Lãi suất ngân hàng từ năm 2005 đến nay mới nhất năm 2022

Theo đó, các NH cổ phần giữ mức lãi suất huy động VND đang áp dụng cho đến hết năm 2004. Từ đầu năm 2005 các NH cổ phần sẽ giảm lãi suất tiền gửi VND theo mức chênh lệch tối đa không quá 0,05% so với các mức lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn của các NH thương mại nhà nước. Các đơn vị này cũng thống nhất duy trì mức lãi suất mà các NH thương mại nhà nước đang áp dụng là không quá 0,58%/tháng [kỳ hạn 6 tháng] và 0,63%/tháng [kỳ hạn 12 tháng].

Như vậy tới đây các NH cổ phần sẽ phải giảm lãi suất. Hiện lãi suất của các NH cổ phần đang cao hơn NH thương mại nhà nước: cụ thể kỳ hạn 6 tháng cao hơn từ 0,05%-0,09%; kỳ hạn 12 tháng cao hơn từ 0,04% - 0,1%. Đây là lần thứ ba các NH thông qua Hiệp hội NH đưa ra thỏa thuận giảm lãi suất huy động tiết kiệm. Lần trước chỉ có các NH thương mại nhà nước tham gia, nay mở rộng ra các NH cổ phần. Để các NH cổ phần tuân thủ thỏa thuận, NH thương mại nhà nước cũng cam kết sẽ hợp tác, hỗ trợ các NH cổ phần để đảm bảo nguồn vốn cho vay.

Lý giải về nguyên nhân phải thỏa thuận giảm lãi suất, các NH cho rằng việc tăng lãi suất tiền gửi thời gian qua chỉ phản ánh sự cạnh tranh giữa các NH chứ không gắn với các nguyên nhân kinh tế. Nhu cầu vốn trong những tháng cuối năm và giáp tết sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên tiền giải ngân từ ngân sách nhà nước cũng sẽ tăng cao, mà nguồn này sẽ quay trở về NH. Mặt khác NH Nhà nước đang đẩy mạnh hoạt động của thị trường mở để bơm vốn cho các NH, cộng với vốn của các NH thương mại đủ đáp ứng cho nền kinh tế.

* Ngày 22-12, NH Xuất nhập khẩu VN [Eximbank] đã tăng lãi suất tiết kiệm USD với mức tăng từ 0,2% - 0,5%. Cụ thể: 1 tháng 1,8%/năm, 2 tháng 1,9%/năm, 3 tháng 2,2%/năm, 6 tháng 2,4%/năm, 9 tháng 2,6%/năm, 12 tháng 3%/năm, 18 tháng 3,1%/năm, 36 tháng 3,5%/năm và 60 tháng là 4%/năm.

Các NH cổ phần khác cũng cho biết sẽ phải tăng lãi suất USD vì mức lãi suất mà Eximbank và VCB TP.HCM vừa điều chỉnh chênh rất lớn so với lãi suất mà các NH này đang áp dụng. Hiện một số khách hàng đáo hạn hoặc mới gửi tiết kiệm có xu hướng dịch chuyển tiền gửi USD sang VCB TP.HCM và Eximbank. Ông Nguyễn Phước Thanh - giám đốc VCB TP.HCM - cho biết tiền gửi tiết kiệm USD giao động từ 5-7 triệu USD/ngày.

T.TU.

Đã hình thành mặt bằng lãi suất mới

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước [NHNN] Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, hiện nay lãi suất huy động kỳ hạn ba tháng từ 0,63%-0,65%/tháng, kỳ hạn 6 tháng từ 0,65%-0,67%/tháng, kỳ hạn 12 tháng từ 0,68%-0,72%/tháng, so với đầu năm lãi suất huy động tăng từ 0,01%-0,02%/tháng [0,12%-0,24%/năm]. Lãi suất cho vay hiện nay các tổ chức tín dụng [TCTD] đang áp dụng từ 0,78%-1,2%/tháng tùy theo thời hạn vay, khách hàng và đối tượng vay, so với đầu năm đã tăng từ 0,11%-0,28%/năm. Dù tăng nhưng đây là diễn biến phù hợp với tình hình biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

Với ngoại tệ, ngoài sự tác động bởi quan hệ cung cầu về vốn, lãi suất ngoại tệ chịu sự chi phối và tác động mạnh từ lãi suất thị trường thế giới. Sự thay đổi lãi suất của FED trong năm tháng đầu năm 2005 đã làm thay đổi lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ trong nước cũng như lãi suất cho vay bằng ngoại tệ. So với đầu năm, lãi suất ngoại tệ tăng khoảng 0,04% -0,2%/tháng, trong đó tăng cao nhất là tiền gửi kỳ hạn ba tháng.

Theo ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, sự gia tăng lãi suất VNĐ trong sáu tháng đầu năm là phù hợp, bảo đảm cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn giữa VNĐ và ngoại tệ trong điều kiện lãi suất ngoại tệ vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Hiện nay, mức chênh lệch lãi suất VNĐ và ngoại tệ là 0,3%-0,35%/tháng [3,69% – 4,15%/năm].

Như vậy, đối với người dân, gửi tiết kiệm bằng VNĐ vẫn có lợi hơn. Mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng lên và lãi suất trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc cũng tăng, cho thấy, mặt bằng lãi suất mới đã hình thành, phù hợp với sự mất giá của đồng tiền cũng như chỉ số giá cả năm tháng đầu năm đã tăng 4,8%. NHNN Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2005 đã cho tăng lãi suất cơ bản từ 0,625% lên mức 0,65%, là mức lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ.

Lãi suất sẽ tăng trong “êm dịu”

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Đồng Tiến nói: Đối với lãi suất ngoại tệ, chúng ta không thể đi ngược lại chiều hướng chung của thị trường quốc tế và cũng không thể đi ngược lại chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Vì vậy đối với lãi suất ngoại tệ, về cơ bản chúng ta sẽ chịu sự tác động đó. Có nghĩa là nếu họ tăng chúng ta cũng phải tăng, họ tăng mạnh chúng ta cũng tăng mạnh, bởi trước đây họ giảm thì chúng ta cũng giảm. Tuy nhiên với lãi suất VNĐ lại là vấn đề khác, phải cân nhắc hài hòa giữa các điều kiện, mục tiêu kinh tế trong nước với các điều kiện quốc tế để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

Những tháng còn lại của năm 2005 lãi suất sẽ tăng như thế nào? Theo ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank, có ba yếu tố tác động đến việc xác định mặt bằng lãi suất mới: Thứ nhất, nhu cầu của nền kinh tế đang cần vốn để tăng trưởng. Thứ hai, so với chỉ số giá cả hiện nay mà các ngân hàng thương mại không điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp thì sẽ không thu hút được tiền gửi. Bởi người gửi tiền luôn tính toán và tìm cách chuyển đổi đồng tiền họ nắm giữ sao cho có lợi nhất. Thứ ba là lãi suất USD trên thị trường quốc tế đang tăng.

Theo dự báo thì cuối năm nay FED sẽ tiếp tục cho tăng lãi suất USD lên 3,5% đến 3,75%, thậm chí có thể lên đến 4%/năm. Vì vậy, lãi suất trong nước sẽ khó tránh khỏi tác động từ quyết định của FED. Bên cạnh đó, muốn kinh tế tăng trưởng thì phải đầu tư nhiều vốn. Vì vậy để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 8,5% thì tốc độ tăng trưởng tín dụng phải đạt trên 25%.

Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia mới đây đã quyết định, sẽ phải duy trì mức độ tăng trưởng tín dụng 25%. Điều này cho thấy, việc tăng lãi suất huy động là điều khó tránh khỏi.

Tính đến hết tháng 5-2005, tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống Incombank đạt 91.714 tỷ đồng, chỉ tăng có 2,2% so cuối năm 2004, trong khi đó, dư nợ cho vay tăng tới 8,8% và cao gấp bốn lần so với mức tăng huy động. Các ngân hàng như BIDV, VCB và Agribank đều có mức tăng dư nợ cao hơn rất nhiều so với mức tăng huy động. Thực tế này cho thấy mức độ khan hiếm vốn để cho vay sẽ là sức ép để tăng lãi suất tiền gửi.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc hình thành mặt bằng lãi suất mới sẽ không tăng đột biến. Bởi hầu như các tổ chức tín dụng đều đã ý thức được việc tăng lãi suất đầu vào sẽ phải tăng lãi suất đầu ra, mà điều đó sẽ dẫn đến rủi ro lớn do khả năng người vay trả nợ kém. Vì vậy dù đang ở thế buộc phải tăng lãi suất đầu ra nhưng các ngân hàng tính toán rất kỹ, có thể sẽ tăng nhưng tăng trong êm dịu.

Sài Gòn giải phóng

Lan Hương   -   Thứ tư, 29/12/2021 14:28 [GMT+7]

Ngân hàng Nhà nước đang chịu áp lực rất lớn để duy trì lãi suất ổn định. Xu hướng điều hành lãi suất năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước sẽ ra sao?

Lãi suất năm 2022 sẽ được Ngân hàng Nhà nước điều hành ra sao

Bàn về lãi suất, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng giảm dần trong những năm qua. 

Năm 2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm. Số liệu cập nhật nhất là tháng 11.2021, lãi suất giảm 0,82%.

Như vậy, xu hướng lãi suất cho vay giảm liên tục, trong bối cảnh tính chung từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 đến 2,0%/năm lãi suất điều hành [là một trong các ngân hàng trung ương có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực], giảm 0,6 đến 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.

Năm 2021, mặt bằng lãi suất được giữ ổn định để lãi suất cho vay giảm.

Theo ông Phạm Chí Quang, với 5 lĩnh vực ưu tiên, trần lãi suất cho vay VND mà Ngân hàng Nhà nước quy định là 4,5%. Lãi suất thực mà các ngân hàng đang cho vay bình quân khoảng 4,3%. Con số này thấp hơn khá nhiều so với trần NHNN đề ra, mức này thấp hơn khá nhiều mặt bằng chung lãi suất cho vay của các nước Asean+4. Đối với các nước có nền kinh tế tương đồng thì lãi suất thấp hơn nhiều, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết: "Trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế". Ảnh TL

Câu hỏi đặt ra là "Xu hướng điều hành lãi suất năm 2022 của NHNN sẽ ra sao? Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện là gì?"

Ông Phạm Chí Quang cho biết với định hướng lạm phát như hiện nay, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu đang tăng, hệ số xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện chiếm đến 200% GDP, áp lực lạm phát nhập khẩu khá cao. Việc duy trì mặt bằng lãi suất không thay đổi cũng là áp lực lớn với ngành ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách của Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng là áp lực đối với Việt Nam.

Hầu hết Ngân hàng trung ương trên thế giới có xu hướng thu hẹp chính sách tiền tệ, tăng lãi suất. Cụ thể, Fed cho biết có khả năng thu hẹp nới lỏng định lượng và tăng 3 lần trong năm 2022. Fed đã xác thực lạm phát là hiện hữu thay vì quan điểm cho rằng "lạm phát chỉ là nhất thời" như trước đây.

Theo dõi của NHNN, trong năm qua có tổng cộng 118 đợt tăng lãi suất và 16 lượt giảm lãi suất trên toàn cầu. Mới đây, một trong 7 ngân hàng trung ương trong nhóm G7 là Ngân hàng trung ương Anh [BOE] tăng lãi suất. Đây là điều khá bất ngờ và điều này tác động lớn đến ngân hàng các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tạo áp lực cho Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất ổn định. Tuy nhiên tác động của dịch COVID-19 là rất lớn.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước], năm 2022 dựa trên kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát, trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 12.2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kì hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kì hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kì hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kì hạn 18 tháng. 

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kì.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Lãi suất cao nhất kì hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Video liên quan

Chủ Đề