Nhà máy xử lý nước thải tập trung điện thoại

Eratech là chủ đầu tư Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp An Nghiệp, công suất 15.000m3/ngày đêm. Xử lý nguồn nước thải từ các nhà máy sản xuất bia, bánh pía, nhà máy chế biến hải sản và may mặc trong khu vực.

Vào tháng 3/2016, dự án chính thức được khởi công xây dựng; đến tháng 5/2017, nhà máy chính thức đi vào hoạt động:

Trong buổi lễ khánh thành nhà máy, Eratech trao tặng các phần quà trị giá 60.000.000 đồng cho các hộ gia đình nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đây là công tác thiện nguyện rất có ý nghĩa, mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Ngoài việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, Eratech còn đầu tư dự án với các thế mạnh vượt trội như:

– Máy thổi khí Turbo giúp tiết kiệm 30% điện năng so với máy khác loại cùng công suất và độ ồn thấp hơn 75dB.

– Hệ thống lọc NUF để xử lý nước thải thành nước cấp sinh hoạt.

– Bùn thải được xử lý và sử dụng làm phân bón sinh học.

Dự án đầu tư với hình thức PPP giúp:

  • Thực hiện chủ trương xã hội hóa.
  • Giảm ngân sách đầu tư công.
  • Giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường, tạo môi trường xanh sạch cho KCN và cộng đồng xung quanh.
  • Quản lý hiệu quả góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên.

Eratech cam kết việc đầu tư vào dự án không chỉ đơn thuần xử lý triệt để nguồn nước thải phát sinh tại KCN mà còn duy trì mảng xanh. đảm bảo chất lượng cho cuộc sống người dân tỉnh Sóc Trăng.

Login

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG - CƠ QUAN THÔNG TIN LÝ LUẬN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Giấy phép hoạt động Báo Điện Tử số 232/GP-BTTTT do Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 23/5/2017.
Tổng Biên tập: Đặng Thị Ngọc Thu
Phó Tổng Biên tập: Ngô Diệu Thúy, Phạm Thị Lệ Nhung

  • Thông tin tòa soạn
  • Đăng ký bài viết
  • Đăng ký quảng cáo

Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 024.22218238

Email:

Ghi rõ nguồn "Tạp chí Công Thương" khi phát hành từ Website này.

753 Lượt xem - Update nội dung: 11-10-2022 10:43

Dựa theo các số liệu thống kê trước đó, tổng lượng nước thải tại các khu công nghiệp là 635.000 m3/ngày đêm. Nhưng trên thực tế, hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra ngoài môi trường khoảng 450.000 m3/ngày đêm [chiếm 71% lượng nước phát sinh].

Trên cả nước đã có khoảng 242 KCN đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung [chiếm 48%], 191 KCN đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động [chiếm 78,9%] và 51 KCN còn lại vẫn đang có kế hoạch lắp đặt thiết bị quan trắc tự động [chiếm 11,1%].

Vậy hệ thống xử lý nước thải tập trung được xây dựng như thế nào? Quy trình hoạt động ra sao? Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ cùng bạn đọc và Quý khách hàng chia sẻ về những vấn đề này.

1. Mô tả hệ thống xử lý nước thải tập trung

Nhờ siết chặt công tác quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước, nhiều địa phương tuân thủ đầy đủ quy định của nhà nước về việc thu gom và xử lý nước thải phù hợp. Chẳng hạn TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bắc Ninh là những khu vực tiên phong khi có 100% KCN đều lắp đặt thiết bị quan trắc dữ liệu về Sở TNMT kiểm soát.

