Nhà nước mang bản chất của giai cấp nào trong xã hội

05/02/2020 0 Quản lý nhà nước

Bản chất của nhà nước là gì? Liệu bạn đã thực sự hiểu rõ được đặc trưng của nhà nước cũng như các mỗi quan hệ của nhà nước đối với các chủ thể và lĩnh vực khác. Cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp giải đáp nhau những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

Tổng quan về cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai

Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của pháp luật nhà nước

1. Bản chất của nhà nước là gì?

Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.

Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản [Nhà nước xã hội chủ nghĩa]. Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.

Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào.

Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.

Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước. Nhà nước có tính giai cấp vì: 

  • Nhà nước có nguồn gốc giai cấp và là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. 
  • Nhà nước là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. 

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị.

Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận động cơ bản của nhà nước. Tính xã hội của nhà nước xuất phát từ: 

  • Nhà nước ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội. 
  • Nhà nước đại diện cho ý chí chung, lợi ích chung. 

Tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của nhà nước là đảm bảo lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của xã hội.

Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

  • Bản chất nhà nước bao hàm sự tồn tại của cả hai tính chất này. 
  • Sự đấu tranh và thống nhất giữa hai tính chất này tác động đến xu hướng phát triển và những đặc điểm cơ bản của nhà nước. 
  • Xu hướng phát triển là tính xã hội của nhà nước ngày càng được mở rộng.

2. Đặc trưng của nhà nước

Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt 

  • Quyền lực công cộng là quyền lực có tác động phổ biến với các chủ thể. 
  • Quyền lực này tách rời khỏi xã hội được thực hiện bởi bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và có thể áp đặt đối với toàn bộ xã hội. 
  • Quyền lực nhà nước là sự độc quyền sử dụng sức mạnh bạo lực.

Phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân

  • Chia toàn bộ cư dân và lãnh thổ theo các cấp, đơn vị hành chính. 
  • Quản lý xã hội theo cư dân và các đơn vị hành chính lãnh thổ đó. 
  • Các tổ chức khác không thể quản lý, phân chia cư dân và theo lãnh thổ

Nhà nước có chủ quyền quốc gia

  • Chủ quyền quốc gia là khả năng và mức độ thực hiện quyền lực của nhà nước trên cư dân và lãnh thổ. 
  • Chỉ có nhà nước mới có chủ quyền quốc gia 
  • Chủ quyền quốc gia bao gồm chủ quyền đối nội và chủ quyền đối ngoại.

Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý bằng pháp luật 

  • Ban hành pháp luật là việc đặt ra các quy tắc xử sự chung cho xã hội. 
  • Chỉ có nhà nước mới được quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật
  • Nhà nước ban hành pháp luật nhưng nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật

Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc

Chỉ có nhà nước mới có thể đặt ra và thu thuế bắt buộc. Nhà nước thu thuế vì: 

  • Nhà nước chuyên làm nhiệm vụ quản lý, tách biệt khỏi xã hội 
  • Thu thuế để đầu tư trở lại cho xã hội 
  • Thu thuế thực hiện sự tái phân phối xã hội

3. Các mối quan hệ của nhà nước

Nhà nước với cơ sở kinh tế

Cơ sở kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước 

  • Cơ sở kinh tế quyết định đến việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 
  • Sự thay đổi của cơ sở kinh tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi của nhà nước

Nhà nước có sự độc lập nhất định và có thể tác động trở lại đối với nền kinh tế 

  • Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế 
  • Nhà nước thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Nhà nước với xã hội

  • Xã hội giữ vai trò quyết định, là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước. 
  • Sự thay đổi của kết cấu xã hội sẽ tác động đến sự thay đổi của nhà nước. 
  • Nhà nước tác động trở lại đối với xã hội thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua vai trò giữa trật tự xã hội. 
  • Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Nhà nước với chế độ chính trị

  • Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị
  • Nhà nước thông qua pháp luật, xác lập và vận hành hệ thống chính trị, chế độ chính trị
  • Nhà nước tác động rất lớn đến các thành phần của hệ thống chính trị
  • Các thiết chế chính trị khác có vai trò nhất định đối với nhà nước

Nhà nước với pháp luật 

  • Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật
  • Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng pháp luật 
  • Nhà nước có quyền và trách nhiệm thực hiện pháp luật
  • Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật
  • Tổ chức và hoạt động của nhà nước trong khuôn khổ và trên cơ sở pháp luật. 
  • Nhà nước phải phản ánh ý chí của xã hội trong luật

Xem thêm: 

Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc của nhà nước

Khái niệm hợp tác xã là gì? Ưu và nhược điểm của hợp tác xã

Trên đây là bài viết tham khảo cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về bản chất của nhà nước là gì, đặc trưng và các mỗi quan hệ của nhà nước. Nếu trong quá trình làm bài luận bạn còn gặp bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 096.999.1080 đề được tư vấn giải đáp.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Xét về nguyên tắc, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới có bản chất khác hẳn với các kiểu nhà nước trước đó. Bản chất này là do cơ sở kinh tế – chính trị và các đặc điểm của việc tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị trong chế độ xã hội chủ nghĩa quy định.

..

Những nội dung cùng được quan tâm:

..

1. Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về bản chất, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau:

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị – hành chính, một bộ máy cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước ”.

>>> Xem thêm: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất

– Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân… Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ.

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Nhân dân thông qua bầu cử dân chủ lập ra hệ thống cơ quan đại diện;

+ Nhân dân thông qua các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ;

+ Nhân dân trực tiếp làm việc, phục vụ trong các cơ quan nhà nước;

+ Nhân dân thực hiên quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu, kiến nghị.

>>> Xem thêm: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài những đặc điểm thể hiện bản chất chung giống bất kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa thì còn có những đặc điểm riêng thể hiện nét riêng có của mình, cụ thể: Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và công dân; Nhà nước mang tính nhân đạo sâu sắc, tất cả vì giá trị con người; Nhà nước ta mở rộng chính sách đối ngoại, hướng tới việc góp phần xây dựng một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.

Những đặc điểm của Nhà nước ta được thể hiện nhất quán trong các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013

Điều 2 Hiếu pháp 2013 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể:

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm các đặc trưng sau:

a] Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tính giai cấp công nhân của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự lãnh đạo của giai cấp này. Tính tiên phong của giai cấp công nhân
được thể hiện trong quá trình đấu tranh cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng cách mạng, ở khả năng nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển.

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội.

b] Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc. Các dân tộc anh em đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các chính sách xã hội thể hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc. Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại.

c] Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”.

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của họ; tham gia góp ý vào các dự án chính sách, pháp luật.

Tính nhân dân không phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, Nhà nước cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho từng cá nhân con người.

d] Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…

Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

Xem thêm:

Các tìm kiếm liên quan đến Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam theo hiến pháp 2013, liên hệ nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, sự ra đời và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trình bày bản chất chức năng của nhà nước chxhcn việt nam, trình bày bản chất của nhà nước, chức năng của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam mang bản chất của giai cấp nào

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

Bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013?

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Bản chất, Nhà nước, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, 27682

Video liên quan

Chủ Đề