Nhu cầu vitamin A cho phụ nữ mang thai

Trong thời gian mang thai, thai phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển về thể chất và trí não của thai nhi. Theo DRI Hoa Kỳ [Dietary Recommended Intake– Lượng ăn vào khuyến nghị], tùy vào từng giai đoạn tam cá nguyệt, thai phụ phải bổ sung dưỡng chất với hàm lượng và tỉ lệ khác nhau.

Tam cá nguyệt đầu tiên [12 tuần đầu khi mang thai]

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn hình thành cấu trúc và chức năng của não bộ thai nhi. Trong giai đoạn này, Axit folic là dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh. Axit folic giúp ống thần kinh đóng lại đúng cách, ngăn ngừa các dị tật của ống thần kinh.

Để hai bán cầu não được hình thành và não bộ phát triển tốt, thai phụ cũng cần bổ sung I-ốt, giúp điều hòa phản ứng sinh hóa quan trọng cho sự phát triển của não bộ.

Sắt và Vitamin B12 là những dưỡng chất quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi mà còn cần thiết cho sự tạo máu, phát triển các tế bào hồng cầu, mạch máu, các cơ khi tay và chân bé hình thành. Theo DRI, mỗi ngày thai phụ cần bổ sung 60 mcg Axit folic, 220 mcg I ốt, 27 mg sắt, 26 mcg vitamin B12.

Tam cá nguyệt thứ 2 [tuần 13 – tuần 27]

Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn phát triển nhanh của trí não thai nhi. Từ tuần 20 cho đến cuối thai kỳ, kích thước và trọng lượng của não bộ bé sẽ tăng lên gấp 6 lần.

Mẹ cần bổ sung nhiều năng lượng, để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhu cầu năng lượng cần bổ sung thêm là +340 kcal mỗi ngày [so với nhu cầu năng lượng lúc chưa mang thai]. Theo đó, protein, [cần bổ sung 71 g/ ngày], đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp bé xây dựng cấu trúc mô, hình thành các cơ quan chức năng và phát triển thể chất. Bắt đầu từ tuần thứ 20, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trí não và hệ thần kinh. Nhu cầu năng lượng cần cho sự phát triển trí não từ giai đoạn này chiếm đến 70% tổng nhu cầu năng lượng cần nạp.Vitamin C [bổ sung 85 mg/ngày], Vitamin E [15 mg/ ngày], Salen [60 mg/ngày], cần thiết cho việc sản sinh và tổng hợp collagen, bảo vệ màng tế bào, đảm bảo quá trình sản sinh tế bào và phát triển các mô, cơ diễn ra tốt. Ngoài ra, thai phụ cần bổ sung 11 mg kẽm mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.

Tam cá nguyệt thứ 3 [tuần 28 – em bé ra đời]

Ở tam cá nguyệt thứ 3 này, não bé phát triển rất nhanh và không ngừng hoàn thiện, được xem là giai đoạn trưởng thành cho sự phát triển của các tế bào não. DHA là dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của bé, được DRI khuyến nghị bổ sung 140 mg mỗi ngày. Ngoài việc hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, DHA còn tốt cho sự phát triển thị giác và bảo vệ sự toàn vẹn của các tế bào thần kinh. Cholin cũng có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và bảo vệ sự toàn vẹn của tế bào thần kinh, được DRI khuyến nghị bổ sung 450 mg mỗi ngày.

Vitamin D [bổ sung 60 IU/ ngày] và Canxi [bổ sung 1000 mg/ ngày] giúp thai nhi phát triển tốt các hệ cơ và xương, răng. Ngoài ra, thai phụ cần bổ sung 28 g chất xơ Prebiotics mỗi ngày để thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Giai đoạn này, nhu cầu năng lượng tăng thêm 450 kcal mỗi ngày.

Giai đoạn sau khi sinh và cho con bú

Giai đoạn sau sinh, mẹ tiếp tục là nguồn cung cấp thức ăn cho con thông qua sữa mẹ. Chính vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ để đảm bảo sự phát triển của bé là điều cần thiết.

Trong năm đầu đời, não trẻ tiếp tục phát triển mạnh và hoàn thiện, vì thế bé cần bổ sung nhiều DHA cho sự liên kết các tế bào não, hỗ trợ phát triển thị giác, não bộ và bảo vệ các tế bào não. Hàm lượng DHA được DRI khuyến cáo bổ sung 140 g mỗi ngày. Cùng với DHA, I ốt [bổ sung 290 mg/ mỗi ngày] giúp điều hòa các phản ứng sinh hóa quan trọng cho não bộ. Vitamin D [600 IU mỗi ngày] giúp hấp thu canxi và phốt pho tốt hơn.

Các vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình cung cấp năng lượng, thúc đẩy trao đổi chất. Đây là những quá trình quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Vitamin B1 cần bổ sung 1,4 mg/ ngày, Vitamin B2 cần bổ sung 1,6 mg/mỗi ngày, Vitamin B16 cần bổ sung 2mg/ngày, Vitamin B12 cần bổ sung 2,8 mcg/ mỗi ngày. Nhu cầu năng lượng tăng thêm 450 kcal/ ngày.

Mẹ có biết?

2 ly Similac Mom mỗi ngày đáp ứng 100% nhu cầu tăng lên của nhiều dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ, đảm bảo số lượng và chất lượng sữa mẹ, cho bé tiếp tục có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết ngay khi bé chào đời.

Thứ Hai, 21/05/2018

Vitamin A mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhu cầu về Vitamin A sẽ khác nhau theo từng độ tuổi và thể trạng. Khi không bổ sung đầy đủ Vitamin A để đáp ứng nhu cầu cơ thể hay khi lạm dụng Vitamin A cũng gây nên một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy khi nào nên bổ sung Vitamin A, phụ nữ mang thai có nên bổ sung Vitamin A, quý độc giả hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Vitamin A đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và vẻ đẹp: tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, duy trì chức năng miễn dịch, hỗ trợ quá trình sinh sản và sự phát triển của thai nhi, giảm nguy cơ bị mụn.

Thiếu Vitamin A có thể xảy ra do suy dinh dưỡng, kém hấp thu hay do quá trình chuyển hóa Vitamin kém do các bệnh lý về gan. Khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ Vitamin A sẽ gây nên những biểu hiện dễ nhận biết nhất.

Thiếu Vitamin A làm khô mắt và tuyến dẫn nước mắt, lâu dần dẫn đến hiện tượng quáng gà

Khi thiếu Vitamin A, giai đoạn đầu tiên mắt sẽ rơi vào tình trạng quáng gà [hay còn gọi là chứng mù đêm, thị lực giảm ở điều kiện thiếu ánh sáng], do rhodopsin võng mạc [sắc tố thị giác] ngừng tái tạo. Khô mắt, giảm khả năng tiết nước mắt là một trong những dấu hiệu tiếp theo báo hiệu cơ thể đang khát Vitamin A.

Xem thêm: Có thể bạn chưa biết? Lợi ích tuyệt vời của Vitamin A

Vitamin A giúp tăng chất lượng tinh trùng và trứng, tăng khả năng làm tổ của trứng trong tử cung. Nếu gặp phải tình trạng khó khăn khi mang thai, thiếu Vitamin A cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm có con ở cả nam và nữ.

Vitamin A có khả năng tái tạo, làm lành da nhanh chóng, mang lại một làn da chắc khỏe. Ngoài ra, Vitamin A còn giúp chống lại những tác động của vi khuẩn gây mụn trứng cá.

Da dễ nổi mụn, da khô, thiếu sức sống

Đây còn là dưỡng chất có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do tấn công, làm giảm lão hóa da, vì vậy, nếu thiếu chất này sẽ khiến da kém săn chắc, nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu Vitamin A có thể gây ra tình trạng chậm lớn, sụt cân ở trẻ vì chất này tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển ở trẻ. Trẻ thiếu Vitamin A thường có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa,…

Vitamin A giúp duy trì hoạt động của tế bào miễn dịch, vì vậy nếu thiếu Vitamin này khiến hệ thống miễn dịch không phát huy đầy đủ chức năng của mình. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch vẫn còn chưa hoàn thiện, kết hợp với thiếu Vitamin A, làm cho sức đề kháng của trẻ giảm, dễ nhiễm trùng nặng, tăng nguy cơ mắc các bệnh: sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp,…

Hệ thống miễn dịch của trẻ bị giảm nếu trẻ thiếu Vitamin A, là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh

Hơn nữa, mối tương quan trực tiếp giữa nồng độ hemoglobin và retinol [dẫn xuất của Vitamin A] đã được chúng minh. Nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt Vitamin A làm giảm khả năng huy động sắt từ các cơ quan dự trữ, từ dó có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm: Tăng miễn dịch toàn diện – Phải hiểu đúng con mới khỏe mạnh

Vitamin A gồm có 2 loại: Vitamin A đã chuyển hóa [cơ thể có thể sử dụng trực tiếp] và tiền Vitamin A [khi vào cơ thể mới được chuyển chuyển hóa thành Vitamin A].

Vitamin A có thể được bổ sung thông qua nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày

Vitamin A đã chuyển hóa là dạng dễ hấp thu hơn, được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật [gan bò, gan cá], trong đó gan động vật là một trong những nguồn giàu dưỡng chất này nhất. Nguyên nhân là do, tương tự như con người, động vật dự trữ Vitamin A trong gan. Tuy nhiên, những thực phẩm này có chứa nhiều cholesterol nên hãy hạn chế sử dụng.

Tiền Vitamin A là dạng khó hấp thu hơn, được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: rau có màu xanh, rau màu cam và vàng. Trong đó, nguồn cung cấp tiền Vitamin A hàng đầu là cà rốt, bông cải xanh [súp lơ], dưa và bí đỏ.

Xem thêm: 7 loại thực phẩm tốt cho não bộ và cải thiện trí nhớ

Thực phẩm hàng ngày hầu như không đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu Vitamin cho cơ thể, vì vậy, khi cơ thể có dấu hiệu thiếu Vitamin A thì việc bổ sung từ các thực phẩm bảo vệ sức khỏe là cần thiết.

  • Vitamin A là vitamin tan trong chất béo nên thời gian tối ưu để bổ sung vitamin này là trong các bữa ăn [trong vòng 1 tiếng sau ăn].
  • Khi đang sử sử dụng các thuốc điều trị về da có chứa Retinoid thì không nên bổ sung thêm Vitamin A, tránh gây tình trạng quá liều, ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
  • Chống chỉ định sử dụng Vitamin A cùng tetracycline vì có thể làm tăng huyết áp nội sọ. Mặc dù tăng huyết áp nội sọ thường khỏi sau khi ngừng sử dụng, nhưng vẫn có khả năng mất thị lực vĩnh viễn.
  • Có nhiều tài liệu chỉ ra tương tác khi sử dụng đồng thời Warfarin và Vitamin A có thể làm tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu. Tuy nhiên, theo drugs.com [trang tra cứu thông tin tương tác chính xác của Mỹ] cho rằng không phát hiện xảy ra tương tác giữa 2 chất này. 

Quý khách hàng quan tâm sản phẩm Eye Vital bổ sung Vitamin A cho đôi mắt sáng khỏe tại link: //doppelherz.vn/san-pham/eye-vital-capsules/

Vitamin A là một dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển toàn vẹn của đôi mắt cũng như tác dụng hình thành khung xương và một số bộ phận của thai nhi, do đó nhu cầu Vitamin A trong thai kỳ là lớn hơn.

Phụ nữ mang thai có nên bổ sung Vitamin A

Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều Vitamin A trong thai kỳ là một vấn đề đáng lo ngại vì nếu dư thừa chất này có thể gây dị tật thai nhi trong 60 ngày đầu sau thụ thai. Cơ chế hoạt động mà Vitamin A gây quái thai được cho là do ảnh hưởng của nồng độ cao chất chuyển hóa của Vitamin A – Axit Retinoic lên chức năng của gen trong các giai đoạn quan trọng của hình thành cơ quan và hình thành phôi.

Vitamin A là vitamin tan trong dầu nên nếu sử dụng vitamin A với liều cao, kéo dài gây tích trữ trong cơ thể và có thể gây quái thai. Vì vậy, WHO khuyến cáo để đảm bảo an toàn trong thời kỳ mang thai, thai liều tối đa lên đến 10.000 IU mỗi ngày hoặc 25.000 IU hàng tuần sau 60 ngày đầu tiên của thai kỳ. Vitamin A có nhiều trong gan nên khi mang thai phụ nữ cũng nên hạn chế ăn thực phẩm này.

Một câu hỏi cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm là: “Khi mang thai mà bị mụn có được sử dụng Isotretinoin hay không?”. 

Isotretinoin là một loại thuốc có chứa một trong các dẫn xuất của Vitamin A, axit 13-cis-retinoic, được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh về da liễu, đặc biệt là mụn trứng cá. Tuy nhiên, đây được coi là chất gây quái thai và chống chỉ định trong thời kỳ mang thai. 

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu khi muốn sử dụng vitamin A cần cân nhắc, tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mẹ bầu có thể tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin hữu ích tại nhóm: Tâm sự của mẹ bỉm sữa

Chắc hẳn bài viết trên đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về Vitamin A. Hy vọng qua bài chia sẻ, quý bạn đọc sẽ có cách bổ sung Vitamin A hiệu quả và an toàn.

Nguồn tham khảo: Pubmed, Drugs.com, Healthline, Medicalnewstoday.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ.

——————————————————————————–

🖤❤️ Doppelherz – Thương hiệu số 1 tại Đức, thuộc tập đoàn Queisser Pharma với lịch sử hơn 120 năm phát triển, được 98% người Đức biết đến, phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới với hơn 800 loại sản phẩm. 

☎️ Hotline: 1800 1770

🌐 Website: //doppelherz.vn

🏢 Fanpage: //www.facebook.com/DoppelherzVietnam

🏠 Group: //www.facebook.com/groups/tamsucuamebimsua

Video liên quan

Chủ Đề