Phương hướng rèn luyện tính cách cá nhân

I. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách và đặc điểm các thuộc tính tâm lý nhân cách của bản thân:

Nhân cách chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lý của cá nhân mà thôi. Đó là con người với tư cách là chủ thể của hoạt động, chủ thể của quan hệ người – người. Theo A. G. Covaliov: “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định”; Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhân cách gồm 2 mặt đức và tài. Hay theo Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ.

Nhân cách của một con người có những đặc điểm như: tính thống nhất, tính ổn định, tính tích cực và tính giao lưu. Người có nhân cách luôn làm chủ được suy nghĩ và hành động để không ảnh hưởng đến người xung quanh, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, biết lắng nghe và luôn lắng nghe để hoàn thiện bản thân mình…Nhân cách con người còn được biểu hiện qua rất nhiều hình thái: Ứng xử, lời ăn tiếng nói…“Lời nói không mất tiền mua…”.Bên cạnh đó, nhân cách còn được đánh giá qua tư tưởng, thái độ, hành động. Có nhân cách thì tư tưởng cởi mở, trong sáng, thái độ hòa hiếu, hành động dứt khoát, quyết liệt … và ngược lại.

Các thuộc tính tâm lý của nhân cách là xu hướng, tính cách, năng lực và khí chất. Cũng giống như một vecto lực có phương, chiều, cường độ và tính chất của nó thì xu hướng nói lên phương hướng phát triển nhân cách, năng lực nói lên cường độ của nhân cách, khí chất và tính cách lại thể hiện tính chất, phong cách của nhân cách bản thân.

1. Xu hướng và phương hướng rèn luyện.

Xu hướng là ý định hướng tới những mục tiêu có nhiều ý nghĩa đối với đời sống cá nhân, là hướng hoạt động chủ yếu nhằm vươn tới mục tiêu đó trong thời gian tương đối dài. Xu hướng có những mặt biểu hiện như nhu cầu, hứng thú, thế giới quan và lý tưởng.

1.1. Nhu cầu:

Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà cá nhân nhận thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định. Đối với bản thân em hiện nay, nhu cầu của em đó là thi kết thúc học phần các môn học trong học kỳ này với số điểm cao. Để thỏa mãn được nhu cầu của bản thân, em đã và đang cố gắng học tập, đọc nhiều tài liệu và làm bài tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Bên cạnh đó, nội dung của nhu cầu do điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định. Điều kiện sống của cá nhân quy định nội dung, đối tượng của nhu cầu. Điều kiện sống vật chất và tinh thần của em đầy đủ, nên em sẽ hướng tới những nhu cầu phong phú, phản ánh những điều kiện sống của em. Ngoài ra, nhu cầu có tính chu kỳ và cường độ tăng dần: Chu kỳ của nhu cầu bắt đầu từ trạng thái thiếu hụt làm nảy sinh nhu cầu, nhu cầu gặp đúng đối tượng nảy sinh động cơ thúc đẩy chủ thể tác động vào đối tượng để thỏa mãn nhu cầu. Sau khi thỏa mãn được nhu cầu thì chu kỳ của một loại nhu cầu kết thúc nhưng lại nảy sinh những nhu cầu khác với cường độ cao hơn chu kỳ trước đó.

Căn cứ vào hình thức tồn tại đối tượng của nhu cầu, người ta chia nhu cầu thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chấtlà những đòi hỏi kháchquan phải được thoả mãn về các phương tiện sinh hoạt vật chất của con người, như nhu cầu ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, công cụ lao động. Từ khi còn bé, nhu cầu vật chất của em được thỏa mãn thông qua tác động với người khác và chủ yếu là những người có ý nghĩa với em. Như được bố mẹ cho ăn, tắm rửa, bế bồng, ôm ấp. Khi đó, nhu cầu vật chất được thoả mãn như thế nào, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tương lai sau này. Đối với bản thân em, nhu cầu được đáp ứng nhất quán với sự tôn trọng, từ đó em đã phát triển ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và môi trường sống xung quanh em. Thứ hai, nhu cầu tinh thần như: nhu cầu nhận thức, vui chơi giải trí,… Đây là nhu cầu có liên quan tới sự tồn tại xã hội của con người, nhu cầu chỉ ở con người mới có. Cũng như đối với nhu cầu vật chất đã nêu trên, khi ngay từ bé em đã đươc thỏa mãn những nhu cầu tình thần, được bố mẹ yêu thương, được vui chơi giải trí và giao tiếp với mọi người xung quanh từ đó em đã phát triển cảm giác mình thật sự có giá trị, có phẩm giá, tự tôn đi đến yêu thương người khác. Đó là cơ sở đầu tiên để hình thành xu hướng cá nhân em và là một trong những động lực cửa sự phát triển nhân cách. Hai loại nhu cầu trên có mối quan hệ với nhau. Nhu cầu vật chất là cơ sở để hình thành nhu cầu tinh thần. Thỏa mãn nhu cầu vật chất tạo điều kiện để nhu cầu tinh thần nảy nở và phát triển. Thỏa mãn nhu cầu vật chất trong chừng mực nhất định cũng là thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Nhu cầu tinh thần khi đã hình thành sẽ có tác dụng chỉ đạo nhu cầu vật chất.

1.2. Hứng thú:

Hứng thú là thái độ riêng có tính chất đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại cho cá nhân sự khoái cảm. Trở lại với liên hệ về bản thân em ở trên, việc em muốn đạt được kết quả cao trong kỳ thi cuối học phần sắp tới, em có nhu cầu muốn thỏa mãn điều đó, khi cá nhân em có sự hứng thú và hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống cá nhân. Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê học tập và trau dồi kiến thức. Bên cạnh đó, sự hứng thú là động cơ thúc đẩy em tham gia tích cực vào công việc học tập ấy, khi đó sẽ hoạt động một cách thoải mái, tích cực, tự giác, sáng tạo và có hiệu quả cao. Hứng thú làm tăng sức làm việc cho cá nhân, làm cho cá nhân dẻo dai hơn, ít mệt mỏi hơn.

1.3. Thế giới quan cá nhân:

Thế giới quan cá nhân là hệ thống những quan điểm, quan niệm của cá nhân, thể hiện trong việc xem xét, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong tự nhiên, xã hội và bản thân. Thế giới quan cá nhân có những phẩm chất cơ bản như tính khoa học, tính hệ thống và nhất quán, tính khái quát và tính cụ thể, tính hiệu lực. Thế giới quan đóng vai trò nhân tố sống động của ý thức cá nhân, giữ vai trò chỉ dẫn cách thức tư duy và hành động của cá nhân. Đối với bản thân em, thế giới quan đóng vai trò chủ đạo, quyết định việc lựa chọn xu hướng cá nhân. Khi em đang học lớp 12, xu hướng của em là muốn được học đại học chuyên ngành Luật. Và thế giới quan cá nhân như một chiếc la bàn định hướng cuộc sống, và là “cương lĩnh bên trong”, giúp em xác định mục tiêu kế hoạch phấn đấu đó là phải thi đỗ vào một trong các trường đại học có chuyên ngành Luật. Thế giới quan là động lực mạnh mẽ thúc đẩy em học tập, trau dồi kiến thức, luyện thật nhiều đề thi để có kết quả thi Đại học như mục tiêu của bản thân. Bên cạnh đó, em kết hợp với niềm tin, để tạo cho em nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.

1.4. Lý tưởng:

Lý tưởng là mục tiêu mà cá nhân cho là cao đẹp, mẫu mực hoàn chỉnh nhất của cuộc sống, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống và hoạt động của cá nhân trong một thời gian tương đối dài để đạt tới mục tiêu đó. Lý tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãnh mạn; bên cạnh đó, lý tưởng còn có tính xã hội và giai cấp. Với câu chuyện thi vào đại học năm lớp 12 của em, em nhận thấy rằng. Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp đẽ và ý nghĩa để bản thân em cũng như tất cả mọi người có cơ hội được học tập, được lập nghiệp. Vì thế vào đại học là ước mơ cao đẹp và chính đáng của đa số các bạn. Theo như em được biết, từ trước tới nay đã có nhiều thiên tài trên thế giới trưởng thành từ môi trường Đại học như nhà sinh vật học Darwin, nhà hóa học Marie Curie, Mendeleev, nhà bác học Anh-xtanh… Vì vậy, trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, khi ấy em muốn chọn cho mình con đường Đại học và quyết tâm theo đuổi ước mơ ấy đến cùng, dù cánh cửa các trường Đại học có hẹp, dù mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.Mười hai năm đèn sách, vượt qua bao vất vả gian nan, trên vai mang nặng công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, trước ngưỡng cửa cuộc đời ai cũng mong ước mình sẽ có một tương lai rạng rỡ. Tương lai ấy là gì? Đó là cuộc sống ổn định, có việc làm phù hợp với sở thích, khả năng và ngành nghề mà mình đã được đào tạo, có thu nhập cao, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo và cống hiến cho xã hội. Đối với em, tương lai ấy tạo ra cho bản thân cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, có thể phấn đấu trở thành một người Luật sư – người bảo vệ công lý cho tất cả mọi người, hay một Pháp chế doanh nghiệp…Khi ấy em mang trong mình lý tưởng mong muốn được vào Đại học, mong muốn sẽ được tiếp cận và tiếp thu những tri thức cơ bản về ngành nghề mà ta theo học từ các thầy cô, các giáo sư có trình độ học vấn và chuyên môn giỏi.

* Phương hướng rèn luyện:

Để phát triển nhân cách và có xu hướng hướng tới những mục tiêu cao đẹp của bản thân, em cần xây dựng cho mình những hứng thú tích cực, đặc biệt là hứng thú với hoạt động học tập, nghiên cứu, rèn luyện trong nhà trường. Đồng thời phát triển nhiều hứng thú trên các lĩnh vực khác làm cho đời sống tâm lý thêm phần phong phú. Bên cạnh đó, cần tạo cho mình một lý tưởng cao đẹp như một ngôi sao dẫn đường chỉ hướng cho cuộc sống và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của cá nhân, điều khiển bản thân đến con đường thành công. Ngoài ra, em sẽ xây dựng lên một niềm tin đúng đắn về chân lý khách quan giúp tạo cho em một động lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.

2. Tính cách, đặc điểm của tính cách và phương hướng rèn luyện tính cách của bản thân:

Tính cách cá nhân bao gồm nhiều nét tính cách. Nét tính cách là một thuộc tính tâm lý nói lên thái độ đặc trưng của cá nhân đối với từng mặt, từng khía cạnh, từng lĩnh vực của hiện thực, được biểu hiện bằng các hành vi xử sự tương ứng quen thuộc của cá nhân. Mỗi nét tính cách là một thuộc tính tâm lý cá nhân. Tổng hợp nhiều nét tính cách tạo thành tính cách cá nhân. Giữa các cá nhân có sự khác nhau về tính cách chủ yếu là do sự khác biệt về các tính chất như tính ổn định và bền vững, tính phức tạp và thống nhất, tính xã hôi – lịch sử quy định.

Nói về tính cách của bản thân, em nhận thấy mình là người có tính cách mạnh mẽ. Đôi lúc em muốn tự lực để chứng minh sức mạnh của bản thân và kháng cực các điểm yếu, cố gắng để chi phối mọi thứ xung quanh. Em thích giải quyết vấn đề, kiểm soát được mọi tình huống xảy ra và đưa ra các giải pháp một cách kịp thời. Tính cách của em được hình thành và phát triển trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân, chịu sự tác động của điều kiện xã hội – lịch sử và hoàn cảnh sống riêng của bản thân.

* Phương hướng rèn luyện:

Vì vậy, là một sinh viên Đại học để rèn luyện những nét tính cách tích cực cho bản thân em cần rèn luyện những hành vi thói quen phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó, em cần rèn luyện tính kiên trì, có thái độ trân trọng đối với công việc, không dễ dàng chấp nhận thất bại để giải quyết vấn đề, không dễ ngã lòng trước khó khăn. Tiếp đó, cần học tính độc lập và chấp nhận rủi ro, khi đối diện với thực tế, dù vui hay buồn vẫn tỏ ra bình tĩnh, dám chấp nhận trách nhiệm về các vấn đề để hoàn thành công việc, không hảo huyền, không nôn nóng, biết tính toán các nguy cơ. Để hình thành nét tính cách, tính cách tốt đáp ứng các yêu cầu của xã hội không phải dễ dàng, trong thời gian ngắn, vì vậy em sẽ cố gắng tự rèn luyện bản thân để phát triển bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

3. Năng lực và phương hướng rèn luyện năng lực.

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân, đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của một loại hoạt động nhất định nhằm bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả cao. Theo mức độ chuyên biệt của năng lực chia thành: năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chungcòn được gọi là năng lực trí tuệ: là năng lực nắm và vận dụng tri thức cơ bản của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội làm cơ sở cho mọi hoạt động trong xã hội. Năng lực riêngcòn gọi là năng lực chuyên môn: là năng lực đặc trưng riêng trong những lĩnh vực hoạt động nhất định.

Đối với bản thân em, sau khi đi thực tập ở văn phòng luật trên lĩnh vực luật, em nhận thấy mình có năng lực giao tiếp, thuyết trình, lập luận và đưa ra quan điểm của mình trước những Luật sư có kinh nghiệm và trước mọi người trong văn phòng. Vì khi đi thực tập, em đã được đi cùng các anh chị luật sư lên tòa án và gặp các đương sự trong nhiều vụ việc dân sự nên trong quá trình đó, năng lực riêng của em đã được hình thành và phát triển. Khi hình thành nên năng lực giao tiếp, thuyết trình giúp em tự tin hơn trong quá trình giao tiếp, xử lý các công việc được giao một cách thuận lợi hơn.

* Phương hướng rèn luyện:

Để nâng cao năng lực của bản thân theo em trước hết cần rèn luyện sự tập trung vì Tập trung là một trong những yếu tố giúp con người nâng cao năng lực cho bản thân. Theo Bill Gates và Warren Buffett cho biết “tập trung là bí quyết giúp bạn thành công trong bất cứ một lĩnh vực nào khi làm việc”. Những người có năng lực cao nhất là những người vô cùng tập trung. Họ luôn tập trung thời gian và tâm trí vào những công việc quan trọng nhất đồng thời loại bỏ những công việc không cần thiết, không quan trọng.

Bên cạnh đó, cần phát triển khả năng tiên liệu “Nếu … thì”. Trong cuốn sách “Pre-Suasion: A Revolutionary Way to Influence and Persuade”, tác giả có đề cập tới một phương pháp giúp nâng cao năng lực làm việc của bản thân đó là phương pháp “Nếu… thì…”. Phương pháp này giúp bạn chinh phục mục tiêu, nâng cao năng lực nhanh gấp 3 lần so với những người chỉ làm việc theo bản năng.

Ngoài ra, em sẽ tập thói quen lên kế hoạch cho ngày hôm sau, vì phương pháp này sẽ giúp con người phát triển nhanh hơn trên lộ trình phát triển năng lực của bản thân. Có một doanh nhân nổi tiếng từng nhận định “Khi bạn dành 1 phút để lập kế hoạch sẽ tiết kiệm 10 phút thực thi”. Điều này có nghĩa là khi chúng ta lên kế hoạch, liệt kê tất cả các công việc cần làm vào ngày hôm sau, đưa vào khung thời gian cụ thể sẽ giúp chúng ta gia tăng hiệu quả làm việc.

Một người có năng lực là người làm chủ được chính bản thân mình. Vì vậy, chúng ta cần làm chủ tư duy, làm chủ suy nghĩ để cho trí óc chúng ta ngày càng trưởng thành, tích cực hơn. Suy nghĩ thoáng hơn, nhìn nhận lại vấn đề và sử dụng ngôn từ đúng đắn. Đó là làm chủ tư duy. Sự chủ động đối với thành công giống như que diêm đang cháy đối với ngọn nến. Robert Downey Jr. đã bước ra thế giới, từ bỏ con đường nghiện ngập và giờ đã trở thành một ngôi sao lớn trên dàn điện ảnh Hollywood. Đó là một người biết làm chủ bản thân, tự cứu mình ra khỏi phần đen tối trong xã hội này.

4. Khí chất, những ưu – nhược điểm của bản thân và rèn luyện khí chất của bản thân.

Khí chất là thuộc tính tâm lý biểu hiện về cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý. Theo “Thuyết thần kinh” do nhà sinh lý học Nga I.P.Paplôp đề ra, cơ sở sinh lý của khí chất là do kiểu hoạt động thần kinh cấp cao quy định.

Theo như em nhận thấy, bản thân em thuộc người có khí chất nóng nảy. Khi tham gia hoạt động nhóm em luôn nhiệt tình, hăng hái, năng động và sẽ cố gằng hoàn thành tốt phần công việc của mình. Khi đã tiếp nhận một nhiệm vụ nào đó, bản thân em sẽ có thái độ nghiêm túc, say mê công việc, và đôi lúc còn có thể dùng nhiệt tình của mình để lôi cuốn người khác. Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, và mỗi người có một khí chất riêng.Với khí chất nóng nảy của bản thân, em nhận thấy mình có nhiều ưu điểm như khi đứng trước những lựa chọn, thường sẽ quyết định nhanh chóng, quyết đoán, dám nghĩ dám làm. Đối với những người bạn mới, những người chưa từng quen biết, khi tiếp xúc với họ em thường là người sẽ làm quen trước, cởi mở hơn và giao tiếp một cách thẳng thắn, bộc trực.

Có một sự thật mà ai cũng phải thừa nhận rằng, con người ai cũng có khuyết điểm, chẳng có ai là tốt đẹp về mọi mặt, được cái này thì mất cái kia, đó là quy luật của cuộc sống không ai có thể phủ nhận. Và một người có khí chất nóng nảy cũng như vậy, ngoài những ưu điểm như trên, vì nhận thức nhanh, phản ứng mau lẹ nên bản thân em thường nhận thức không sâu, đặc biệt là khó kiềm chế bản thân, dễ bị kích động dẫn đến những hành động bột phát. Điều này khiến em dễ làm mất lòng người khác, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẽ thường không tự chủ được bản thân. Nhưng khi mọi chuyện đã qua đi, em thường không để bụng, và không bao giờ thù dai. Sau những sự việc đã xảy ra trong cuộc sống, em nhận thấy bản thân mình thiếu kiên trì, bền bỉ, khi gặp những khó khăn trở ngại thường dễ nản trí và cảm thấy bi quan, thất vọng. Về vấn đề tình cảm tuy là người yêu ghét rõ ràng nhưng lại sống thiên về tình cảm nhiều hơn lý trí, và đôi khi dễ bị tình cảm lất át lý trí bản thân.

* Phương hướng rèn luyện:

Trong cuộc sống, con người luôn sống trong những câu hỏi về giá trị của chính mình, khí chất của bản thân mình. Hàng loạt những câu hỏi luôn được đặt ra như: Mình đang đứng ở vị trí nào? Mình là người như thế nào trong mắt mọi người? Hay phải làm sao để nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh? Chúng ta cứ sống và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Hiểu và tìm kiếm khí chất bản thân là nhu cầu chính đáng của con người bởi vì “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm của khí chất nóng nảy, mỗi khi cảm thấy mình sắp nổi nóng, em sẽ hít thở thật sâu, tự trấn an hoặc dừng ngay những suy nghĩ tồi tệ. Bên cạnh đó, em sẽ chia sẻ với những người thân thiết, giãi bày những vẫn đề của bản thân và nỗ lực thay đổi cách ứng xử của chính mình. Ngoài ra, ngay từ bây giờ bản thân em phải học cách lắng nghe, nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ, đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để có những đánh giá khách quan hơn.

Rèn luyện tính cách người cán bộ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 13/10/2016 03:01
Mặc định Cỡ chữ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính cách của người cán bộ được thể hiện qua những bài nói, bài viết có ý nghĩa giáo dục cho các thế hệ, nhất là đội ngũ cán bộ của Đảng trong giai đoạn mới. Tính cách là phạm trù của khoa học tâm lý, là một thuộc tính nhân cách, được tạo nên bởi sự kết hợp độc đáo những đặc trưng tâm lý điển hình, ổn định trong các hiện tượng tâm lý của từng người.

Bác Hồ nói chuyện với cán bộ lãnh đạo xã và Ban Chủ nhiệm HTX nông nghiệp thôn Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc năm 1961. Ảnh: internet

Hiện nay, trước sự tác động mạnh mẽ của mặt trái cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ có biểu hiện lệch lạc về tính cách, sự tha hóa về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập thể, đến niềm tin của quần chúng nhân dân. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu… làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”[1]. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương lần thứ 4 [khóa XI] về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đã chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ...”. Đó là một trong những biểu hiện suy thoái về tính cách. Vì vậy, vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính cách làm cơ sở để mỗi cán bộ rèn luyện là vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ cách mạng phải có 5 đức tính quan trọng: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào... sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ uy quyền. Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu đoàn thể. Ngoài lợi ích của đoàn thể, không có lợi ích riêng phải lo toan. Trí là không có việc gì tư túi làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch sáng suốt; dễ hiểu lý; dễ tìm phương hướng; biết xem người, biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho đoàn thể. Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc gì phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho đoàn thể, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát. Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy, mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một cái ham là ham học, ham làm và ham tiến bộ. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn mỗi cán bộ phải biết đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lên trên, lên trước lợi ích cá nhân mình, hết lòng phục vụ nhân dân. Người nói: “Mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài”[2].

Để rèn luyện tính cách tốt đẹp theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người cán cán bộ cần chú trọng những yêu cầu cơ bản sau đây:

Một là, giáo dục thái độ sống tích cực, hình thành nét tính cách tích cực.

Tính cách là bộ mặt đạo đức của mỗi con người, vì vậy giáo dục tính cách phải được thực hiện thông qua điều chỉnh hệ thống thái độ, hành vi theo những nét tính cách tích cực. Hiện nay, đội ngũ cán bộ chủ yếu xuất phát từ giai cấp nông dân, bên cạnh những ưu điểm còn mang dấu ấn của tính cách người nông dân, đó là tư tưởng gia trưởng; thiếu dân chủ, tính thiển cận; dễ bị hấp dẫn bởi những lợi ích trước mắt, bộ phận; dễ thỏa mãn dừng lại; tư tưởng cục bộ, địa phương; tùy tiện vô nguyên tắc… Những nét tâm lý tiêu cực đó thường ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc và có thể làm phai nhạt phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, đó cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Do đó, muốn hình thành những nét tính cách tốt đẹp thì phải không ngừng giáo dục thái độ sống tích cực, trong đó mỗi cán bộ phải giữ vững lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện rõ bản chất của giai cấp công nhân; đồng thời đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong cuộc sống và hoạt động. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ phải hình thành những nét tính cách cụ thể như: tính trung thực, thẳng thắn; tính tập thể - tính xã hội; tính dũng cảm, kiên cường; tính hướng thiện,… thống nhất giữa lời nói và hành động, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để đặt lợi ích xã hội lên trên. Tất cả điều đó phải thể hiện là người dám nghĩ, dám làm, không sợ thất bại với mục đích mỗi cán bộ phải trở thành những người thực sự là của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ.

Hai là, khuyến khích cái tốt, khắc phục cái xấu, phải “tiên ưu hậu lạc”.

Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện. Con người không phải là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi vậy, theo Người phải "làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng"[3]. Người yêu cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con người. Ngay cả những người đã lầm đường lạc lối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tỏ rõ sự khoan dung, độ lượng: "Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ”[4]. Muốn hoàn thành tốt công việc được giao, mỗi cán bộ phải luôn cầu tiến bộ, kiên trì học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện bản thân. Vì thế, ở trong mỗi tổ chức cần phải bố trí, sử dụng, bồi dưỡng cán bộ sao cho phù hợp với năng khiếu, sở trường của từng người, khuyến khích phát huy những lợi thế của họ, đồng thời hạn chế những thiếu sót, khuyết điểm. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dùng cán bộ không đúng tài năng của họ, cũng là một cớ thất bại. Thí dụ người viết giỏi nhưng nói kém lại dùng vào những việc cần phải nói. Người nói khéo nhưng viết xoàng lại dùng vào công việc viết lách. Thành thử hai người đều không có thành tích”[5]. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Nếu không biết tùy tài mà dùng người chẳng khác gì thợ rèn bảo đi đóng tủ, thợ mộc bảo đi rèn dao. Lãnh đạo khéo thì tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo thì tài to hóa ra tài nhỏ”[6]. Vấn đề quan trọng là mỗi cán bộ phải dám nhìn thẳng vào mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và khắc phục cái dở, cái xấu, cái ác. Đồng thời, người cán bộ phải có chí khí cao thượng, phải “tiên ưu hậu lạc” nghĩa là khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ”[7].

Ba là, tích cực tu dưỡng, tự rèn luyện; luôn tự phê bình và phê bình.

Đây là con đường quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp trong việc hình thành và phát triển, hoàn thiện tính cách người cán bộ. Đó chính là sự phát huy nội lực của mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra con đường cơ bản cho người cán bộ tự vươn lên hoàn thiện mình là phải học tập, rèn luyện bền bỉ suốt đời. Người dạy: “Mỗi đồng chí phải ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng, củng cố lập trường giai cấp công nhân… phải tuyệt đối chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ”[8]. Để tu dưỡng, rèn luyện đạt kết quả, đòi hỏi trước hết mỗi cán bộ phải nêu cao tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình. “Trên con đường phát triển cách mạng của mình, Đảng ta luôn có ưu điểm và không tránh khỏi có khuyết điểm. Chỉ có không ngừng đấu tranh, phê bình và tự phê bình, nhận rõ đúng sai, phát huy cái đúng, khắc phục cái sai mới có thể làm cho mình, cho Đảng, cho cách mạng tiến bộ mãi”[9]. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ thường xuyên trau dồi phẩm chất cách mạng, đồng thời phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, bài trừ bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, phải thực sự là người đầy tớ, là công bộc của nhân dân. Người dạy: “Muốn gột rửa sạch những vết tích xấu xa của xã hội cũ, muốn rèn luyện đạo đức cách mạng, thì chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến bộ tức là thoái bộ, là lạc hậu”[10]. Muốn tự cải tạo được bản thân để tự mình hoàn thiện tính cách thì mỗi cán bộ phải tự nhận thức được những ưu điểm và khiếm khuyết của mình để tự giác, tự xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu, thời gian sửa chữa, học tập, rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện tính cách. Quá trình tự hoàn thiện, tự tu dưỡng, tự rèn luyện tính cách là quá trình phấn đấu thường xuyên, liên tục và bền bỉ của mỗi cán bộ, đảng viên.

Bốn là, thông qua hoạt động thực tiễn để hoàn thiện bản thân.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn, trong học tập, lao động, công tác, trong các mối quan hệ với Đảng, Nhà nước, nhân dân và bản thân người cán bộ. Thông qua hoạt động thực tiễn, người cán bộ điều chỉnh hành vi của mình và cũng thông qua thực tiễn tính cách của mỗi người được cụ thể hóa một cách phong phú, đa dạng. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện công phu mới có được phẩm chất, tính cách tốt đẹp và phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao, hoàn thiện. Bài học đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết ở 4 câu thơ: “Gạo đem vào giã bao đau đớn; Gạo giã xong rồi trắng tựa bông; Sống ở trên đời người cũng vậy; Gian nan rèn luyện mới thành công”[11]. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ mối quan hệ mật thiết, biện chứng giữa lý luận và hoạt động thực tiễn. Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm; còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.

Rèn luyện tính cách theo tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần nâng cao đạo đức cách mạng cũng như hoàn thiện những phẩm chất cần thiết của người cán bộ trong giai đoạn mới. Người cán bộ phải luôn thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần “dĩ công vi thượng”, việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố làm; việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố tránh. Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính cách người cán bộ, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý cần kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành, gắn với thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, theo cương vị công tác; phải luôn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý; tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong, đề cao trách nhiệm công vụ phấn đấu trở thành những cán bộ lãnh đạo có cả tài và đức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó chính là con đường rèn luyện nét tính cách tốt đẹp ở mỗi cán bộ của Đảng hiện nay./.

ThS. Nguyễn Văn Công - Đỗ Hồng Phước - Trường Đại học Nguyễn Huệ

----------------------

Ghi chú:

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr.173.

[2], [5], [6] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.tr.250; tr.243; tr.280.

[3] Sđd, tập 12, tr.558.

[4] Sđd, tập 4, tr.246.

[7] Sđd, tập 11, tr.332.

[8], [10] Sđd, tập 9, tr.275; tr.284.

[9] Sđd, tập 8, tr.352.

[11] Sđd, tập 3, tr.350.

tcnn.vn

Về trang trước
Gửi email In trang

I. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách và đặc điểm các thuộc tính tâm lý nhân cách của bản thân:

Nhân cách chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lý của cá nhân mà thôi. Đó là con người với tư cách là chủ thể của hoạt động, chủ thể của quan hệ người – người. Theo A. G. Covaliov: “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định”; Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhân cách gồm 2 mặt đức và tài. Hay theo Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ.

Nhân cách của một con người có những đặc điểm như: tính thống nhất, tính ổn định, tính tích cực và tính giao lưu. Người có nhân cách luôn làm chủ được suy nghĩ và hành động để không ảnh hưởng đến người xung quanh, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, biết lắng nghe và luôn lắng nghe để hoàn thiện bản thân mình…Nhân cách con người còn được biểu hiện qua rất nhiều hình thái: Ứng xử, lời ăn tiếng nói…“Lời nói không mất tiền mua…”.Bên cạnh đó, nhân cách còn được đánh giá qua tư tưởng, thái độ, hành động. Có nhân cách thì tư tưởng cởi mở, trong sáng, thái độ hòa hiếu, hành động dứt khoát, quyết liệt … và ngược lại.

Các thuộc tính tâm lý của nhân cách là xu hướng, tính cách, năng lực và khí chất. Cũng giống như một vecto lực có phương, chiều, cường độ và tính chất của nó thì xu hướng nói lên phương hướng phát triển nhân cách, năng lực nói lên cường độ của nhân cách, khí chất và tính cách lại thể hiện tính chất, phong cách của nhân cách bản thân.

1. Xu hướng và phương hướng rèn luyện.

Xu hướng là ý định hướng tới những mục tiêu có nhiều ý nghĩa đối với đời sống cá nhân, là hướng hoạt động chủ yếu nhằm vươn tới mục tiêu đó trong thời gian tương đối dài. Xu hướng có những mặt biểu hiện như nhu cầu, hứng thú, thế giới quan và lý tưởng.

1.1. Nhu cầu:

Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà cá nhân nhận thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định. Đối với bản thân em hiện nay, nhu cầu của em đó là thi kết thúc học phần các môn học trong học kỳ này với số điểm cao. Để thỏa mãn được nhu cầu của bản thân, em đã và đang cố gắng học tập, đọc nhiều tài liệu và làm bài tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Bên cạnh đó, nội dung của nhu cầu do điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định. Điều kiện sống của cá nhân quy định nội dung, đối tượng của nhu cầu. Điều kiện sống vật chất và tinh thần của em đầy đủ, nên em sẽ hướng tới những nhu cầu phong phú, phản ánh những điều kiện sống của em. Ngoài ra, nhu cầu có tính chu kỳ và cường độ tăng dần: Chu kỳ của nhu cầu bắt đầu từ trạng thái thiếu hụt làm nảy sinh nhu cầu, nhu cầu gặp đúng đối tượng nảy sinh động cơ thúc đẩy chủ thể tác động vào đối tượng để thỏa mãn nhu cầu. Sau khi thỏa mãn được nhu cầu thì chu kỳ của một loại nhu cầu kết thúc nhưng lại nảy sinh những nhu cầu khác với cường độ cao hơn chu kỳ trước đó.

Căn cứ vào hình thức tồn tại đối tượng của nhu cầu, người ta chia nhu cầu thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chấtlà những đòi hỏi kháchquan phải được thoả mãn về các phương tiện sinh hoạt vật chất của con người, như nhu cầu ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, công cụ lao động. Từ khi còn bé, nhu cầu vật chất của em được thỏa mãn thông qua tác động với người khác và chủ yếu là những người có ý nghĩa với em. Như được bố mẹ cho ăn, tắm rửa, bế bồng, ôm ấp. Khi đó, nhu cầu vật chất được thoả mãn như thế nào, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tương lai sau này. Đối với bản thân em, nhu cầu được đáp ứng nhất quán với sự tôn trọng, từ đó em đã phát triển ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và môi trường sống xung quanh em. Thứ hai, nhu cầu tinh thần như: nhu cầu nhận thức, vui chơi giải trí,… Đây là nhu cầu có liên quan tới sự tồn tại xã hội của con người, nhu cầu chỉ ở con người mới có. Cũng như đối với nhu cầu vật chất đã nêu trên, khi ngay từ bé em đã đươc thỏa mãn những nhu cầu tình thần, được bố mẹ yêu thương, được vui chơi giải trí và giao tiếp với mọi người xung quanh từ đó em đã phát triển cảm giác mình thật sự có giá trị, có phẩm giá, tự tôn đi đến yêu thương người khác. Đó là cơ sở đầu tiên để hình thành xu hướng cá nhân em và là một trong những động lực cửa sự phát triển nhân cách. Hai loại nhu cầu trên có mối quan hệ với nhau. Nhu cầu vật chất là cơ sở để hình thành nhu cầu tinh thần. Thỏa mãn nhu cầu vật chất tạo điều kiện để nhu cầu tinh thần nảy nở và phát triển. Thỏa mãn nhu cầu vật chất trong chừng mực nhất định cũng là thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Nhu cầu tinh thần khi đã hình thành sẽ có tác dụng chỉ đạo nhu cầu vật chất.

1.2. Hứng thú:

Hứng thú là thái độ riêng có tính chất đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại cho cá nhân sự khoái cảm. Trở lại với liên hệ về bản thân em ở trên, việc em muốn đạt được kết quả cao trong kỳ thi cuối học phần sắp tới, em có nhu cầu muốn thỏa mãn điều đó, khi cá nhân em có sự hứng thú và hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống cá nhân. Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê học tập và trau dồi kiến thức. Bên cạnh đó, sự hứng thú là động cơ thúc đẩy em tham gia tích cực vào công việc học tập ấy, khi đó sẽ hoạt động một cách thoải mái, tích cực, tự giác, sáng tạo và có hiệu quả cao. Hứng thú làm tăng sức làm việc cho cá nhân, làm cho cá nhân dẻo dai hơn, ít mệt mỏi hơn.

1.3. Thế giới quan cá nhân:

Thế giới quan cá nhân là hệ thống những quan điểm, quan niệm của cá nhân, thể hiện trong việc xem xét, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong tự nhiên, xã hội và bản thân. Thế giới quan cá nhân có những phẩm chất cơ bản như tính khoa học, tính hệ thống và nhất quán, tính khái quát và tính cụ thể, tính hiệu lực. Thế giới quan đóng vai trò nhân tố sống động của ý thức cá nhân, giữ vai trò chỉ dẫn cách thức tư duy và hành động của cá nhân. Đối với bản thân em, thế giới quan đóng vai trò chủ đạo, quyết định việc lựa chọn xu hướng cá nhân. Khi em đang học lớp 12, xu hướng của em là muốn được học đại học chuyên ngành Luật. Và thế giới quan cá nhân như một chiếc la bàn định hướng cuộc sống, và là “cương lĩnh bên trong”, giúp em xác định mục tiêu kế hoạch phấn đấu đó là phải thi đỗ vào một trong các trường đại học có chuyên ngành Luật. Thế giới quan là động lực mạnh mẽ thúc đẩy em học tập, trau dồi kiến thức, luyện thật nhiều đề thi để có kết quả thi Đại học như mục tiêu của bản thân. Bên cạnh đó, em kết hợp với niềm tin, để tạo cho em nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.

1.4. Lý tưởng:

Lý tưởng là mục tiêu mà cá nhân cho là cao đẹp, mẫu mực hoàn chỉnh nhất của cuộc sống, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống và hoạt động của cá nhân trong một thời gian tương đối dài để đạt tới mục tiêu đó. Lý tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãnh mạn; bên cạnh đó, lý tưởng còn có tính xã hội và giai cấp. Với câu chuyện thi vào đại học năm lớp 12 của em, em nhận thấy rằng. Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp đẽ và ý nghĩa để bản thân em cũng như tất cả mọi người có cơ hội được học tập, được lập nghiệp. Vì thế vào đại học là ước mơ cao đẹp và chính đáng của đa số các bạn. Theo như em được biết, từ trước tới nay đã có nhiều thiên tài trên thế giới trưởng thành từ môi trường Đại học như nhà sinh vật học Darwin, nhà hóa học Marie Curie, Mendeleev, nhà bác học Anh-xtanh… Vì vậy, trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, khi ấy em muốn chọn cho mình con đường Đại học và quyết tâm theo đuổi ước mơ ấy đến cùng, dù cánh cửa các trường Đại học có hẹp, dù mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.Mười hai năm đèn sách, vượt qua bao vất vả gian nan, trên vai mang nặng công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, trước ngưỡng cửa cuộc đời ai cũng mong ước mình sẽ có một tương lai rạng rỡ. Tương lai ấy là gì? Đó là cuộc sống ổn định, có việc làm phù hợp với sở thích, khả năng và ngành nghề mà mình đã được đào tạo, có thu nhập cao, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo và cống hiến cho xã hội. Đối với em, tương lai ấy tạo ra cho bản thân cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, có thể phấn đấu trở thành một người Luật sư – người bảo vệ công lý cho tất cả mọi người, hay một Pháp chế doanh nghiệp…Khi ấy em mang trong mình lý tưởng mong muốn được vào Đại học, mong muốn sẽ được tiếp cận và tiếp thu những tri thức cơ bản về ngành nghề mà ta theo học từ các thầy cô, các giáo sư có trình độ học vấn và chuyên môn giỏi.

* Phương hướng rèn luyện:

Để phát triển nhân cách và có xu hướng hướng tới những mục tiêu cao đẹp của bản thân, em cần xây dựng cho mình những hứng thú tích cực, đặc biệt là hứng thú với hoạt động học tập, nghiên cứu, rèn luyện trong nhà trường. Đồng thời phát triển nhiều hứng thú trên các lĩnh vực khác làm cho đời sống tâm lý thêm phần phong phú. Bên cạnh đó, cần tạo cho mình một lý tưởng cao đẹp như một ngôi sao dẫn đường chỉ hướng cho cuộc sống và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của cá nhân, điều khiển bản thân đến con đường thành công. Ngoài ra, em sẽ xây dựng lên một niềm tin đúng đắn về chân lý khách quan giúp tạo cho em một động lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.

2. Tính cách, đặc điểm của tính cách và phương hướng rèn luyện tính cách của bản thân:

Tính cách cá nhân bao gồm nhiều nét tính cách. Nét tính cách là một thuộc tính tâm lý nói lên thái độ đặc trưng của cá nhân đối với từng mặt, từng khía cạnh, từng lĩnh vực của hiện thực, được biểu hiện bằng các hành vi xử sự tương ứng quen thuộc của cá nhân. Mỗi nét tính cách là một thuộc tính tâm lý cá nhân. Tổng hợp nhiều nét tính cách tạo thành tính cách cá nhân. Giữa các cá nhân có sự khác nhau về tính cách chủ yếu là do sự khác biệt về các tính chất như tính ổn định và bền vững, tính phức tạp và thống nhất, tính xã hôi – lịch sử quy định.

Nói về tính cách của bản thân, em nhận thấy mình là người có tính cách mạnh mẽ. Đôi lúc em muốn tự lực để chứng minh sức mạnh của bản thân và kháng cực các điểm yếu, cố gắng để chi phối mọi thứ xung quanh. Em thích giải quyết vấn đề, kiểm soát được mọi tình huống xảy ra và đưa ra các giải pháp một cách kịp thời. Tính cách của em được hình thành và phát triển trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân, chịu sự tác động của điều kiện xã hội – lịch sử và hoàn cảnh sống riêng của bản thân.

* Phương hướng rèn luyện:

Vì vậy, là một sinh viên Đại học để rèn luyện những nét tính cách tích cực cho bản thân em cần rèn luyện những hành vi thói quen phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó, em cần rèn luyện tính kiên trì, có thái độ trân trọng đối với công việc, không dễ dàng chấp nhận thất bại để giải quyết vấn đề, không dễ ngã lòng trước khó khăn. Tiếp đó, cần học tính độc lập và chấp nhận rủi ro, khi đối diện với thực tế, dù vui hay buồn vẫn tỏ ra bình tĩnh, dám chấp nhận trách nhiệm về các vấn đề để hoàn thành công việc, không hảo huyền, không nôn nóng, biết tính toán các nguy cơ. Để hình thành nét tính cách, tính cách tốt đáp ứng các yêu cầu của xã hội không phải dễ dàng, trong thời gian ngắn, vì vậy em sẽ cố gắng tự rèn luyện bản thân để phát triển bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

3. Năng lực và phương hướng rèn luyện năng lực.

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân, đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của một loại hoạt động nhất định nhằm bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả cao. Theo mức độ chuyên biệt của năng lực chia thành: năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chungcòn được gọi là năng lực trí tuệ: là năng lực nắm và vận dụng tri thức cơ bản của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội làm cơ sở cho mọi hoạt động trong xã hội. Năng lực riêngcòn gọi là năng lực chuyên môn: là năng lực đặc trưng riêng trong những lĩnh vực hoạt động nhất định.

Đối với bản thân em, sau khi đi thực tập ở văn phòng luật trên lĩnh vực luật, em nhận thấy mình có năng lực giao tiếp, thuyết trình, lập luận và đưa ra quan điểm của mình trước những Luật sư có kinh nghiệm và trước mọi người trong văn phòng. Vì khi đi thực tập, em đã được đi cùng các anh chị luật sư lên tòa án và gặp các đương sự trong nhiều vụ việc dân sự nên trong quá trình đó, năng lực riêng của em đã được hình thành và phát triển. Khi hình thành nên năng lực giao tiếp, thuyết trình giúp em tự tin hơn trong quá trình giao tiếp, xử lý các công việc được giao một cách thuận lợi hơn.

* Phương hướng rèn luyện:

Để nâng cao năng lực của bản thân theo em trước hết cần rèn luyện sự tập trung vì Tập trung là một trong những yếu tố giúp con người nâng cao năng lực cho bản thân. Theo Bill Gates và Warren Buffett cho biết “tập trung là bí quyết giúp bạn thành công trong bất cứ một lĩnh vực nào khi làm việc”. Những người có năng lực cao nhất là những người vô cùng tập trung. Họ luôn tập trung thời gian và tâm trí vào những công việc quan trọng nhất đồng thời loại bỏ những công việc không cần thiết, không quan trọng.

Bên cạnh đó, cần phát triển khả năng tiên liệu “Nếu … thì”. Trong cuốn sách “Pre-Suasion: A Revolutionary Way to Influence and Persuade”, tác giả có đề cập tới một phương pháp giúp nâng cao năng lực làm việc của bản thân đó là phương pháp “Nếu… thì…”. Phương pháp này giúp bạn chinh phục mục tiêu, nâng cao năng lực nhanh gấp 3 lần so với những người chỉ làm việc theo bản năng.

Ngoài ra, em sẽ tập thói quen lên kế hoạch cho ngày hôm sau, vì phương pháp này sẽ giúp con người phát triển nhanh hơn trên lộ trình phát triển năng lực của bản thân. Có một doanh nhân nổi tiếng từng nhận định “Khi bạn dành 1 phút để lập kế hoạch sẽ tiết kiệm 10 phút thực thi”. Điều này có nghĩa là khi chúng ta lên kế hoạch, liệt kê tất cả các công việc cần làm vào ngày hôm sau, đưa vào khung thời gian cụ thể sẽ giúp chúng ta gia tăng hiệu quả làm việc.

Một người có năng lực là người làm chủ được chính bản thân mình. Vì vậy, chúng ta cần làm chủ tư duy, làm chủ suy nghĩ để cho trí óc chúng ta ngày càng trưởng thành, tích cực hơn. Suy nghĩ thoáng hơn, nhìn nhận lại vấn đề và sử dụng ngôn từ đúng đắn. Đó là làm chủ tư duy. Sự chủ động đối với thành công giống như que diêm đang cháy đối với ngọn nến. Robert Downey Jr. đã bước ra thế giới, từ bỏ con đường nghiện ngập và giờ đã trở thành một ngôi sao lớn trên dàn điện ảnh Hollywood. Đó là một người biết làm chủ bản thân, tự cứu mình ra khỏi phần đen tối trong xã hội này.

4. Khí chất, những ưu – nhược điểm của bản thân và rèn luyện khí chất của bản thân.

Khí chất là thuộc tính tâm lý biểu hiện về cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý. Theo “Thuyết thần kinh” do nhà sinh lý học Nga I.P.Paplôp đề ra, cơ sở sinh lý của khí chất là do kiểu hoạt động thần kinh cấp cao quy định.

Theo như em nhận thấy, bản thân em thuộc người có khí chất nóng nảy. Khi tham gia hoạt động nhóm em luôn nhiệt tình, hăng hái, năng động và sẽ cố gằng hoàn thành tốt phần công việc của mình. Khi đã tiếp nhận một nhiệm vụ nào đó, bản thân em sẽ có thái độ nghiêm túc, say mê công việc, và đôi lúc còn có thể dùng nhiệt tình của mình để lôi cuốn người khác. Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, và mỗi người có một khí chất riêng.Với khí chất nóng nảy của bản thân, em nhận thấy mình có nhiều ưu điểm như khi đứng trước những lựa chọn, thường sẽ quyết định nhanh chóng, quyết đoán, dám nghĩ dám làm. Đối với những người bạn mới, những người chưa từng quen biết, khi tiếp xúc với họ em thường là người sẽ làm quen trước, cởi mở hơn và giao tiếp một cách thẳng thắn, bộc trực.

Có một sự thật mà ai cũng phải thừa nhận rằng, con người ai cũng có khuyết điểm, chẳng có ai là tốt đẹp về mọi mặt, được cái này thì mất cái kia, đó là quy luật của cuộc sống không ai có thể phủ nhận. Và một người có khí chất nóng nảy cũng như vậy, ngoài những ưu điểm như trên, vì nhận thức nhanh, phản ứng mau lẹ nên bản thân em thường nhận thức không sâu, đặc biệt là khó kiềm chế bản thân, dễ bị kích động dẫn đến những hành động bột phát. Điều này khiến em dễ làm mất lòng người khác, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẽ thường không tự chủ được bản thân. Nhưng khi mọi chuyện đã qua đi, em thường không để bụng, và không bao giờ thù dai. Sau những sự việc đã xảy ra trong cuộc sống, em nhận thấy bản thân mình thiếu kiên trì, bền bỉ, khi gặp những khó khăn trở ngại thường dễ nản trí và cảm thấy bi quan, thất vọng. Về vấn đề tình cảm tuy là người yêu ghét rõ ràng nhưng lại sống thiên về tình cảm nhiều hơn lý trí, và đôi khi dễ bị tình cảm lất át lý trí bản thân.

* Phương hướng rèn luyện:

Trong cuộc sống, con người luôn sống trong những câu hỏi về giá trị của chính mình, khí chất của bản thân mình. Hàng loạt những câu hỏi luôn được đặt ra như: Mình đang đứng ở vị trí nào? Mình là người như thế nào trong mắt mọi người? Hay phải làm sao để nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh? Chúng ta cứ sống và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Hiểu và tìm kiếm khí chất bản thân là nhu cầu chính đáng của con người bởi vì “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm của khí chất nóng nảy, mỗi khi cảm thấy mình sắp nổi nóng, em sẽ hít thở thật sâu, tự trấn an hoặc dừng ngay những suy nghĩ tồi tệ. Bên cạnh đó, em sẽ chia sẻ với những người thân thiết, giãi bày những vẫn đề của bản thân và nỗ lực thay đổi cách ứng xử của chính mình. Ngoài ra, ngay từ bây giờ bản thân em phải học cách lắng nghe, nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ, đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để có những đánh giá khách quan hơn.

RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH

Đọc bài Lưu
Rèn luyện nhân cách.
Các em học sinh thân mến! Bác Hồ đã dạy:“Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”.Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh. Vì vậy, để rèn luyện nhân cách, trước tiên chúng ta cần phải rèn luyện từ những việc giản dị, bình thường nhất, những việc hàng ngày trong cuộc sống, trong gia đình, trong nhà trường. Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau làm tốt những việc như sau:

- Trước tiên, chúng ta hãy học cách biết tôn trọng người khác. Mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được tôn trọng về thể xác, nhân phẩm, danh dự và quyền sở hữu tài sản [để sinh tồn]. Vì vậy, muốn được người khác tôn trọng mình, xa hơn là cả cộng đồng tôn trọng mình, thì trước hết chúng ta phải biết tôn trọng các giá trị căn bản của con người. Đôi khi, hãy tự đặt vị trí của mình vào người khác để biết cách tôn trọng người khác. Xã hội chỉ ổn định và phát triển khi mọi người chúng ta biết tôn trọng lẫn nhau.

- Hai là, hãy cố gắng không làm hại tới môi trường. Môi trường chính là ngôi nhà chung của muôn loài, môi trường có trong sạch thì mới đảm bảo được sức khỏe và sự sống của muôn loài. Vì môi trường có trong sạch thì xã hội mới phát triển bền vững. Không xả rác bừa bãi, nên coi trường lớp, đường phố, nơi công cộng như sân vườn nhà mình, bởi chính từng cá nhân trong chúng ta đang thụ hưởng không gian chung đó. Nói rộng ra, đó cũng là bộ mặt của cả quốc gia, trong đó có mình là thành viên, bởi không ai có thể hãnh diện sạch sẽ nếu mặt mũi đầy bùn đất. Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ hàng đầu của hầu hết chính phủ các quốc gia. Chính vì vậy mà trong giáo dục, những bài học về bảo vệ môi trường thường được giáo dục thường xuyên.

- Ba là, chúng ta phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Biết lắng nghe học hỏi để trau dồi, tu dưỡng, nâng cao hiểu biết của bản thân là điều thiết yếu để trở thành con ngoan, trò giỏi, một công dân tốt, góp phần xây dựng xã hội phát triển.

- Bốn là, phải biết giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ với những người kém may mắn hơn. Chúng ta nên cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác và việc làm nên xuất phát từ cái tâm trong sáng.

- Năm là, hãy tích cực tham gia các hoạt động, phong trào trong nhà trường và ngoài xã hội. Bởi vì, qua hoạt động con người mới trưởng thành, nhận thức mới phát triển và nhân cách cũng hoàn thiện theo.

- Sáu là, hãy sống có mục tiêu, có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân chúng ta tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ. Các em cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân - thiện - mỹ.

Học tập và rèn luyện là việc làm suốt đời, nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng nhau làm cho tốt những việc trên các em nhé. Cô rất tin tưởng vào sự phấn đấu và rèn luyện của em!

Tác giả: Hồ Thị Ngọc Linh
Giáo viên Trường Trung học cơ sở Đông Hồ 1

Đề nghị các đơn vị trường học
tuyên truyền trong tiết sinh hoạt dưới cờ,
s
inh hoạt chủ nhiệmtừ: 18/01/2016 đến23/01/2016

Nguồn:hatien.edu.vn Copy link
Nguồn: //hatien.edu.vn/news/717/REN-LUYEN-NHAN-CACH.html
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Sáu phương pháp tự rèn luyện bản thân để bước tới thành công

Để thành công trong bất kì lĩnh vực nào, kể cả việc phát triển bản thân, bạn luôn cần phải luyện tập.

Cũng giống như bất kỳ điều gì khác trong cuộc sống, để thành công trong bất kì lĩnh vực nào, ngay cả việc phát triển bản thân, bạn luôn phải luyện tập. Để có một định hướng tốt cho chặng đường này, dưới đây là một số cách hiệu quả để bạn bắt đầu tìm lại cuộc sống của chính mình.

Xác định ranh giới của bạn

Không thể bắt đầu thiết lập ranh giới cá nhân khi bạn thậm chí không biết những điều đó là gì. Đây là lý do tại sao điểm khởi đầu là một yếu tố quan trọng. Khi bạn biết bạn đang ở vị trí nào, việc xác định xem mình cần đưa ra thêm nhiều hay ít ranh giới sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân: Bạn có bị cuộc sống xô đẩy thường xuyên không? Hay bạn là người sẽ chống lại các sự thay đổi? Bạn có thấy mình tranh cãi với mọi người nhiều không? Hay bạn cảm thấy khó khăn trong việc lên tiếng?

Mọi người đều có những điểm xuất phát khác nhau khi nói đến ranh giới cá nhân của họ, và những ranh giới đó chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm ra điểm xuất phát của mình.

Xác định giá trị của bạn

Một trong những cách tốt nhất để xác định ranh giới của bạn là xác định giá trị của bản thân trong cuộc sống. Nếu bạn coi trọng tự do và sự sáng tạo, hãy cân nhắc đặt một ranh giới chặt chẽ xung quanh không gian cá nhân và thời gian rảnh của bạn.

Nếu bạn coi trọng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hơn những điều lớn lao hay xa hoa, có thể cân nhắc nới lỏng ranh giới của bản thân một chút để có được nhiều sự may mắn hơn.

Nếu bạn là người mong muốn có thể đánh giá cao bản thân, hãy bắt đầu đặt ra những ranh giới vững chắc hơn xung quanh cách mọi người nói chuyện với bạn và đối xử với bạn.

Dù giá trị cá nhân độc đáo của bạn là gì, thì ranh giới cá nhân mà bạn đặt ra sẽ là thứ giúp bạn duy trì chúng.

Xuất phát điểm đơn giản

Như đã đề cập ở trên, bất kỳ kỹ năng nào trong cuộc sống không chỉ yêu cầu luyện tập để đạt được trình độ mong muốn mà còn phải đánh giá và trau dồi thường xuyên để đảm bảo kỹ năng đó không biến mất.

Việc thiết lập ranh giới cá nhân không phải là một ngoại lệ. Thay vì hoàn toàn quay lưng lại với những người vượt quá giới hạn của bạn hoặc thực hiện những hành động khiến bạn không hài lòng, bạn nên thực hiện những bước tiến nhỏ sau đây để chặng đường đặt ra ranh giới cho bản thân trở nên dễ dàng.

Hãy đưa ra những kỉ luật và thói quen cho riêng bạn. Điều này cũng quan trọng không kém việc đặt ranh giới với người khác. Cách duy nhất để bắt đầu ở cả hai khía cạnh là một luật lệ đơn giản cho bản thân.

Lắng nghe cảm xúc của bạn

Nếu bạn không chắc chắn về ranh giới cá nhân của mình, bạn nên bình tĩnh và lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc trong người để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Điều này thường sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu tuyệt vời.

Bạn chú ý những lúc nhịp tim tăng, đổ mồ hôi, tức ngực hoặc bụng và các cảm giác khó chịu khác. Tất nhiên, chỉ vì bạn cảm thấy những cảm giác này không có nghĩa là bạn nên khép mình với thế giới.

Cảm xúc của bạn giống như những chỉ dẫn bên lề đường. Chúng sẽ cho bạn biết những lĩnh vực mà bạn có thể nên tìm hiểu thêm một chút.

Học cách nói "không"

Có thể trở ngại lớn nhất mà những người đấu tranh với việc đặt ra ranh giới cá nhân là họ cảm thấy vô cùng khó khăn khi từ chối. Bạn thậm chí có thể có một người bạn hoặc vợ/chồng xâm phạm quá sâu vào đời sống cá nhân của bạn, nhưng bạn phải vật lộn để nói "không" với họ, bởi lẽ họ là những người quan trọng đối với bạn.

Sự thật là vấn đề là ở bạn chứ không phải ở họ. Lý do mà hầu hết mọi người khó khăn trong việc từ chối là do nỗi lo lắng không biết điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy thế nào. Có lẽ đã đến lúc dừng lại và nghĩ về cảm xúc của bạn.

Bạn được phép từ chối mà không cần giải thích. Nó có thể sẽ không ảnh hưởng đến người khác nhiều như bạn nghĩ. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ ổn khi bạn nói "không". Có lẽ còn đáng ngạc nhiên hơn, bạn có thể thấy rằng mọi người thực sự tôn trọng bạn hơn vì bạn có ranh giới cá nhân.

Mặt khác, nếu người đó phản ứng tiêu cực với ranh giới cá nhân của bạn, đó là vấn đề của họ, không phải của bạn. Trên thực tế, điều này còn giúp bạn dễ dàng nhận ra rằng có thể bạn không cần những người đó trong cuộc sống của mình.

Hãy quyết đoán

Điều này liên quan rất chặt chẽ với quan điểm trước đó về việc nói không. Tầm quan trọng của việc quyết đoán khi thiết lập ranh giới cá nhân không thể được nhấn mạnh đủ - cho dù với chính bạn hay với người khác.

Hãy nhớ rằng, điều này không đồng nghĩa với tàn nhẫn hoặc vô cảm. Quyết đoán chỉ đơn giản có nghĩa là nói rõ những gì bạn muốn hoặc cần một cách rõ ràng và thẳng thắn.

Nếu bạn không quyết đoán với mọi người, đặc biệt nếu bạn đã từng gặp vấn đề trong việc thiết lập ranh giới trong quá khứ, thì đừng hy vọng mọi người sẽ thay đổi và tôn trọng bạn hơn trước đây.

Theo VOV

Người già Trung Quốc cô đơn khi phải quanh quẩn chăm sóc con cháu

Thay vì được an hưởng tuổi già, hàng triệu người cao niên Trung Quốc phải xa rời quê hương để đi làm thuê hay giúp con cái cáng đáng việc nhà.

Video liên quan

Chủ Đề