Nghỉ không phép tối đa bao nhiêu ngày

Bà Nguyễn Như [TP. Hà Nội] là viên chức tại 1 Bệnh viện thuộc Bộ Y tế. Vì lý do cá nhân, bà Như muốn được nghỉ việc không hưởng lương 4 năm. Bà Như hỏi, nếu Giám đốc Bệnh viện đồng ý thì bà có được nghỉ việc không hưởng lương không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Tại Khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức năm 2010 quy định về quyền nghỉ không lương đối với viên chức: Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Ngoài quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, việc nghỉ không hưởng lương của viên chức hiện nay chưa có quy định về thời gian tối đa, tuy nhiên trong trường hợp này phải đủ các điều kiện là: Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu bệnh viện.

Hỏi đáp trực tuyến

Các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau

Người gửi:

Các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau được pháp luật quy định như thế nào?

Câu trả lời

Công văn số 3341/BNV-TCCB ngày 28/7/2015 của Bộ Nội vụ về việc nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm đau đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định như sau: Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Như vậy, khoản 4, khoản 6 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ [“Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng”; “Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng”] quy định giới hạn thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động, không phải quy định giới hạn thời gian nghỉ ốm, thời gian nghỉ việc không hưởng lương của người lao động. Nếu người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động nghỉ không hưởng lương quá 01 tháng hoặc người lao động nghỉ ốm quá 02 tháng, thì thời gian vượt quá đó không được tính là thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Pháp luật về lao động hiện hành không quy định thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa, chỉ quy định “người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương”[Khoản 3 Điều 116 Bộ luật lao động]. Theo Bộ luật lao động và Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ thì công chức, viên chức được áp dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại 02 văn bản này trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công chức, viên chức có quy định khác. Vì vậy, nếu không có quy định riêng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì công chức, viên chức cũng áp dụng 02 nội dung trên như người lao động.

Ban biên tập

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động trong một số trường hợp. Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019. Ảnh minh hoạ: Bảo Hân

Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

  1. Kết hôn: nghỉ 3 ngày;
  1. Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày;
  1. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo quy định trên, trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động. Ngoài ra nếu người lao động động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ nhiều 1 ngày không hưởng lương thì có thể nghỉ theo thỏa thuận.

Nếu không cho người lao động nghỉ không lương trong trường hợp trên, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  1. Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
  1. Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 4 – 10 triệu đồng.

Ngoài ra, trường hợp người lao động xin nghỉ không hưởng lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Ví dụ, trường hợp người lao động xin nghỉ 5 ngày không lương để đi hưởng tuần trăng mật thì công ty có quyền từ chối yêu cầu này và không vi phạm pháp luật.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương tối đa báo nhiêu ngày?

Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về tối đa số ngày nghỉ không hưởng lương nên người lao động có thể nghỉ không hưởng lương theo số ngày đã thỏa thuận mà không bị giới hạn, miễn sao được người sử dụng lao động chấp nhận.

Nghỉ không phép báo nhiêu ngày thì bị sa thải?

Như vậy, người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị sa thải.

Công an được nghỉ phép năm báo nhiêu ngày?

+ Nghỉ thêm 06 ngày nếu như có đủ 30 năm đến dưới 35 năm. + Nghỉ thêm 07 ngày nếu như có đủ 35 năm trở lên. Như vậy, công an sẽ được nghỉ phép năm là: 15 ngày phép có lương nếu như đi làm đủ 12 tháng. Đồng thời số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên; cứ đủ 05 năm được nghỉ thêm 01 ngày.

Nghỉ không hưởng lương báo nhiêu ngày thì không đóng BHXH?

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người lao động nghỉ làm không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Chủ Đề