như vậy.

Tình huống cũng chỉ là một phương pháp giảng viên sử dụng để truyền đạt kiến thức bài giảng do đó giảng viên phải điều hành để tránh những tranh luận đi quá xa vào cái cụ thể trong tình huống giả định.

Tình huống là phương pháp cần có thời gian cho người học làm việc do đó phải chọn thời điểm áp dụng và chọn nội dung cho phù hợp.

Giảng viên phải giải thích rõ ràng tình huống không để người học hiểu sai.

Trong một buổi giảng chỉ nên áp dụng phương pháp này một lần.

Phương pháp Hỏi chuyên gia       

Hỏi chuyên gia là phương pháp tập hợp các câu hỏi của người học về một lĩnh vực (nằm trong chương trình học) để chuyên gia trả lời. Đây cũng là phương pháp tích cực tạo sự tin tưởng của người học vào kiến thức chuyên sâu của chuyên gia. đồng thời phương pháp này cũng làm thay đổi không khí lớp học.

  1. Mục đích, ý nghĩa khi sử dụng phương pháp

Giảng viên sử dụng phương pháp này nhằm giải quyết những vướng mắc, những điều chưa rõ của người học liên quan đến nội dung bài giảng. Bản chất vẫn là cách giảng dạy và truyền đạt kiến thức nhưng phương pháp chuyên gia tạo sự hấp dẫn và hứng thú cho người học.

  1. Kỹ năng sử dụng phương pháp

Giảng viên xác định trọng tâm phần nội dung cần người học phải hiểu sâu hơn, từ đó hướng người học đến những vấn đề họ chưa thực hiểu, muốn biết thêm và muốn hỏi.

Phương pháp này có thể sử dụng trong trường hợp giảng viên tổng kết lại quá trình như sau một phần bài giảng, trước khi kết thúc môn học, trước một vấn đề mới có nhiều điểm phát sinh, trước một hiện tượng còn nhiều bàn luận….

Vận hành phương pháp này chú ý 2 vấn đề, thứ nhất là tập hợp câu hỏi của người học, thứ 2 là mời chuyên gia.

Để có được câu hỏi của người học giảng viên lấy trực tiếp ngay tại lớp, cũng có  để người học suy nghĩ và về nhà chuẩn bị. Với lớp học đông người có thể cho thảo luận từng nhóm nhỏ và mỗi nhóm lựa chọn 1-2 câu hỏi.

Cách lấy câu hỏi từ người học:

Viết ra giấy: mỗi nhóm, hoặc mỗi cá nhân suy nghĩ về nội dung và đặt một câu hỏi mình quan tâm nhất viết ra giấy do giảng viên chuẩn bị trước.

Viết lên bảng: sử dụng phương pháp nêu ý kiến ghi bảng để lấy câu hỏi của người học và hiển thị trên bảng, tuy nhiên cách này giảng viên khó phân loại câu hỏi vì thứ tự câu hỏi không theo trình tự nào.

Việc mời chuyên gia được giảng viên tính toán cho phù hợp với bài giảng Có 3 dạng chuyên gia:

Chuyên gia mời từ bên ngoài: đây là những người có chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực nào đó mà phần kiến thức bài giảng đang đề cập. giảng viên căn cứ vào nội dung bài giảng để mời chuyên gia. Phải có sự chuẩn bị về thời gian, địa điểm cũng như các điều kiện khác để chuyên gia có mặt. Với trường hợp này có thể tập hợp câu hỏi của người học trước khi gặp chuyên gia.

Chuyên gia là giảng viên: đây là trường hợp chính người thầy là chuyên gia để giải đáp những câu hỏi của người học. Trong trường hợp này thầy sẽ trả lời chuyên sâu vào các câu hỏi.

Chuyên gia là học viên: với những lớp học người lớn, học viên có trình độ ở  nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, họ có thể trở thành chuyên gia giải đáp các câu hỏi trong lớp học. Trường hợp này giảng viên phải tìm hiểu trước khả năng của người định mời làm chuyên gia. Đồng thời giới thiệu rõ ràng, đặc biệ là lĩnh vực chuyên môn của người đó để các thành viên khác tin tưởng.

Khi điều hành trên lớp, giảng viên là người kiểm soát các hoạt động tránh câu hỏi không thuộc nội dung của học tập, tránh những tranh luận quá mức trước những vấn đề thực tế.

Giảng viên nêu rõ các yêu cầu về nội dung với chuyên gia, thông báo về lớp học và thành phần người học, thời gian chuyên gia trả lời và những lưu ý khác để chuyên gia chuẩn bị nội dung và tâm lý khi giao tiếp trên lớp học.

Với những chủ đề đặc biệt có thể tập hợp và chuyển trước câu hỏi cho chuyên gia chuẩn bị.

Bước 1: Nêu chủ đề

Giảng viên thuyết trình nêu rõ chủ đề nội dung, điều học viên cần suy nghĩ để tìm ra vấn đề quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn. Chủ đề cần rõ ràng và được hiển thị trên bảng.

Bước 2: Giới thiệu chuyên gia

Bước này được thực hiện với chuyên gia mời ngoài và chuyên gia là học viên. giảng viên cần giới thiệu rõ ràng họ tên, chức danh, học hàm, học vị, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của chuyên gia để tạo độ tin cậy với người học.

Bước 3: Học viên đặt câu hỏi

Giảng viên chủ động điều hành để lấy câu hỏi từ người học, có thể khống chế câu hỏi bằng cách cho 2 người hay 3 người thảo luận đặt một câu hỏi, nếu câu hỏi viết ra giấy thì cần ghi chữ to và rõ ràng.

Quy định thời gian đặt câu hỏi để học viên tích cực suy nghĩ, định hướng câu hỏi sát chủ đề nội dung.

Bước 4: Phân loại câu hỏi

Giảng viên cho hiển thị câu hỏi lên bảng, có thể dùng bảng ghim, bảng từ để gắn các câu hỏi. Sau đó chủ động phân loại câu hỏi thành các nhóm theo tiêu chí nhất định, di chuyển các câu hỏi về các nhóm cho khoa học để chuyên gia trả lời lần lượt. Trong trường hợp có những câu hỏi lạc chủ đề giảng viên cần giải thích và để hẳn ra một khu vực, tạo không khí vui khi giải thích tránh những căng thẳng không cần thiết.

Bước 5: Giải đáp câu hỏi

Giảng viên mời chuyên gia trả lời từng câu hỏi theo các nhóm chủ đề đã phân loại, đồng thời giảng viên cần theo dõi đánh dấu các câu hỏi đã được trả lời để tránh bỏ sót.

Khi chuyên gia trả lời xong nên dành thêm thời gian để xem người học có muốn hỏi thêm nữa không. Giảng viên luôn kiểm soát thời gian để đảm bảo giờ giảng.

Giảng viên luôn là người làm chủ các hoạt động trong lớp, có thể can thiệp nếu có tranh luận không cần thiết xảy ra.

Bước 6: Giảng viên tổng kết

Lúc này giảng viên trở lại những vấn đề chung của bài giảng kết hợp với kiến thức của chuyên gia vừa cung cấp để tổng kết và chốt lại nội dung quan trọng.

Giảng viên cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ kiến thức với người học.

Đây là phương pháp cần có thời gian để chuyên gia trả lời và người học cũng phải có một trình độ nhất định để đặt được câu hỏi.

Giảng viên phải lường trước 2 tình huống, có quá nhiều câu hỏi hoặc có quá ít câu hỏi. Giảng viên cũng phải chuẩn bị giấy, bút dạ để ghi câu hỏi và bảng đê hiển thị và phân loại câu hỏi.

Phương pháp Nêu ý kiến ghi bảng

Là phương pháp giảng viên sử dụng phương tiện để hiển thị ý kiến của người học lên bảng. Những ý kiến này được lưu giữ để tập hợp, phân tích và lý giải trong giờ giảng.

Giảng viên sử dụng phương pháp này để lấy kiến của nhiều người học về một vấn đề nào đó và cần tập hợp lưu giữ để phân tích trong quá trình giảng dạy. Phương pháp này giúp người học tích cực tham gia vào bài giảng, kích thích sự sáng tạo trong tư duy và tạo không khí tích cực. Phương pháp này cũng tạo mối quan hệ thân thiện giữa giảng viên và người học, mọi người cảm nhận ý kiến của mình được tôn trọng.

  1. Kỹ năng sử dụng phương pháp

Đây là phương pháp giảng viên phải chuẩn bị từ khi lập kế hoạch bài giảng, chọn phần nội dung phù hợp để áp dụng phương pháp hiệu quả đồng thời chọn thời điểm áp dụng cho hợp lý. Mỗi buổi giảng chỉ nên áp dụng phương pháp này một lần.

Giảng viên phải tính trước không gian để ghi ý kiến, nếu hiển thị bằng bảng phấn thì nên chia đôi bảng để ghi được nhiều lượt ý kiến. Nên mời 2 học viên lên bảng ghi ý kiến còn giảng viên là người điều hành lấy ý kiến và bao quát chung lớp học. Hai người ghi bảng sẽ đảm bảo cho tóc độ lấy ý kiến nhanh hơn.

Khi lấy ý kiến mỗi học viên chỉ nêu một ý và học có thể nêu nhiều lần để tránh gi một ý kiến quá dài.

Trong trường hợp có ít ý kiến thì giảng viên phải kiên trì chờ đợi không nên nóng vội. Giảng viên cũng cần hỏi người ghi bảng có bổ sung ý kiến nào không vì họ cũng bình đẳng như các học viên khác.

Bước 1: Thuyết trình nêu chủ đề

Giảng viên dẫn dắt vào chủ đề ngắn gọn, câu hỏi để học viên nêu ý kiến cần chuẩn bị trước thật rõ ràng và cho hiển thị lên bảng.

Giảng viên cũng dành thời gian cho người học suy nghĩ trước khi lấy ý kiến.

Bước 2: Mời 2 người ghi bảng

Giảng viên mời hai người lên ghi bảng, nên mời người có kỹ năng viết bảng để kịp ghi các ý kiến. Mối người lần lượt ghi khi học viên phát biểu có thể đánh số thứ tự các ý kiến.

Bước 3: Lấy ý kiến

Giảng viên bao quát lớp và lấy ý kiến phát biểu, có thể bắt đầu từ những người xin phát biểu trước, các ý kiến được lần lượt ghi lên bảng.

Giảng viên luôn kiểm tra xem các ý kiến có được ghi đúng không. Khuyến khích học viên nêu ý kiến nhưng không đánh giá, phán xét ý kiến của người học. Các ý kiến đều được tôn trọng và ghi lên bảng. Tùy vào nội dung để giảng viên quyết định việc kết thúc quá trình lấy ý kiến.

Bước 4: Giảng viên tổng kết

Giảng viên kiểm lại những ý kiến phát biểu, bổ sung những ý kiến nếu cần thiết và khái quát lại chủ đề. Chỉ phân tích và làm rõ những ý kiến chưa đúng hoặc cần trao đổi thêm những ý kiến chưa hoàn chỉnh. Qua đây giảng viên cũng nắm bắt được những hiểu biết của người học để chốt lại những kiến thức quan trọng.

Đây là phương pháp dễ áp dụng trong giờ giảng nhưng giảng viên phải lựa chọn chủ đề tốt để người học tham gia. Tránh chủ đề quá khó hoặc quá dễ.

Phần ghi bảng cần viết to, rõ ràng để người cuối lớp có thể đọc được. Trong trường hợp lấy ý kiến ghi lên phiếu thì các phiếu trắng được ghim sẵn trên bảng, mỗi phiếu ghi một ý kiến và lần lượt ghi từ trên xuống dưới. Ghi ý kiến lên phiếu giúp giảng viên có thể di chuyển được các nội dung khi cần thiết.

Phần 2:

TẠO KHÔNG KHÍ LỚP HỌC

Trò chơi sư phạm

 QUAN NIỆM VỀ TRÒ CHƠI SƯ PHẠM

 Trò chơi sư phạm là các hoạt động trong lớp học được tổ chức dươí dạng trò chơi để tạo không khí sôi nổi, thỏa mái hướng tới nội dung môn học.

Có thể hiểu trò chơi sư phạm với mục đích vui để học, nó khác một số trò chơi chỉ mang tính chất giải trí. Ngày nay, trong xã hội công nghệ thông tin phát triển, hàng loạt trò chơi giải trí trên mạng internet đang thu hút giới trẻ nhưng nó cũng là một vấn đề đáng được quan tâm với những vấn đề bạo lực, giới tính, cờ bạc…

Có rất nhiều loại trò chơi phổ biến trong xã hội: trò chơi dân gian, trò chơi hiện đại (game online), trò chơi trên truyền hình, trò chơi công cộng… Tuy nhiên, việc nghiên cứu thiết kế và sư tầm các trò chơi phù hợp với mục tiêu sư phạm là một vấn đề khó, đòi hỏi mỗi giảng viên cần đầu tư thời gian tìm hiểu và vận dụng vào quá trình giảng dạy.

Trò chơi tập thể cần có người dẫn trò, có thể là giảng viên và có thể là học viên. Đây là người đứng ra điều khiển trò chơi, thông báo hình thức chơi, luật chơi và giám sát các thành viên tham gia. Trong trường hợp lớp đông người cần cử thêm trọng tài giám sát hoặc trợ giúp người dẫn trò khi cần thiết.

  1. Mục đích của các trò chơi sư phạm:
  • Kết hợp giữa yếu tố giải trí với yếu tố giáo dục trong một không gian sư phạm.
  • Tạo sự thân thiện giữa giảng viên và học viên, giữa các học viên với nhau.
  • Tạo hứng thú cho người học ở những thời điểm khác nhau.
  • Giúp người học cùng tham gia, khám phá tri thức, thông tin mới.
  • Trò chơi là một phần rèn kỹ năng hoạt động nhóm để mỗi cá nhân bộc lộ bản thân.
  1. Ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi sư phạm trên lớp:

Trò chơi sư phạm như những bài tập khởi động gắn với nội dung các môn học nó tạo nên hiệu quả trong quá trình đào tạo.

Đối với giảng viên: Trò chơi sư phạm giúp người giảng viên có thêm kênh giao tiếp với học viên. Người học cảm thấy gần gũi với thầy, cô hơn. Sau giây phút thoải mái của trò chơi họ dễ dàng chia sẻ ý kiến của mình trong giờ học.

Đối với học viên: Tham gia trò chơi cũng là cách bộc lộ những khả năng, cá tính của mỗi người. Giảm bớt những ngăn cách về tổi tác, giới tính, chuyên môn… giữa các học viên.

Các trò chơi được gắn kết với quá trình dạy và học tạo nên không gian “động” hơn, sôi nổi hơn. Tùy vào từng nội dung giảng dạy để giảng viên đưa ra trò chơi thích hợp.ơi có ý nghĩa khác nhau:

  • Trò chơi vận động: giúp học viên thư giãn, tránh căng thẳng mệt mỏi sau giờ học hoặc trong quá trình họ phải ngồi nghe thuyết trình nhiều. Trò chơi vận động tạo sự di chuyển và các động tác tay chân ở nhiều mức độ khác nhau. Có trò chơi vận động nhẹ nhàng, mức trung bình hoặc vận động mạnh.
  • Trò chơi trí tuệ: đây là các trò chơi yêu cầu học viên phải động não, suy nghĩ tìm phương án trả lời. Trò chơi có thể khai thác tư duy toán học, lô gích, hội họa, âm nhạc….
  • Trò chơi khéo léo: đòi hỏi học viên phải có kinh ngiệm, kỹ năng và sự khéo léo để tham gia.

Tất cả các dạng trò chơi đều mang lại không khí vui để học, tạo sự hứng thú và hiểu biết lẫn nhau. Giúp các học viên dễ làm quen nhau khi vào đầu khóa học, tạo không khí vui vẻ trong cả khóa học.

  1. Các nguyên tắc thiết kế, tìm kiếm trò chơi sư phạm:

– Dễ tham gia: đây là yêu cầu đầu tiên của các trò chơi sư phạm, tùy vào đối tượng học viên mà trò chơi được thiết kế cho phù hợp. Nếu mở đầu khóa học các học viên chưa quen nhau thì nên tổ chức trò chơi tập thể, nên là dạng vận động để cùng hòa nhập. Trò chơi vận động tập thể cần có không gian rộng, có thể đứng vòng tròn hoặc nắm tay nhau chuyển động. Việc cùng tham gia sẽ tạo không khí cởi mớ, hòa đồng mọi người dễ thông cảm với nhau.

Trò chơi có đông người tham gia nếu luật chơi quá rắc rối thì mọi người sẽ ngại, cùng tham gia quan trọng hơn là việc thắng thua và người quản trò phải luôn khích lệ mọi người.

Mỗi trò chơi cần có yêu cầu rõ ràng, mọi người cùng hiểu và có thể tham gia. Không nên đưa ra trò chơi chỉ một số học viên tham gia được, hoặc những trò chơi mang tính cá cược.

– Tạo hứng thú, bất ngờ

Điều này thường phụ thuộc 2 yếu tố chính: sự hấp dẫn của trò chơi và khả năng điều khiển của người quản trò. Cùng một trò chơi nhưng nếu biết dẫn dắt thì yếu tố bất ngờ sẽ thu hút người chơi hơn.

– Tính cạnh tranh

Người chơi luôn mong muốn mình là người thắng cuộc, hoặc là người thông minh, khỏe mạnh, nhanh nhẹn… mỗi trò chơi đều có luật chơi, những quy định để người chơi vượt qua thử thách.

Mỗi trò chơi với số lượng người tham gia nhiều ít khác nhau nhưng rất cần sự công bằng giữa những người chơi, điều này tạo nên niềm tin trong môi trường giáo dục. mọi học viên đều bình đẳng cả trong giờ học và lúc vui chơi.

  1. THIẾT KẾ VÀ SƯU TẦM TRÒ CHƠI SƯ PHẠM

Thiết kế và sưu tầm các trò chơi sư phạm là công việc cần thiết của mỗi giảng viên để có thể chủ động áp dụng nó trong những tình huống cụ thể. Để tránh những môn học khô cứng, căng thẳng thì trò chơi sư phạm là một trong những giải pháp nhiều giảng viên lựa chọn.

Ngày nay mỗi giảng viên có thể tự thiết kế trò chơi cho phần bài giảng của mình. Mỗi trò chơi được thiết kế với mục đích khác nhau. Căn cứ vào từng dạng trò chơi để tìm ra phương án thiết kế phù hợp .

           1.Một số loại  trò chơi

Trò chơi dạng vận động:

Là loại trò chơi người tham gia phải vận động theo một yêu cầu nào đó, có thể là xếp hàng, chạy, nhảy, giơ chân tay….  những vận động dạng cơ bắp này làm “hâm nóng” cơ thể,  bớt mệt mỏi khi ngồi học lâu.

Lớp đông người cần có không gian để các học viên cùng tham gia:

Xếp vòng tròn

Chia các nhóm

Xếp thành hai hàng đối diện

Cùng thực hiện động tác theo người dẫn trò.

Các hình thức vận động:

Di chuyển theo vòng tròn: học viên đi theo vòng tròn có thể nắm tay nhau, đấm bóp vai cho nhau, hoặc làm theo hiệu lệnh của người dẫn trò.

Xếp chữ: Chia học viên thành từng nhóm mỗi nhóm khoảng 10 – 15 người, người quản trò hô xếp hình thành các chữ cái, nhóm nào xong trước nhóm đó thắng.

Sóng biển: học viên nắm tay nhay tạo thành sóng lượn nhịp nhàng.

Trụ tháp: Học viên nam nắm tay thành trụ cho một học viên nữ đứng lên cao.

Phá thành: học viên xếp vòng tròn tạo thành “tường” một hoặc 2 người bên trong tìm cách vượt ra khỏi vòng tròn đó.

Với kiểu vận động này, giảng viên có thể sáng tạo ra nhiều cách khác nhau để học viên cùng tham gia.

Trò chơi dạng cạnh tranh:

Chia học viên thành các đội chơi để thực hiện một yêu cầu của người quản trò.

Với dạng trò chơi cạnh tranh này cần có luật chơi rõ ràng, có người làm trọng tài thường phải giám sát cả kỹ thuật và thời gian.

Trò chơi năng khiếu:

Giảng viên đưa ra yêu cầu liên quan đến hội họa, sân khấu, ca nhạc, diễn thuyết…. để các học viên thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên, đây là trò chơi nên không đòi hỏi cao ở yếu tố nghệ thuật chỉ cần học viên nhiệt tình tham gia và tạo nên không khí sôi nổi trong lớp học.

Trò chơi suy nghĩ:

Người tham gia phải suy nghĩ, phán đoán hoặc tìm lời giải cho một tình huống cụ thể.

Có thể cho học viên làm quen và giới thiệu những người bạn mới dưới dạng hài hước.

  1. Lựa chọn phương án tổ chức trò chơi với lớp học người lớn.

Nếu lớp học với số đông là người có tuổi thì không nên lựa chọ hình thức  trò chơi vận động ngay vào đầu khóa học. Nên bắt đầu từ những dạng trò chơi nhẹ nhàng hơn, khi mọi người đã quen nhau thì tăng dần sự vận động trong quá trình học tập.

Nếu lớp học có nhiều bạn trẻ thì nên bắt đầu khóa học bằng trò chơi vận động  để không khí học sôi nổi ngay từ đầu.

Các yếu tố cần tính tới khi lựa chọn trò chơi: Nam – nữ, già – trẻ, xa – gần, cũ – mới … (sự đối lập)

Giải thưởng: Giải thưởng vật chất và tinh thần đều có tác dụng tốt cho học viên do đó mỗi giảng viên có thể chuẩn bị những phần thưởng nhỏ nhưng có ý nghĩa để động viên người chơi.

  1. Một số gợi ý khi sử dụng trò chơi sư phạm:
  2. Mở đầu khóa học

Sử dụng trò chơi sư phạm để mở đầu khóa học thường giúp các học viên dễ dàng làm quen và gần gũi nhau hơn. Nó cũng tạo ra không khí năng động và thoải mái trong quá trình học tập.

Với những khóa học của người lớn thường có tâm lý ngại tham gia khi chưa hiểu biết nhau nên trò chơi giúp mỗi người giải tỏa tâm lý đó.

Dựa vào danh sách học viên để biết độ, tuổi giới tính, vùng miền, trình độ, kinh nghiệm… của người học

Tổng số Nam

Nữ

Tuổi

20~25

Tuổi

26~30

Tuổi

31~35

Trên

35

Có gia đình Công việc Năng khiếu

Việc hiểu rõ đối tượng giúp giảng viên lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp.  Mở đầu khóa học thường học viên chưa quen hết nhau do đó giảng viên nên lựa chọn trò chơi cùng tham gia tập thể.

b.Tạo không khí lớp học

Giảng dạy và học tập là một quá trình liên tục, người giảng viên cần tạo một không khí lớp học tốt trong suốt thời gian lên lớp. Nếu mở đầu khóa học, mở đầu bài giảng là điểm dẫn dắt đầu tiên thì tạo không khí lớp học là cả một quá trình đòi hỏi giảng viên phải có kỹ năng sư phạm. nó bao gồm các yếu tố: phương pháp giảng dạy, phong cách giao tiếp, phương tiện hỗ trợ, các trò chơi sư phạm… và sự cộng hưởng tâm lý của học viên.

Trò chơi sư phạm chỉ là một yếu tố tạo nên  không khí lớp học, là điểm nhấn để phá vỡ không gian im lặng. Mỗi giảng viên sẽ phân bổ trò chơi vào những thời điểm thích hợp để đạt hiệu quả.

c.Rèn luyện kỹ năng

Với mục tiêu rèn luyện kỹ năng cho người học, mỗi giảng viên có thể gắn các bài tập kỹ năng với các trò chơi để học viên tham gia. Đây là hình thức chơi mà học.

Mỗi môn học đòi hỏi học viên phải đạt kỹ năng thể hiện sự hiểu biết lý thuyết để vận dụng vào thực tiễn.

III. KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRÊN LỚP

Ngưới dẫn trò là người dẫn dắt, điều khiển trò chơi để mọi người cùng tham gia tạo nên không khí sôi nổi và vui vẻ. Người dẫn trò là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của trò trơi.

Trong lớp học, người dẫn trò có thể là giảng viên hoặc học viên trong lớp. Cũng có trò chơi cần sự phối hợp của 2 – 3 người dẫn. Ngoài người dẫn trò cũng cần có thêm người trợ giúp như trọng tài, giám sát, hỗ trợ…

Một số yêu cầu với người dẫn trò:

– Sôi nổi và rõ ràng: để trò chơi diễn ra vui thì cần người dẫn trò sôi nổi, họ là trung tâm thu hút đầu tiên với các học viên. Cần truyền đạt thông điệp thật rõ ràng vì lớp học đông người khi tham gia trò chơi thường sôi động. việc phổ biến luật chơi, thời gian chơi, phần thưởng… cần được công bố trước khi trò chơi bắt đầu.

– Gây chú ý: giọng nói to, động tác dứt khoát giúp người quản trò thu hút học viên hơn.

– Cổ vũ và giám sát: khi trò chơi diễn ra, người dẫn trò cần cổ vũ động viên kịp thời các đội chơi đồng thời cũng giám sát theo luật chơi.

– Công bằng: người dẫn trò luôn thể hiện sự công bằng trong mọi tình huống. Không nên thiên vị đội nào vì như vậy sẽ làm mất ý nghĩa của hoạt động tập thể.

Không gian tổ chức trò chơi:

Nếu là trò chơi vận động thì cần không gian rộng, cũng có thể là thu gọn bàn ghế lại hoặc cho học viên ra bên ngoài để tỏ chức.

Không gian càng rộng thì âm thanh càng phải lớn, ví dụ: giọng nói của người quản trò phải đủ lớn để mọi người thực hiện các yêu cầu.

Phải lường trước sự chuyển động và những va chạm có thể xảy ra trong khi chơi.

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết:

Nên viết ra giấy những vật dụng phục vụ từng trò chơi để giảng viên chủ động mang theo hoặc giao cho học viên chuẩn bị.

Ví dụ: Bảng thống kê trò chơi.

TT Trò chơi Thời gian  Vật dụng
1 Sợi giây vô hình 10’ Sợi dây 3m, khăn bịt mắt,  phần thưởng.
2 Người máy 10’ 2 khăn, phần thưởng
3 Cùng di chuyển 15’ Bóng bay

Chuẩn bị thời gian:  mỗi trò chơi tùy vào số lượng học viên mà giảng viên phải dành thời gian thích hợp để tổ chức.

Mỗi trò chơi cần có luật chơi rõ ràng và được công khai trước khi nó diễn ra. Luật chơi thường quy định những yêu cầu người tham gia phải tuân theo.

  1. Kết nối vào nội dung môn học

Trò chơi hướng đến nội dung môn học là tốt nhất, nó giúp giảng viên dẫn dắt vào mỗi bài giảng.

  1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI SƯ PHẠM
  2. Đoán ô chữ: Chiếc nón kỳ diệu

Chọn 2 người chơi lên đoán ô chữ giống như trò chơi trên truyền hình “Chiếc nón kỳ diệu”.  Ô chữ được giảng viên kẻ ô trước trên bảng và công bố chủ đề, người chơi lần lượt đoán từng chữ cái. Mỗi khi người chơi đoán đúng chữ cái thì ô chữ đó được lật ra, nếu đoán sai thì đến lượt người kia đoán tiếp, ai đọc ra được đúng ô chữ thì người đó thắng cuộc. Tùy vào từng bài học mà giảng viên chọn chủ đề ô chữ phù hợp. Trò chơi này có thể dùng để neo chốt kiến thức với những từ khóa để học viên dễ nhớ.

Ví dụ 1:

Ô chữ có 6 chữ cái: đây là môn thể thao được nhiều người yêu thích.

Ví dụ 2: Đây là một loại nhạc cụ quen thuôc:

Ví dụ 3: Đây là một phương tiện giao tiếp:

  1. Đoán hình ảnh: Đuổi hình bắt chữ

Giảng viên vẽ những bức tranh ra giấy, hoặc dùng projecter chiếu hình ảnh lên màn hình. Mời 2 học viên tham gia chơi, mỗi khi cho xuất hiện hình ảnh cả 2 người cùng đoán ý tưởng, ai đoán đúng người đó thắng cuộc.

chuẩn bị từ 5 đến 10 hình ảnh.

Cả lớp đứng thành vòng tròn, rồi chuyển động chậm theo chiều kim đồng hồ. Giảng viên hô “đấm vai” thì mọi người vừa đi vừa đấm vai cho người phía trước, hô “bóp vai” thì mọi người lại bóp vai cho nhau, ai làm sai hiệu lệnh sẽ bị phạt. hình phạt sau khi kết thúc trò chơi do lớp đưa ra, vi dụ phải nhảy lò cò từ đầu lớp đến cuối lớp. Đây là trò chơi vui cả lớp có thể tham gia. Tuy nhiên, cần có không gian rộng để mọi người xếp thành vòng tròn.

  1. Trò chơi “cùng di chuyển”

Chuẩn bị: mua khoảng 50 quả bóng bay, khi chơi thổi bóng bay và buộc lại để vào 2 thùng cho 2 đội.

Yêu cầu mỗi lần chuyển bóng bay từ thùng về đích từng cặp nam – nữ không được dùng tay, họ lấy ngực ép quả bóng bay vào giữa hai người và cùng di chuyển để quả bóng không rơi. Mỗi cặp đưa bóng về đích thì cặp khác mới được tiếp tục. Trong cùng một thời gian đội nào chuyển được nhiều bóng hơn đội đó sẽ thắng. Những quả bóng rơi trên đường không được tính điểm.

Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội có từ 5 đến 10 cặp nam – nữ. Họ xếp hàng từng cặp chờ xuất phát. Trò chơi cần có 2 trọng tài theo dõi để 2 đội chơi đúng luật.