Ở thế kỉ xvi – xviii, phố kẻ chợ còn có tên gọi là gì?

Tên Kẻ Chợ có nguồn gốc như thế nào?

HNM
Đánh giá tác giả:
08:11 chủ nhật ngày 22/05/2016
Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết
Bài học ứng xử
[HNM] - Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của Thăng Long - Hà Nội. Nguồn gốc của nó được hiểu là, trong xã hội truyền thống, đại bộ phận cư dân sống ở khu vực nông thôn, ở các làng quê.
Minh họa: Lâm Thao

Người ta thường gọi những người dân sống trong những địa phương ấy bằng từ "kẻ", kèm theo tên gọi riêng của từng nơi, ví dụ như Kẻ Sặt, Kẻ Mơ... với tên gọi chung là "kẻ quê". Nhiều cộng đồng cư dân, chủ yếu là các làng nghề, ở các địa phương đã di cư lên Thăng Long làm ăn và định cư ở đây. Với những người này, họ có một quê gốc và một quê mới và từ "kẻ quê" đã biến thành "kẻ chợ". Tên Kẻ Chợ thường dùng để chỉ khu phố phường làm ăn buôn bán của Thăng Long, sau trở thành tên gọi chung cho đô thị Thăng Long - Hà Nội.

Theo các nhà khoa học, tên gọi Kẻ Chợ có thể đã xuất hiện từ thời Lý - Trần. Văn bản sớm nhất ghi lại tên gọi này có lẽ là cuốn "Nói về Châu Á" của Barros, một cố đạo người Bồ Đào Nha, xuất bản năm 1550. Sau đó, tên gọi này được dùng phổ biến trong các cuốn du ký, sách sử địa, trên các bản đồ của các tác giả phương Tây với các biến thể như Ke Chu, Ca Cho...
Tên Kẻ Chợ có nguồn gốc như thế nào? Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu
Tin liên quan Bài học ứng xử

[HNM] - Hôm ấy lớp tôi được nghỉ hai tiết cuối. Thấy tôi đứng chờ mẹ ở cổng trường, cái Hà bảo:

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết
Từ khóa: thiếu nhi lối sống

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật"... Năm 2010 là kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô.

Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vì có kinh đô thứ 2 là Tây Kinh tại Thanh Hóa. Vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông William Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng có một số nhà xây bằng gạch và lợp ngói.[1] Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ.[2]

Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân [Huế] và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ. Đồng thời vua Gia Long đổi tên chữ Hán của Thăng Long 昇龍, với nghĩa là "rồng bay lên" thành ra từ đồng âm Thăng Long 昇隆, nhưng mang nghĩa là "thịnh vượng"[3] khác nghĩa với thời các triều đại trước, vì cho rằng Thăng Long lúc đó không còn là kinh đô nơi vua ở cho nên không dùng biểu tượng rồng, linh vật tượng trưng cho vương quyền. Gia Long đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, còn tại kinh đô Huế cho lập phủ Thừa Thiên, trực lệ kinh kỳ. Thăng Long tồn tại cho đến thời vua Minh Mạng khi bãi bỏ Bắc Thành tổng trấn và thành lập tỉnh Hà Nội, năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12.[4]

Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long xưa [khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn ở Hà Nội], các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích - di vật rất phong phú, đa dạng từ La Thành - Đại La [thế kỉ 7-9] đến thành Thăng Long [thế kỉ 11-18] và thành Hà Nội [thế kỉ 19].

Con đường gốm sứ ven sông Hồng kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề