Nghiên cứu chi tiết các hãng hộ gia đình các cá nhân và thị trường ở đó họ giao dịch với nhau gọi là

Nghiên cứu chi tiết các hãng hộ gia đình các cá nhân và thị trường ở đó họ giao dịch với nhau gọi là

MICRO_2_C1_1: Lý do nào sau đây không phải là lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học? ○ Để biết cách thức người ta phân bổ các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa. ○ Để biết cách đánh đổi số lượng hàng hóa lấy chất lượng cuộc sống. ○ Để biết mô hình có hệ thống về các nguyên lý kinh tế về hiểu biết toàn diện thực tế. ○ Để tránh nhầm lẫn trong phân tích các chính sách công cộng. ● Tất cả các lý do trên đều là những lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học. MICRO_2_C1_2: Kinh tế học có thể định nghĩa là: ○ Nghiên cứu những hoạt động gắn liền với tiền và những giao dịch trao đổi giữa mọi người. ○ Nghiên cứu sự phân bổ của các tài nguyên khan hiếm cho việc sản xuất và phân phối các hàng hóa dịch vụ. ○ Nghiên cứu của cải. ○ Nghiên cứu con người trong cuộc sống kinh doanh thường ngày, kiếm tiền và hưởng thụ. ● Tất cả các lý do trên. MICRO_2_C1_3: Lý thuyết trong kinh tế: ○ Hữu ích vì nó kết hợp được tất cả những sự phức tạp của thực tế. ● Hữu ích ngay cả khi nó đơn giản hóa thực tế. ○ Không có giá trị vì nó là trừu tượng trong khi đó thực tế kinh tế lại là cụ thể. ○ “Đúng trong lý thuyết nhưng không đúng trong thực tế”. ○ Tất cả đều sai. MICRO_2_C1_4: Kinh tế học có thể định nghĩa là: ○ Cách làm tăng tiền lương của gia đình ○ Cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán. ○ Giải thích các số liệu khan hiếm ● Cách sử dụng các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ và phân bổ các hàng hóa dịch vụ này cho các cá nhân trong xã hội. ○ Tại sao tài nguyên lại khan hiếm như thế. MICRO_2_C1_5: Lý thuyết trong kinh tế học: ● Có một số đơn giản hóa hoặc bóp méo thực tế. ○ Có mối quan hệ với thực tế mà không được chứng minh. ○ Không thể vì không thể thực hiện được thí nghiệm. ○ Nếu là lý thuyết tốt thì không có sự đơn giản hóa thực tế. ○ Có sự bóp méo quá nhiều nên không có giá trị. MICRO_2_C1_6: Nghiên cứu kinh tế học trùng với một số chủ đề trong: ○ Nhân chủng học. ○ Tâm lý học ○ Xã hội học ○ Khoa học chính trị ● Tất cả các khoa học trên. MICRO_2_C1_7: Chủ đề cơ bản nhất mà kinh tế học vi mô phải giải quyết là: ○ Thị trường ○ Tiền ○ Tìm kiếm lợi nhuận ○ Cơ chế giá ● Sự khan hiếm MICRO_2_C1_8: Tài nguyên khan hiếm nên: ○ Phải trả lời các câu hỏi ● Phải thực hiện sự lựa chọn ○ Tất cả mọi người, trừ người giàu, đều phải thực hiện sự lựa chọn. ○ Chính phủ phải phân bổ tài nguyên ○ Một số cá nhân phải nghèo MICRO_2_C1_9: Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa được tiêu dùng bởi: ○ Những người xứng đáng ○ Những người làm việc chăm chỉ nhất ○ Những người có quan hệ chính trị tốt ● Những người sẵn sàng và có khả năng thanh toán ○ Những người sản xuất ra chúng MICRO_2_C1_10: Thị trường nào sau đây không phải là một trong ba thị trường chính? ○ Thị trường hàng hóa ○ Thị trường lao động ○ Thị trường vốn ● Thị trường chung Châu Âu ○ Tất cả đều đúng MICRO_2_C1_11: Nghiên cứu chi tiết các hãng, hộ gia đình, các cá nhân và thị trường ở đó họ giao dịch với nhau gọi là: ○ Kinh tế học vĩ mô ● Kinh tế học vi mô ○ Kinh tế học chuẩn tắc ○ Kinh tế học thực chứng ○ Kinh tế học tổng thể MICRO_2_C1_12: Nghiên cứu hành vi của cả nền kinh tế, đặc biệt là các yếu tố như thất nghiệp và lạm phát gọi là: ● Kinh tế học vĩ mô ○ Kinh tế học vi mô ○ Kinh tế học chuẩn tắc ○ Kinh tế học thực chứng ○ Kinh tế học thị trường MICRO_2_C1_13: Một lý thuyết hay một mô hình kinh tế là: ○ Phương trình toán học ○ Sự dự đoán về tương lại của một nền kinh tế ○ Cải cách kinh tế được khuyến nghị trong chính sách của chính phủ nhấn mạnh đến các quy luật kinh tế ● Tập hợp các giả định và các kết luận rút ra từ các giả định này. ○ Một cộng đồng kinh tế nhỏ được thành lập để kiểm nghiệm tính hiệu quả của một chương trình của chính phủ MICRO_2_C1_14: Ví dụ nào sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc? ○ Thâm hụt ngân sách lớn trong những năm 1980 đã gây ra thâm hụt cán cân thương mại. ○ Trong các thời kỳ suy thoái, sản lượng giảm và thất nghiệp tăng ○ Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư. ● Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư ○ Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lãi suất MICRO_2_C1_15: Ví dụ nào sau đây thuộc kinh tế học thực chứng? ○ Thuế là quá cao ○ Tiết kiệm là quá thấp ● Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư. ○ Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư ○ Ở các nước tư bản có quá nhiều sự bất bình đẳng kinh tế MICRO_2_C1_16: Phải thực hiện sự lựa chọn vì: ● Tài nguyên khan hiếm ○ Con người là động vật biết thực hiện sự lựa chọn ○ Những điều tiết của chính phủ đòi hỏi phải thực hiện sự lựa chọn ○ Các biến có kinh tế có tương quan với nhau ○ Không có sự lựa chọn sẽ không có kinh tế học MICRO_2_C1_17: “Sự khan hiếm” trong kinh tế học đề cập chủ yếu đến: ○ Thời kỳ có nạn đói ○ Độc quyền hóa việc cung ứng hàng hóa ○ Độc quyền hóa các tài nguyên dùng để cung ứng hàng hóa ○ Độc quyền hóa các kênh phân phối hàng hóa ● Không có câu nào đúng MICRO_2_C1_18: Trong kinh tế học “phân phối” đề cập đến: ○ Bán lẻ, bán buôn và vận chuyển ○ Câu hỏi cái gì ○ Câu hỏi như thế nào ● Câu hỏi cho ai ○ Không câu nào đúng MICRO_2_C1_19: Xuất phát từ một điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất có nghĩa là: ○ Không thể sản xuất nhiều hơn số lượng vũ khí ○ Không thể sản xuất nhiều hơn số lượng sữa ● Chỉ có thể sản xuất nhiều vũ khí hơn bằng việc giảm bớt sữa ○ Dân số đang cân bằng ○ Nếu xã hội có năng suất sản xuất sữa cao hơn thì có thể có nhiều sữa hơn chứ không nhiều vũ khí hơn. MICRO_2_C1_20: Đường giới hạn khả năng sản xuất lõm so với gốc tọa độ vì: ○ Các yếu tố sản xuất khan hiếm có thể chuyển từ ngành này sang ngành khác ● Quy luật hiệu suất giảm dần ○ Nguyên lý phân công lao động ○ Vấn đề Malthus ○ Không câu nào đúng MICRO_2_C1_21: Quy luật chi phí cơ hội tăng dần được giải thích tốt nhất bằng: ○ Chỉ hiệu suất giảm dần ● Hiệu suất giảm dần cùng với sự khác nhau trong cường độ sử dụng lao động hoặc cường độ sử dụng đất đai của các hàng hóa ○ Các trữ lượng mỏ khoáng sản bị cạn kiệt ○ Lạm phát ○ Sự khan hiếm của các tài nguyên kinh tế MICRO_2_C1_22: Đường giới hạn khả năng sản xuất tuyến tính cho thấy: ○ Hiệu suất tăng theo quy mô ○ Hiệu suất giảm theo quy mô ○ Việc sản xuất các hàng hóa khác nhau về cường độ sử dụng lao động hoặc cường độ sử dụng đất đai ● Việc sản xuất các hàng hóa giống nhau về cường độ sử dụng lao động hoặc cường độ sử dụng đất đai ○ Không câu nào đúng MICRO_2_C1_23: Đường giới hạn khả năng sản xuất lồi so với gốc tọa độ biểu thị: ● Hiệu suất tăng theo quy mô ○ Hiệu suất giảm theo quy mô ○ Việc sản xuất các hàng hóa khác nhau về cường độ sử dụng lao động hoặc cường độ sử dụng đất đai ○ Việc sản xuất các hàng hóa giống nhau về cường độ sử dụng lao động hoặc cường độ sử dụng đất đai ○ Không câu nào đúng MICRO_2_C1_24: Khi vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất phải giữ nguyên yếu tố nào trong các yếu tố sau: ● Tổng tài nguyên ○ Tổng số lượng tiền ○ Các mức giá ○ Sự phân bổ các tài nguyên cho các mục đích sử dụng khác nhau ○ Số lượng một hàng hóa MICRO_2_C1_25: Quy luật chi phí cơ hội tăng dần biểu thị: ○ Công đoàn đẩy mức tiền công danh nghĩa lên ○ Chính phủ chi quá nhiều gây ra lạm phát ● Xã hội phải hy sinh những lượng ngày càng tăng của hàng hóa này để đạt được thêm những lượng bằng nhau của hàng hóa khác. ○ Xã hội không thể ở trên đường giới hạn khả năng sản xuất ○ Mỗi thập kỷ qua đi các mỏ cần phải khai thác sâu hơn MICRO_2_C1_26: Quy luật chi phí cơ hội tăng dần phù hợp với: ○ Đường giới hạn khả năng sản xuất đi từ tây bắc sang đông nam ○ Đường giới hạn khả năng sản xuất lõm so với gốc tọa độ ○ Quy luật hiệu suất giảm dần ○ Đường giới hạn khả năng sản xuất có độ dốc thay đổi ● Tất cả đều đúng MICRO_2_C1_27: Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế dịch chuyển ra ngoài do các yêu tố sau. Sự giải thích nào là sai, nếu có? ○ Chi tiêu vào các nhà máy và thiết bị mới thường xuyên được thực hiện ○ Dân số tăng ○ Tìm ra các phương pháp sản xuất tốt hơn ○ Tìm thấy các mỏ dầu mới ● Tiêu dùng tăng MICRO_2_C1_28: Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất là do: ○ Thất nghiệp ○ Lạm phát ● Những thay đổi trong công nghệ sản xuất ○ Những thay đổi trong kết hợp hàng hóa sản xuất ra ○ Những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng

Nghiên cứu chi tiết các hãng hộ gia đình các cá nhân và thị trường ở đó họ giao dịch với nhau gọi là
Nghiên cứu chi tiết các hãng hộ gia đình các cá nhân và thị trường ở đó họ giao dịch với nhau gọi là
Nghiên cứu chi tiết các hãng hộ gia đình các cá nhân và thị trường ở đó họ giao dịch với nhau gọi là

Hỏi: Nghiên cứu chi tiết các hãng, hộ gia đình, các cá nhân và thị trường ở đó họ giao dịch với nhau gọi là: Phương án A. Kinh tế học vĩ mô Phương án B. Kinh tế học vi mô Phương án C. Kinh tế học chuẩn tắc

Phương án D. Kinh tế học thực chứng