Những môn học của lớp 6

Tổng hợp kiến thức lớp 6 năm 2022. Lớp 6 có những môn gì, cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng dành thời gian theo dõi bài chia sẻ bên dưới để hiểu rõ thêm. Quý phụ huynh đừng nên bỏ lỡ nhé!

Sau khi hoàn thành chương trình bậc tiểu học, các em học sinh bước vào giai đoạn trung học cơ sở [THCS hay cấp 2]. Vậy lớp 6 có những môn học gì? Bao nhiêu tuổi? Thông tin chính xác gửi đến quý phụ huynh là lớp 6 năm 2022 là 11 tuổi, đây là dữ liệu hoàn toàn chính xác của Bộ Giáo Dục Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Khi các em học sinh bước vào lớp 6, đây là môi trường học tập hoàn toàn mới so với giai đoạn tiểu học. Nhiều trẻ thắc mắc lớp 6 bao gồm những môn học nào? Có khác gì so với lớp 5 hay không? Chính vì thế thời gian đầu các em phải mất một khoảng thời gian để làm quen và tiếp xúc. Để giải đáp thắc mắc lớp 6 học những môn gì theo chương trình đào tạo, lớp 6 bao gồm những môn học như sau: môn Toán Đại số, môn Toán Hình học, môn Ngữ văn, môn Lịch sử, môn Địa lý, môn Sinh học, môn Vật lý, môn Tiếng Anh, môn Giáo dục công dân, môn Tin học, môn Công nghệ, môn Âm nhạc và mỹ thuật.

Chương trình lớp 6 như đã thống kê các môn học phía trên thì số lượng quyển vở cần chuẩn bị cho các em tương tự với số môn học. Các em học sinh nên chuẩn bị khoảng 20 quyển vở khi bước vào lớp 6 để vừa ghi chép vừa làm bài tập. Con số này sẽ là mức tương đối chuẩn xác nhất theo khảo sát của ý kiến các em học sinh. 

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần xác định nhu cầu học tập của các em học sinh. Nếu học nâng cao, máy tính sẽ trở thành trợ thủ đắc lực trong việc học tập và giải bài tập, nếu học trong sách giáo khoa [SGK] bình thường các em học sinh không cần sử dụng nhiều đến máy tính. Đặc biệt, ngày nay khi công nghệ trở thành sự lựa chọn của rất nhiều các bậc phụ huynh. Việc sắm cho các em điện thoại bên mình không còn quá xa lạ, tuy nhiên nên hạn chế mang đến trường lớp vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc học. Vì thế, chỉ sử dụng với mục đích giải trí trong những giờ rảnh rỗi tại nhà. Phụ huynh nên chủ động quản lý để tránh tình trạng kết quả học tập của con trẻ sa sút. 

Đồ dùng học tập chắc chắn là người bạn thân nhất của các em học sinh. Lớp 6 cần chuẩn bị một số dụng cụ quen thuộc như sau: vở, sách giáo khoa, bút, chì, tẩy, cặp, thước,…Ngoài ra, với một số môn học mang tính đặc thù, các em cũng nên chuẩn bị thêm như: kéo, hồ, bút màu,…Để thuận tiện trong vấn đề trang bị dụng cụ học tập, hộp bút cũng là vật không thể thiếu dùng để bảo quản các loại bút của các em.

Khi bước sang giai đoạn cấp 2, ngoài những bỡ ngỡ cũng như khó khăn trong việc thay đổi môi trường học tập. Chắc chắn đây là điều không thể tránh khỏi của nhiều em học sinh. Học lớp 6 vừa khó lại vừa dễ, khó vì mình phải đối diện với nhiều môn học, nhiều kiến thức phải học thuộc lòng. Dễ vì mình có cơ hội được thay đổi, được lớn lên và tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích. Khi đã quen dần, việc học trong năm cấp 2 từ lớp 6 đến lớp 9 sẽ trở nên dễ dàng. Môn học như Văn, Toán, Anh lúc này chắc chắn sẽ không như cấp 1, thay vào đó là lượng kiến thức hoàn toàn mới và đòi hỏi sự tập trung. Chính vì vậy, các em học sinh nên chuẩn bị thật tốt để đương đầu với những khó khăn này.

Tất nhiên học ở đâu cũng phải đóng học phí theo quy định của nhà trường. Đối với Bamboo, học phí dành cho các em học sinh lớp 6 mọi người có thể tham khảo tại đây: 

ƯU ĐÃI ĐĂNG KÝ SỚM – TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2021-2022

Mức phí kỳ 1

[02/08/2021- 

31/12/2021]

Mức phí/kỳ 2 [01/01/2022- 31/05/2022]

Mức phí/năm [02/08/2021- 31/05/2022]

Học phí chính khóa hệ  chất lượng cao [1]

Học phí chính khóa hệ hội  nhập quốc tế [2]

Xem thêm:

6 LÝ DO NÊN CHỌN TRƯỜNG TƯ; BA MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?

Danh sách trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT quận Hóc Môn cập nhật mới nhất

Chi tiết các khoản học phí cấp 1, cấp 2, cấp 3 bắt buộc phải đóng vào đầu năm học mới

Lời kết

Như vậy, với những gì được chia sẻ xoay quanh việc chuyển cấp lên lớp 6 có những môn gì. Hy vọng quý phụ huynh có thể chuẩn bị thật tốt cho con của mình. Đừng quên dành thời gian chia sẻ và động viên các em để có một tinh thần thoải mái trước khi nhập học.

Ngoài các môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, giáo dục công dân được giữ lại theo hình thức đơn lẻ, độc lập thì trong năm học mới này, năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THCS, học sinh [HS] lớp 6 sẽ học môn khoa học tự nhiên [KHTN], môn lịch sử và địa lý với các chủ đề tích hợp từ các phân môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.

Môn khoa học tự nhiên do 1 giáo viên phụ trách

Ông Phan Văn Quang, Phó phòng Giáo dục Q.Tân Bình [TP.HCM], cho biết ngay từ đầu năm học 2020 - 2021, các trường THCS đã đề xuất danh sách giáo viên [GV] chịu trách nhiệm dạy lớp 6 năm học 2021 - 2022 để tham gia lớp bồi dưỡng GV KHTN theo chương trình mới do Sở GD-ĐT tổ chức. Hiện tại những GV này tiếp tục tập huấn trực tuyến để xây dựng kế hoạch giáo dục và kế hoạch bài giảng từ các nội dung trong sách giáo khoa.

Và để đảm bảo việc thực hiện chương trình, chất lượng trong công tác giảng dạy chương trình mới, môn học tích hợp, ông Quang cho rằng các trường nên sắp xếp đội ngũ GV sao cho có đầy đủ GV các bộ môn gốc để có thể hỗ trợ trong quá trình xây dựng bài giảng, tiêu chí kiểm tra đánh giá đảm bảo tính khách quan, công bằng.

Vị lãnh đạo phụ trách chuyên môn bậc THCS ở Q.Tân Bình lấy ví dụ GV dạy môn KHTN sẽ là GV môn vật lý, hóa học, sinh học. Những GV này sẽ trao đổi, chia sẻ, thống nhất trong việc xây dựng kế hoạch bài giảng, các tiêu chí kiểm tra đánh giá. Việc làm này sẽ giúp bài giảng có tính bao quát, không có sự nặng nhẹ mà cân đối kiến thức theo từng chủ đề, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu của môn học.

Tuy nhiên, thực tế không tránh khỏi việc GV có tâm lý lo sợ do từ trước đến nay, chịu trách nhiệm một môn học đơn lẻ, dù có thể trước đó đã được đào tạo liên môn. Nhưng do nhiều năm không thực hiện, môn dạy thứ hai cũng có thể bị mai một kiến thức nên phương án tổ chức như trên, theo ông Quang giúp GV tự tin trong quá trình thực hiện giảng dạy.

Ngoài ra, lãnh đạo Phòng Giáo dục Q.Tân Bình còn cho hay mỗi trường THCS thực hiện việc biên soạn nội dung bài giảng một số chủ đề, sau đó chia sẻ, trao đổi, góp ý trong toàn quận. Trên nền tảng đó, tùy năng lực của HS, GV điều chỉnh sao cho phù hợp.

Còn tại Q.1, bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, cho biết các GV đã được định hướng dạy lớp 6 sẽ căn cứ vào nội dung chương trình chịu trách nhiệm biên soạn các chủ đề môn học. Sau đó tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu cùng thẩm định, đánh giá bài soạn có đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chủ đề và thống nhất nền tảng cơ bản nội dung chung cho cả khối. GV phụ trách lớp học nào sẽ căn cứ vào năng lực của HS để bổ sung các hoạt động cụ thể sao cho bài giảng đa dạng, phong phú.

Bà Trang cũng nhìn nhận, nội dung các kiến thức chương trình môn KHTN ở lớp 6 ở mức độ cơ bản, một GV có thể đảm trách các phân môn, cho dù đó không phải là môn dạy chính từ nhiều năm nay.

Học môn tự chọn như thế nào ?

Cũng trong năm học mới này, lần đầu tiên HS lớp 6 sẽ học môn tự chọn. Trong đó, tùy từng trường, từng địa phương sẽ chọn tiếng dân tộc hoặc ngoại ngữ 2.

Thực tế cho thấy, trong xu thế hội nhập và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ trong tương lai nên bà Ngô Nguyễn Thiên Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt [Q.Tân Bình], cho biết hầu hết các trường đều có dự định cho HS học môn tự chọn theo phương án ngoại ngữ thứ 2 trong nhà trường, bên cạnh tiếng Anh.

Tuy nhiên bà Trang cũng nhìn nhận nguồn nhân lực giảng dạy các môn ngoại ngữ khác khá khan hiếm nên để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình mới, nhà trường đã chủ động tìm kiếm đội ngũ GV và liên hệ đặt vấn đề trước.

Một hiệu trưởng trường THCS cho biết để có thể dạy ngoại ngữ 2 cho HS, các trường có thể liên hệ với trường THCS trên địa bàn có dạy các môn ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. Hiện tại ngoài tiếng Anh là ngoại ngữ chính thì còn có một số trường có tổ chức lớp tăng cường tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Trung. Đây chính là nguồn GV các trường có thể tham khảo.

Còn hiệu trưởng một trường THCS tại một quận nội thành dự định sẽ tổ chức cho HS lớp 6 học ngoại ngữ 2 là tiếng Trung. Theo vị hiệu trưởng này, trường dự tính chọn ngoại ngữ này vì nhu cầu sử dụng cao, nguồn GV không khan hiếm, chi phí thấp hơn các ngoại ngữ khác.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề