Nội dung có bản của học thuyết Heckscher-Ohlin

Lý thuyết Heckscher-Ohlin , trong kinh tế học , một lý thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, theo đó các quốc gia có vốn tương đối dồi dào và tương đối khan hiếm lao động sẽ có xu hướng xuất khẩu sản phẩm thâm dụng vốn và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng lao động, trong khi các quốc gia trong đó lao động tương đối dồi dào và vốn tương đối khan hiếm sẽ có xu hướng xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng vốn. Lý thuyết được phát triển bởi nhà kinh tế Thụy Điển Bertil Ohlin [1899–1979] trên cơ sở nghiên cứu của thầy ông là nhà kinh tế Thụy Điển Eli Filip Heckscher[1879–1952]. Với công trình nghiên cứu lý thuyết của mình, Ohlin đã được trao giải Nobel Kinh tế [Giải thưởng Sveriges Riksbank trong Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel] vào năm 1977.

thương mại quốc tế: Các yếu tố tài trợ: lý thuyết Heckscher-Ohlin

Nói một cách đơn giản, các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhìn chung sẽ có lợi thế so sánh về sản phẩm sử dụng các nguồn tài nguyên đó. Một ...

Một số quốc gia tương đối dồi dào về vốn: người lao động điển hình có nhiều máy móc và thiết bị để hỗ trợ công việc. Ở những nước như vậy, mức lương thường cao; do đó, chi phí sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động - chẳng hạn như hàng dệt may , đồ thể thao và đồ điện tử tiêu dùng đơn giản - có xu hướng đắt hơn ở các nước có lượng lao động dồi dào và mức lương thấp. Mặt khác, những mặt hàng đòi hỏi nhiều vốn và chỉ cần một ít lao động [ ô tôvà hóa chất chẳng hạn] có xu hướng tương đối rẻ ở các nước có nguồn vốn dồi dào và rẻ. Do đó, các quốc gia có nguồn vốn dồi dào nhìn chung sẽ có thể sản xuất hàng hóa thâm dụng vốn tương đối rẻ, xuất khẩu chúng để thanh toán cho việc nhập khẩu hàng hóa thâm dụng lao động.

Trong lý thuyết Heckscher-Ohlin, không phải số vốn tuyệt đối mới là quan trọng; đúng hơn, nó là số vốn trên mỗi lao động. Một quốc gia nhỏ như Luxembourg có tổng số vốn ít hơn nhiều so với Ấn Độ, nhưng Luxembourg lại có nhiều vốn hơn trên mỗi lao động. Theo đó, lý thuyết Heckscher-Ohlin dự đoán rằng Luxembourg sẽ xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng vốn sang Ấn Độ và đổi lại nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng lao động.

Bất chấp tính hợp lý của nó, lý thuyết Heckscher-Ohlin thường không phù hợp với các mô hình thực tế của thương mại quốc tế. Một nghiên cứu ban đầu về lý thuyết Heckscher-Ohlin được thực hiện bởiWassily Leontief , một nhà kinh tế người Mỹ gốc Nga. Leontief quan sát thấy rằng Hoa Kỳ tương đối dồi dào về vốn. Do đó, theo lý thuyết, Hoa Kỳ nên xuất khẩu hàng hóa thâm dụng vốn và nhập khẩu hàng hóa thâm dụng lao động. Ông nhận thấy rằng trên thực tế thì ngược lại: hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ nói chung sử dụng nhiều lao động hơn các loại sản phẩm mà Hoa Kỳ nhập khẩu. Bởi vì những phát hiện của ông trái ngược với những gì được dự đoán bởi lý thuyết, chúng được gọi làNghịch lý Leontief .

Nhận quyền truy cập độc quyền vào nội dung từ Ấn bản đầu tiên năm 1768 của chúng tôi với đăng ký của bạn. Đăng ký ngay hôm nay

Trường Đại học Kinh tế Quốc dânKhoa Thương mại và Kinh tế Quốc tếBÀI TẬP THẢO LUẬN KINH TẾQUỐC TẾCHỦ ĐỀ : LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH CỦA HECKSCHER OHLIN 1MỞ ĐẦUXã hội loài người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế xã hội khácnhau, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử loài người đều có những cách hiểu biếtvà giải thích hiện tượng theo một cách nhất định. Việc giải thích các hiện tượngkinh tế xã hội ngày càng trở nên hết sức cần thiết với xã hội loài người. Ban đầucác hiện tượng được giải thích một cách rời rạc, về sau mới trở thành quan niệm,quan điểm kinh tế có tính hệ thống của các giai cấp khác nhau. Cho đến ngày nay,đã xuất hiện nhiều trường phái với những đại biểu đưa ra quan niệm khác nhau khiđứng trước hiện thực kinh tế xã hội. Khi thương mại quốc tế phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của nhiềungành khác nữa,đặc biệt trong thời đại ngày nay khi mà sự chuyên môn hóa ngàycàng trở nên rõ ràng hơn thì việc nghiên cứu một lý thuyết kinh tế phù hợp nhằmgiải thích những hiện tượng kinh tế quốc gia mình là một việc nên làm. Trải qua thời gian, các học thuyết kinh tế ngày một trưởng thành hơn, mangnhiều tính lý luận thực tiễn hơn và ngày càng hoàn thiện. Buổi trước chúng ta đãcùng nhau nghiên cứu về chủ nghĩa trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối củaAdam Smith, lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacdo… và buổi hôm nay,chúng ta sẽ đến với một học thuyết nữa, học thuyết Heckscher-ohlin. Trong lýthuyết của mình, David Ricardo giả thiết chỉ có một yếu tố sản xuất duy nhất là laođộng, lợi thế so sánh tồn tại là do sự khác nhau về năng suất lao động giữa cácquốc gia. Một câu hỏi tự nhiên được đặt ra, đó là tại sao lại có sự khác nhau vềnăng suất lao động giữa các quốc gia. Đó có thể là do sự khác nhau về công nghệ,các nguồn lực khác Hai nhà kinh tế học Thụy Điển là Eli Heckscher [1879-1952]và Bertil Ohlin [1899-1979] đã đưa ra lời giải thích dựa vào sự khác biệt về2nguồn lực giữa các quốc gia [vốn, lao động] và sự khác nhau trong tỷ lệ cácyếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa như là nguồn gốc duynhất của lợi thế so sánh. Học thuyết này sau đó được các nhà kinh tế học khác nhưPaul Samuelson, Jaroslav Vanek tiếp tục phát triển, và còn được gọi là học thuyếtvề tỷ lệ các yếu tố sản xuất.I: Tiểu sử hai nhà kinh tế Eli Heckscher và Bertil Ohlin:Eli Filip Heckscher: - Là nhà Kinh tế chính trị học và sử gia về kinh tế người Thuỵ Điển- Sinh 24/11/1879, mất 23/12/1952 tại Stockholm- Sinh ra trong một gia đình Hồi giáo nổi tiếng, là con trai của thương nhân Đan Mạch Isidor Heckscher và Rosa Meyer.- Ông học tại trường đại học ở Uppsala và Gothenburg, hoàn thành tiến sĩ nămUppsala vào năm 1907- Ông là giáo sư chính trị kinh tế và Thống kê tại Trường Kinh tế Stockholm từ năm 1909 đến năm 1929, khi ông đổi vị trí đó cho một giáo sư nghiên cứulịch sử kinh tế, cuối cùng là giáo sư danh dự về hưu vào năm 1945.Bertil Gotthard Ohlin - Sinh ngày 23 tháng 4 năm 1899 – mất ngày 3 tháng 8 năm 1979- Là nhà kinh tế học và một chính trị gia người Thuỵ Điển.- Ông là một giáo sư kinh tế tại Trường Kinh tế Stockholm 1929-19- Ông cũng là nhà lãnh đạo của Đảng nhân dân, một đảng xã hội tự do mà lúc đầu là đảng lớn nhất trong phe đối lập với đảng cầm quyền Dân chủ Xã hội, 1944-19673- Phục vụ một thời gian ngắn với tư cách Bộ trưởng Thương mại 1944-1945 trong chính phủ liên minh Thụy Điển trong Thế chiến II.II: Lý thuyết H-OII.1: Các giả thiết của mô hình:Lý thuyết H-O được xây dung trên một loạt các giả thiết đơn giản sau đây:- Thế giới bao gồm hai quốc gia[Nhật Bản và Việt Nam], 2 yếu tố sản xuất[lao động và vốn] và 2 mặt hàng[thép và vải]- Thế giới bao gồm 2 quốc gia, 2 yếu tố sản xuất, 2 mặt hàng, mức độ trang bị các yếu tố sản xuất ở mỗi quốc gia là cố định.- Công nghệ sản xuất là giống nhau giữa 2 quốc gia: nếu giá cả các yếu tố sản xuất là như nhau thì để sản xuất 1 đơn vị vải các nhà sản xuất vải ở Việt Nam và ở Nhật Bản sẽ sử dụng lượng lao động như nhau và lượng vốn như nhau.- Các mặt hàng khác nhau sẽ có hàm lượng các yếu tố sản xuất khác nhau và không có sự hoán vị về hàm lượng các yếu tố sản xuất tại bất kỳ mức giá cả yếu tố tương quan nào [có mặt hàng sẻ dụng nhiều lao động, có mặt hàng sử dụng nhiều vốn]- Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cả thị trường hàng hoá lẫn thị trường yếu tố sản xuất [ mức giá trên thị trường là duy nhất và được xác định bởi nhu cầu, và về dài hạn giá cả hàng hóa đúng bằng chi phí sản xuất]4- Chuyên môn hoá là không hoàn toàn [ hai nước có quy mô tương đối giống nhau, không có nước nào được coi là nước nhỏ so với nước kia]- Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia, nhưng không thể di chuyển giữa các quốc gia.- Sở thích là giống nhau giữa 2 quốc gia [ nếu 2 nước có cùng mức thu nhập, cùng mức giá cả hàng hóa thì sẽ có xu hướng tiêu dùng lượng hàng hóa giống nhau]- Thương mại được thực hiện tự do, chi phí vận chuyển bằng 0[ thương mại hàng hóa sẽ cân bắng giá cả giữa hai nước].II.2 Các khái niệm hàm lượng các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếutố: Lý thuyết H-O được xây dựng dựa trên 2 khái niệm cơ bản là hàm lượng[mứcđộ sử dụng] các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố. Một mặt hàng được coilà sử dụng nhiều[một cách tương đối] lao động nếu tỷ lệ giữa lượng lao động vàcác yếu tố khác[như vốn hoặc đất đai] sửdụng để sản xuất ra một đơn vị mặt hàngđó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng thứ 2.Tương tự nếu tỷ lệ giữa vốn và các yếu tố khác là lớn hơn thì mặt hàng được coi làcó hàm lượng lao động cao nếu: KyLyKxLx> Trong đó:Lx và Ly là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y, còn Kx và Ky là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y, một cách tương ứng.5 - Định nghĩa về hàm lượng vốn [hay hàm lượng lao động] không căn cứ vào tỷ lệ giữa lượng vốn[hay lượng lao động] và sản lượng, cũng như số lượng tuyệt đối vốn[hay lao động], mà được phát biểu dựa trên tương quan giữa lượng vốn và lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản lượng.Tương tự, nước A được coi là dồi dào tương đối về lượng lao động nếu : BBAAKLKL>LA và LB là lượng lao động ở các nước A và B một cách tương ứng.KA và KB là lượng vốn ở các nước A, B- Mức độ dồi dào của một yếu tố sản xuất của một quốc gia được đo không phải bằng số lượng tuyệt đối mà bằng tương quan giữa số lượng yếu tố đó với các yếu tố sản xuất khác của quốc gia.II.3 Định lý H-O Nội dung định lý: một quốc gia sẽ nhập khẩu những mặt hàng mà việc sản xuấtđòi hỏi sủ dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó- Tính thâm dụng của yếu tố sản xuất: sản phẩm thâm dụng một yếu tố hơnsản phẩm khác khi nó sử dụng nhiều yếu tố này trong quá trình sản xuất vớitỷ lệ lớn hơn Vốn Lao độngViệt Nam 20 200Nhật Bản 300 1500Do vải có tính thâm dụng với lao động và thép có tính thâm dụng về vốn.Nếu xét về con số tuyệt đối thì nhật bản hơn Việt Nam cả về lao động và vốn, nhưng định lý H-O là xét sự tương quan mức cung của vốn và lao động.6]vn= ]nb=Việt Nam là nước dồi dào tương đối về lao động [tuy Việt Nam có ít lao động hơnnhưng lao động chia bình quân cho mỗi máy lại nhiều hơn] còn Nhật Bản là nước dồi dào tương đối về vốn]nb= ]vn=Theo lý thuyết H-O thì Việt Nam sẽ sản xuất và xuất khẩu vải [ mặt hàng nhiều laođộng] còn Nhật Bản sẽ sản xuất và xuất khẩu thép[ mặt hàng nhiều vốn] Dựa trên định luật này có thể kết luận rằng: những nước có nguồn nhân công lớn và tương đối rẻ thì tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chế biến sửdụng nhiều lao động, còn những nước giàu tài nguyên thiên nhiên là những nước xuất khẩu chúng trên thị trường . Ví dụ: các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC Phân tích mô hình: Đường giới hạn khả năng sản xuất của Nhật Bản thoải về trục tung – trục biểu thị mặt hàng thép vì thép là mặt hàng cần nhiều vốn,còn đường giới hạn khả năng sản xuất của Việt Nam lại thoải hơn về phía truc hoành - trục biểu thị mặt hàng vải vì vải là mặt hàng cần nhiều lao động.7Khi chưa có thương mại : Ở mỗi nước sản xuất được bao nhiêu thì tiêu dùng bấy nhiêu . Vì 2 quốc gia có cùng sở thích tiêu dùng nên có cùng tập hợp các đường bàng quan. đường bàngquan sẽ tiếp xúc với đường giới hạn khả năng sản xuất của 2 nước [ cũng là đườngbàng quan cao nhất mà 2 nước đạt được] tại 2 điểm Vo và No và đó là điểm sản xuất và tiêu dùng tối ưu của mỗi nước.Độ dốc của đường bàng quan tại mỗi điểm,tại No là [Pv/Pt] nb và tại Vo là [Pv/Pt] vn chỉ ra mức giá tương quan cân bằng giữa thép và vải của mỗi nước.Ta thấy tiếp tuyến đi qua Vo thoải hơn so với đi qua No nên [[Pv/Pt]vn < [Pv/Pt]nb] và [[Pt/Pv]nb < [Pt/Pv]vn] Do đó vải của Việt Nam rẻ hơn 1 cách tương đối so với vải của Nhật Bản,hay Việt Nam có lợi thếso sánh về vải.Còn thép của Nhật Bản rẻ hơn tương đối so với thép ở Việt Nam hay Nhật Bản có lợi thế so sánh về thép. Và dẫn đến từng quốc gia sẽ thực hiện sảnxuất chuyên môn hóa mặt hàng mà nước mình có lợi thế so sánhKhi tiến hành thương mại tự do:8 Giá vải ở Việt Nam sẽ tăng, ở Nhật Bản giảm và giá thép ở nhật sẽ tăng, ở ViệtNam giảm. Quá trình chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi diễn ra cho đến khi mứcgiá tương quan giữa vải và thép ở 2 nước trở nên cân bằng đạt đến điểm sản xuất mới N1 đối với Nhật và V1 đối với Việt Nam,tức là [Pv/Pt]nb = [Pv/Pt]vn = [Pv/Pt]tt Nhật Bản tiêu dùng ở mức Cn ở đường bàng quan cao hơn còn Việt Nam tiêu dùng ở mức Cv ở đường bàng quan thấp hơn.Chứng tỏ rằng Nhật Bản có lợi hơn từthương mại so với Việt Nam.Sơ đồ minh họathép [Pv/Pt]NN1No CnK Cv [I2][I1]Vo [Io][Pv/Pt]v Tuy nhiên, điều mấu chốt ở đây là cả 2 quốc gia đều có lợi từ thương mại vì đều đạt đường bàng quan cao hơn so với tự cung tự cấp [ No-> N1; Vo->V1]9 Tại mức giá quốc tế cân bằng nhật xuất khẩu N1K thép để đổi lấy KCn vải từ Việt Nam còn Việt Nam xuất khẩu V1L vải để đổi lấy CvL thép từ Nhật,và xuất khẩu của nước này bằng nhập khẩu của nước khác. III: Các mệnh đề khác của lý thuyết H-O Trên cơ sở các giả thiết đơn giản ở trên, ngoài định lý H-O, còn có thể rút ramột số mệnh đề bổ sung khác lien quan đến mức độ trang bị các yếu tố, thươngmại quốc tế, giá cả hàng hóa và giá cả các yếu tố, tác động đến sự gia tăng của mứccung các yếu tố và vấn đề phân phối thu nhập.III.1 Định lý cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất:Nội dung định lý: thương mại sẽ làm cho giá cả các yếu tố sản xuất có xu hướngtrở nên cân bằng, và nếu hai quốc gia tiếp tục sản xuất cả hai mặt hàng[ tức thựchiện chuyên môn hóa không hoàn toàn] thì giá cả các yếu tố sẽ thực sự trở nên cânbằng. Chúng ta vẫn xét ví dụ về 2 nước VN và NB. Cũng với những giả định đó thì VN là nước giàu về lao động, nên giá cả của lao động[ tiền lương] sẽ rẻ hơn so với ở NB; còn NB là nước giàu về vốn nên giá cả của vốn[lãi suất] sẽ rẻ hơn so vói ở VN. Khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, VN sẽ sản xuất và xuất khẩu vải sang NB. Khi nhu cầu xuất khẩu tăng thì cầu về lao động sẽ tăng lên, điều này sẽ làm cho tiền lương trả cho lao động cũng tăng. Trong khi đó, NB sản xuất và xuất khẩu thép sang VN thì nhu cầu về vốn tăng nên lãi suất cũng tăng lên. Bên cạnh đó, thực hiện chuyên môn hóa không hoàn toàn, VN vẫn sản xuất thép để đảm bảo tiêu dùng và cân đối trong nước. Nhưng do lãi suất ở VN cao nên chi phí 10sản xuất cao nên muốn thực hiện được điều này, do đó lãi suất có xu hướng giảm xuống để có thể cạnh tranh được với thép nhập khẩu của NB. Tương tự, NB cũng vẫn sản xuất vải, và để cạnh tranh được với vải của VN, tiền lương của lao động NB có xu hướng giảm xuống. Do đó, mức tiền lương ở VN và lãi suất ở NB đều cóxu hướng giảm xuống.Như vậy, cả tiền lương và lãi suất sẽ có xu hướng nên cân bằng giữa hai nước VN và NB. Vậy, thương mại tự do sẽ làm cho giá cả các yếu tố sản xuất có xu hướng trở nên cân bằng, và nếu các nước tiếp tục quá trình chuyên môn hóa sản xuất không hoàn toàn như thế thì giá cả các yếu tố sẽ trở nên thực sự cân bằng.Lý thuyết này cũng giải thích vì sao khi giao thương với các nước phát triển, lợi thế về giá nhân công rẻ của VN sẽ dần bị mất đi, tại sao tổ chức công đoàn lại là tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động; tại sao mậu dịch quốc tế lại xóabỏ đị sự cách biệt về giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia, làm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.Sau đây là mô hình của lý thuyết11III.2 Định lý RybezynskiNội dung định lý: tại mức giá hàng hóa tương quan không đổi thì sự gia tăng mứccung của một yếu tố sản xuất sẽ làm tăng sản lượng mặt hàng sử dụng nhiều yếutố đó và làm giảm sản lượng mặt hàng kia.Trước khi mức cung một yếu tố, chẳng hạn là lao động tăng lên thì đường giới hạnkhả năng sản xuất của quốc gia[ được giả định là một nước nhỏ] là HF và quốc giasản xuất tại điểm E. Khi lao động tăng lên, và nếu như tất cả các nguồn lực đượcsản xuất vải thì sản lượng vải sẽ tăng lên nhiều do vải là mặt hàng sử dụng nhiều12lao động. Còn nếu tất cả lượng lao động và vốn dung cho sản xuất thép thì lượngthép chỉ tăng chút ít, do thép là mặt hàng cần nhiều vốn. Điều này thể hiện trênđường giới hạn khả năng sản xuất mới UV. Lúc đó với mức giá tương quan khôngđổi giữa thép và vải, quốc gia đó sẽ sản xuất tại điểm E’ với sản lượng của vải tănglên, còn của thép giảm xuống so với điểm cân bằng ban đầu E.III.3 Định lý Stolper – Samuelsona, vài nét tiểu sử:- Wolfgang Friedrich Stolper [ 13/5/1912-31/3/2002]- Paul Anthony Samuelson [15/5/1915-13/12/2009]Cả hai ông đều là những nhà kinh tế học của Hoa kỳ và đã có những đóng góp tolớn cho nền kinh tế học hoa kỳ và có nhiều tác phẩm kinh tế học nổi tiếng. Trong13lĩnh vực kinh tế quốc tế, năm 1941, hai ông góp phần xây dựng lý thuyết kinh tếquan trọng trong mô hình H-O với định lý Stolper – Samuelsonb, Nội dung định lý: Nếu giá tương quan của một mặt hàng nào đó tang lên thì giátương quan của yếu tố được sử dụng nhiều một cách tương đối để sản xuất ra mặthàng đó sẽ tăng lên, còn giá tương quan của yếu tố kia sẽ giảm xuống.Chẳng hạn nếu giá mặt hàng cần nhiều lao động là vải tăng lên, thì kết quả là mứclương[ giá của lao động] tăng lên, còn mức lãi suất[ giá của vốn] sẽ giảm xuống, ởcả hai ngành vải và thép. Bằng cách kết hợp định lý này với định lý H-O, có thể thấy được thương mại tác động như thế nào đến quá trình phân phối thu nhập trong nước. Một quốc gia có lợi thế so sánh ở mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều yếu tố dồi dào của quốc gia đó. Thương mại quốc tế sẽ làm tăng sức mua của mặt hàng này, và do đó, theo định lý này, làm tăng thu nhập của các yếu tố khan hiếm. Do quốc gia xét về tổng thể luôn có lợi từ thương mại, cho nên mức tăng thu nhập của các yếu tố dồi dào phải lớn hơn mức giảm thu nhập của yếu tố khan hiếm.IV: Nghịch lý Leontief và những thách thức với lý thuyết H-O Mô hình Heckscher – Ohlin đã ngự trị tư duy kinh tế trong suốt nửa thế kỉ 20 và giảithích được hầu hết các quan hệ thương mại quốc tế. Thế nhưng càng ngày, người ta càng nhận thấy những đặc điểm trong thương mại quốc tế mà mô hình này không thể giải thích. Nghịch lý Leontief chỉ là 1 trong 1 loạt hiện tượng thực tế mà nếu chỉ sử dụng lý thuyết H-O thì chúng ta không thể giải thích được.14a] Vài nét về Leontief [1906-1999]:- Ông sinh ra trong 1 gia đình trí thức giàu có ở thành phố St.petersburg nước Nga. Ông vào đại học khi 15 tuổi. Ở đây, ông nghiên cứu triết học, xã hội học, kinh tế học.18 tuổi, ông bảo vệ thạc sỹ khoa học xã hội với luận án “nhà kinh tế thông thái”. Và ông đã phải vào tù mấy lần vì dám chỉ trích chính quyền thực dân. 1925, gia đình ông rời Nga, tới định cư ở Đức, tại đây, ông đăng ký theo học trường đại học Berlin, tiếp tục nghiên cứu kinh tế.- 1931, ông đến Mỹ. Ông làm việc cho cục nghiên cứu kinh tế quốc gia ở NewYord, sau đó giảng dạy ở ĐH Harvard, và trong thời gian này ông đã xây dựng mô hình đầu vào – đầu ra cho kinh tế Mỹ.- 1970, ông là chủ tịch hiệp hội kinh tế Mỹ. 1973, nhận giải thưởng nobel kinh tế. 1975, rời ĐH Harvard, tham gia viện nghiên cứu kinh tế thuộc ĐH NewYordb] Nghịch lý Leontief: Các nhà kinh tế trước đó đều đồng ý rằng xuất khẩu của 1 quốc gia phản ánh yếu tố đầu vào phong phú nhất [có thế mạnh] của quốc gia đó. Tuy nhiên, Leontief đã chỉ ra: mặc dù Mỹ có nguồn vốn dồi dào hơn các quốc gia khác, nhưng đa số hàng hóa xuất khẩu lại là những mặt hàng có tỷ lệ lao động nhiều hơn vốn và ngược lại, đa số hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lại được nhiều vốn. Để đi đến kết luận này, ông đã sử dụng số liệu của những ngành cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ năm 1947, và tính toán tỷ lệ [K/L] của hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có giá trị 1tr USD. Ông đã phát hiện ra tỷ lệ K/L trong sản xuất thay thế hàng nhập khẩu của Mỹ lớn hơn 30% so với tỷ lệ tương ứng trong sản xuất hàng XK. Điều nàyhoàn toàn trái ngược với kết luận của lý thuyết H-O.15 Nghịch lý này đã được giải thích bằng nhiều cách nhưng cho đến nay vẫn chưa có cách giải thích nào được chấp nhận, do đó nghịch lý vẫn tồn tại và là thách thức đối với các nhà kinh tế.V: Tổng kếtV.1 Đánh giá lý thuyết H-ONhư vậy chúng ta có thể tóm tắt những nét chính của lý thuyết Heckscher Ohlin ở những điểm sau: - Mô hình H-O nhấn mạnh vai trò của nguồn lực trong ngoại thương. - Định lý H-O cho biết một nước sẽ chuyên môn hóa trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa thâm dụng yếu tố sản xuất mà nước đó dồi dào. Và chúng ta phải xác định được các yếu tố thâm dụng [tức là các yếu tố đầu vào được sử dụng nhiều trong sản xuất 1 hàng hóa] và các yếu tố dư thừa, từ đó ta mới cóthể vận dụng chúng vào mô hình H-O để xác định mô hình mậu dịch của mỗi quốc gia.- Định lý cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất cho rằng tự do thương mại sẽ làm cho giá cả các yếu tố sản xuất có xu hướng trở nên cân bằng.- Định lý Rybezynski cho rằng tại mức giá tương quan không đổi, khi mức cung một yếu tố sản xuất tăng lên sẽ làm tăng cung sản lượng mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đó, giảm cung sản lượng của mặt hàng kia.- Định lý Stolper-Samuelson cho biết một sự gia tăng trong giá tương đối của một loại hàng hóa sẽ tạo ra tác dụng phân phối thu nhập: Chủ sở hữu yếu tố sản xuất mà nước đó dồi dào sẽ có lợi còn chủ sở hữu của các yếu tố khan hiếm sẽ bất lợi trong ngoại thương.16Ưu điểm:- Mô hình Heckscher-Ohlin được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo. Mặc dù nó phức tạp hơn và có khả năng dự đoán chính xác hơn,tuy nhiên lại hoàn thiện hơn và nó vẫn có sự lý tưởng hóa. Đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao động và việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào lý thuyết thương mại quốc tế. Nhược điểm:Càng ngày, người ta càng thấy có những đặc điểm trong thương mại quốc tế mà mô hình này không thể giải thích,ví dụ như:- Một là quan hệ thương mại nội ngành [intra-industry trade]. Ví dụ, Mỹ xuất khẩu xe hơi sang Nhật và châu Âu nhưng cũng nhập khẩu xe hơi từ Nhật và châu Âu.Theo lý thuyết lợi thế so sánh thì trao đổi thương mại trong ngành này không thể xảy ra vì với một mặt hàng, chỉ có một chiều thương mại từ nơi có lợi thế sang nơi không có lợi thế sản xuất mặt hàng đó, như nước chỉ chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, mà thôi. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy.- Hai là không giải thích được tại sao một số nền kinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc lại thành công trong việc chuyển từ xuất khẩu quần áo, giày dép vào những năm 1960 sang xuất khẩu máy tính, ôtô đến Mỹ và châu Âu như ngày nay.- Ba là quan hệ tự do hóa thương mại: kể từ sau khi chiến tranh thê giới thứ hai kết thúc, thương mại quốc tế đã được tự do hóa đáng kể và do đó có sự gia tăng nhanh chóng về quy mô. Xuất phát từ định lý H-O thì sẽ có những 17biến đổi lớn trong phân bổ nguồn lực và mâu thuẫn xã hội. Chẳng hạn định lý Stolper-Samuelson tự do hóa thương mại sẽ làm giảm thu nhập của một yếu tố sản xuất,và gây nên sự phản kháng của một số tầng lớp dân cu trong xã hội. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh, TMQT phát triển làm tăng năng suất của tất cả các yếu tố sản xuất và tăng phúc lợi xã hội với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.Mô hình ban đầu do Heckscher và Ohlin xây dựng chưa phải là mô hình toán, chỉ giới hạn với hai quốc gia, hai loại hàng hóa có thể đem trao đổi quốc tế và hai loại yếu tố sản xuất [đây là hai biến nội sinh]. Vì thế mô hình ban đầu còn được gọi là Mô hình 2 x 2 x 2. Về sau, mô hình được Paul Samuelson là người đầu tiên áp dụng toán học vào, nên có khi được gọi là Mô hình Heckscher-Ohlin-Samuelson hay Mô hình H-O-S. Jaroslav Vanek mở rộng để áp dụng cho nhiều quốc gia và nhiều sản phẩm, nên cũng thường được gọi là Mô hình Heckscher-Ohlin-Vanek.V.2 Kết luậnNhư vậy thì lý thuyết về lợi thế so sánh được bắt đầu từ David Ricado và tiếp tục được phát triển bởi nhiều các học giả với sự chú ý đầy đủ hơn những nhân tố khác nhau của nền kinh tế thị trường. Đến với lý thuyết H-O được coi là một trong những lý thuyết mạnh nhất của kinh tế học nói chung. Mô hình Heckscher-Ohlin ngự trị tư duy kinh tế quốc tế trong suốt nửa thế kỉ, và giải thích được hầu hết các mối quan hệ thương mại quốc tế thờiđương thời. Cho đến khi xuất hiện nghịch lý Leontief, thì lý thuyết H-O đã gapej phải những thách thức nghiêm trọng. Điều này đã khuấy động các cuộc tranh luận TMQT và dẫn đến sự ra đời của những lý thuyết mới.1819

Video liên quan

Chủ Đề