Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là gì

Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là gì?

A.Nội chiến giữa các mường cổ.
B.Tác động từ các cuộc chiến tranh với bên ngoài.
C.Sự thống nhất các Mường cổ.
D.Yêu cầu của sự nghiệp chống ngoại xâm.
Đáp án và lời giải
Đáp án:C
Lời giải:Lời giải:
Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là sự thống nhất các Mường cổ.
Đáp án C

Vậy đáp án đúng là C.

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 15 phút Bài 9: Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào. - Lịch sử 10 - Đề số 7

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Sử sách Trung Quốc gọi Vương của người Khơ-me là
  • Vào thời gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham
    chiến trận nhất ở Đông Nam á?
  • Dưới thời Giay-a-vac-man VII, quân Cam-pu-chia đã biến Vương quốc nào thành một tỉnh của Ăng-co?
  • Nền văn hóa của người Khơme phát triển đạt nhiều thành tựu rực rỡ, ngoại trừ
  • Nền văn hoá của người Khơme phát triển đạt nhiều thành tựu rực rỡ, ngoại trừ
  • Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là gì?
  • Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các
  • Ý nào không phản ánh đúng vai trò của sông Mê Công đối với nước Lào
  • Ý không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Campuchia là
  • Ý không phản ánh đúng nét nổi bật của Campuchia thời kì phát triển nhất [thế kỉ IX – XV] là

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Ở mặt chất lỏng cóa hai nguồn sóng A, B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là

    [ với t tính bằng s]. Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 1,5m/s. Trên đoạn thẳng AB, sốđiểm dao động vói biên độ cựcđại và sốđiểm đứng yên là:

  • Hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 20cm dao động theo phương trình u1 = u2 = 2cos40pt cm. Sóng lan truyền với tốc độ v = 1,2 m/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng nối A, B là:

  • Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực đại giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng:

  • Trên mặt chất lỏng có hai nguồn dao động S1 và S2 cùng phương, cùng phương trình dao động u=acos2pft. Bước sóng là l Khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên đoạn S1S2 dao động với biên độ cực đại là:

  • Hai nguồn sóng kết hợp

    cùng pha, cách nhau 3m, phát ra hai sóng có bước sóng 1m. Một điểm A nằm trên đường thẳng vuông góc với
    , đi qua S­1 và cách S1 một đoạn L. Tìm giá trị lớn nhất của L để phần tử vật chất tại A dao động với biên độ cực đại ?

  • Tạihaiđiểm A, B trênmặtnướccóhainguồnsóngkếthợp:

    . Biênđộsóngtổnghợptạitrungđiểmcủa AB là ?

  • Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 20cm dao động điều hòa cùng pha, cùng tần số 40Hz. Tốc độ truyền sóng là 1,2m/s. Xét trên đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại, cách đường trung trực AB một khoảng ngắn nhất bằng bao nhiêu?

  • Ba điểm A, B, C nằm trên mặt nước là ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh bằng 8cm, trong đó A và B là hai nguồn phát giống nhau, có bước sóng 0,8cm. Điểm M nằm trên đường trung trực của AB, dao động cùng pha vớiđiểm C và gần C nhất thì phải cách C một khoảng bao nhiêu?

  • Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp

    cách nhau một khoảng 13cm, đều dao động theo phương thẳng đứng với phương trình
    [ u tình bằng mm, t tính bằng s]. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,2m/s và biên độ sóng không đổi khi truyềnđi. Khoảng cách ngắn nhất từ nguồn
    đếnđiểm M nằm trên đường trung trực của
    mà phân tử tại m dao động ngược pha với các nguồn là:

  • Hai sóng kết hợp là ?

Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là

A.Nội chiến giữa các mường cổ.
B.Tác động từ các cuộc chiến tranh với bên ngoài.
C.Sự thống nhất các Mường cổ.
D.Yêu cầu của sự nghiệp chống ngoại xâm.
Đáp án và lời giải
Đáp án:C
Lời giải:Lời giải:
Đáp án: C

Vậy đáp án đúng là C.

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Xem thêm

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người.

  • Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật bảo vệ môi trường quy định:

  • Bảo vệ thiên nhiên hoang dã cần ngăn chặn những hành động nào dưới đây.

  • Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là:

  • Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh:

  • Muốn thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực cần có:

  • Bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là nội dung cơ bản của pháp luật về:

  • Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của ai sau đây?

  • Ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội được pháp luật quy định trong luật nào dưới đây:

  • Đâu không phải là nội dung của pháp luật về phát triển bền vững của xã hội?

Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là gì?

Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là gì?

A. Nội chiến giữa các mường cổ.

B. Tác động từ các cuộc chiến tranh với bên ngoài.

C. Sự thống nhất các Mường cổ.

D.

Yêu cầu của sự nghiệp chống ngoại xâm.

Mục lục

Thời kỳ đầuSửa đổi

Hóa thạch người cổ còn lại ở hang Tam Pa Ling

Người Lào, nhóm dân tộc chính sống tại nước Lào hiện nay, là một nhánh của các dân tộc sử dụng hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, những người mà cho tới thế kỉ 8 đã thiết lập vương quốc Nam Chiếu hùng mạnh ở phía tây nam Trung Quốc. Từ Nam Chiếu, người Thái đã di cư dần dần về phía nam, vào sâu trong bán đảo Trung Ấn; sự di cư của họ đã được đẩy mạnh vào thế kỉ 13 khi quân Nguyên Mông của hoàng đế Hốt Tất Liệt xâm chiếm miền Nam Trung Hoa. Cùng với các dân tộc Thái khác, người Lào đã dần dần chiếm lĩnh địa bàn của các bộ lạc thổ dân bản địa [thường được gọi chung là người Kha, nghĩa là "nô lệ"] đã sống từ thế kỉ 5 tại nơi mà nay là nước Lào, dưới quyền cai trị của đế quốc Khmer. Trong các thế kỉ 12 và 13, người Thái thiết lập lãnh địa Muang Swa [sau là Luang Prabang], do các lãnh đạo người Thái cai trị.

Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai là ngữ hệ có nguồn gốc từ nam Trung Quốc, gồm người Lào, Xiêm, người Sán Chay ở đông bắc Miến Điện, người Choang ở tỉnh Quảng Tây Trung Quốc và người Thổ, người Nùng ở vùng núi phía đông bắc Việt Nam. Trong thiên niên kỷ đầu tiên sau công nguyên, dưới áp lực bành trướng của người Hán Trung Quốc, người Thái bắt đầu di cư xuống vùng Đông Nam Á. Họ thế chỗ những dân tộc vốn sống ở đó từ trước [gồm cả nền văn hoá ở thời kỳ đồ sắt với những người đã tạo ra những chiếc chum đá khổng lồ đã thành tên cho vùng Cánh đồng Chum ở trung tâm nước Lào]. Sông Mekong chảy xuyên qua nước Lào ngày nay là một con đường di cư chính, nhưng sức mạnh của Đế quốc Khmer [Campuchia] đã ngăn không cho người Thái chiếm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thay vào đó, vùng định cư chính của người Thái nằm xa hơn về phía nam, ở châu thổ sông Chao Phraya, nơi họ lập nên nhiều vương quốc tiền thân của nước Xiêm hiện đại hay Thái Lan.

Trong thiên niên kỷ đầu tiên sau công nguyên, các dân tộc Thái vẫn còn được tổ chức một cách lỏng lẻo thành nhiều thực thể nhỏ gọi là muang [mường] hay mandalas. Họ bị ảnh hưởng nhiều từ những nền văn hoá văn minh hơn ở xung quanh: văn hoá Khmer ở phía đông nam, các văn hoá Hindu của Ấn Độ ở phía tây. Đa số các dân tộc Thái chuyển sang một hình thức tôn giáo kiểu Hindu giáo, hiện ta vẫn còn thấy những dấu vết của nó trong các tôn giáo Lào hiện nay. Giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 9 công nguyên, Phật giáo bắt đầu lan tới những vùng do người nói tiếng Thái sinh sống, có lẽ qua Miến Điện, và trở thành tôn giáo chính. Nhưng Lào vẫn giữ nhiều tôn giáo duy linh từ thời tiền Phật giáo.

Khi người Thái đã củng cố được vị trí, họ lại phân chia ra thành nhiều nhóm ngôn ngữ phụ. Các ngôn ngữ đó gồm Thái-Lào, trong khoảng thế kỷ 11 và 12 công nguyên từng lan rộng dọc theo vùng trung Châu thổ sông Cửu Long và qua cao nguyên Khōrāt [hiện nay là vùng Isan ở đông bắc Thái Lan]. Bước tiến về phía nam của họ bị người Khmer chặn lại ở Champāsak, người Khmer đã xây dựng lên những đền tháp vĩ đại ở Wat Phū. Tới lượt Lào lại bị chia ra thành nhiều nhóm, dựa trên địa điểm họ sinh sống và quan hệ của họ với dòng sông. Các nhóm đó gồm Lào-Lum [Lào ở vùng trũng của châu thổ], Lào-Thoeng [Lào ở những sườn núi dốc] và Lào-Sūng [Lào ở trên đỉnh núi]. Nhóm cuối này gồm nhiều thiểu số ngôn ngữ chỉ còn giữ quan hệ xa với ngôn ngữ Thái. Lào-Lum, có đất canh tác tốt nhất và có con sông làm đường vận chuyển trở thành nhóm giàu có nhất trong khác dân tộc Thái-Lào. Những sự chia tách này để lại dấu ấn trong lịch sử Lào và vẫn tồn tại đến ngày nay, nhiều nhóm dân tộc Lào-Thoeng và Lào-Sūng rất ít trung thành với nhóm Lào-Lum hiện đang thống trị đất nước.

Sự nổi lên và suy sụp của nhiều quốc gia Lào thời kỳ đầu hiện nay chỉ còn được ghi lại trong truyền thuyết. Vị lãnh đạo đầu tiên được ghi lại trong lịch sử Lào là Khun Lô, có lẽ ông đã chinh phục vùng Luang Phrabāng từ tay những nhóm người không phải Thái vào thế kỷ thứ 12. Bởi vì sông Cửu Long bị chia thành ba vùng vận tải thuỷ riêng biệt theo độ dốc của nó, giữa Luang Phrabāng và Viêng Chăn [Vientiane] giữa Viêng Chăn và Savannakhēt, ba thành phố đó trở thành những trung tâm riêng biệt "tượng trưng" của Lào-Lum. Mô hình này chỉ bị phá vỡ khi người Mông Cổ xâm lược năm 1253, khi đội quân do Kublai Khan chỉ huy tiến về hạ lưu sông Cửu Long để tấn công vương quốc Khmer. Khi người Mông Cổ rút đi, một vương quốc mới là Sukhothai được người Xiêm dựng lên, sau này nó phát triển thành một nhà nước Xiêm hùng mạnh hơn với thủ đô ở Ayutthaya [được thành lập năm 1351]. Vương quốc Lān Nā, đóng đô ở Chiềng Mai gồm cả những đặc trưng Xiêm và Lào cũng được thành lập vào khoảng thời gian này.

Để đáp lại, những vị cai trị Thái-Lào ở Luang Phrabāng [lúc ấy được gọi là Xiang Dong Xiang Thong] lập nên một nhà nước mới, trong khi về danh nghĩa vẫn là nước phụ thuộc của nhà Nguyên [Mông Cổ] ở Trung Quốc, nhưng thực tế nó là lực lượng lãnh đạo các dân tộc Lào. Từ khoảng năm 1271 nước này do triều đình Phrayā cai trị. Khoảng năm 1350 một hoàng tử là Fā Ngum chạy trốn khỏi triều đình với cha sau một vụ bất hoà và tìm nơi ẩn náu ở chỗ người Khmer tại Angkor, ông đã cưới một công chúa ở đây. Năm 1353 ông quay trở với tư cách chỉ huy một đội quân [có lẽ với sự hỗ trợ của người Khmer], chiếm Xiang Dong Xiang Thong và lập nên một nhà nước Lào mới chiếm toàn bộ vùng châu thổ sông Cửu Long nơi sinh sống của những bộ tộc nói tiếng Lào. Đó chính là Lān Xāng, Vương quốc Triệu voi.

Mục lục

Tên gọiSửa đổi

Từ nguyên của từ Lào chưa được biết một cách rõ ràng, song nó có thể liên hệ với các bộ tộc được gọi là Ai Lao [tiếng Lào: ອ້າຽລາວ, tiếng Isan: อ้ายลาว, tiếng Trung: 哀牢; bính âm: Āiláo] xuất hiện trong các ghi chép từ thời nhà Hán tại khu vực mà nay là tỉnh Vân Nam.

Cái tên Laos trong tiếng Anh bắt nguồn từ Laos trong tiếng Pháp. Đế quốc thực dân Pháp thống nhất vương quốc Lào vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893 và đặt tên quốc gia theo tên của nhóm dân tộc chiếm đa số, đó là người Lào.

Trong tiếng Lào, nước này được gọi là Muang Lao [ເມືອງ ລາວ] hoặc Pathet Lao [ປະ ເທດ ລາວ], cả hai đều có nghĩa là Quốc gia Lào.

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử Lào

Sơ khaiSửa đổi

Phát hiện một sọ người cổ đại trong hang Tam Pa Ling thuộc Dãy Trường Sơn tại miền bắc Lào; hộp sọ có niên đại ít nhất là 46.000 năm, là hoá thạch người hiện đại có niên đại xa nhất được phát hiện tại Đông Nam Á.[14] Các đồ tạo tác bằng đá, trong đó có đồ theo kiểu văn hoá Hoà Bình, được phát hiện trong các di chỉ có niên đại từ thế Canh Tân muộn tại miền bắc Lào.[15] Bằng chứng khảo cổ học cho thấy xã hội nông nghiệp phát triển trong thiên niên kỷ 4 TCN. Các bình và các loại đồ khác được chôn cho thấy một xã hội phức tạp, có các đồ vật bằng đồng xuất hiện khoảng năm 1500 TCN, và các công cụ đồ sắt được biết đến từ năm 700 TCN. Thời kỳ lịch sử nguyên thuỷ có đặc điểm là tiếp xúc với các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Theo bằng chứng ngôn ngữ học và lịch sử khác, các bộ lạc nói tiếng Thái di cư về phía tây nam đến các lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay từ Quảng Tây khoảng giữa các thế kỷ 8 và 9.[16]

Lan XangSửa đổi

Lào có nguồn gốc lịch sử từ Vương quốc Lan Xang [Triệu Voi] được Phà Ngừm thành lập vào thế kỷ XIV,[17]:223. Phà Ngừm là hậu duệ của một dòng dõi quân chủ Lào, có tổ tiên là Mông Bì La Các. Ông lập Phật giáo Thượng toạ bộ làm quốc giáo và khiến Lan Xang trở nên thịnh vượng. Trong vòng 20 năm hình thành, vương quốc bành trướng về phía đông đến Chăm Pa và dọc Dãy Trường Sơn. Tuy nhiên, các triều thần không chịu được tính tàn nhẫn của ông nên họ đày ông đến khu vực mà nay thuộc tỉnh Nan của Thái Lan vào năm 1373,[18]. Con trai cả của Phà Ngừm là Oun Heuan đăng cơ với tước hiệu Samsenthai, Lan Xang trở thành một trung tâm mậu dịch quan trọng trong thời gian 43 năm Samsenthai cai trị. Sau khi Samsenthai mất vào năm 1421, Lan Xang sụp đổ thành các phe phái xung khắc trong 100 năm sau đó.

Năm 1520, Photisarath đăng cơ và dời đô từ Luang Prabang đến Viêng Chăn nhằm tránh Miến Điện xâm chiếm. Setthathirat trở thành quốc vương vào năm 1548 sau khi cha ông bị ám sát, ông ra lệnh xây dựng That Luang, công trình hiện trở thành biểu trương quốc gia của Lào. Setthathirat mất tích khi trở về sau một cuộc viễn chinh sang Cao Miên, Lan Xang bắt đầu suy yếu nhanh chóng.

Phải đến năm 1637, khi Sourigna Vongsa đăng cơ, Lan Xang mới bành trướng biên giới hơn nữa. Thời gian Sourigna Vongsa cai trị thường được đánh giá là thời hoàng kim của Lào. Đến khi ông mất, Lan Xang không có người kế vị và bị phân thành ba thân vương quốc: Luang Phrabang, Viêng Chăn và Champasak. Từ năm 1763 đến năm 1769, các đội quân Miến Điện tràn vào miền Bắc Lào và sáp nhập Luang Phrabang, trong khi Champasak cuối cùng nằm dưới quyền bá chủ của Xiêm La.

Chao Anouvong được người Xiêm phong làm vua chư hầu của Viêng Chăn. Ông khuyến khích phục hưng mỹ thuật và văn học Lào, cải thiện quan hệ với Luang Phrabang. Chao Anouvong tiến hành khởi nghĩa chống Xiêm La vào năm 1826, kết quả là thất bại và Viêng Chăn bị cướp phá.[19]

Một chiến dịch quân sự của Xiêm La tại Lào vào năm 1876 được một nhà quan sát Anh mô tả là đã "chuyển đổi thành một cuộc tập kích săn nô lệ quy mô lớn".[20]

Pháp thuộcSửa đổi

Binh sĩ Lào bản địa trong vệ binh thuộc địa Pháp, k. 1900.

Đến cuối thế kỷ 19, Luang Prabang bị Quân Cờ Đen từ Trung Quốc sang cướp phá.[21] Pháp giải cứu Quốc vương Oun Kham và đưa Luang Phrabang thành một xứ bảo hộ. Ngay sau đó, Vương quốc Champasak và lãnh thổ Vientiane cũng trở thành xứ bảo hộ của Pháp. Quốc vương Sisavang Vong của Luang Phrabang trở thành quân chủ của một nước Lào thống nhất và Vientiane lại trở thành thủ đô.

Lào chưa từng quan trọng đối với Pháp,[22] đây chỉ là một vùng đệm giữa Thái Lan chịu ảnh hưởng của Anh với Trung Kỳ và Bắc Kỳ vốn quan trọng hơn về kinh tế. Trong thời gian cai trị, người Pháp đưa vào hệ thống sưu dịch, buộc mọi nam giới tại Lào đóng góp 10 ngày lao động chân tay mỗi năm cho chính phủ thực dân. Lào sản xuất thiếc, cao su và cà phê, song chưa từng chiếm hơn 1% xuất khẩu của Đông Dương thuộc Pháp. Đến năm 1940, có khoảng 600 công dân Pháp sống tại Lào.[23] Dưới sự cai trị của Pháp, người Việt Nam được khuyến khích di cư sang Lào, những người thực dân Pháp nhìn nhận như là một giải pháp hợp lý cho một vấn đề thực tế. Đến năm 1943, dân số Việt Nam chiếm gần 40.000 người, chiếm đa số ở các thành phố lớn nhất của Lào và được hưởng quyền bầu lãnh đạo của họ. Kết quả là 53% dân số Viêng Chăn, 85% người Thakhek và 62% người Pakse là người Việt Nam, ngoại trừ Luang Phrabang nơi dân số chủ yếu là người Lào. Cuối năm 1945, Pháp thậm chí còn lập kế hoạch đầy tham vọng để di chuyển dân số Việt Nam sang ba vùng trọng điểm, tức là vùng đồng bằng Viêng Chăn, vùng Savannakhet, cao nguyên Bolaven. Nếu không, theo Martin Stuart-Fox, Lào có thể đã mất quyền kiểm soát đất nước của họ.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng Pháp Vichy, Thái Lan, Đế quốc Nhật Bản, Pháp Tự do, Trung Quốc lần lượt chiếm đóng Lào. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, một nhóm dân tộc chủ nghĩa tuyên bố Lào độc lập, thủ đô là Luang Prabang song đến ngày 7 tháng 4 năm 1945 binh sĩ Nhật Bản chiếm đóng thành phố.[24] Người Nhật nỗ lực ép buộc Sisavang Vong tuyên bố Lào độc lập song đến ngày 8 tháng 4 cùng năm, ông chỉ tuyên bố Lào chấm dứt là lãnh thổ bảo hộ của Pháp. Sau đó ông bí mật phái Thân vương Kindavong đại diện cho Lào trong Đồng Minh và Hoàng tử Sisavang làm đại diện bên người Nhật.[24] Khi Nhật Bản đầu hàng, một số nhân vật dân tộc chủ nghĩa tại Lào [bao gồm Thân vương Phetsarath] tuyên bố Lào độc lập, song đến đầu năm 1946, người Pháp tái chiếm đóng và trao quyền tự trị hạn chế cho Lào.

Trong Chiến tranh Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập tổ chức kháng chiến Pathet Lào. Pathet Lào bắt đầu chiến tranh chống lực lượng thực dân Pháp với viện trợ của Việt Minh. Năm 1950, Pháp trao cho Lào quyền bán tự trị với vị thế một "nhà nước liên kết" trong Liên hiệp Pháp. Pháp duy trì quyền kiểm soát thực tế cho đến ngày 22 tháng 10 năm 1953 thì Pháp quyết định trao trả chủ quyền trong hòa bình, khi Lào độc lập hoàn toàn với chính thể quân chủ lập hiến.

Độc lậpSửa đổi

Hiệp định Genève năm 1954 kết thúc Chiến tranh Đông Dương. Năm 1955, Hoa Kỳ lập một đơn vị đặc biệt nhằm thay thế Pháp ủng hộ Lục quân Hoàng gia Lào chống Pathet Lào cộng sản.

Năm 1960, giao tranh bùng phát giữa Lục quân Hoàng gia Lào và các du kích Pathet Lào được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô hậu thuẫn. Một chính phủ lâm thời đoàn kết dân tộc thứ nhì được Thân vương Souvanna Phouma thành lập vào năm 1962 song thất bại, và tình hình dần xấu đi và biến thành nội chiến quy mô lớn giữa chính phủ Hoàng gia Lào và Pathet Lào. Pathet Lào được quân đội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ủng hộ.

Di chỉ Muang Khoun bị bom Mỹ tàn phá trong thập niên 1960.

Lào giữ vai trò quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam do Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào và nắm giữ nhiều lãnh thổ của Lào để mở đường tiếp tế cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Đáp lại, Hoa Kỳ oanh tạc các vị trí của quân đội Việt Nam, ủng hộ các lực lượng chống cộng sản chính quy và không chính quy tại Lào và hỗ trợ quân Việt Nam Cộng hòa xâm nhập Lào.

Năm 1968, Quân đội Nhân dân Việt Nam phát động tấn công giúp Pathet Lào chống lại lực lượng Hoàng gia Lào. Cuộc tấn công này khiến lực lượng Quân đội Hoàng gia Lào tan rã ở mức độ lớn, thế lực chống cộng chính tại Lào chuyển sang lực lượng H'Mông dưới quyền Vàng Pao do Hoa Kỳ và Thái Lan ủng hộ.

Cuộc oanh tạc trên không chống lại Pathet Lào và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được thực hiện bởi Hoa Kỳ để ngăn chặn sự sụp đổ của Chính phủ Hoàng gia Lào và từ chối việc sử dụng Đường mòn Hồ Chí Minh để tấn công lực lượng Hoa Kỳ tại Cộng hòa Việt Nam. Từ năm 1964 đến năm 1973, Hoa Kỳ ném hai triệu tấn bom tại Lào, gần bằng lượng bom họ ném tại châu Âu và châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến Lào trở thành quốc gia bị ném bom nặng nề nhất trong lịch sử nếu so với dân số; The New York Times lưu ý rằng "mỗi người Lào nhận gần một tấn bom."[25] Khoảng 80 triệu quả bom không phát nổ và vẫn còn rải rác khắp đất nước, khiến nhiều vùng đất rộng lớn không thể canh tác và làm thiệt mạng hàng chục người Lào mỗi năm.[26]

Năm 1975, Pathet Lào cùng Quân đội Nhân dân Việt Nam lật đổ chính phủ Vương quốc Lào, buộc Quốc vương Savang Vatthana thoái vị vào ngày 2 tháng 12 năm 1975. Từ 20.000 đến 70.000 người Lào chết trong nội chiến.[27][28][29][30]

