Những thành tựu khoa học kỹ thuật của Tây Âu

Sau khi khôi phục nền kinh tế bị tàn phá do chiến tranh, các nước Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều thay đổi lớn, trong đó nổi bật là liên kết kinh tế - chính trị giữa các quốc gia.

I. Tây Âu từ năm 1945 – 1950

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu chịu nhiều hậu quả nặng nề nhưng nhờ sự cố gắng của từng quốc gia và viện trợ từ Mĩ nên đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu cơ bản phục hồi.

Các nước Tây Âu củng cố chính quyền, liên minh chặt chẽ với Mĩ và tìm cách trở lại các thuộc địa cũ và đối trọng với các nước trong khối XHCN mới hình thành ở Đông Âu.

II. Tây Âu từ năm 1950 – 1973

Từ thập kỉ 50 -70, nền kinh tế của các nước Tây Âu phát triển nhanh, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới. Những quốc gia Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước đóng vai trò quản lí, điều tiết, thúc đầy nền kinh tế; tận dụng tốt những cơ hội nhng nguồn viện trợ từ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba và hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu [EC].

Đây cũng là giai đoạn phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, nhiều nước Tây Âu vừa liên minh chặt chẽ với Mĩ vừa đang dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Nhiều thuộc địa của các nước Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì phi thực dân hóa trên thế giới.

III. Tây Âu từ năm 1973 – 1991

Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, năm 1973, nhiều nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng…kéo dài đến thập kỷ 90.

Giai đoạn này, tình trạng phân hóa giàu, nghèo ở Tây Âu ngày càng lớn dẫn đến tình trạng bất ổn như tệ nạn maphia ở Italia.

Hiệp định giữa CHLB Đức và CHDC Đức kí kết tháng 12/1972 cùng Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác Châu Âu [1975] góp phần làm dịu tình hình châu Âu.

IV. Tây Âu từ năm 1991 – 2000

Đầu thập kỷ 90, nền kinh tế Tây Âu phải trải qua một đợt suy thoái, đến năm 1994, kinh tế Tây Âu mới phục hồi và phát triển nhưng khu vực này vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỉ 20, tình hình tại khu vực Tây Âu tương đối ổn định nhưng chính sách đối ngoại có điều chỉnh quan trọng. Nước Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, còn Pháp và Đức trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế.  Các nước Tây Âu đã mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh…

V. Liên minh châu Âu [EU]

Ngày 25/3/1957, sáu nước Tây Âu gồm: Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan và Lúcxămbua kí Hiệp ước Rôma thành lập cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu [EC].

Ngày 7/12/1991, các nước kí Hiệp ước Maxtrích tại Hà Lan đổi tên thành Liên minh châu Âu với 15 quốc gia thành viên nhằm mục tiêu hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh. EU trở thành tổ chức kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh. Năm 1990, Việt Nam và EU thiết lập quan hệ chính thức và đến tháng 7/1995 kí Hiệp định hợp tác toàn diện.

LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

CÁC NƯỚC TƯ BẢN TỪ SAU CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2

Tiết 3: Tây Âu

A. Mục tiêu

- Hiểu thế nào là khu vực Tây Âu?

+ Tây Âu là những nước nằm ở phía Tây Châu Âu.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Hội nghị Ianta về cơ bản chia châu Âu làm hai phần: một phần chịu qnhr hưởng của các nước Mỹ, Anh, Pháp và một phần chịu ảnh hưởng của Liên Xô.

=>Khái niệm Đông Âu – Tây Âu không chỉ là khái niệm địa lí mà còn là một khái niệm địa chính trị.

- Tìm hiểu Tây Âu với ba nội dung:

+ Tình hình kinh tế, khoa học kĩ thuật và đối ngoại của Tây Âu.

+ Chính sách đối ngoại của Tây Âu.

=>Phân chia được các giai đoạn phát triển trong tình hình kinh tế, khoa học kĩ thuật và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu

+ Quan trọng nhất là: Liên minh châu Âu [EU]. Trong đó phân tích được sự hình thành, mục đích thành lập, sự phát triển và đánh giá về sự phát triển của liên minh châu Âu.

B. Nội dung

I. Tình hình kinh tế, khoa học kĩ thuật

1. Giai đoạn 1945-1950: phục hồi kinh tế và phục hồi đất nước sau chiến tranh

- Các nước Tây Âu chịu thiệt hại nặng nề sau chiến tranh.

- Năm 1947, Mỹ thực hiện kế hoạch Macsan, chi viện 17 tỉ USD không hoàn lại để tái thiết đất nước.

=> Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, tạo thành một hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô.

2. Giai đoạn 1950-1970: phát triển

- Sản xuất công nghiệp: phát triển mạnh mẽ, trong đó Pháp, Anh, Đức lần lượt là những nước đứng thứ ba, tư, năm thế giới tư bản chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.

- Khoa học kĩ thuật: các nước Tây Âu đi đầu trong khoa học kĩ thuật và đạt được rất nhiều thành tựu.

=> Tây Âu trở thành một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Nguyên nhân:

- Các nước Tây Âu có chính sách phát triển hợp lí.

- Tác động từ viện trợ của nước ngoài, trong đó viện trợ của Mỹ là chính.

3. Giai đoạn 1973-1991: suy thoái

Suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng

4. Giai đoạn 1991- nay: phục hồi và phát triển

- Hiện nay, Tây Âu vẫn là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới.

II. Chính sách đối ngoại

1. Giai đoạn 1945-1950:

- Năm 1949, Mỹ đứng đầu thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương [NATO] nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

=> Các nước Tây Âu là đồng minh thân cận với Mỹ.

- Sau khi chiến tranh kết thúc, rất nhiều nước Tây Âu tìm cách quay trở lại xâm lược các nước thuộc địa. Tiêu biểu như Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.

2. Giai đoạn 1950-1973

- Các nước Tây Âu vẫn ủng hộ Mỹ, cùng với Mỹ chạy đua trong cuộc chiến tranh lạnh.

- Ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ. Đồng thời có những quan hệ trung lập.

3. Giai đoạn 1973 – 2000: xu thế hòa hoãn

- Năm 1989: bức tường Berlin sụp đổ

- Tháng 12/1989: tại đảo Manta, hai người đững đầu hai nước Liên Xô và Mỹ đã tuyên bố kết thúc chiến tranh lạnh.

- Năm 1990: nước Đức thống nhất.

- Năm 1991: các nước Tây Âu tập trung xây dựng liên minh châu Âu EU.

=> Các nước châu Âu đi theo một con đường đối ngoại duy nhất, đó là đa phương hóa, đa dạng hóa.

III. Liên minh châu Âu [EU]

1. Sự thành lập

- Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Tây Âu tập trung phát triển kinh tế, có nhu cầu hợp tác để cùng phát triển.

- Năm 1951: ban đầu chỉ gồm 6 nước [Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lucxămbua] thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu.

- Năm 1957, 6 nước này thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu [EEC].

=> Trên cơ sở 3 tổ chức này, năm 1967, đã hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu [EC].

- Năm 1991: tại Maxtric [Hà Lan], các nước của Cộng đồng châu Âu kiến nghị thành lập Liên minh châu Âu [EU]

- Năm 1993: Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực.

2. Mục đích

- Nhằm tăng cường hợp tác giữa các quốc gia Tây Âu về kinh tế, an ninh, chính trị.

3. Sự phát triển

- Số lượng thành viên: từ 6 thành viên ban đầu, đến 2007, EU đã gồm 27 quốc gia.

- Hoạt động:

+ Năm 1979: đã diễn ra kì họp đầu tiên của Nghị viện chung châu Âu.=> thống nhất về chính trị.

+ Năm 1995: 7 nước ở Tây Âu đầu tiên đã bãi bỏ thị thực, cho phép công dân được tự do đi lại.

+ Năm 2002: đồng tiền chung châu Âu [EURO] chính thức được lưu hành => thống nhất kinh tế, thị trường.

* Mối quan hệ giữa Việt Nam và EU: bắt đầu hợp tác từ năm 1990.

4. Đánh giá

- Liên minh châu Âu chiếm ¼ kinh tế thế giới.

- Hoạt động hiệu quả.

=> Liên minh châu Âu được đánh giá là tổ chức liên kết kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất thế giới.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

49 lượt xem

3. Các nước Tây Âu đã có bước phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Bài làm:

Bước phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai của các nước Tây Âu là:

Giai đoạn 1945-1950:

  • Các nước Tây Âu chịu thiệt hại nặng nề sau chiến tranh.
  • Năm 1947, Mỹ thực hiện kế hoạch Macsan, chi viện 17 tỉ USD không hoàn lại để tái thiết đất nước.

=> Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, tạo thành một hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô.

Giai đoạn 1950-1970:

  • Sản xuất công nghiệp: phát triển mạnh mẽ, trong đó Pháp, Anh, Đức lần lượt là những nước đứng thứ ba, tư, năm thế giới tư bản chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.
  • Khoa học kĩ thuật: các nước Tây Âu đi đầu trong khoa học kĩ thuật và đạt được rất nhiều thành tựu.

=> Tây Âu trở thành một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Giai đoạn 1973-1991: Suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng

Giai đoạn 1991- nay: phục hồi và phát triển trở lại. Hiện nay, Tây Âu vẫn là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới.

Cập nhật: 07/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề