Nộp thuế thu nhập cá nhân ở đâu hà nội

1.1. Hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

“a] Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm”.

Như vậy, chậm nhất là ngày 31/3/2021, tổ chức trả thu nhập [doanh nghiệp, hợp tác xã,…] phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020 cho người lao động.

1.2. Quy định về ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

* Trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ tiền lương ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập [doanh nghiệp,...] quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

- Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động [nếu có] để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.

* Các trường hợp không được ủy quyền

Theo Công văn 5749/CT-TNCN, người lao động không được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp trong một số trường hợp sau:

- Người lao động đảm bảo điều kiện được ủy quyền nhưng đã được doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho người lao động.

- Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không còn làm việc tại doanh nghiệp đó.

- Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ.

- Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều doanh nghiệp.

- Người lao động chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%.

- Người lao động chưa đăng ký mã số thuế.

- Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà người lao động tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

* Thủ tục ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, người lao động chuẩn bị hồ sơ ủy quyền gồm giấy tờ sau:

- Mẫu ủy quyền theo Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN.

- Bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học [nếu có].

Bước 2: Nộp hồ sơ ủy quyền cho nơi trả thu nhập

2 cách nộp thuế thu nhập cá nhân 2021 [Ảnh minh họa]
 

2. Tự nộp thuế thu nhập cá nhân

2.1. Hạn quyết quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

“b] Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế”.

Như vậy, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế khi tự quyết toán chậm nhất là ngày 30/4/2021.

2.2. Quy định về tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân

* Các trường hợp tự quyết toán thuế

- Thuộc trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế nhưng không ủy quyền.

- Phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế [không được ủy quyền].

Theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo phải khai quyết toán trực tiếp với cơ quan thuế, trừ các trường hợp sau:

+ Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng, đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

+ Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ [trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện], bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

* Thủ tục tự quyết toán thuế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo mẫu sau:

- Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

- Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

- Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài [nếu có].

- Bản chụp các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học [nếu có].

- Trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài.

 Bước 2: Nộp hồ sơ quyết toán thuế

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Cục Thuế nơi cá nhân đã nộp hồ sơ khai thuế trong năm.

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:

+ Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.

Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng.

Nếu cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú [nơi thường trú hoặc tạm trú].

+ Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú [nơi thường trú hoặc tạm trú].

- Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú [nơi thường trú hoặc tạm trú].

- Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú [nơi thường trú hoặc tạm trú].

Trên đây là các cách nộp thuế thu nhập cá nhân [quyết toán thuế thu nhập cá nhân]. Vì thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân khá phức tạp, nhất là đối với người thực hiện lần đầu. Do vậy, nếu thuộc trường hợp được ủy quyền thì nên ủy quyền để nơi trả thu nhập quyết toán thay.

Khi có vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Các tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công mới nhất

[TBTCO] - Sáng 16/3, Cục Thuế TP. Hà Nội đã chính thức mở kênh hỗ trợ trực tuyến qua website của cục thuế tại địa chỉ httpshanoi.gdt.gov.vn để hỗ trợ, giải đáp những vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật thuế và công tác quyết toán thuế năm 2021. Người nộp thuế có thể đặt câu hỏi để được hỗ trợ, giải đáp.

Tham dự buổi hỗ trợ trực tuyến có ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam. Buổi hỗ trợ được thực hiện trực tuyến tại Văn phòng Cục Thuế TP. Hà Nội và 25 chi cục thuế trực thuộc.

Phát biểu khai mạc buổi hỗ trợ trực tuyến, ông Mai Sơn - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, năm 2021 và năm 2022 với sự xuất hiện của chủng virus Covid-19 mới với tốc độ lây lan nhanh chóng, đã tác động tiêu cực tới mọi mặt của nền kinh tế - xã hội.

Thấu hiểu những khó khăn mà người dân, doanh nghiệp phải đối mặt, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ban, ngành đã khẩn trương, kịp thời ban hành nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Ông Mai Sơn - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội, phát biểu khai mạc hội nghị sáng 16/3. Ảnh: CTV.

Ngay khi các chính sách hỗ trợ được ban hành, Cục Thuế TP. Hà Nội đã chủ động xây dựng phương án triển khai sớm, có hiệu quả các chính sách miễn, giảm, các gói hỗ trợ đến người nộp thuế, đảm bảo mọi doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn được thụ hưởng kịp thời, đúng đối tượng.

“Chúng tôi đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận với nhiều hình thức linh hoạt, đa dạng, phong phú. Việc hỗ trợ, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử sẽ giúp doanh nghiệp, người nộp thuế tiếp cận nhanh và hiệu quả hơn, tạo sự đồng thuận và nâng cao tinh thần thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế” - ông Sơn nói.

Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hà Nội cũng cho biết, cứ vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, Cục Thuế TP. Hà Nội đều tổ chức “Tháng đồng hành cùng người nộp thuế” nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong thực thi chính sách, pháp luật thuế nói chung, trong thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế thu nhập cá nhân nói riêng.

Theo đó, từ ngày 15/3/2022 đến ngày 4/5/2022, Cục Thuế TP. Hà Nội triển khai chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện quyết toán thuế năm 2021” đồng loạt tại văn phòng cục và 25 chi cục thuế quận, huyện, thị xã, khu vực với 3 chức năng hỗ trợ: hỗ trợ về chính sách, hỗ trợ về công nghệ thông tin, hỗ trợ về kê khai thuế.

“Với chủ đề Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế năm 2021, chương trình có sự tham gia của bộ phận chuyên gia về chính sách thuế tại văn phòng cục thuế và 25 chi cục thuế trực thuộc. Đây là chương trình hỗ trợ trực tuyến đầu tiên của năm 2022. Chúng tôi hy vọng đây thực sự là kênh hỗ trợ đắc lực cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người nộp thuế trên địa bàn Thủ đô” - ông Mai Sơn chia sẻ.

Theo kế hoạch, chương trình hỗ trợ trực tuyến sẽ diễn ra trong ngày 16/3/2022 trên nền tảng website của Cục Thuế TP. Hà Nội. Người nộp thuế có thể truy cập vào website của cục thuế tại địa chỉ: //hanoi.gdt.gov.vn đặt câu hỏi để được cơ quan thuế hỗ trợ, giải đáp ngay những nội dung vướng mắc thuộc thẩm quyền. Đối với những vướng mắc vượt thẩm quyền, cục thuế sẽ tổng hợp và báo cáo cơ quan có thẩm quyển kịp thời tháo gỡ./.

Video liên quan

Chủ Đề