Phong cách ngôn ngữ bài Nhàn

Soạn văn 10 tập 2 tuần 28 [trang 97]

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thuộc một trong những phong cách ngôn ngữ quan trọng. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh sẽ được tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ này.

Download.vn mời bạn đọc tham khảo bài Soạn văn 10: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, được đăng tải chi tiết dưới đây.

Soạn văn 10: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Ngôn ngữ nghệ thuật [ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học] là nói đến ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.

- Ngôn ngữ nghệ thuật đôi khi còn được sử dụng trong lời nói hằng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác.

- Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được phân chia thành ba loại:

  • Ngôn ngữ tự sự trong tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự…
  • Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ [nhiều thể loại khác nhau]...
  • Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng…

- Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng thông tin, mà thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc.

=> Tổng kết: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mỹ.

II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1. Tính hình tượng

- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.

- Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…

- Ví dụ:

  • So sánh: Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp/Rắn như thép, vững như đồng. [Tố Hữu, Ta đi tới]
  • Ẩn dụ: Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. [Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu]
  • Hoán dụ: Chúng nó chẳng còn mong được nữa/Chặt bàn chân một dân tộc anh hùng [Tô Hữu, Ta đi tới]

- Ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa: từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau.

- Tính đa nghĩa có quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý nghĩa sâu xa, rộng lớn.

2. Tính truyền cảm

- Trong lời nói đã chứa đựng những yếu tố tình cảm, thể hiện ở sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ: từ ngữ, câu, cách nói, giọng điệu…

- Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người nghe [đọc] cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người nói [viết].

- Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc.

3. Tính cá thể hóa

- Ngôn ngữ là phương tiện chung của cộng đồng, nhưng khi được các tác giả sử dụng thì ở mỗi người lại có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ để bắt chước, hay bị pha trộn.

- Sự khác nhau về ngôn ngữ là ở cách dùng từ, đặt câu và ở cách sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết. Từ đó tạo ra phong cách sáng tác riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ.

- Tính cá thể hóa còn được thể hiện ở vẻ đẹp riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật, nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc từng hình ảnh từng tình huống trong tác phẩm.

=> Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

III. Luyện tập

Câu 1. Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tình hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.

Các biện pháp tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật:

- So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa [Hồ Chí Minh, Cảnh khuya].

- Ẩn dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền [Ca dao].

- Hóa dụ: Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao [Ca dao]

- Nói quá: Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm [Bài ca vỡ đất, Hoàng Trung Thông].

- Nói giảm nói tránh: Gió đưa cây cải về trời/Rau răm ở lại chịu lời đắng cay [Ca dao].

Câu 2. Trong ba đặc trưng [tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa], đặc trưng nào là tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?

- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.

- Nguyên nhân: Tình hình tượng vừa là mục đích [phản ánh thế giới khách quan và cảm nhận chủ quan của con người về thế giới] vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật. Ngoài ra, bản thân tính hình tượng chứa đựng hai đặc trưng còn lại là tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

Câu 3. Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và lý giải lí do lựa chọn từ đó.

a. “Nhật kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước.

=> Phù hợp với tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

b.

Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã rắc trên mình ta thuộc độc
Giết màu xanh cả Trái Đất thiêng.

=> Phù hợp với nội dung cần biểu đạt, cũng như đảm bảo được luật thơ.

Câu 4. Có nhiều bài thơ của các tác giả khác nhau viết về mùa thu, nhưng mỗi bài lại mang những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ trong SGK:

- Ba bài thơ cùng viết về mùa thu nhưng được sáng tác bởi các tác giả khác nhau trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau.

  • Nguyễn Khuyến [Thu vịnh] sống và viết ở thời phong kiến
  • Lưu Trọng Lư [Tiếng thu] sống và viết ở thời Pháp thuộc
  • Nguyễn Đình Thi [Đất nước] sống và viết ở thời kỳ sau cách mạng tháng Tám.

- Những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ trong mỗi bài thơ:

  • Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: mùa thu hiện lên thanh cao và tĩnh lặng với sắc xanh: trời xanh, cây xanh, nước xanh… Nhịp thơ chậm rãi cùng với âm hưởng trang nhã của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm hiện lên phong thái của một bậc ẩn cư giữa thiên nhiên mùa thu.
  • Tiếng thu của Lư Trọng Lư: mùa thu hiện lên với những hình ảnh đầy thơ: “lá thu rơi xào xạc”, “con nai vàng ngơ ngác”. Thể thơ năm chữ với kết hợp với việc sử dụng các từ láy [xào xạc, ngơ ngác] tạo nên âm điệu thổn thức của bài thơ.
  • Đất nước của Nguyễn Đình Thi: mùa thu trong bài thơ tràn ngập cảm nghĩ phấn khởi vui tươi. Tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những từ ngữ biểu lộ cảm xúc ấy [vui, phấp phới, nói cười thiết tha...]. Hình ảnh thiên nhiên tràn ngập sức sống: gió thổi rừng tre phấp phới, rừng thu thay áo mới…

Cập nhật: 19/03/2022

Soạn văn 10 tập 1 tuần 14 [trang 128]

Nhàn là một bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Nhàn, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Soạn văn 10: Nhàn

1. Cuộc đời

- Nguyễn Bỉnh Khiêm [1491 - 1585] quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và được ra làm quan dưới triều đại nhà Mạc.

- Khi còn làm quan, ông từng dâng sớ xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng nhà vua không nghe. Nguyễn Bỉnh Khiêm bèn cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy dỗ ra nhiều học trò nổi tiếng nên được người đời tôn là “Tuyết Giang Phu Tử” [Người thầy sông Tuyết].

- Ông là một người có học vấn uyên thâm, hễ có việc hệ trọng là vua Mạc hay chúa Trịnh đều cho hỏi ý kiến của ông. Dù đã lui về ở ẩn nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tham vấn cho trình đình nhà Mạc.

- Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công nên được gọi là Trạng Trình.

2. Sự nghiệp sáng tác

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: tập thơ chữ Hán “Bạch Vân am thi tập” với khoảng 700 bài thơ, tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi tập [khoảng 170 bài].

- Thơ của ông đậm chất triết lí, giáo huấn và ngợi ca chí của kẻ sĩ thú thanh nhàn và phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

  • Nhàn là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
  • Nhan đề của bài thơ do người đời sau đặt.

2. Thể thơ

  • Thất ngôn bát cú Đường luật
  • Hình ảnh gần gũi, giản dị.

3. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Hai câu đầu: Hoàn cảnh sống của nhà thơ.
  • Phần 2. Hai câu tiếp: Quan niệm sống của nhà thơ.
  • Phần 3. Hai câu tiếp: Cuộc sống của nhà thơ ở chốn thôn quê.
  • Phần 4. Hai câu cuối: Triết lý sống “nhàn” .

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh sống của nhà thơ

- Mai, quốc, cần câu: những dụng cụ quen thuộc của người nông dân.

- Điệp từ “một” kết hợp với liệt kê “mai, quốc, cần câu”: cuộc sống nơi thôn quê đầy đủ, tất cả luôn sẵn sàng.

- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn.

- Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: mặc những thú vui của người đời.

=> Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc vất vả của người nông dân. Nhưng tác giả vẫn vui vẻ, thích thú với cuộc sống như vậy.

2. Quan niệm sống của nhà thơ

- Nghệ thuật đối: “ta - người”, “dại - khôn”: nhấn mạnh vào quan điểm sống của nhà thơ.

- Hình ảnh ẩn dụ:

  • “Nơi vắng vẻ”: chốn yên tĩnh, thanh bình [ở đây chỉ quê nhà tác giả].
  • “Chốn lao xao”: chốn ồn ào, đông đúc, cuộc sống xô bồ [ở đây chỉ chốn quan trường]

- Cách nói ngược “Ta dại - người khôn”: Nghe có vẻ hợp lí khi chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ. Nhưng thực chất “dại” mà lại “khôn” bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản.