Vào ngày 2 tháng 12 năm 1975, sau khi nắm quyền kiểm soát đất nước, chính phủ Pathet dưới quyền Kaysone Phomvihane đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và ký kết các thỏa thuận cho Việt Nam quyền được bố trí lực lượng vũ trang và bổ nhiệm các cố vấn hỗ trợ giám sát đất nước. Trong một bài báo được xuất bản năm 1990, nhà hoạt động nhân quyền Hmong Vang Pobzeb đã viết rằng Lào là lãnh thổ thuộc địa của Việt Nam kể từ ngày 2 tháng 12 năm 1975 và được chỉ đạo bởi Việt Nam trong các vấn đề nội bộ và đối ngoại. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Lào và Việt Nam đã được chính thức hóa thông qua một hiệp ước được ký năm 1977, từ đó không chỉ cung cấp hướng dẫn cho chính sách đối ngoại của Lào mà còn là cơ sở cho sự tham gia của Việt Nam ở tất cả các cấp chính trị và kinh tế Lào. Năm 1979, Việt Nam yêu cầu Lào kết thúc quan hệ với Trung Quốc, khiến Lào bị Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia khác cô lập về thương mại. Xung đột giữa phiến quân người H'Mông với Pathet Lào và Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục sau nội chiến tại các khu vực trọng yếu của Lào. Năm 1979 có 50.000 quân Việt Nam đóng quân tại Lào và có tới 6.000 quan chức dân sự Việt Nam, trong đó có 1.000 người trực tiếp gắn bó với các bộ ở Vientiane.

Cuộc xung đột giữa phiến quân H'mong và Quân đội Nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [SRV] cũng như Pathet Lào do SRV hậu thuẫn tiếp tục tại các khu vực trọng yếu của Lào, bao gồm cả Vùng quân sự khép kín Saysaboune, Khu quân sự khép kín Xaisamboune gần tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Xieng Khouang. Từ năm 1975 đến năm 1996, Hoa Kỳ tái định cư khoảng 250.000 người tị nạn Lào từ Thái Lan, trong đó có 130.000 người H'Mông.[31] [Xem: Khủng hoảng tị nạn Đông Dương]

Ngày 2 tháng 12 năm 2015, Lào kỷ niệm 40 năm thành lập nước.

Địa lýSửa đổi

Sông Mekong chảy qua Luang Prabang.
Bài chi tiết: Địa lý Lào

Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á[32], hầu hết lãnh thổ nắm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông. Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đông với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái Lan. Có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa.[33] Lào có thể được phân thành ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam.[34]

Mùa mưa riêng biệt và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp đến là mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Theo truyền thống địa phương, một năm có ba mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng, do hai tháng cuối của mùa khô nóng hơn đáng kể so với bốn tháng trước đó. Thủ đô của Lào là Vientiane, các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet và Pakse.

Năm 1993, chính phủ Lào dành ra 21% diện tích đất cho bảo tồn môi trường sống tự nhiên.[35] Đây là một trong các quốc gia thuộc khu vực trồng thuốc phiện "Tam giác Vàng". Theo cuốn sách thực tế của UNODC vào tháng 10 năm 2007 về trồng trọt thuốc phiện ở Đông Nam Á, diện tích trồng cây thuốc phiện là 15km vuông, giảm 3km vuông so với năm 2006.

Lào có thể được coi là bao gồm ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam.

Khí hậuSửa đổi

Bản đồ phân loại kiểu khí hậu Lào

Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa do nằm chủ yếu ở đới khí hậu nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cận nhiệt đới ẩm cũng là đặc điểm ở một số nơi.

Hành chínhSửa đổi

Lào được phân thành 17 tỉnh [khoueng] và thủ đô Vientiane. Tỉnh mới nhất là Xaisomboun, được thành lập vào năm 2013. Các tỉnh được chia thành huyện [muang] rồi đến bản [ban]. Một bản "đô thị" về cơ bản là một thị trấn.[34]

№ Tỉnh Thủ phủ Diện tích
[km²] Dân số
2000
0 Lào Thủ đô Vientiane 3.920 726.000
1 Attapeu Attapeu [Samakkhixay] 10.320 114.300
2 Bokeo Ban Houayxay [Houayxay] 6.196 149.700
3 Bolikhamxai Paksan [Paksan] 14.863 214.900
4 Champasak Pakse [Pakse] 15.415 575.600
5 Hua Phan Xam Neua [Xamneua] 16.500 322.200
6 Khammuane Thakhek [Thakhek] 16.315 358.800
7 Luang Namtha Luang Namtha [Namtha] 9.325 150.100
8 Luang Prabang Luang Prabang [Louangprabang] 16.875 408.800
9 Oudomxay Xay [Xay] 15.370 275.300
10 Phongsaly Phongsali [Phongsaly] 16.270 199.900
11 Xayabury Xayabury [Xayabury] 16.389 382.200
12 Salavan Salavan [Salavan] 10.691 336.600
13 Savannakhet Kaysone Phomvihane [trước là Khanthaboury] 21.774 721.500
14 Sekong Sekong [Lamarm] 7.665 83.600
15 Tỉnh Viêng Chăn Phonhong [Phonhong] 15.927 373.700
16 Xiengkhuang Phonsavan [hay Pek] 15.880 229.521
17 Xaisomboun Xaisomboun 4.506 62.000

Môi trườngSửa đổi

Xem thêm thông tin: Nạn phá rừng ở Lào

Lào ngày càng gặp nhiều vấn đề về môi trường, với nạn phá rừng là một vấn đề đặc biệt quan trọng như mở rộng khai thác thương mại rừng, kế hoạch bổ sung các công trình thủy điện, nhu cầu nước ngoài cho động vật hoang dã và lâm sản ngoài gỗ cho thực phẩm và thuốc truyền thống và dân số tạo ra áp lực ngày càng tăng.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cảnh báo: "Bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở Lào là yếu tố quan trọng để giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế."

Vào tháng 4 năm 2011, tờ The Independent đưa tin Lào đã bắt đầu làm việc trên đập Xayaburi gây tranh cãi trên sông Mekong mà không được chính thức phê duyệt. Các nhà môi trường nói rằng đập sẽ ảnh hưởng xấu đến 60 triệu người và Campuchia và Việt Nam - quan ngại về dòng chảy của nước - chính thức phản đối dự án. Ủy ban sông Mê Kông, một cơ quan liên chính phủ khu vực được thiết kế để thúc đẩy "quản lý bền vững" dòng sông, nổi tiếng với cá da trơn khổng lồ của nó, đã thực hiện một nghiên cứu cảnh báo nếu Xayaburi và các kế hoạch tiếp theo đi trước, nó "cơ bản sẽ làm suy yếu sự phong phú, năng suất và sự đa dạng của các nguồn tài nguyên cá Mekong ". Quốc gia láng giềng Việt Nam cảnh báo rằng con đập sẽ gây hại cho đồng bằng sông Cửu Long, nơi có gần 20 triệu người và cung cấp khoảng 50% sản lượng gạo của Việt Nam và hơn 70% sản lượng thủy sản và trái cây.

Milton Osborne, Tham dự viên tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy, người đã nghiên cứu chuyên sâu về sông Mekong, cảnh báo: "Kịch bản tương lai của sông Mekong không còn là nguồn của cá."

Khai thác gỗ bất hợp pháp cũng là một vấn đề lớn. Các nhóm môi trường ước tính 500.000 mét khối đang bị các công ty hợp tác với Quân đội Nhân dân Lào khai thác và sau đó vận chuyển từ Lào sang Việt Nam hàng năm, với hầu hết đồ nội thất cuối cùng được xuất khẩu sang các nước phương Tây. Một cuộc điều tra của chính phủ năm 1992 chỉ ra rằng rừng chiếm khoảng 48 phần trăm diện tích đất của Lào. Độ che phủ rừng giảm xuống còn 41% trong một cuộc khảo sát năm 2002. Chính quyền Lào đã nói rằng, trên thực tế, độ che phủ của rừng có thể không quá 35% do các dự án phát triển như thủy điện.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề