Nhà Lê làm gì để phát triển nông nghiệp

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp.

Đề bài

Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 97 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp:

- Cho 25 vạn lính [trong số 35 vạn] về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, số lính còn lại chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.

- Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

- Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

- Định phép quân điền, cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.

* Nhận xét:

- Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp.

- Các chính sách tích cực, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, góp phần khôi phục và phát triển trở lại sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh.

=> Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.

Loigiaihay.com

Nông nghiệp

-Nhà Lê đã :

+Tổ chức cày tịch điền

+Chia ruộng đất cho nhân dân

+Tổ chức khai hoang

+Tổ chức thực hiện các công tác thủy lợi[ đào vét kênh ngòi,..]

+ Khuyến khích sản xuất [ ban hành chính sách quân điền ]

Thủ công nghiệp :

-Xây dựng các xưởng thủ công nhà nước để dệt vải , làm giấy , đồ gốm , cho đúc tiền để phát triển buôn bán

Nhà Lê sơ không thực hiện giải pháp nào để khuyến khích sự phục hồi và phát triển của sản xuất nông nghiệp?

A. Cho binh lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh

B. Đặt chức quan chuyên lo về nông nghiệp

C. Đặt phép quân điền

D. Đặt phép lộc điền

Để nắm đượcNhà Lê đã làm gì để phát triển sản xuất?vàNhờ những chính sách nào, nền nông nghiệp thời Lý phát triển, đời sống nhân dân được đủ đầy, ấm no. Mời các bạn trả lời câu hỏi dướiđây nhé!

Trắc nghiệm: Nhà Lê đã làm gì để phát triển sản xuất?

A. Mở rộng việc khai khẩn đất hoang

B. Chú trọng công tác thủy lợi đào vét kênh ngòi

C. Tổ chức lễ Cày tịch điền và tự mình cày mấy đường

D. Tất cả câu trên đều đúng

Trả lời

Đáp án đúng: D. Tất cả câu trên đều đúng

Để phát triển sản xuất nhà Lê đã làm:

+ Mở rộng việc khai khẩn đất hoang

+ Chú trọng công tác thủy lợi đào vét kênh ngòi

+ Tổ chức lễ Cày tịch điền và tự mình cày mấy đường

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

- Đem chia đều ruộng đất cho nông dân cày cấy và người nông dân có nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà vua.

- Hàng năm, các vua Lý đều về các địa phương tiến hành lễ cày “tịch điền” để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

- Nhà Lý khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, khai ngòi,...

- Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo đảm sức kéo cho nông nghiệp.

=> Nhờ những chính sách trên, nền nông nghiệp thời Lý phát triển, đời sống nhân dân được đủ đầy, ấm no.

Kiến thức tham khảo về Nước Đại Việt thời Lê Sơ

1. Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ

- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.

Bộ máy ở trung ương thời Lê Sơ

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Bộ máy ở địa phương thời Lê Sơ:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện [châu], xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau [đô ti, thừa ti và hiến ti]. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

>>> Xem thêm: Tóm tắt lịch sử nước Đại Việt thời Lê Sơ

2. Tình hình kinh tế - xã hội thời Lê Sơ

a] Kinh tế

* Nông nghiệp: Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng. Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.

- Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. Chia ruộng đất theo phép quân điền.

- Cấm giết trâu bò, cấm điều phu vào lúc gặt, cấy.

- Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

* Công thương nghiệp: Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời. Thăng Long có 36 phường thủ công.

- Các làng thủ công chuyên nghiệp, và phường thủ công chuyên nghiệp ra đời như đồ gốm Bát Tràng; đúc đồng ở Đại Bái; rèn sắt ở Văn Chàng; dệt vải lụa ở Nghi Tâm; làm giấy ở Yên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều.
Xưởng thủ công nhà nước gọi là Bách tác sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng.

* Buôn bán: khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh [Quảng Ninh], Hội Thống [Nghệ An], Lạng Sơn, Tuyên Quang

Với chính sách và biện pháp tích cực của nhà nước, nhân dân cần cù lao động, nền kinh tế phục hồi và phát triển.

=> Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp được phục hồi và phát triển , đời sống của nhân dân được cải thiện.

* Xã hội:

- Giai cấp địa chủ: Nhiều ruộng đất, nắm chính quyền.

- Giai cấp nông dân: Ít ruộng đất, cày thuê cho địa chủ, nộp tô, phải đi phục dịch cho nhà nước.

- Các tầng lớp khác: thương nhân, kẻ sĩ... phải nộp thuế cho nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất.

=> Nhờ nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước được củng cố.

=> Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.

Video liên quan

Chủ Đề