Ở một số nước á đông ngày rằm tháng 7 còn được gọi là gì

Rằm tháng 7 là Tết Trung Nguyên và cũng là lễ Vu Lan báo hiếu, được diễn ra thành tâm và cẩn trọng. Tuy nhiên lễ cúng rằm tháng 7 lại phải làm trước ngày 15 âm lịch. Chuyên gia đã lý giải tại sao phải cúng rằm tháng 7 trước.

Rằm tháng 7 là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Nhiều người cho đến nay vẫn còn nhầm lẫn, cho rằng rằm tháng 7 và lễ Vu lan là một. Thực ra đây là hai lễ khác nhau hoàn toàn. Ngày xá tội vong nhân còn gọi là lễ cúng cô hồn, mục đích để cầu siêu, tưởng nhớ những vong hồn lang thang. Trong khi đó lễ Vu lan là ngày lễ để con cháu tri ân, báo hiếu tổ tiên, gia tiên, cha mẹ đã khuất, mục đích để giáo dục con người về lòng hiếu thảo, biết ơn và biết đền ơn đấng sinh thành.

Năm Kỷ Hợi 2019, ngày rằm tháng 7 rơi vào thứ 7, ngày 15/8/2019. Thông thường bắt đầu từ ngày mồng 2 đến ngày 14/7 âm lịch nhiều gia đình đã làm lễ cúng chúng sinh và cử hành đại lễ Vu Lan tại nhà.

Khác với các ngày rằm khác trong năm, nhiều gia đình không cúng rằm tháng 7 đúng ngày 15/7 âm lịch mà thường thực hiện lễ cúng này trước.

Lý giải về tục lệ này, chia sẻ trên Dân trí, tiến sỹ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, việc cúng rằm tháng 7 trước 15 âm lịch xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Người xưa quan niệm ngày 15/7 âm lịch là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa”, sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận đồ được nữa.

Ngoài ra còn có truyền thuyết kể lại trong “thế giới tâm linh” có một dòng sông chở hàng của người trần gửi cho người âm, đó là Sông Chở Mã. Sau ngày 15/7 âm lịch, “thuyền chở mã” đã rời bến nên đốt mã sau ngày đó sẽ không có giá trị cho người âm nữa. Cũng vì quan niệm trên mà dân gian thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước ngày 15/7 âm lịch, lâu dần hình thành thói quen, tục lệ truyền từ đời này sang đời khác.

Về thời gian cúng rằm tháng 7, theo tục lệ, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên được thực hiện vào ban ngày, lễ cúng chúng sinh, cô hồn không nơi nương tựa diễn ra vào buổi chiều tối. Theo quan niệm Phật giáo, lễ cúng cô hồn không nên làm cỗ mặn bởi đồ ăn mặn sẽ khơi dậy “tham, sân, si” khiến vong hồn khó siêu thoát, mãi quanh quẩn ở trần thế quấy nhiễu dương gian.

Dù chuẩn bị lễ cúng như thế nào, cũng cần lòng thành và sự trang nghiêm, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mới là tỏ lòng thành kính. Mâm cỗ cúng cô hồn trong truyền thống thường bao gồm: cháo loãng, gạo, muôi, cơm trắng, canh, nước lã, xôi, chè (các loại chè), khoai (khoai lang, khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, hương hoa, quần áo chúng sinh… Mâm cúng cần được trình bày sạch sẽ gọn gàng và thể hiện được thái độ trân trọng.

Nơi cúng cô hồn thường được đặt ở vỉa hè, khu vực ngã ba, cổng làng… Tuyệt đối không để mâm cúng trong nhà hoặc phạm vi nơi ở. Việc cúng cô hồn tiến hành sau khi đã cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên.

— Hải Vân – Báo Mới —

Rằm tháng 7 là ngày gì? "Vu lan về con cài lên ngực. Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha". Rằm tháng 7 hằng năm được coi như là ngày Vu Lan báo hiếu hay xá tội vong nhân, tết trung nguyên. Liệu các ngày lễ này có liên quan gì đến nhau hay không? Nguồn gốc lịch sử của các ngày lễ này? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về ngày rằm tháng 7 này nhé! 

Rằm tháng 7 là ngày gì? 

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngày rằm tháng 7 được biết đến là Lễ Vu Lan báo hiếu hay Ngày Xá tội Vong Nhân trong phong tục nhân gian của người Á Đông. 

Rằm tháng 7 còn được xem là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, vào ngày này có dịp để phụng dưỡng báo hiếu đắng sinh thành công ơn dưỡng dục. " Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha."

Đây được xem là ngày mở cửu ngục ân xá cho vong nhân nên có phong tục Cúng Cô Hồn vào rằm tháng 7 cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa được có cơ hội được thoát sanh về cảnh giới an lành

Ở một số nước á đông ngày rằm tháng 7 còn được gọi là gì

Câu chuyện về nguồn gốc của rằm tháng 7 là ngày gì

Nguồn gốc và ý của ngày Rằm tháng 7 âm lịch

Theo chuyện kể nhân gian Rằm tháng 7 xuất phát từ câu chuyện của Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ. Chuyện kể rằng Mục Kiền Liên là một trong những đệ tử giỏi của Đức Phật. Được nghe tin mẹ ông bị lưu đày kiếp Ngọa Quỷ (quỷ đói), thương mẹ ông dùng phép đến tìm mẹ và dâng cơm cho mẹ. Đau lòng thay, cơm vừa đến miệng mẹ ông lại biến thành tàn lửa. Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Sau khi nghe lời Phật dạy ông đã cứu được mẹ, và sau đó nhân gian cũng lấy ngày Rằm tháng 7 xem như ngày báo hiếu cha mẹ.

Theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà và một con quỷ miệng lửa. Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên" A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Vì nếu nếu bạn còn đang băn khoăn rằm tháng 7 là ngày gì, tại sao gọi là cúng cô hồn thì nó được bắt nguồn từ sự tích này.  Cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu.

Rằm tháng 7 âm lịch - Lễ Vu Lan 2021 sẽ rơi vào Chủ Nhật, ngày 22 tháng 8 dương lịch. Tính theo dương lịch, tháng cô hồn năm 2021 sẽ bắt đầu từ ngày 8/8 dương lịch (1/7 âm lịch) đến 6/9 (30/7 âm lịch).

Những việc ý nghĩa nên làm trong ngày rằm tháng 7 

Rằm tháng 7 là Tết Trung nguyên ở Trung Quốc. 

Các hoạt động trong tháng này sẽ bao gồm việc chuẩn bị thực phẩm cúng dường nghi lễ, đốt hương, đốt giấy vàng mã, một dạng hiện vật bằng giấy như quần áo, vàng và hàng hóa tốt khác để cúng dường tổ tiên khi họ về thăm. Bữa ăn được chuẩn bị chu đáo (thường là ăn chay) sẽ được phục vụ với các ghế trống cho mỗi người quá cố trong gia đình và đối xử với những người đã chết như thể họ vẫn đang còn sống.

Ở một số nước á đông ngày rằm tháng 7 còn được gọi là gì

                                         Lễ thả đèn nổi trên sông tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản rằm tháng 7 nên làm gì

Vào những ngày này, người Nhật thường có hỏa thiêu lễ vật và vào đêm cuối, Tōrōnagashi thả những chiếc đèn nổi trên sông để hướng dẫn linh hồn người quá cố. Theo truyền thống, kết hợp với một lễ hội múa dân gian, mỗi địa phương có sự tổ chức khác nhau.Để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.

Rằm tháng 7 là ngày gì tại Việt Nam, nên làm gì ý nghĩa?

Chuẩn bị mâm cỗ cúng cô hồn rằm tháng 7 chu đáo

Vào rằm tháng 7 mọi người thường chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 thật tươm tất. Mâm cúng Vu Lan này để tỏ lòng thành với Phật và tổ tiên là điều nên có trong dịp đặc biệt này. Điều quan trọng đó là mâm cỗ không cần phải quá cầu kỳ, bạn hãy chuẩn bị bằng cả tấm lòng và sự chân thành của mình với tổ tiên.

Ở một số nước á đông ngày rằm tháng 7 còn được gọi là gì

Mâm cúng rằm tháng 7 tại Việt Nam

Tham gia lễ vu lan cài bông hồng bên ngực trái tại các chùa

Rằm tháng 7 là ngày gì, nên làm gì để ý nghĩa nhất? Thì tại Việt Nam ngày này còn tiến hành nghi lễ cài hoa hồng với màu đỏ cho những người còn cha mẹ, hoa hồng đỏ màu nhạt hơn sẽ cài cho người nào chỉ còn mỗi cha hoặc mẹ và hoa hồng màu trắng cho những người đã mất mẹ. Chính nghi lễ này đã thức tỉnh bao người con về đạo hiếu với cha mẹ và giúp thế hệ trẻ luôn sống đúng đạo nghĩa.

Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Trong ngày rằm tháng 7 hoặc cả tháng 7 nhiều người sẽ ăn chay để thành tâm cầu nguyện bình an cho cả gia đình. Ăn chay sẽ hạn chế sát sinh và còn giúp con người ta trở nên thanh tịnh, khỏe mạnh hơn.

Để cầu an cho ông và cha mẹ tổ tiên thì bạn có thể tham gia một số chương trình nghi lễ ở tại các nghĩa trang cao cấp. Đây sẽ là hành động ý nghĩa để cả gia đình con cháu về thăm phần mộ của tổ tiên và nhắc nhớ thế hệ con trẻ biết nhớ ơn về cội . Tại TP HCM, khu nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc sẽ tổ chức lễ Vu Lan vào ngày 20/8 Dương lịch với chương trình “Lễ Vu Lan báo hiếu” diễn ra từ 7h đến 11h.

Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ thường xuyên

Báo hiếu và nhớ ơn ông bà cha mẹ là điều nên làm thường xuyên, không nên đợi khi họ đã khuất mới làm thì đã quá muộn. Bỏ sang một bên những bận rộn của cuộc sống ngày lễ Vu Lan rằm tháng 7 này sẽ là dịp để bạn dành thời gian quan tâm chăm sóc cho gia đình nhiều hơn. Không cần đó là những món quà cao cấp hay thứ gì đắt đỏ với ông bà bố mẹ niềm vui hạnh phúc chỉ cần là buổi bạn đi làm về sớm không cà kê quán xá, không rượu chè bạn bè, mà quây quần vào bếp nấu cơm và cả gia đình ăn cơm cùng nhau là đủ bạn nhé.

Ở một số nước á đông ngày rằm tháng 7 còn được gọi là gì

Mong rằng qua bài viết trên các bạn có thể trả lời được câu hỏi "Rằm tháng 7 là ngày gì?" và các sự tích liên quan và những việc nên làm trong ngày rằm tháng 7.