Phụ nữ sau sinh nằm võng được không

Theo nghiên cứu của Sophie Schwartz, chuyên gia đến từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ). Những rung lắc nhẹ nhàng khi đưa võng sẽ giúp con người nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ; và ngủ sâu hơn so với khi nằm trên giường.

Bằng cách đo điện não đồ của những người tình nguyện tham gia nghiên cứu. Chuyên gia phát hiện ra rằng, không chỉ ngủ nhanh hơn, nằm võng còn có thể thay đổi bản chất giấc ngủ; đồng thời có tác dụng giúp cải thiện trí nhớ.

Các chuyên gia hy vọng rằng, nghiên cứu có thể được sử dụng để điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ. Mặc dù nằm võng có thể tác động đến giấc ngủ ngon hơn. Nhưng hầu hết các chuyên gia y tế đều không khuyến khích việc nằm ngủ trên võng; nhất là nằm võng khi mang thai.

Bởi vì cơ thể sẽ bị bó hẹp với tư thế đầu nằm trên cao, chân cao. Nhưng ngực bị ép gây khó khăn khi hô hấp. Bên cạnh đó, khi đầu nằm quá cao, cơ thể khó khăn khi lưu chuyển máu lên não. Điều này sẽ gâu thiếu máu, thiếu oxy lên não; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, khi nằm võng, mẹ bầu sẽ có nguy cơ té ngã cao hơn, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

>> Mẹ có thể quan tâm: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển ‘chồng hát, vợ khen hay’

Nằm võng khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?

1. Bà bầu nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép

Bà bầu luôn cần một tư thế ngủ thật thoải mái để cả mẹ và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh. Nếu nằm võng khi mang thai, cơ thể sẽ bị gò bó; khó khăn trở mình; thay đổi tư thế mỗi khi cảm thẫy không thoải mái; tay chân nhức mỏi…

Thậm chí nếu mẹ bầu nằm võng tư thế gập người, lại nằm nghiêng sẽ chèn ép lên thai nhi, gây ra sự khó chịu hay bức bối cho bé con trong bụng.

2. Tăng nguy cơ bị ngã khi bà bầu nằm võng

Bụng của mẹ bầu ngày một lớn, di chuyển, đi lại cũng vì thế mà khó khăn hơn. Do đó, bà bầu không nên nằm võng bởi rất có thể không may bị té ngã mỗi khi đứng lên, ngồi xuống võng. Điều này nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Phụ nữ sau sinh nằm võng được không
Bà bầu có nên nằm võng khi mang thai không?

3. Bà bầu nằm võng làm ảnh hưởng đến hoạt động hệ hô hấp

Dễ nhận thấy tư thế khi bà bầu nằm võng, cơ thể sẽ bị bó hẹp lại, phần đầu cao, chân cao trong khi phần thân dưới lại ở vị trí thấp hơn với dáng hơi gập sẽ gây sức ép lên ngực, làm cản trở hoạt động hệ hô hấp, dễ dẫn đến khó thở.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Một số người cho rằng cho trẻ sơ sinh nằm võng sẽ giúp bé ngủ ngon giấc, đầu bé tròn, đẹp hơn, không bị bẹp. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy không nên cho trẻ sơ sinh ngủ trên võng vì gây ảnh hưởng khá nhiều tới cột sống, lồng ngực, thói quen ngủ,... của trẻ.

Cho trẻ nằm võng có khá nhiều ưu điểm như:

  • Khi trẻ nằm võng, võng sẽ ôm trọn bé, bao bọc lại bé. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn hơn, dễ ngủ hơn;
  • Chuyển động đung đưa của võng giúp bé cảm thấy như đang ở trong tử cung của mẹ nên sẽ an tâm hơn, làm dịu sự lo lắng. Điều này tạo môi trường thoải mái để trẻ ngủ ngon hơn.

Tuy có một vài ưu điểm nhưng việc cho trẻ sơ sinh nằm ngủ trên võng tiềm ẩn khá nhiều hạn chế. Đó là:

  • Gây hội chứng rung lắc: Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ của trẻ. Tình trạng cho trẻ nằm võng kéo dài, đu đưa nhiều có thể dẫn tới hội chứng rung lắc - một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, giảm thị lực, rối loạn khả năng định hướng và chậm hình thành nhận thức;
  • Ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống và lồng ngực: Vì võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ sẽ không được nâng đỡ nên dễ bị cong vẹo. Điều này là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành nên dễ bị cong theo độ lún của võng. Bên cạnh đó, khi đốt sống cong thì lưng sẽ , gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim, phổi,...( như gù vẹo cột sống, có thể gây khó thở..)
  • Ức chế thần kinh: Trẻ ở trong trạng thái rung lắc mạnh liên tục (do đu đưa võng) sẽ bị mệt mỏi thần kinh nên dù đã đi vào giấc ngủ thì bé vẫn mang tâm trạng run sợ. Do đó, khi bế trẻ ra, bé hay bị giật mình, khóc thét. Nếu phải trải qua tình trạng này trong thời gian dài thì não của trẻ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi.
  • Thần kinh vận động kém phát triển: Trẻ nằm trên võng sẽ khó học, hình thành các động tác như trườn, bò, đi lại, chạy, cầm nắm đồ vật,... Sự ảnh hưởng trên hệ thần kinh vận động khiến bé kém linh hoạt, làm khả năng nhận thức và tiếp thu kém đi.

Phụ nữ sau sinh nằm võng được không

Trẻ nằm trên võng có nguy cơ thần kinh vận động kém phát triển

  • Cơ bắp kém phát triển: Nếu được vận động, co duỗi thường xuyên thì cơ bắp trẻ sẽ phát triển, nở nang. Trong khi đó, trẻ nằm võng thường bị chèn ép chân, tay hoặc vẹo đầu, vẹo cổ,... Đây là những tư thế khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một vị trí, lưu lượng máu không điều hòa, khiến cơ bắp và não bộ phát triển kém.
  • Phụ thuộc vào võng: Khi quen với chuyển động đu đưa của võng thì trẻ sẽ dễ trở nên phụ thuộc vào nó, nếu không có võng sẽ không ngủ được;
  • Dễ té ngã và khó thở: Với trẻ nằm võng, nếu trẻ trở mình, lật người trên võng thì rất dễ bị té ngã ra ngoài võng. Hoặc khi bé lật sang một bên thì rất khó lật ngửa trở lại. Mặt khác, trẻ sơ sinh nằm võng sẽ nằm ở tư thế cong người, gập cổ - là tư thế khiến hô hấp khó khăn.Trường hợp này có thể gây nguy hiểm, thậm chí gây tử vong vì bé không thở được.

Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng? Vì những lý do trên, các chuyên gia y tế khuyến nghị các bậc phụ huynh không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng, trừ trường hợp bác sĩ khuyên dùng vì lý do đặc biệt nào đó.

=>> Cha mẹ có thể tham khảo các thông tin tham vấn về giấc ngủ cho trẻ từ các Bác sĩ chuyên khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec:

Nằm võng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng trong trường hợp cần thiết, cha mẹ vẫn có thể cho bé nằm võng nếu tuân thủ những điều kiện sau:

  • Chỉ cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, không cho trẻ nằm võng trong suốt cả đêm;
  • Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều của võng để nâng đỡ vùng lưng của bé, không làm cột sống của bé bị cong theo chiều cong của võng;
  • Không cho trẻ ngủ võng quá sớm khi chưa được 3 tháng tuổi;
  • Chọn loại vải võng thoáng mát, dễ tháo và dễ giặt, không treo phụ kiện như tua rua, chuông kim loại,... lên võng vì có thể khiến trẻ với tay gây té ngã hoặc ngậm vào miệng gây khó thở;
  • Nên có dụng cụ chắn võng ngang để tránh trẻ bị lật võng hoặc té ngã trong khi ngủ;
  • Đảm bảo võng được treo ở nơi chắc chắn, cân bằng; thường xuyên kiểm tra dây buộc võng;
  • Không đu đưa võng quá lâu và quá mạnh để tránh gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé.

Dù có thể cho trẻ sơ sinh nằm võng trong một số trường hợp đặc biệt nhưng lời khuyên tốt nhất cho các bậc phụ huynh là nên tập cho trẻ thói quen ngủ trên giường hoặc một mặt phẳng. Điều này giúp bé ngủ sâu hơn, phát triển thể chất và trí não toàn diện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

Dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị đau

XEM THÊM:

 Kiêng cữ sau sinh như thế nào để cơ thể nhanh hồi phục là nỗi băn khoăn của không ít người mẹ. Sau sinh cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc...

 Kiêng cữ sau sinh như thế nào để cơ thể nhanh hồi phục là nỗi băn khoăn của không ít người mẹ. Sau sinh cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp. Mẹ cần chú ý một số kiêng cữ sau đây nhé!

Kiêng cữ sau sinh như thế nào để cơ thể nhanh hồi phục

Về việc vệ sinh, tắm gội

Quan niệm kiêng tắm gội 1 tháng sau sinh là hoàn toàn sai lầm. Sau quá trình vượt cạn, mẹ ra nhiều mồ hôi, hơn nữa việc nằm nhiều một chỗ cũng dẫn đến bí bách, để lâu không tắm càng khiến cơ thể bẩn, dễ nhiễm khuẩn. Điều này không chỉ khiến mẹ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà vi khuẩn phát triển còn có thể ảnh hưởng đến bé, lây từ mẹ sang con khi cho bé bú.

Thông thường, khoảng 3-4 ngày với mẹ sinh thường và khoảng 5-7 ngày với mẹ sinh mổ là mẹ có thể tắm gội, chứ không phải kiêng quá lâu trong 1 tháng. Việc tắm gội phải nhanh chóng, sau khi tắm gội cần lau khô toàn thân, sấy khô tóc, mặc quần áo kín và đi tất chân. Khi tắm gội sau sinh là mẹ nên tắm bằng nước ấm, kể cả mùa đông hay mùa hè. Tắm ở nơi kín đáo, khuất gió, tránh gió lùa. Đối với việc gội đầu cũng vậy, không cần kiêng quá lâu, chỉ cần gội nước ấm, nhanh chóng và lau khô sau khi gội xong thì hoàn toàn có thể được.

Về chế độ ăn uống

Phụ nữ sau sinh cần có chế độ chăm sóc và chế độ dinh dưỡng để đảm bảo đủ sữa cho con bú và phục hồi nhanh sức khoẻ. Và để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và con, bữa ăn của người mẹ phải đa dạng, số lượng thức ăn đầy đủ, cân đối và có giá trị dinh dưỡng (ưu tiên thức ăn có nhiều protein và canxi). Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe và nuôi con bú. Hàng ngày phụ nữ sau sinh cho con bú cần lượng thực phẩm bao gồm: ngũ cốc 450 - 500g, trứng 40-50 g, đậu và chế phẩm từ đậu 50 - 100g, cá và thịt từ 80-100g, rau từ 300-400 g, hoa quả từ 100-200g, dầu mỡ 20g.

Trong thời gian nuôi con bú hạn chế uống nước trà, nước ngọt có ga, uống rượu, cà phê, các loại gia vị (hành, tiêu, ớt, tỏi,..). Phụ nữ sau sinh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, giận dữ, mất ngủ. Khi cho con bú, nếu phải dùng thuốc phải hỏi ý kiến của thầy thốc, không được tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa.

Về vận động

Những bà mẹ sinh đẻ thuận lợi, sau 6 - 8 giờ đã có thể tự ngồi dậy, sau 12 giờ đã có thể tự tới nhà vệ sinh, ngày hôm sau đã có thể đi lại được. Những bà mẹ có cắt nới tầng sinh môn khi sinh con có thể trở dậy vận động muộn hơn một chút.

Sau khi sinh con, nên thay đổi tư thế nằm, nhất là nằm nghiêng vừa có thể tránh tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát sản dịch ra nhanh. Những người phải mổ đẻ, sau khi đã nằm bất động 8 tiếng thì có thể trở mình nằm nghiêng, sau mổ 24 giờ là đã có thể ngồi dậy, sau 48 giờ có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng và bắt đầu cho con bú.

Vận động sớm sau khi mổ có thể giảm bớt nguy cơ dính ruột, nhưng khi mới vận động không nên quá lâu để tránh bị mệt, tăng dần theo thời gian. Thời gian bắt đầu ra khỏi giường và vận động có sự khác nhau tùy tình trạng cơ thể của mỗi người. Với những người mẹ thể chất yếu hay đẻ khó phải mổ thì không nên cố gắng vận động sớm.

Về chế độ nghỉ ngơi

Người mẹ sau khi vượt cạn cơ thể bị suy nhược, chức năng các cơ quan có sự biến đổi lớn, tạm thời mất cân bằng, cần phải ngủ (không ít hơn 10 tiếng/ngày) và nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục nguyên khí, gánh vác nhiệm vụ nuôi con thiêng liêng của người mẹ.

Cần tạo cho hai mẹ con một môi trường dễ chịu, yên tĩnh, sáng sủa, sạch sẽ và vệ sinh. Phòng ngủ cần phải giữ nhiệt độ ổn định 22 - 24 độ C là tốt nhất. Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu.

Về việc xem tivi, điện thoại, máy tính

Sau khi sức khỏe đã phần nào hồi phục, ngoài việc cho con bú, ăn uống nghỉ ngơi, người mẹ có thể nghe nhạc, xem tivi, điện thoại nhằm điều tiết trạng thái căng thẳng của mình. Điều này rất có lợi cho lòng tự tin khi chăm sóc con nhỏ của người mẹ. Tuy nhiên, cần lưu ý là thời gian xem tivi, điện thoại không nên kéo dài, khoảng cách đến màn hình không được quá gần để mắt không bị mỏi, không nên xem những chương trình gây xúc động mạnh.

Bạn cần tư vấn từ bác sĩ chuyên môn hãy liên hệ để được tư vấn và đặt lịch: 1900 969 638 hoặc Hotline 024 2214 7777