Ở cữ bao lâu thì được gội đầu

Lưu ý: Hãy đi khám phụ khoa nếu sau sinh bạn cảm thấy đau nhiều hơn, dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, vùng kín sưng đau phù nề hay có bất kỳ vấn đề sức khỏe khác thường nào khác.

2. Mẹ sinh mổ cần lưu ý gì khi tắm sau sinh?

Sau ca sinh mổ, bạn có thể bị đau trong vài tuần, thậm chí là vài tháng. Tùy vào tình trạng vết mổ mà bạn có thể tắm khi cảm thấy khỏe. Hiện nay, vết rạch sinh mổ thường được băng bằng băng vô trùng nhằm giúp giữ cho vết thương không bị nhiễm khuẩn nên bạn có thể tắm mà không lo nước dính vào vết mổ gây viêm nhiễm.

Việc gội đầu không gây ảnh hưởng gì đến vết mổ nhưng bạn sẽ gặp khó khăn khi gội vì vết thương gây đau khi bạn cử động. Do đó, cách tốt nhất là hãy nhờ người thân hoặc dịch vụ gội đầu [nếu bệnh viện bạn sinh có dịch vụ này] gội và sấy khô tóc giúp.

Nếu chưa thể tắm được, bạn cần dùng khăn sạch và nước ấm lau sạch người 2 lần/ngày, vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần/ngày bằng nước sạch và nước rửa phụ khoa để giữ vệ sinh thân thể. Tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên vết mổ nếu không phải do bác sĩ chỉ định.

Trường hợp bạn bị sốt, đau, sưng quanh vết mổ hay choáng váng…, hãy báo cho bác sĩ biết ngay lập tức.

Ngoài việc không nên kiêng tắm sau sinh, mẹ mới sinh cần chú ý điều gì?

Sau sinh, dù sinh thường hay sinh mổ thì bạn cũng có sản dịch [tương tự như kinh nguyệt] diễn ra trong khoảng 6 tuần. Do đó, ngoài việc không nên kiêng tắm sau sinh, bạn vệ sinh vùng kín cẩn thận.

  • Khi đi vệ sinh: Nếu việc đi tiểu vết rạch tầng sinh môn đau rát, bạn có thể xối nước nhẹ nhàng để giảm đau rát, tránh nước tiểu hay phân dính vào vết thương. Sau đó cần dùng nước rửa sạch, dùng giấy vệ sinh hay khăn mềm, khô sạch thấm khô.
  • Vệ sinh vùng kín: Sau khi xuất viện về nhà, bạn cần dùng nước ấm và nước rửa phụ khoa để vệ sinh vùng kín tối thiểu ngày 3 lần. Lau khô, thay mới băng vệ sinh thường xuyên để tránh hăm, viêm nhiễm, nấm ngứa.

Với các mẹ sinh mổ, bạn có thể cần phải cắt chỉ vết mổ. Trường hợp sinh mổ lần đầu , bạn có thể được cắt chỉ sau ca mổ khoảng 5 ngày. Với các mẹ sinh mổ lần 2, việc cắt chỉ thường được tiến hành sau 7 – 8 ngày. Lúc này, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế cắt chỉ giúp bạn.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài, bạn đã biết việc kiêng tắm sau sinh có từ đâu, bản thân có nên thực hiện điều này hay không.

Các quan niệm của các bà, các mẹ ngày xưa thường bắt phụ nữ sau sinh không được tắm gội đầu trong thời gian ở cữ tức là khoảng 40 ngày sau sinh. Bởi nếu gội đầu nhiều sẽ bị rụng tóc, sau này sẽ thường xuyên bị đau đầu. Tuy nhiên, đây chỉ là các quan niệm từ kinh nghiệm dân gian, không có bằng chứng khoa học nào! Thông thường, các chị em sẽ rụng 40-100 sợi tóc một ngày nhưng với phụ nữ sau khi sinh từ 4 ~ 20 tuần thì số lượng tóc rụng tương đối nhiều, từ 120-140 sợi.

Đây là hiện tượng rụng tóc thời kỳ ngưng hoạt động. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em sau sinh, hoàn toàn không phải do gội đầu. Mặc dù lượng tóc rụng khá nhiều nhưng không thể dụng đến hơn 1 nửa số tóc bạn có được.

Sau khi sinh, nếu để lâu không gội đầu sẽ làm ảnh hưởng đến các tế bào nang lông, làm tóc rụng nhiều hơn. Còn với các chị em gọi đầu thường xuyên, vì khả năng trao đổi chất rất cao, mồ hôi ra nhiều nên sẽ giúp cho sự tuần hoàn máu da đầu được thuận tiện. Bởi vậy, đừng vì những quan niệm cổ hủ mà không gội đầu hoàn toàn trong thời gian ở cữ nhé! Như vậy sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con đó! Nhưng:

Sau khi sinh bao lâu được gội đầu?

Sinh nở là một việc chỉ có phụ nữ mới chịu đựng được. Chị em phải tốn rất nhiều năng lượng, và phải gắng sức thật nhiều để sinh em bé ra. Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội thật sạch sẽ. Đặc biệt là vào mùa hè, trời náng nóng, mồ hôi ra nhiều, càng làm cho vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn. Thông thường thì, cứ sau khi sinh khoảng 3 hoặc 4 ngày là các mẹ có thể tắm và gội đầu được rồi.

Xem thêm  Dùng gen nịt bụng để có vòng eo con kiến sau sinh

Tuy nhiên, cách gội đầu như thế nào sau sinh như thế nào, chị em cần phải chú ý nhé! Nguyên tắc đầu tiên là tắm nhanh, thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa đủ. Nguyên tắc thứ 2 là tắm “dội”, dùng vòi sen hoặc gáo nước để dội từ trên xuống dưới chứ không nên tắm bồn hoặc ngồi trong chậu nhé!

Gội đầu sau khi sinh bằng gì?

– Gội khô: Các mẹ nếu bị các bà quản lý chặt quá, không cho gội đầu bình thường thì các chị có thể dùng dầu gội khô để cứu cánh cho mái tóc đỡ bết và dính hoặc ngứa chịu hết nổi nhé. Dùng loại dầu gội khô, đổ ra tay và xoa lên tóc rồi massage khắp da đầu tạo bọt, sau đó dùng khăn sạch lau lại đầu một cách nhẹ nhàng và cẩn thận nhé!

– Gội nước: Nguyên tắc đầu tiên là nước gội phải ấm, gội thật nhanh rồi sau đó sấy tóc ngay cho khô. Nếu không đươc gội đầu bằng dầu gội khô thì tốt nhất, chị em nên đun một nồi nước lá bồ kết thật lớn để làm sạch da đầu sau khi sinh nhé!

Một điều cần lưu ý đó là các mẹ phải gội đầu ở nơi kín gió, dùng nước ấm, kể cả mùa đông hay mùa hè, khi xong phải lau khô thật nhanh, và tốt nhất là nên dùng máy sấy tóc cho nhanh khô nhé! Đồng thời, các mẹ không nên tắm và gội cùng lúc. Nên tắm vào lúc 9 – 10 giờ sáng và rồi gội đầu vào buổi trưa hoặc xế trưa để tránh phải tiếp xúc lâu với nước. Bởi có thể khiến các chị em bị chóng mặt và té ngã vì vẫn động nhiều.

04/11/2019

Bạn có thể đã nghe lời khuyên: “Phụ nữ sau vượt cạn rất yếu ớt nên cần tuyệt đối kiêng tắm gội trong vòng 01 tháng”. Nhiều gia đình thời nay vẫn tuân thủ theo, trong khi một số khác lại phản đối kịch liệt điều này. Vậy có thực sự cần kiêng tắm gội hay không?

Theo các bác sĩ, việc kiêng tắm gội thực sự không cần thiết, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể người mẹ. Việc tắm rửa cũng giúp vùng kín được sạch sẽ, giảm nguy cơ viêm nhiễm và giúp bạn cảm thấy thoải mái tinh thần, lưu thông máu tốt hơn.

Tùy thuộc vào việc bạn sanh thường hay sanh mổ, hoặc có biến chứng gì khi sanh hay không. Hãy hỏi bác sĩ để quyết định xem bạn có thể tắm ngay hoặc chờ thêm một thời gian ngắn.

Hình minh họa - Nguồn internet

Đối với các mẹ sau sanh thường

Không kiêng cử quá lâu, sau khoảng 1-2 ngày là bạn có thể tắm gội nhẹ nhàng và nhanh chóng dưới vòi sen bằng nước ấm. Sau khi sinh con qua ngả âm đạo, âm đạo và đáy chậu của bạn có thể sẽ bị đau, đứng dưới vòi sen là một cách lý tưởng để giảm bớt đau nhức.

Khi vết rạch ở tầng sinh môn sâu hoặc vết mổ chưa lành dễ gây đau rát thì bạn nên cẩn thận. Chú ý vệ sinh vùng kín bằng nước ấm sạch, không nhất thiết cần dùng dung dịch sát khuẩn, nhẹ nhàng vỗ khô vùng âm đạo bằng khăn. Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu sản dịch ra nhiều.

Các mũi khâu sẽ tự tan trong khoảng hai tuần. Thông thường sáu tuần sau khi sinh, cơ quan sinh dục của phụ nữ sẽ trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, hãy đến thăm khám tại bệnh viện trong trường hợp bạn thấy đau nhiều hơn, ra dịch âm đạo nhiều hoặc cảm giác vùng kín sưng nề.

Đối với các mẹ sau sanh mổ

 Tùy theo tình trạng vết mổ, bạn có thể tắm khi thấy khỏe, tuy vậy, vẫn phải giữ sạch cơ thể bằng việc lau khô người và thay quần áo mỗi ngày. Ngay khi có thể vận động lại được và vết mổ khô bề mặt, việc tắm là cần thiết. Việc gội đầu không ảnh hưởng đến vết thương nên có thể diễn ra bình thường.

Trong hầu hết các trường hợp, vết mổ thường mất khoảng ba tuần để lành.

Bạn có thể tắm dưới vòi sen nhẹ nhàng và nhanh chóng với xà phòng và nước ấm. Đừng chà vào vết mổ. Sau khi tắm, nên thấm khô vết mổ bằng khăn sạch.

Không tự ý bôi bất kì loại kem nào lên vết mổ của bạn cho đến khi nó lành. Nếu bạn bị đau và sưng quanh vùng vết mổ, hãy đến thăm khám ngay vì có khả năng vết mổ của bạn đã bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt, sưng, đỏ, chảy mủ và bung chỉ.

Sản dịch

Ngay sau khi sinh con, dù là sanh thường hay sanh mổ, đều xuất hiện sản dịch [máu chảy ra từ âm đạo như thể bạn đang có kinh nguyệt]. Sản dịch là sự bong tróc lớp nội mạc tử cung. Ban đầu, đặc biệt là ngay sau khi sinh, sản dịch sẽ ra nhiều và có màu đỏ tươi. Sau đó lượng máu sẽ giảm dần và sáng màu hơn, từ đỏ sang đỏ hồng và sau đó là vàng hoặc trắng. Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần. Bạn có thể dùng băng vệ sinh để thấm hút.

Phục hồi sau sinh

Dù bạn sanh thường hay sanh mổ thì điều quan trọng nhất bạn cần làm lúc này là nghỉ ngơi và dành thời gian cho em bé. Hãy nhớ rằng để chăm sóc em bé, trước tiên bạn cần chăm sóc bản thân. Vì vậy, bạn hãy chú ý có lối sống lành mạnh và khoa học để chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và bé yêu của mình.

Kim Ngân tổng hợp và lược dịch

Nguồn: workingmother.com

//www.workingmother.com/momlife/13683513/when-can-i-take-a-bath-after-giving-birth/

Page 2

04/11/2019

Những người phụ nữ thật hạnh phúc khi nhận biết mầm sống bao ngày mong chờ đang lớn lên trong bụng mình. Họ trải qua những khó khăn khi mang thai với nhiều thay đổi về tâm sinh lý và thể chất. Niềm vui làm mẹ khiến họ vượt qua tất cả. Ngay cả sau khi sinh, những người mẹ tiếp tục phải vượt qua nhiều trở ngại về sức khỏe. Hiểu về những điều này, phụ nữ sẽ có thêm sức mạnh để trải qua nhiều sự khó chịu này.

Đau vết khâu

Nếu bị rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh thì bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín cẩn thận nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Giữ vết khâu luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách rửa với nước ấm và nhẹ nhàng vỗ khô bằng khăn.

Hãy nhờ gặp cô nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trong trường hợp bạn cảm thấy đau tức hoặc khó chịu ở vết khâu.

Thuốc giảm đau cũng là một giải pháp để giúp bạn vượt qua cơn đau. Tuy nhiên nếu bạn đang cho bé bú thì nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi vết thương lành thì các vết khâu sẽ tự tiêu [thường được may bằng chỉ tự tiêu]

Đi v sinh

Lúc đầu, việc đi vệ sinh thật sự đáng sợ - vì bạn không những bị đau buốt mà còn không thể cảm nhận được những gì đang diễn ra..bên dưới. Hãy uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra.

Đừng ngần ngại liên hệ các cô nữ hộ sinh hoặc bác sĩ khi bạn:

-         Không thể đi tiểu.

-         Cảm thấy vô cùng đau rát hoặc thấy có mùi khó chịu.

Có thể bạn sẽ không thể đi đại tiện được trong vài ngày sau khi sinh, tuy nhiên hãy cố gắng đừng để bị táo bón.

Ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, salad, ngũ cốc và uống thật nhiều nước. Bởi táo bón có thể làm bung chỉ hoặc hở miệng vết khâu của bạn.

Nếu có thể, bạn nên sử dụng một miếng băng sạch để che vết khâu lại khi đi đại tiện và đừng cố gắng RẶN!

Nếu tình trạng táo bón vẫn không cải thiện, hãy sử dụng thuốc nhuận tràng, ống bơm để hỗ trợ.

Cần đi thăm khám nếu bạn bị đi tiêu không tự chủ.

Kim soát bàng quang

Sau khi sinh nở, bạn có thể bị són tiểu khi cười, ho hoặc di chuyển đột ngột.

Các bài tập sàn chậu hoặc các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này.

Bệnh trĩ

Thường gặp với với các mẹ sinh con qua ngả âm đạo, nó có thể biến mất trong vài ngày.

Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn

Trong trường hợp thấy quá khó chịu, hãy gặp bác sĩ để kê cho bạn một số loại thuốc đặt hoặc thuốc bôi để hỗ trợ.

Chy máu sau khi sinh [Sản dịch]

Sản dịch sau sinh là hiện tượng mà bất kỳ mẹ nào cũng trải qua, dù bạn sinh thường hay sinh mổ. Bạn sẽ thấy máu chảy ra từ âm đạo như thể tới kỳ kinh nguyệt. Ban đầu, đặc biệt là ngay sau sanh, sản dịch sẽ ra rất nhiều nên bạn cần phải dùng một miếng băng vệ sinh lớn, có độ thấm hút tốt để thấm hút. Nên thay băng thường xuyên sau khoảng 4 tiếng/ lần.

Trước kỳ thăm khám hậu sản đầu tiên [6 tuần sau sanh] bạn tuyệt đối không nên dùng miếng nhét tampon thay thế băng vệ sinh, vì nó dễ gây nhiễm trùng.

Khi cho con bú, bạn sẽ thấy sản dịch ra nhiều và màu thẫm hơn, bởi lúc này tử cung của bạn đang co bóp.

Sau đó lượng máu sẽ giảm dần từ đỏ sang đỏ hồng và sau đó là màu vàng hoặc trắng. Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần rồi ngưng.

Nếu sản dịch vẫn ra nhiều và đóng thành những cục lớn, bạn nên đi thăm ngay để đề phòng băng huyết sau sanh.

Ngc

Hai ngày đầu ngực của bạn sẽ tiết ra một ít sữa non màu vàng đục để cho bé bú. Những ngày sau đó bạn sẽ cảm thấy căng tức bầu ngực khi sữa bắt đầu về.

Nên sử dụng áo ngực cho bé bú để bảo vệ bầu ngực của bạn. Hãy nhờ sự trợ giúp nếu bạn thấy quá đau ngực khi cho con bú.

Bng

Sau khi sinh em bé, vòng bụng của bạn có thể vẫn còn rất to như thời kỳ mang thai 5-6 tháng, bởi cơ bụng của bạn đã bị dãn ra.

Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và rèn luyện thể dục thường xuyên để mau chóng lấy lại vóc dáng ban đầu.

Hãy đến thăm khám ngay khi bạn có những triệu chứng sau:

-         Đau, sưng phồng hoặc tấy đỏ ở bắp chân [nghi ngờ thuyên tắc mạch máu]

-         Đau tức ngực, khó thở [nghi ngờ thuyên tắc phổi]

-         Máu chảy ồ ạt từ âm đạo, tụt huyết áp, mặt tím tái, tim đập nhanh [Băng huyết sau sanh]

-         Sốt, đau tức bụng [Nhiễm trùng sau sanh]

-         Đau đầu, choáng váng, nôn ói [Tiền sản giật]

Kim Ngân lược dịch

Nguồn: nhs.us

Video liên quan

Chủ Đề