Nghiên cứu khoa học về vi khuẩn kháng kháng sinh

Nghiên cứu mới có thể giải quyết bài toán về vi khuẩn 'kháng kháng sinh'. Ảnh: Getty

Nhóm nghiên cứu quốc tế từ Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty đã tìm ra cách tái sử dụng một phân tử được gọi là PBT2 và dùng nó để phá vỡ sự đề kháng của vi khuẩn đối với các loại thuốc kháng sinh thông thường. Phân tử PBT2 ban đầu được phát triển như một phương pháp điều trị cho các chứng rối loạn như bệnh Alzheimer, Parkinson và Huntington.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh [CDC] ở Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đều cảnh báo rằng siêu vi khuẩn đã hình thành khả năng miễn dịch chống lại các loại kháng sinh thông thường, chúng có thể gây ra 10 triệu ca tử vong trong vài thập kỷ tới.

Phát biểu với Express.co.uk, Giáo sư Christopher McDevitt, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Các mầm bệnh kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Nếu không có các giải pháp mới, sẽ có khoảng 10 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050, tác động kinh tế hàng năm sẽ vượt quá 100 nghìn tỷ đô la Mỹ do gián đoạn năng suất lao động, gây ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe".

Ông nhấn mạnh: "Về cơ bản, phương pháp này sẽ giúp thuốc kháng sinh có công hiệu trở lại".

Vào năm 2021, WHO cho biết tình trạng kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu. Số ca mắc các bệnh do vi khuẩn như viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella ngày càng tăng bởi thuốc kháng sinh được sử dụng để chống lại chúng ngày càng kém hiệu quả.

Nghiên cứu mới có thể giúp nhiều loại kháng sinh được sử dụng trở lại, chẳng hạn như penicillin và ampicillin.

Giáo sư von Itzstein của Đại học Griffith từ Viện Glycomics, chia sẻ về dự án: "Một số ionophores, chẳng hạn như PBT2, đã được trải qua các thử nghiệm lâm sàng và được chứng minh là an toàn để sử dụng cho người".

Ngày 17/6, Chương trình Thạc sỹ Kỹ thuật Môi trường [MEE] đã tổ chức bài giảng đặc biệt với chủ đề “Kháng thuốc kháng sinh trong môi trường nước: Hiện tượng toàn cầu và cách quản lý” với diễn giả khách mời TS. Miaomiao Liu, thuộc chương trình Nghiên cứu sau Tiến sĩ của Cơ quan Phát triển Khoa học Nhật Bản [JSPS] tại Đại học Tokyo, Nhật Bản.


Nghiên cứu hiện tượng kháng kháng sinh [Nguồn: Inhabitat]

Theo một thông báo của Bộ Y tế, khoảng 10 năm trở lại đây cụm từ “Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh” bắt đầu được thông báo nhiều và dày đặc hơn trên các tạp chí chuyên ngành vi sinh, truyền nhiễm. Trước đó, cụm từ này thường bị coi nhẹ bởi các kháng sinh được kê theo kinh nghiệm có vẻ vẫn có tác dụng tốt trên hầu hết các chủng vi khuẩn gây bệnh.


TS. Miaomiao Liu

Vừa qua, tại Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN, TS. Liu, thuộc chương trình Nghiên cứu sau Tiến sĩ của Cơ quan Phát triển Khoa học Nhật Bản [JSPS] tại Đại học Tokyo, Nhật Bản đã có bài giảng đặc biệt với các học viên Chương trình Thạc sỹ Kỹ thuật Môi trường [MEE] về những nghiên cứu của mình xoay quanh sự phân bổ các vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường nước, từ đó, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp mới chống lại các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Theo chia sẻ của TS. Liu, trong chất thải từ các hoạt động của con người và động vật đều chứa chất kháng sinh. Khi thải ra môi trường, các chất kháng sinh sẽ tồn dư trong đất và nước. Theo các nghiên cứu, hàm lượng các vi khuẩn kháng kháng sinh trong các môi trường này thường rất cao. 

Mục đích trong nghiên cứu của TS. Liu nhằm phát hiện số lượng lớn vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường nước bằng phương pháp tiếp cận các hệ gen gây nên hiện tượng kháng kháng sinh. Nhà máy xử lý nước thải là một điểm nóng của hiện tượng phân tán các hệ gen kháng kháng sinh. 

Trong môi trường, vi khuẩn thường thay đổi đặc điểm của chúng rất nhanh bằng cách biến đổi, tải nạp và liên hợp. Sự lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh ra môi trường là mối quan tâm lớn. Do đó, nghiên cứu tìm kiếm các biện pháp mới để ngăn ngừa vi khuẩn kháng kháng sinh là vô cùng cần thiết, đòi hỏi một quá trình lâu dài và bền bỉ. Tại VJU, một số sinh viên Chương trình Kỹ thuật Môi trường đang tiến hành các nghiên cứu theo chủ đề này trong luận văn thạc sỹ của mình.

Những nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn với với ngành y tế và chăm sóc sức khỏe thông qua việc tìm ra các biện pháp mới để ngăn chặn các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Chủ nhiệm Thành viên Số Năm Cấp độ Lĩnh vực
Ths. Đào Thị Thanh HuyềnCN. Lê Thị Liễu, BSCKII. Lê Tiến, CN. Nguyễn Thanh Hiệp
N/A2019
Đề tài cấp cơ sởY khoa

2. Tóm tắt đề tài:
2.1. Đặt vấn đề
Vấn đề kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu và đặc biệt ở các nước đang phát triển với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới. Các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang dần mất hiệu lực.
 Ở Việt Nam tình trạng kháng kháng sinh đã ở mức độ cao, việc sử dụng, quản lý kháng sinh còn lỏng lẻo và không hợp lý làm gia tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn. Xuất hiện nhiều chủng MRSA giảm nhạy cảm với Vancomycin, trực khuẩn Gram âm tiết ESBL [+], những chủng P. aeruginosa, A. baumannii đa đề kháng [ESBL+, Carpapenemase+] làm cho vấn đề điều trị càng trở nên khó khăn. Vai trò gây bệnh của các vi khuẩn Gram âm ngày càng có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt phổ biến nhất là ở các đơn vị Hồi sức tích cực của Bệnh viện. Một trong những biện pháp để kiểm soát và khống chế nhiễm trùng Bệnh viện là chiến lược sử dụng kháng sinh thích hợp và hiệu quả.
Tại khoa Hồi sức Tích cực chống độc - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị hàng ngày tiếp nhận và điều trị đa số là bệnh nhân nặng và nằm điều trị dài ngày. Bên cạnh đó các kỹ thuật cao cũng được tiến hành thường quy, vì vậy việc sử dụng kháng sinh hợp lý luôn được sự quan tâm hàng đầu đối với bác sỹ lâm sàng.
Xác định đúng căn nguyên vi khuẩn gây bệnh và cơ chế đề kháng kháng sinh của chúng là cần thiết giúp các thầy thuốc lựa chọn kháng sinh hợp lý và có hiệu quả. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập tại khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị trong năm 2019” với mong muốn giúp các Bác sĩ lâm sàng có được cái nhìn toàn diện, có phương hướng rõ ràng và hợp lý trong chẩn đoán điều trị nhằm mục tiêu như sau:
a. Đánh giá tỷ lệ căn nguyên các vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại khoa Hồi sức Tích cực chống độc.
b. Đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập này.

 

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Vấn đề về đề kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. Một trong những biện pháp để kiểm soát và khống chế NKBV là chiến lược sử dụng KS thích hợp và hiệu quả, bao gồm sử dụng KS dựa vào kinh nhiệm và liệu pháp xuống thang. Việc lựa chọn đúng và dùng đúng thời điểm KS còn có tác dụng [KS còn nhạy] quyết định tới thành công của điều trị. Tuy nhiên, mô hình vi khuẩn kháng kháng sinh [VKKKS] thay đổi theo chính sách sử dụng kháng sinh [KS] của từng bệnh viện, từng khoa, thói quen sử dụng KS của các bác sỹ. Do vậy, các bệnh viện, các khoa khác nhau sẽ có mô hình VKKKS khác nhau.

Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên, ngày càng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh. Tổ chức Y tế Thới giới [TCYTTG] nhận định, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc kháng sinh và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ sau. Ngày sức khỏe thế giới năm 2011, TCYTTG đã lấy khẫu hiệu phòng chống kháng thuốc là “Không hành động ngày hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” và kêu gọi các quốc gia phải có kế hoạch kịp thời để đối phó với tình trạng kháng thuốc.

Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng và báo động. Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh góp phần giúp đưa ra các gợi cho các bác sỹ lâm sàng  trong bệnh viện dễ dàng lựa chọn được thuốc KS còn có tác dụng cho các bệnh nhân.

KẾT LUẬN

Vi khuẩn thường gặp nhất tại bệnh viện là Acinetobacter baummanni . Tỉ lệ kháng sinh ngày càng nhiều, vì vậy cần có chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lí để hạn chế tình trạng vi khuẩn  kháng thuốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phạm Thị Hoài An, Vũ Lê Ngọc Lan, Uông Nguyễn Đức Ninh, Phan Ngọc Thảo, et al, [2014], "Khảo sát sự kháng kháng sinh của klebsiella pneumoniae  trên bệnh phẩm phân lập được tại Viện Pasteur, TP Hồ Chí Minh", Tạp chí Khoa Học ĐHSP TPHCM, 61 pp
  2. Hoàng Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Bảo, Võ Thị Chi Mai  [2010], “Khảo sát trực khuẩn Gram âm sinh men Beta lactamase phổ rộng phân lập tại bệnh viện  Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh”,  Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14[2], tr 202-205
  3. Phan Thị Thu Hồng  và Nguyễn Trần Mỹ Phương  [2012], “Khảo sát vi khuẩn tiết men Betalactamase phổ rộng tại bệnh viện Bình Dân”,  Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 16[1], tr 285-301
  4. Ngô Thế Hoàng, Quế Lan Hương, Nguyễn Bá Lương, [2012], "Tính kháng thuốc của Klebsiella pneumoniae trong viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Thống Nhất", Hội nghị Khoa học Kĩ thuật Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh, 16 [1]
  5. Cao Minh Nga  và cộng sự [2008], “Sự kháng thuốc của vi khuẩn  gây bệnh  thường gặp tại bệnh viện Thống  Nhất trong năm 2006”,  Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 12[1], tr 1-8
  6. Ngô Thị Hồng Phương và cộng sự [2013], “Tình hình kháng kháng sinh của Acinetobacter Baumanni phát hiện được tại viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh”,  Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, 47, tr 112-118
  7. Dương Hồng  Phúc  và Hoàng  Tiến Mỹ [2010], “Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập tại bệnh viện  Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh”,  Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14[1], tr 480-486
  8. Phan Thị Phượng Trang, Nguyễn Thị Kim Khanh, Trương Thị Tinh Tươm, Huỳnh ThịKim Phương, et al, [2017], "Sự đề kháng kháng sinh của Staphylococci và Pseudomonas aeruginosa ở bệnh nhân Pseudomonas aeruginosa tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh năm 2015", Tạp chí Khoa học, Đại học Sư Phạm TPHCM, 14 [12], pp.
  9. Phạm Hùng Vân, [2009], "Vi khuẩn Gram âm đề kháng kháng sinh thực trạng tại Việt Nam và các điểm mới về chuẩn mực biện luận đề kháng", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 13 [2], pp. 138-148.
  10. Chu Thị Hải Yến  và cộng sự [2014], “Khảo sát tỉ lệ đề kháng  kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”,  Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 13[5], tr 75-82

Video liên quan

Chủ Đề