Nội dung quản lý trong nhà trường

Trường học là tổ chức đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạt động và sự phát triển của giáo dục nước nhà. Tại đây, những hoạt động của giáo dục liên quan đến việc dạy và học sẽ được diễn ra với hai đối tượng chính đó là người dạy [giáo viên, giảng viên,...] và người học [học sinh, sinh viên,...]. Có thể nói, tất cả những hoạt động liên quan đến nhà trường nói riêng và giáo dục nói chung đều là những hoạt động mang tính chất chủ động. Vì vậy việc quản lý và kiểm soát những hoạt động đó là điều vô cùng cần thiết. Vậy quản lý nhà trường là gì?

Quản lý nhà trường là một khái niệm được rất nhiều học giả, người nổi tiếng đưa ra những giải thích riêng. Trên thực tế, có thể hiểu đơn giản rằng, quản lý nhà trường là những hoạt động quản lý giáo dục đối với phạm vi trường học. Trong đó bao gồm việc quản lý những đối tượng, kế hoạch, quy định trong công tác dạy và học tại nhà trường. Hoạt động quản lý nhà trường được coi là một hoạt động vô cùng quan trọng và mang những đặc điểm cũng như vai trò nhất định. Vậy đặc điểm và vai trò của quản lý nhà trường là gì?

Thông tin về khái niệm của quản lý nhà trường

Đặc điểm đầu tiên của quản lý nhà trường đó là được xây dựng dựa trên những định hướng riêng biệt trong công tác quản lý giáo dục. Khác với những lĩnh vực như kinh doanh, sản xuất thì hoạt động trong quản lý nhà trường cũng sẽ được tạo lập trên cơ sở của hoạt động chính là dạy và học. Quản lý nhà trường là một quá trình mà ở đó những người lãnh đạo trong môi trường giáo dục này sẽ đưa ra định hướng, quy định cũng như kế hoạch để điều hành hoạt động của nhà trường.

Đặc điểm thứ hai của quản lý nhà trường đó là chịu sự tác động của các chủ thể trong công tác kiểm soát và đưa ra phương hướng điều hành. Chủ thể ở đây là ban giám hiệu, những người nắm giữ chức vụ quan trọng trong trường học và chính họ là những người đưa ra kế hoạch được xây dựng và tổ chức dưới phương pháp cụ thể.

Việc quản lý này được tổ chức dưới các hình thức, hoạt động sư phạm với nguồn  lực được huy động từ nhà nước và các đối tượng tham gia. Tất cả công tác liên quan đến quản lý nhà trường sẽ được thực hiện cũng như giải trình rõ ràng để môi trường giáo dục này có thể phát triển và phấn đấu đúng với những mục tiêu đã được đưa ra ngay từ đầu.

Ngoài ra, việc các chủ thể trong hoạt động quản lý nhà trường tác động lên các đối tượng liên quan sẽ giúp cho việc giải quyết những nhiệm vụ giáo dục diễn ra một cách chuyên nghiệp hơn. Tạo ra một hệ thống tổ chức sư phạm mang đặc điểm theo đúng những phương hướng mà Bộ Giáo Dục đã xây dựng và đang tiếp tục phát triển.

Đặc điểm của quản lý nhà trường

Như đã nói đến ở trên thì quản lý nhà trường là một hoạt động quản lý giáo dục trong phạm vi trường học. Vì vậy cho nên vai trò có thể dễ dàng nhận thấy nhất của công tác này đó chính là đảm bảo hoạt động giáo dục cũng như đảm bảo mục tiêu đã được xây dựng của giáo dục nhà trường.

Sự phối hợp trong công tác hoạt động cũng như vận hành của nhà trường có diễn ra trôi chảy nhịp nhàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình quản lý này. Nhờ có hoạt động quản lý nhà trường mà những mục tiêu về giáo dục dạy và học mới được đảm bảo. Chính công tác này đã đẩy mạnh sự phát triển cho nhà trường. Làm nền tảng để xây dựng những nội dung về quy định, phương pháp nhằm thúc đẩy cho tầm nhìn giáo dục lâu dài.

Tiếp theo, hoạt động quản lý nhà trường còn có vai trò giúp các nhà lãnh đạo trường học kiểm soát được chất lượng giáo dục trong trường học. Xây dựng lên những phương pháp để hoàn thiện giáo dục, thực hiện mục đích đào tạo nên một thế hệ tương lai dựa trên việc tổ chức sư phạm khoa học, chất lượng và hiệu quả.

Vai trò của quản lý nhà trường

Dựa vào quản lý nhà trường mà nhà lãnh đạo có thể cân nhắc và xem xét dựa trên điều kiện thực tế từ đó đưa ra chính sách để cải thiện những hạn chế còn tồn đọng. Việc một trường học mà không có sự quản lý chặt chẽ thì những yếu tố cần thiết của tổ chức này như kỷ luật, văn hóa,... sẽ bị mất đi và sẽ để lại những hậu quả về giáo dục lâu dài.

Có thể nói, công tác quản lý nhà trường không phải là một công việc đơn giản và nắm giữ những vai trò then chốt đối với sự phát triển của nền giáo dục quốc dân. Việc quản lý sao cho hiệu quả cũng như đạt được những mục đích lâu dài luôn đòi hỏi những người thwujc hiện công tác này một góc nhìn đa chiều với nhiều đối tượng khác nhau. Vậy có giải pháp nào giúp những nhà quản trị giáo dục của chúng ta vơi bớt áp lực hay không?

2. Giải pháp để quản lý nhà trường hiệu quả dành cho bạn

2.1. Xây dựng chiến lược và nội dung đào tạo phù hợp

Đối với hoạt động quản lý nhà trường thì chiến lược và nội dung đào tạo là hai yếu tố quan trọng hàng đầu mà những nhà quản lý giáo dục luôn để tâm. Mỗi một nhà trường, mỗi một cấp học sẽ có chiến lược cũng như nội dung đào tạo riêng. Việc xây dựng những nội dung cụ thể cũng như giải pháp trong giáo dục phù hợp sẽ giúp cho quá trình quản lý được thuận lợi hơn.

Xây dựng chiến lược và nội dung đào tạo phù hợp

Có thể nói, đây là hai yếu tố được ví như gốc rễ của công tác quản lý này. Bên cạnh việc bám sát vào những chỉ thị cũng như phương hướng từ Đảng và Nhà nước, các nhà quản lý cũng nên xây dựng cho nhà trường của mình những kế hoạch với phương pháp học tập khoa học, tiến  bộ, mới mẻ và vẫn cần đảm bảo với mục tiêu sau cùng của việc quản lý giáo dục được đặt ra.

2.2. Quản lý nguồn lực và kiểm soát tài chính

Ngoài chiến lược cũng như nội dung giáo dục thì các yếu tố khác trong quản lý nhà trường như nguồn lực về con người và tài chính cũng rất cần được chú trọng. Việc này có thể được thực hiện thông qua những buổi tổ chức nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ nhân viên  trong nhà trường. Những buổi phụ đạo và rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó là những công tác quản lý liên quan đến nguồn lực tài chính, điều kiện cơ sở vật chất, ý thức của những đối tượng mà công tác giáo dục cần quản lý,...

Quản lý nguồn lực và kiểm soát tài chính

Một giải pháp hữu ích mà những nhà quản lý của chúng ta nên cân nhắc đó chính là sử dụng những phần mềm quản lý trường học. Các vấn đề liên quan đến lập kế hoạch, quản lý chất lượng giáo dục và số liệu liên quan đến nguồn lực tài chính sẽ đều được giải quyết nhanh chóng khi bạn quyết định sử dụng những sản phẩm này.

Để tiết kiệm chi phí thì những phần mềm quản lý trường học tốt nhất trong đó có phần mềm Quản lý trường học 365 chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn không làm cho bạn thất vọng. Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý nhà trường sẽ như một bước tiến mới trong công tác tổ chức cũng như xây dựng và phát triển một nền giáo dục vững mạnh lâu dài.

Ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà trường

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi quản lý nhà trường là gì. Hy vọng, với những thông tin mang lại, bạn đọc đã có cho mình được những giá trị thực sự hữu ích. Đừng quên thường xuyên ghé thăm chúng tôi để đón chờ những nội dung hấp dẫn hơn trong tương lai nhé!

Kinh doanh giáo dục là gì và các hình thức cụ thể

Bạn đang thắc mắc và muốn tìm đáp án cho câu hỏi “kinh doanh giáo dục là gì?” Bỏ túi ngay những chia sẻ sau đây để có được một lời hồi đáp chất lượng nhất nhé!

Kinh doanh giáo dục là gì?

03/10/2019 0 Quản lý giáo dục

Nội hàm của khái niệm quản lý nhà trường được nhiều tác giả trong và ngoài nước diễn tả theo nhiều góc độ khác nhau. Cùng khoaluantotnghiep nghiên cứu các khái niệm này một cách chi tiết nhất giúp bạn hiểu rõ hơn vầ khái niệm quản lý nhà trường.

Xem thêm:

40 mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục thông dụng

Vai trò của giáo dục tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trường học là một tổ chức, ở đó tiến hành quá trình dạy học. Hoạt động đặc trưng của trường học là hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học là hoạt động có tổ chức, có nội dung, có phương pháp và phương tiện, có mục đích, có sự lãnh đạo của nhà GD, có sự hoạt động tích cực, tự giác của người học.

Tác giả M.I.Kondacov đã khái quát “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường [công việc nhà trường là một hệ thống xã hội- sư phạm chuyên biệt].

Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội- kinh tế, tổ chức- sư phạm của quá trình dạy- học và GD thế hệ đang lớn lên” [22].

Trong thực tiễn Việt Nam, Tác giả Phạm Minh Hạc đã xác định: “quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS”.

Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường. quản lý nhà trường về cơ bản khác với quản lý các lĩnh vực khác.

Những tác động của chủ thể quản lý là những tác động của công tác tổ chức sư phạm đến đối tượng quản lý nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đó là hệ thống tác động có phương hướng, có mục đích, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.

Quản lý nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo.

Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả, do vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác quản lý giáo dục phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việc cải tiến công tác quản lý giáo dục đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Xem thêm: 

Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất, vai trò và ý nghĩa

Khái niệm giáo dục là gì? Mục đích, vai trò của giáo dục

Tóm lại, quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục. quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam.

Người thực hiện quản lý nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn.

Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về khái niệm quản lý nhà trường. Nếu trong quá trình làm bài luận bạn còn gặp bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0915 686 999 đề được tư vấn giải đáp.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề