Ngành Triết học - Học viện Báo chí Tuyên truyền

Chắc hẳn với những sinh viên đã tiếp xúc với môn Triết học ít nhiều sẽ có chút “hoảng loạn” vì lượng kiến thức nhiều chỗ hơi… khó hiểu trong lĩnh vực này. Ví dụ như câu nổi tiếng trên mạng:

“Tư bản ko thể xuất hiện từ lưu thông và cũng ko thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời ko phải trong lưu thông” chắc hẳn đã khiến nhiều bạn xoắn não.

Tuy nhiên các bạn học sinh có ý định lựa chọn ngành Triết học cũng đừng quá lo lắng nhé. Ngành học nào cũng có đặc thù của nó, bên ngoài tưởng chừng khó tiếp cận nhưng bên trong chắc chắn có hàm ý sâu xa.

Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin cần thiết về ngành Triết học nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Triết học là gì?

Triết học [Tiếng Anh là Philosophy] là môn nghiên cứu về các vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan đó cùng với những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ [Theo Wikipedia].

Nói triết học thì có thể các bạn cảm thấy khó hiểu nhưng nếu gắn vào Triết học Marx – Lenin [Các Mác – Lê nin] thì chắc hẳn sẽ nhiều bạn nhận ra phải không nào? Bởi lẽ Chủ nghĩa Mác và Sơ thảo luận cương của Lênin chính là thứ đã mở ra hướng đi đúng đắn cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới và Việt Nam chính là một trong số đó.

Ngành Triết học bao gồm lượng lý thuyết và nội dung vô cùng dày đặc, chính vì vậy nên đây là ngành học đặc biệt dành cho những bạn chăm chỉ, thích văn học, thích đọc sách và thích những thứ trừu tượng.

Người học ngành Triết học sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Đạo đức học, Tôn giáo học, Logic hình thức, Mỹ học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nguyên lý công tác tư tưởng, Vật lý học đại cương, Hóa học đại cương, Sinh học đại cương, Lịch sử triết học, Lịch sử tư tưởng triết học…

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Triết học

Dưới đây là danh sách các trường tuyển sinh ngành Triết học năm 2022 để các bạn có thể lựa chọn cho mình nơi phù hợp nhất.

Các trường tuyển sinh ngành Triết học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Triết học năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 24.9 [thang điểm 30].

Các khối thi ngành Triết học

Các khối xét tuyển vào ngành Triết học của các trường phía trên bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối A08 [Toán, Sử, GDCD]
  • Khối A16 [Toán, KHTN, Văn]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối C01 [Văn, Toán, Lý]
  • Khối C15 [Văn, Toán, KHXH]
  • Khối C19 [Văn, Sử, GDCD]
  • Khối D01 [Văn, Toán, Anh]
  • Khối D04 [Văn, Toán, tiếng Trung]
  • Khối D14 [Văn, Sử, Anh]
  • Khối D15 [Văn, Địa, Anh]
  • Khối D66 [Văn, GDCD, Anh]
  • Khối D78 [Văn, KHXH, Anh]
  • Khối D83 [Văn, KHXH, tiếng Trung]

Chương trình đào tạo ngành Triết học

Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Triết học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền để biết rõ ngành Triết học sẽ học những gì nhé.

I. KHỐI GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
 A. Khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
Triết học Mác-Lênin
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
 B. Khoa học xã hội và nhân văn
Học phần bắt buộc
Xã hội học đại cương
Dân tộc học đại cương
Giáo dục học đại cương
Xây dựng Đảng
Pháp luật đại cương
Lịch sử thế giới [chuyên đề]
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Chính trị học đại cương
Học phần tự chọn
Tâm lý học sư phạm
Quản lý hành chính nhà nước
Lý luận dạy học đại học
Môi trường và phát triển
Kinh tế phát triển
Quan hệ quốc tế đại cương
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử Việt Nam [chuyên đề]
Văn học nước ngoài [chuyên đề]
Văn học Việt Nam [chuyên đề]
Truyền thông trong lãnh đạo, quản lý
Thể chế chính trị thế giới đương đại
 C. Toán và Khoa học tự nhiên
Toán cao cấp [2]
Tin học ứng dụng [3]
 D. Ngoại ngữ [sinh viên chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Trung] [15 tín chỉ]
Tiếng Anh học phần 1, 2, 3, 4
Tiếng Trung học phần 1, 2, 3, 4
 E. Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
 A. Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc
Đạo đức học
Tôn giáo học
Lôgic hình thức
Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Học phần tự chọn
Mỹ học
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nguyên lý công tác tư tưởng
Vật lý học đại cương
Hóa học đại cương
Sinh học đại cương
 B. Kiến thức chuyên ngành
Học phần bắt buộc
Lịch sử triết học phương Đông
Lịch sử triết học phương Tây
Lịch sử triết học Mác-Lênin
Tác phẩm kinh điển Mác-Ăngghen-Lênin
Chuyên đề chủ nghĩa DVBC
Chuyên đề chủ nghĩa DVLS
Phương pháp giảng dạy triết học
Học phần tự chọn
Lịch sử tư tưởng triết học Việt Na
Triết học ngoài mác xít hiện đại
Triết học và khoa học tự nhiên
Triết học văn hóa
Triết học giá trị
Triết học con người
 C. Kiến thức bổ trợ
Học phần bắt buộc
Các tôn giáo lớn trên thế giới
Các lý thuyết phát triển xã hội đương đại
Học phần tự chọn
Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh [2]
Phương pháp logíc trong nghiên cứu “Tư bản” của C.Mác với việc vận dụng nhận thức xã hội trong thời đại ngày nay
Lịch sử phép biện chứng mác-xit
Lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Kiến tập
Thực tập nghề nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
 D. Học phần thay thế cho khóa luận
Các vấn đề triết học về toàn cầu hóa
Chủ nghĩa Mác phương Tây
Dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị

Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp

Công việc ngành Triết học thực chất không quá nhiều, các bạn có thể tham khảo một số công việc ngành này sau khi ra trường như:

  • Giảng viên khoa triết học: Thực hiện công việc của cán bộ giảng dạy và nghiên cứu triết học
  • Làm cán bộ tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước cấp trung ương và địa phương.

Trên đây là một số thông tin về ngành Triết học, hi vọng phần nào giúp ích các bạn có đánh giá và lựa chọn ngành học phù hợp nhất.

Điện thoại: 04.37.546.963, máy lẻ 504

Email: 

Tư vấn tuyển sinh: TS. Trần Hải Minh

– Huân chương Lao động hạng Ba

Nhiều bằng khen, cờ thi đua của các cấp

Chức năng

Đào tạo trình độ cử nhân, trình độ thạc sĩ ngành Triết học.

Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập khoa Triết học

Đội ngũ giảng viên

Giảng viên cơ hữu: 14 người, trong đó có 1 GS, 1 PGS, 6 TS, 5 ThS, 1 CN.

Cộng tác viên: Gần 40 GS, PGS, TS, giảng viên cao cấp đang công tác tại Viện Triết học thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và nhiều cơ sở đào tạo khác.

                             Tập thể giảng viên khoa Triết học

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, thực tế, thực tập, đảm bảo tính khoa học, hiện đại và hệ thống.

Sinh viên tốt nghiệp đại học được cấp bằng cử nhân và chứng nhận cao cấp lý luận chính trị.

Hoạt động nghiên cứu khoa học

– Xuất bản 8 giáo trình, 10 sách tham khảo;

–  Chủ trì 3 đề tài cấp Bộ, 70 đề tài cấp cơ sở, trên 100 bài báo khoa học.

Thành tích đào tạo

– Đào tạo trên 3.000 cử nhân, trên 100 thạc sĩ Triết học;

– Đào tạo 25 cử nhân Triết học cho nước CHDCND Lào;

– Tham gia bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ cho hàng trăm cán bộ các cơ quan Trung ương và địa phương;

– Tham gia đào tạo hàng chục nghìn nhà báo, biên tập viên xuất bản và giảng viên lý luận chính trị cho Đảng và Nhà nước.

   Lễ Khai giảng các lớp Sau đại học khóa 18 và phát bằng tốt nghiệp khóa 15

Môn học chuyên ngành đặc thù

– Lịch sử triết học Ấn Độ

– Lịch sử triết học Trung Quốc

– Lịch sử triết học Hy Lạp

– Triết học ngoài mác xít hiện đại

– Các lý thuyết phát triển xã hội đương đại…

Các hoạt động ngoại khoá

– Được rèn luyện để trở thành đảng viên Đảng CSVN;

– Chủ trì, tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên;

– Sinh hoạt câu lạc bộ Triết học;

– Tham quan, thực tập, kiến tập tại các cơ quan trong hệ thống chính trị các cấp, các trường ĐH, CĐ trong cả nước;

– Các hoạt động Đoàn, Hội: Thanh niên tình nguyện, văn nghệ xung kích, thể dục thể thao…

Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành:

– Giảng viên giảng dạy Triết học tại các trường ĐH, CĐ, THCN, các trường Chính trị tỉnh, thành phố; các trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận, huyện, ngành.

– Cán bộ tuyên giáo và cán bộ các ban Đảng các cấp từ Trung ương đến địa phương;

– Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội;

– Biên tập viên cho các tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, lý luận chính trị, biên tập viên mảng lý luận chính trị của các báo, đài.

– Cán bộ công tác trong các cơ quan, tổ chức thuộc Hệ thống chính trị: Mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên…

Video liên quan

Chủ Đề