3. Cuộc sống của nhà thơ ở chốn thôn quê

  • Hình ảnh thiên nhiên với bốn mùa tuần hoàn: xuân, hạ, thu và đông.
  • Những món ăn dân gian, thanh đạm: măng trúc, giá.
  • Cách sinh hoạt hòa hợp với thiên nhiên: tắm hồ sen, tắm ao.

=> Thói quen sinh hoạt tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên.

4. Triết lý sống “nhàn”

- Điển tích “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống”, “phú quý tựa chiêm bao”: Coi công danh, phú quý chỉ là giấc mộng phù du.

- Động từ “nhìn xem”: đứng từ bên ngoài, để coi thường danh lợi.

=> Triết lí sống nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.

Tổng kết: 

Nội dung: Bài thơ đã khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sử dụng biện pháp tu từ, điển cố điển tích…

Soạn bài Nhàn ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cách dùng số từ, danh từ trong câu thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?

- Cách dùng số từ “một” kết hợp với danh từ “mai, cuốc, cần câu” cho thấy tác giả đã chuẩn bị sẵn sàng cho công việc [mai để đào đất, cuốc để xới đất và cần câu để câu cá]. Cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo cho câu thơ sự thảnh thơi, nhàn nhã.

- Hoàn cảnh sống của tác giả: nơi thôn quê với công việc đồng áng vất vả. Nhưng tâm trạng của nhà thơ lại vô cùng thoải mái, vui vẻ.

Câu 2. Anh [chị] hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lốn xao”? Quan điểm của tác giả về “dại’, “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu 3 và 4?

- Cách hiểu:

  • “Nơi vắng vẻ”: chốn yên tĩnh, thanh bình [ở đây chỉ quê nhà tác giả].
  • “Chốn lao xao”: chốn ồn ào, đông đúc, cuộc sống xô bồ [ở đây chỉ chốn quan trường]

- Quan niệm của nhà thơ về “dại” và “khôn”: Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhận mình là “dại”, chấp nhận tiếng dại của “miệng thế” chê bai để “tìm nơi vắng vẻ”, mặc cho “Người khôn, người đến chốn lao xao”. Tác giả với sự thâm trầm, trải đời đã tận hiểu sự đua chen, trói buộc của vòng danh lợi, bởi thế ông phủi tay với những sự đua chen ở “chốn lao xao”. Tuy nhiên, “dại” song thực chất là “khôn”, cũng giống như những người cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình “khôn” nhưng thực chất là “dại”.

- Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao”: nhằm so sánh hai cách sống, từ đó thể hiện quan niệm của tác giả.

Câu 3. Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 - 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ này cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu này?

- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 - 6:

  • Thư ăn dân dã, quê mùa: măng trúc, giá.
  • Khung cảnh sinh hoạt: hồ sen, ao.

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: giản dị, gần gũi với thiên nhiên.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Phép liệt kê, liệt kê bốn mùa trong năm gắn với những sản vật thiên nhiên đặc trưng, gợi ra dòng chảy của cuộc sống qua bốn mùa.
  • Cách ngắt nhịp 4/3 quen thuộc, đều đặn thể hiện phong thái ung dung tự tại.

Câu 4. Với điển tích được vận dụng trong hai câu cuối, anh [chị] cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc thức giả uyên thâm, cũng đã từng vào ra chốn quan trường, đã tận hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi chỉ là phù du. Bởi vậy ông đã phủi tay với vòng danh lợi, tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên.

Câu 5. Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

Quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

II. Luyện tập

Cảm nhận chung về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

Gợi ý: 

  • Giới thiệu đôi nét Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài thơ Nhàn.
  • Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: giản dị, đạm bạc nhưng thanh cao, trong sạch và gần gũi với tự nhiên.
  • Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân cách của một nhà nho ẩn sĩ: cao cả, trong sạch, uyên thâm...

Cập nhật: 16/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề