Phân tích Đại Việt sử ký toàn thư

Phê phán thẳng thắn, khách quan là một tinh thần vừa khó vừa quan trọng. Làm được điều ấy đòi hỏi phải có sự trung thực và tính can trường.

Trong kho tàng sử liệu hiếm hoi của dân tộc ta, bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư1) là một báu vật vô giá. Sự vô giá của bộ sử này ở nhiều khía cạnh, nhưng trong đó có một khía cạnh quan trọng, đó là thái độ phê phán thẳng thắn, trung thực và nghiêm khắc của người chép sử. Về Đinh Tiên Hoàng, ngoài việc ca ngợi công đức, tài năng của ông, đến phần nhược điểm Lê Văn Hưu không ngại ngần hạ bút phê phán: “Đinh Tiên Hoàng không kê cứu cổ hoạc, mà bầy tôi đương thời lại không có ai biết giúp sửa cho đúng, để đến nỗi chìm đắm trong tình riêng, cùng lập 5 hoàng hậu. Sau hai triều Lê, Lý cũng phần nhiều bắt chước làm theo, ấy là do Tiên Hoàng khởi xướng sự rối loạn thứ bậc vậy”.

Khi Lê Đại Hành thay nhà Đinh lên làm vua, công lao được sử thần xưng tụng: “Vua trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nước vua thanh bình, Bắc Nam vô sự…”. Nhưng sự phê phán cũng không phải nhẹ khi xảy ra chuyện Lê Đại Hành đã lập vợ của Đinh Tiên Hoàng làm vợ mình. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn…”

Đến Lý Công Uẩn, người khơi nghiệp cho vương triều Lý cũng không phải là ngoại lệ. Sau khi ca ngợi công đức của Lý Thái Tổ là ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, khoan thứ nhân từ… Lê Văn Hưu cũng thẳng thắn chỉ ra các nhược điểm như: “chưa dựng tông miếu, đàn xã tắc mà đã lập tám trăm chùa ở phủ Thiên Đức”. Còn Ngô Sĩ Liên thì phê phán: “Chưa làm sáng chính học, lại ưa thích dị đoan, bị lụy vì chuyện đó”. Tới Lý Phật Mã sự phê phán còn nhẹ nhàng hơn: “Người quân tử còn lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách vua chưa hiền”. Còn Lý Thánh Tông lại bị “soi” ở khía cạnh khác, vung phí công sức và của cải của dân: “… nhọc sức dân xây tháp Báo Thiên, phí của dân dựng cung Dâm Đàm, đó là chỗ kém”. Sang tới Lý Anh Tông những hạn chế thuộc về bản chất vẫn bị đem ra lên án: “… không phân biệt được kẻ gian tà, hình phạt không sáng suốt…”. Khi chép về Trần Thái Tông, ông vua mở đầu cho triều đại Trần, các sử gia cũng thẳng thắn, khách quan đánh giá về ưu điểm và nhược điểm. “Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương” nhưng rồi cũng không quên phê phán nhược điểm của vua là để cho: “… quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ làm và chốn buồng the cũng có điều hổ thẹn”. Đến Trần Thủ Độ, vị khai quốc công thần, người chính thức dựng triều Trần cũng bị quở trách nghiêm khắc vì hành vi giết Huệ Tông và cướp vợ của ông ta. Sử thần Ngô Sĩ Liên hạ bút một cách quyết liệt: “Thủ Độ coi việc đó là hết lòng trung, lo việc nước, nhưng biết đâu thiên hạ đời sau đều chỉ mặt gọi là giặc giết vua, huống chi lại còn làm thói chó lợn”. Trần Anh Tông cũng không tránh khỏi con mắt phán xét khắt khe của sử gia: “Vua khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới chỗ thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần. Song tụ họp nhà sư trên núi Yên Tử, làm nhọc sức dân dựng gác Ánh Vân, thì chẳng phải là tỳ vết nhỏ trong đức lớn đó sao?”

Lê Thái Tổ, tức Lê Lợi, người khởi binh đánh đuổi giặc Minh, khai sáng triều Lê, được sử gia đánh giá là vị vua có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp nhưng kèm theo đó là nhược điểm chết người: “… đa nghi, hiếu sát”. Chỉ rõ nhược điểm ấy của vua Lê Lợi là chính xác bởi vì trên thực tế quả là ông đã sát hại rất nhiều những cộng sự quan trọng của mình cũng như đã sai chém Tư mã Lê Lai, chém Lưu Nhân Chú, ruồng bỏ Nguyễn Trãi.

Những lời phán xét đanh thép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đúng sai còn phải bàn nhưng trước hết nó cho thấy được thái độ thẳng thắn của những người chép sử. Không có những lời lẽ đó, đời sau sẽ vượt qua dễ dàng các ranh giới đạo đức và không biết sợ dư luận. Việc nêu lên khuyết điểm, sai lầm của các bậc tiền nhân không làm hình ảnh họ bị méo đi, mà trái lại nó góp phần làm cho thế hệ sau thấy rõ hơn giá trị những thành quả mà họ có được. Các bậc đế vương cũng là con người, mà đã là con người thì ắt có sai lầm, khuyết điểm. Có sai lầm, khuyết điểm mà không bị chìm đắm, trái lại vẫn sáng giá, tồn tại với muôn năm thì còn quý hơn nhiều. Thời này rất cần tinh thần phê phán thẳng thắn, nghiêm khắc như trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

Phân tích Đại Việt sử ký toàn thư
1)Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書) là cuốn sách chữ Hán lớn chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam (Quốc sử) qua các thời đại từ Kinh Dương Vương đến thời nhà Lê trung hưng năm 1675. Cuốn sử này được khắc in toàn bộ và công bố lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà thứ 18, triều Lê Hy Tông, tức là năm 1697 và là cuốn sử Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay do nhiều sử gia từ thời nhà Trần và nhà Hậu Lê soạn thảo ra.Cuốn sách được Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh Tông viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhưng trước Ngô Sĩ Liên) và được các nhà sử học khác như Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v.. hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này. Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt.Năm 1993, nhà xuất bản Khoa học-Xã hội (NXBKHXH) phát hành bản chữ quốc ngữ, dịch từ bản in năm Chính Hòa thứ 18 (1697) là Nội các quan bản. Bản chính của Nội các quan bản hiện đang lưu giữ tại thư viện của trường Viễn Đông Bác Cổ, Paris.Bộ sách được Nhà xuất bản khoa học xã hội ấn hành 4 tập vào năm 1967 do nhà Hán học Cao Huy Giu dịch và Giáo sư Đào Duy Anh hiệu đính.Năm 1971, bộ sách được tái bản lần thứ hai, có sửa chữa và bổ sung.Năm 1985, bộ sách được phiên dịch và xuất bản dựa trên bản in xưa nhất Nội các quan bản của bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Thư viện Trường Viễn Đông bác cổ Paris gửi tặng Việt Nam.Năm 1992, Nhà xuất bản khoa học xã hội đã xuất bản trọn bộ Đại Việt sử ký toàn thư gồm 4 tập (tập I, II, III là các tập in bản dịch từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ, tập IV là tập in nguyên văn chữ Hán bản in Nội các quan bản bộ Đại Việt sử ký toàn thư).

Năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học xã hội tái bản lần này gồm 3 tập (I, II, III) phần chữ Quốc ngữ của bộ Đại Việt sử ký toàn thư.

- Tập I gồm Lời Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Lời giới thiệu của Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn, bài khảo cứu về Đại Việt sử ký toàn thư: tác giả - văn bản - tác phẩm của Giáo sư Phan Huy Lê và bản dịch phần đầu Đại Việt sử ký toàn thư gồm Quyển thủ, Ngoại kỷ Q.1 - 5, Bản kỷ Q.1 - 4, do nhà nghiên cứu Hán Nôm Ngô Đức Thọ dịch, chú giải, và Giáo sư Hà Văn Tấn hiệu đính.- Tập II gồm phần dịch và chú giải Bản kỷ Q.5 - 13 do nhà nghiên cứu Hán Nôm Hoàng Văn Lâu dịch, Giáo sư Hà Văn Tấn hiệu đí nh.

- Tập III gồm phần dịch và chú giải Bản kỷ Q.14 - 19 do nhà nghiên cứu Hán Nôm Hoàng Văn Lâu dịch, Giáo sư Hà Văn Tấn hiệu đính và phần Phụ lục với bản dịch Đại Việt sử ký tục biên Q.20 - 21 của Phạm Công Trứ do nhà nghiên cứu Hán Nôm Ngô Thế Long thực hiện và Sách dẫn để tra cứu do Bộ môn phương pháp luận sử học thuộc khoa Sử Trường Đại học tổng hợp Hà Nội thực hiện.

Từ thuở còn học cấp 3, mình đã được tiếp cận và tìm hiểu nội dung của cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư của các sử gia đời Hậu Lê. Cho đến nay, khi là sinh viên thì điều kiện tiếp cận càng rõ hơn bao giờ. Cuốn sách này đã được các nhà xuất bản phát hành nhiều năm qua mặc dù khác nhau, song giá trị của nó rất bổ ích dành cho quý bạn đọc. Từ những nội dung trong cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư đã giúp mình hình dung được bức tranh xã hội nước ta từ trước năm 1765. Hôm nay, mình xin giới thiệu đến quý bạn đọc nội dung của cuốn sách cũng như những giá trị mang lại khi chúng ta tiếp cận. Để từ đó, quý bạn đọc có thể lựa chọn cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư là một trong những cuốn sách quý báu trong “bộ sưu tập” của mình.

Phân tích Đại Việt sử ký toàn thư
Phân tích Đại Việt sử ký toàn thư
Đại Việt sử ký toàn thư – một công trình sử học tiêu biểu thời Hậu Lê

Thông tin cơ bản về sách

  • Thể loại: Sử học
  • Tác giả: Ngô SĨ Liên và các sử gia
  • Nhà xuất bản: Thời đại

Đối tượng sách hướng tới

Những ai muốn tìm hiểu về xã hội nước ta từ thời Hậu Lê trở về trước thì không thể bỏ qua cuốn sách quý báu này. Không phân biệt lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không phân biệt ngành nghề,… đều có thể tiếp cận nội dung của cuốn sách này. Bởi vì, nó ra đời là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của mọi người. Chẳng hạn như đối với học sinh, cuốn sách mang lại những kiến thức cơ bản. Đối với sinh viên chuyên nghành, nhà nghiên cứu thì cuốn sách vừa lại kiến thức cơ bản, vừa mang lại giá trị sử liệu. Đối với những nhà văn, thì cuốn sách mang lại hình thức trình bày, bộc lộ cảm xúc đối với nhân vật lịch sử theo lối văn chương.

Nội dung cơ bản của cuốn sách

Cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư là tác phẩm kinh điển, công trình biên soạn mang tính chất sử học ra đời và hoàn thiện suốt thời Hậu Lê với tổng thời gian hơn 300 năm. Tác giả của công trình là Ngô Sĩ Liên và các sử gia tiếp nối sau đó. Những sử gia này đã kế thừa những giá trị, nội dung từ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu (Quốc sử đàu tiên ở thời Trần) và bộ Sử Ký tục biên của Phan Phu Tiên (cuốn sử đầu thời Lê). Từ việc kế thừa, chỉnh lí các sự kiện từ thời Triệu Vũ Đế đến khi nhà Minh rút về nước, thì trong vòng 300 năm, bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã được các sử gia triều Hậu Lê viết tiếp kỉ Hồng Bàng và từ đầu thời Lê đến tận năm 1765. Cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư được viết theo lối biên niên. Như ở phần đầu sách đã nói lên lối viết của tác giả, “cũng bắt chước lối biên niên của Mã sử (tức Sử Ký của Tư Mã Thiên), nhưng thực chắp vá chẳng ra sao, cũng học phép tị sự của Lân kinh (tức Xuân Thu của Khổng Tử), đâu dám cẩn nghiêm mà sánh kịp”.

Cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư bàn về xã hội Việt Nam từ thuở Hồng Bàng đến tận năm 1765 trên khắp mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, thiên văn, ngoại giao,…

Về mặt chính trị, bộ sử đã cung cấp cho chúng ta hiểu thêm về bộ máy tổ chức, những biểu dâng,… của các triều đại, cho cuối thời Hậu Lê. Như thời Lý vào năm 1028, “Đặt 10 vệ điền tiền cấm quân: 1. Quảng Thánh – 2. Quảng Vũ – 3. Ngự long 0 4. Bổng nhật – 5. Trừng hải. Mười vệ đều chia làm tả hữu trực đi quanh để bảo vệ bên trong cấm thành, cộng là 10 vệ”. Đó là việc tổ chức quân đội dưới thời Lý, các đời khác cũng tương ứng như vậy, cũng thay đổi và cũng được sử sách ghi lại rõ ràng. Bên cạnh đó, có nội dung bàn về các chức quan triều đình như “Cho Lương Nhậm Văn làm thái sư, Ngô Thượng Đinh làm thái phó, Đào Xử Trung làm thái bảo, Lý Đạo Kỷ làm tả khu mật,…”. Vậy là có chức Thái sư, Thái phó, Thái Bảo, Tả khu mật. Cũng có nội dung như “Mùa hạ, tháng 5, ngày 12, vua cùng các đại thần bàn định việc nước, về quan viên các lộ, trấn và quan trấn thủ các nơi quan yếu, cùng là luật lệ kiện tụng, chức tước chế lệ. Tháng 6, chỉ huy cho các đại thần khảo xét các quan trong ngoài; nhất đẳng là những người có văn võ tài cán nhanh nhẹn; nhị đẳng là những người biết chữ, tài cán nhanh nhẹn; tam đẳng là những người giỏi viết tinh, viết thảo, viết toán, ngoài ra không vào đẳng nào, kê reeng một hạng”.

Về bang giao, nội dung sách cũng đề cập vào đời Lý Thần Tông năm 1130, “Nhà Tống sai mang ấn báu và sắc vàng sang phong vua làm Giao Chỉ quận vương, tháng 11 nước Chiêm Thành sang cống”. Hay là bàn về các công việc “đúc tiền Thuận Thiên”, mô tả phong cảnh “Mây xanh hiện, có cánh có chân, bên dưới như mâm ngọc, hai bên  tả hữu hình như hai con cá chép vờn nhau”, “ngày 15, mở hội Vu Lan, tha tù tội nhẹ 50 người, cho các sư tụng kinh 220 quan tiền”. Ban hành các quy định như “Tháng 9, cho các giám sinh ở Quốc tử giám và sinh đồ ở huyện được mang mũ áo và cho giáo thụ Quốc tử giám cùng giáo chức các lộ huyện được đội mũ cao hơn,…”.

Đó là một vài đoạn trích mà mình giới thiệu đến quý bạn đọc để góp phần làm rõ hơn phần nội dung giới thiệu ở trên. Cuốn sách ĐạI Việt sử ký toàn thư là một công trình sử học to lớn, là một tác phẩm kinh điển, là “chứng nhân lịch sử” của một thời đã qua. Để hiểu sâu sắc và chính xác về quá khứ không thể bỏ qua cuốn sách này. Vì đó là bộ quốc sử đầu tiên hiện vẫn còn được lưu giữ và truyền tải hiện nay.

Cuốn sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ngay từ khi biên soạn thời Hậu Lê đã được tác giả phân chia thành 33 quyển gồm được phân chia thành 3 loại sách: sách Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư (5 quyển), sách Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư (9 quyển), bản kỷ thực lục (19 quyển). Ngoại kỷ toàn thư nói về các thời kì từ nhà Ngô trở về trước, sách Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư nói về các thời kì từ nhà Đinh đến thời thuộc Minh, bản kỷ thực lục nói về thời Hậu Lê đến năm 1765. Cho đến hiện nay, khi các nhà xuất bản phát hành nhiều phiên bản, có những lần được xuất bản thành 2 hay 3 tập. Năm 2013, Nhà xuất bản thời đại phát hành cuốn sách bao gồm cả ba bản sách này với 1059 trang.

Những giá trị mang đến cho bạn đọc từ cuốn sách

Từ những nội dung cơ bản của cuốn sách, khi tiếp cận các bạn sẽ mang về cho mình những giá trị sâu sắc.

Xét về giá trị sử liệu, cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được sắp vào loại sử liệu hành văn, sử liệu gốc. Mức độ tin cậy của sử liệu này tương đối cao, Với khối lượng đồ sộ, cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đời Hậu Lê đã và đang là một nguồn sử liệu quý giá, còn “lưu giữ” lại một phần khung cảnh nào đó của xã hội đương thời. Như là việc phong quan, phong tước cho quan, vấn đề ngoại giao lân bang,…

Xét về giá trị văn học, thông qua cuốn sách này bạn đọc sẽ thấy rõ văn chương của người xưa, thấy rõ cách viết lối biên niên, lối tự sự. Đây có thể là lối viết cơ bản, thấy gì viết náy, thấy đúc đồng viết “đúc đồng”, thấy ban chức thì viết “ban chức”, thấy có bao nhiêu lộ, bao nhiêu trấn thì viết bấy nhiêu lộ, bấy nhiêu trấn,… Đó là cách viết ngắn gọn, dễ hiểu. Giá trị văn học mang lại cho quý bạn đọc một hình thức biên soạn một tác phẩm nhất định nào đó.

Phân tích Đại Việt sử ký toàn thư
Nhận xét của một vài bạn đọc về sách

Nhận định đánh giá, cảm nhận của bản thân mình

Cuốn sách này cho dù được xuất bản trong nhiều năm nay, nhưng ở đây tôi không nói về hạn chế và thành tựu của cuốn sách nào, mà ở đây là bàn về thành tựu và hạn chế của nội dung, cái mà Ngô Sĩ Liên và các sử gia biên soạn.

Về thành tựu, cũng như đã khẳng định đây là một sử liệu có giá trị cao, góp phần “xây dựng lại” bức tranh ngày ấy của xã hội đương thời. Từ những sử liệu được cung cấp từ bộ sử đã góp phần nào cho bạn đọc “xây dựng” lại hình ảnh của ngày xưa. Các sử gia của cuốn sách này đều đứng trên lập trường nho giáo đã phần nào đã hình thành chuẩn mực của xã hội đương thời. Nói cách khác, bạn đọc khi tiếp cận cuốn sách này sẽ phần nào hiểu được chuẩn mực của xã hội đương thời, thấy được sự khác nhau đối với hiện nay.

Về mặt hạn chế, bộ sử chỉ tập trung vào hoạt động của triều đình, nhất là vua, quan, đứng trên lập trường nho giáo mà đưa ra những nhận định có tính chất “kiêng nể” vua, “miệt thị” phản loại, khởi nghĩa nhân dân, thấy những điều gì sai trái với đạo lý thì “miệt thị”, “phê phán”. Những hạn chế đó, xuất phát từ tư tưởng đạo Nho đang trở thành “đỉnh cao” và chi phối tư tưởng của các nho sĩ. Vì như đã nói, các quan biên soạn đều là những bậc nho sĩ đương thời nên bị chi phối về mặt tư tưởng

Những nơi có thể tìm đọc và mua cuốn sách

Hiện nay, các nhà xuất bản ở nước ta đều dịch và phát hành trên thị trường cho nên quý bạn đọc sẽ dễ dàng tìm đọc cuốn sách này. Và với sự phát triển của mạng xã hội, các bản PDF, các bản đăng hẳn trên web đã và đang chứa toàn bộ nội dung dịch thuật cho quý bạn đọc tìm hiểu. Những giá trị mà cuốn sách mang lại cho quý bạn đọc là vô cùng to lớn và bổ ích. Các bạn hãy lựa chọn cho mình một cuốn sách bổ ích này nhé.

Mọi người có thể lựa chọn những tiệm sách có nhiều ưu đãi để mang về cho mình một cuốn sách quý báu này.

Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nên mua:

Mong rằng bài viết này hữu ích với quý bạn đọc khi muốn tìm hiểu về xã hội Việt Nam ngày xưa. Chúc các bạn sẽ có cuốn sách này trong bộ sưu tập của riêng mình. Nếu thấy hay, bạn có thể chia sẻ bài viết này đến moi người để ai ai cũng có cuốn sách quý báu này.

1062 views

Share FacebookTwitterPin It