Tuy nhiên, mặc dù các KCN hầu như đều đưa vào vận hành công nghệ xử lý nước thải tập trung nhưng việc thực hiện vẫn chưa được quy hoạch đồng bộ. Mặc khác, còn một số ít KCN đã hoàn thành HTXLNT tập trung, mặc dù tất cả đã đi vào vận hành chính thức nhưng vẫn chưa thực hiện đầy đủ thủ tục/hồ sơ pháp lý xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường. Điều này gây ra không ít khó khăn đối với cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra và kiểm soát các KCN liên quan đến vấn đề xử lý nước thải tập trung.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung thường được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước thải khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư được thiết bao gồm các giai đoạn xử lý sau đây:

- Xử lý cơ học [xử lý sơ bộ]:

  • Tách rác thải có kích thước lớn hoặc lược váng tự động [thường áp dụng với các nhà máy giấy].
  • Loại bỏ cát [đối với nhà máy luyện gang thép, đường, xưởng đúc gang hoặc nhà máy cán dẻo kim loại].
  • Loại bỏ dầu mỡ được xử lý bằng các thiết bị tách mỡ tự động hoặc thủ công [đối với ngành công nghiệp thực phẩm, cán nguội].

- Xử lý lý hóa:

  • Keo tụ - tạo bông: hình thành bông cặn có kích thước lớn, là tập hợp chất rắn lơ lửng được liên kết trực tiếp với nhau.
  • Lọc bằng phương pháp hóa lý là giai đoạn quan trọng giúp:

+ Loại bỏ kết tủa kim loại, các muối độc hại hoặc tách SO4, F-,…

+ Loại bỏ dầu nhũ.

+ Khử BOD, COD và làm trong nước.

  • Tuyển nổi tách bỏ dầu, sợi cùng các chất màu.
  • Trung hòa nước thải.
  • Oxy hóa – khử.

- Xử lý sinh học hiếu khí kết hợp khử nito:

  • Phần lớn xử lý chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nước dưới tác dụng của hệ vi sinh vật có ích.
  • Hệ VSV hiếu khí – thiếu khí – yếm khí không ngừng tiêu thụ và phân hủy các hợp chất hữu cơ làm thức ăn.
  • Các chất dinh dưỡng dần được cân bằng nhờ sự hiệu chỉnh của nồng độ Nito và Photpho trong nước.
  • Bùn hoạt tính có tuổi thọ cao góp phần làm tăng tính ổn định và hiệu quả của phương pháp sinh học xử lý nước thải.
  • Luôn luôn duy trì nồng độ pH và nhiệt độ ở giá trị thích hợp để tăng hiệu quả xử lý tối ưu.

- Xử lý bùn cặn: giảm nồng độ ẩm của bùn bằng cách sử dụng máy nén bùn trước khi thải bỏ theo quy định hoặc cung cấp bùn hoạt tính để duy trì mật độ vi sinh.

- Lắp đặt trang thiết bị - máy móc điều khiển tự động.

- Xử lý nước thải đạt chuẩn QCVN bằng cách lọc và khử trùng nước.

2. Làm thế nào để đồng bộ hóa công tác xử lý nước thải tập trung?

Khi tình trạng các KCN chưa chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung và chưa xác nhận hoàn hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường thì vai trò của cơ quan chức năng trong thời điểm này rất quan trọng. Căn cứ theo đó, Bộ TNMT cần xem xét và rà soát lại các quy định liên quan đến BVMT đối với các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp. Tăng cường các biện pháp thiết thực như phân luồng, phân loại dự án, cơ sở sản xuất theo từng mức độ tác động đến môi trường để sớm tìm ra biện pháp ứng phó kịp thời.

Xây dựng các cơ chế và quy định giúp việc quản lý trong các giai đoạn phát triển của dự án đạt được kết quả cao. Phân loại hoặc sàn lọc các dự án cụ thể và phù hợp theo các tiêu chí môi trường cụ thể. Cần xác định rõ cơ chế quản lý môi trường giữa Nhà nước với cơ chế chủ động ứng phó của chủ đầu tư, doanh nghiệp khi có sự cố môi trường xảy ra.

Nhà nước cần sớm hoàn thiện tất cả quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường để nâng cao chất lượng môi trường đáng kể. Tăng cường xây dựng những quy định cụ thể về việc xử lý nước thải ô nhiễm, rác thải, chất thải nguy hại phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế - xã hội.

Tìm hiểu thêm: xử lý nước thải tập trung

Chủ Đề