Nước tiểu giữa dòng là gì

Vì sao cần lấy nước tiểu giữa dòng làm xét nghiệm

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp phân tích nước tiểu bằng que thử, nhằm phát hiện các bệnh chủ yếu liên quan đến đường tiết niệu và thận. Vậy tạo sao cần lấy nước tiểu giữa dòng để làm xét nghiệm?

Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Nước tiểu là chất thải của cơ thể, xét nghiệm nước tiểu giúp phân tích tình trạng bệnh lý của cơ thể. Kết quả xét nghiệm có thể cho thấy tình trạng sức khoẻ của bạn

Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng trong các trường hợp

Kiếm tra sức khoẻ tổng quát: Đây là một phần của quá trình kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra trong thai kỳ, chuẩn bị trước phẫu thuật, sàng lọc một số rối loạn như bệnh tiểu đường, bệnh gan

Lấy nước tiểu giữa dòng để làm xét nghiệm. Một que thử nước tiểu được nhúng vào nước tiểu rồi chạt qua máy, tuỳ thuộc vào que thử sẽ cho ra số lượng thông số, thông thường sẽ là 10 hoặc 11 thông số. Kết quả trả về sẽ bao gồm

pH: pH nước tiểu

SG: tỷ trọng nước tiểu

Ery: số lượng hồng cầu

LEU: số lượng bạch cầu

PRO: Protein

GLU: glucose

BIL: bilirubin

UBG: urobilinogen

NIT: nitrite

KET: ketone

Chẩn đoán bệnh lý:

+ Nhiễm trùng đường tiểu:

Được phát hiện qua kiểm tra xét nghiệm tế bào bạch cầu và hợp chất do vi khuẩn sinh ra. Nếu trong nước tiểu có xuất hiện những hợp chất này chứng tỏ bạn đang mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
+ Các bệnh lý ở bàng quang:

Bàng quang là cơ quan trực tiếp chứa nước tiểu và kết hợp cùng các cơ quan khác đào thải nước tiểu ra ngoài khi bàng quang đầy. Vì vậy, khi xét nghiệm nước tiểu thấy có máu hoặc vi khuẩn thì có thể phát hiện các bệnh lý ở bàng quang như viêm nhiễm, ung thư bàng quang,…
+ Các bệnh về thận:

Các xét nghiệm protein, axit, tế bào hồng cầu… trong nước tiểu nếu có dấu hiệu bất thường sẽ cho biết người bệnh có bị suy thận, viêm bể thân, sỏi thận… hay không. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì thận còn có chức năng lọc máu trong cơ thể, nếu không phát hiện sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
+ Phát hiện bệnh tiểu đường:

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu như Xeton, độ pH có thể là căn cứ để xác định bệnh tiểu đường.

+ Các bệnh lý ở gan:

Bao gồm các xét nghiệm UBG và BIL để phát hiện các bệnh lý thường gặp ở gan như xơ gan, viêm gan, viêm túi mật,…

+ Các xét nghiệm thử thai:

Khi thử thai, bạn cần đo được nồng độ của hormone hCG trong nước tiểu để phát hiện có thai hay không

Vì sao cần lấy nước tiểu giữa dòng để làm xét nghiệm

Nước tiểu giữa dòng là mẫu nước tiểu không thu thập phần đầu tiên hoặc phần cuối của nước tiểu chảy ra. Nó phải được thu thập ở giữa dòng

Ý nghĩa của kỹ thuật lấy nước tiểu giữa dòng làm xét nghiệm nhằm làm giảm nguy cơ mẫu nước tiểu bị nhiễm vi khuẩn từ bàn tay hoặc niệu đạo, ống dẫn nước tiểu khi ra khỏi cơ thể

Các bước lấy nước tiểu giữa dòng

Bước 1: Người làm xét nghiệm cần rửa tay và vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, sau đó lau khô.

Bước 2: Tháo nắp đựng mẫu và đặt sang một bên khô ráo. Không để bất cứ thứ gì chạm vào bên trong nắp, vành hoặc bên trong lọ đựng mẫu xét nghiệm.

Bước 3: Bắt đầu đi tiểu, bỏ phần nước tiểu đầu, dùng lọ hứng nước tiểu giữa dòng và bỏ phần nước tiểu cuối cùng. Lấy khoảng 1/2–2/3 mẫu nước tiểu vào lọ đựng.

Bước 4: Đậy nắp lọ chứa mẫu nước tiểu rồi đưa mẫu nước tiểu cho y tá, bác sĩ.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm và khảo sát lâm sàng

  • 15:53 27/10/2021
  • Xếp hạng 4.87/5 với 20486 phiếu bầu

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp giúp bạn biết được những dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm, tiềm ẩn bên trong cơ thể và tình hình sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lấy nước tiểu sạch và đúng cách để làm xét nghiệm tốt nhất.

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm phổ biến dùng để phát hiện những rối loạn, tình trạng bệnh lý của cơ thể. Kết quả xét nghiệm bất thường có thể cho thấy tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và bạn thường được yêu cầu thực hiện vài xét nghiệm khác để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng trong các trường hợp:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể: Đây là một phần trong quá trình kiểm tra sức khỏe, kiểm tra trong thai kỳ [có bị tiểu đường thai kỳ hay không], chuẩn bị trước phẫu thuật, sàng lọc một số rối loạn như bệnh tiểu đường, bệnh thận và bệnh gan.


Nước tiểu giúp phát hiện nhiều bệnh lý

  • Chẩn đoán bệnh lý: Khi bị đau bụng, đau lưng, đi tiểu thường xuyên, đau khi tiểu, tiểu ra máu... thì bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán nguyên nhân của các triệu chứng này.
  • Theo dõi tình trạng bệnh lý: Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh thận hoặc bệnh đường tiết niệu, bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi tình trạng và hiệu quả của việc điều trị.
  • Các xét nghiệm thử thai: Khi thử thai, bạn cần đo được nồng độ của hormone hCG trong nước tiểu để phát hiện có thai hay không.

Trước tiên, cần phải hiểu nước tiểu giữa dòng là gì. Đây là mẫu nước tiểu không thu thập phần đầu tiên hoặc phần cuối của nước tiểu chảy ra.

Ý nghĩa của kỹ thuật lấy nước tiểu giữa dòng làm xét nghiệm là làm giảm nguy cơ mẫu nước tiểu bị nhiễm vi khuẩn từ bàn tay hay quanh niệu đạo, ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Nước tiểu giữa dòng cho kết quả chính xác

3.1. Yêu cầu trước khi xét nghiệm

Bạn có thể ăn uống bình thường trước khi lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Vì vậy, hãy dừng các loại thuốc dưới đây để cho kết quả chính xác:

  • Các thực phẩm bổ sung vitamin C
  • Metronidazole, Riboflavin, Methocarbamol, Nitrofurantoin
  • Thuốc nhuận tràng nhóm anthraquinon.

3.2. Các bước lấy nước tiểu giữa dòng

Dưới đây là các bước lấy nước tiểu giữa dòng để xét nghiệm:

Bước 1: Người làm xét nghiệm cần rửa tay và vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, sau đó lau khô.

Bước 2: Tháo nắp đựng mẫu và đặt sang một bên khô ráo. Không để bất cứ thứ gì chạm vào bên trong nắp, vành hoặc bên trong lọ đựng mẫu xét nghiệm.

Bước 3: Bắt đầu đi tiểu, bỏ phần nước tiểu đầu, dùng lọ hứng nước tiểu giữa dòng và bỏ phần nước tiểu cuối cùng. Lấy khoảng 1/2–2/3 mẫu nước tiểu vào lọ đựng.

Bước 4: Đậy nắp lọ chứa mẫu nước tiểu rồi đưa mẫu nước tiểu cho y tá, bác sĩ.

Video đề xuất:

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

Bạn nên: Thu thập mẫu nước tiểu của bạn trong một lọ chứa hoàn toàn sạch [vô trùng]

Bạn nên:

Thu thập mẫu nước tiểu của bạn trong một lọ chứa hoàn toàn sạch [vô trùng]

1.     Cách Thu thập mẫu nước tiểu

-         Bạn có thể thu thập mẫu nước tiểu bất cứ lúc nào trong ngày, trừ khi bác sĩ hoặc y tá kỹ thuật viên tư vấn cho bạn cách khác.

-         Các loại mẫu nước tiểu bạn có thể được yêu cầu bao gồm một mẫu ngẫu nhiên, mẫu sáng sớm hoặc bộ sưu tập thời gian.

-         Nếu bạn đang trong chu k kinh nguyệt, hãy nói với y tá.

2.     Cách lấy mẫu nước tiểu sạch:

-         Rửa tay

-         Bắt đầu đi tiểu và thu thập mẫu nước tiểu "giữa dòng" trong một lọ chứa có nắp vặn vô trùng

-         vặn nắp hộp

-         Rửa tay kỹ

-         Theo các ứng dụng khác có người ung cho bạn

3.     Mẫu nước tiểu giữa dòng là gì?

-         Mẫu nước tiểu giữa dòng có nghĩa là bạn không thu thập phần đầu tiên hoặc phần cuối của nước tiểu chảy ra. Điu này làm giảm nguy cơ mẫu bị nhiễm vi khuẩn từ:

-         n tay của bạn

-         Da quanh niệu đạo, ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể

4.     Lưu mẫu nước tiểu cho đến khi bạn đưa nó vào

-         Nếu bạn không thể đưa mẫu nước tiểu của mình trong vòng một giờ, bạn nên giữ nó trong tủ lạnh ở khoảng 4℃ [39F] không quá 24 giờ. Đặt hộp đựng nước tiểu vào một túi nhựa kín trước.

-         Các vi khuẩn trong mẫu nước tiểu có thể nhân lên nếu nó không được giữ trong tủ lạnh. Nếu điu này xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

5.     Mẫu nước tiểu được sử dụng để làm gì

-         Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để giúp họ chẩn đoán hoặc loại trừ một số tình trạng sức khỏe.

-         Nước tiểu có chứa các chất thải được lọc ra khỏi cơ thể. Nếu mẫu chứa bất cứ điu gì bất thường, nó có thể chỉ ra một vấn đ sức khỏe tim ẩn.

  
 
 

Video liên quan

Chủ Đề