Ngành Logistic của đại học Ngoại thương

Các em còn tin vào lời nói của cha mẹ: "Vào đại học tha hồ mà chơi". Có lẽ 1 hoặc 2 năm trước, các em cho phép bản thân "nghỉ ngơi" sau chuỗi ngày ôn luyện dài hơi, chạy đua cóp nhặt kiến thức từ trung tâm này đến lớp học thêm nọ. Nhưng các em còn đủ tự tin giữ tâm thế "chơi" đối với sự nghiệp - thứ sẽ quyết định no ấm cơm áo cả quãng đời còn lại của chính mình?

Khi bước vào ngưỡng tuổi 20-21, qua 1 kỳ thực tập, thêm 1 khóa luận tốt nghiệp, cuộc đời sinh viên khép lại, liệu các em đã sẵn sàng bước chân vào thị trường tuyển dụng?

Câu trả lời chỉ có một: hãy tận dụng thời gian, bắt đầu tìm kiếm một công việc chuyên môn ngay từ bây giờ.

Chắc hẳn các em đã nghe đến câu chuyện xảy ra như cơm bữa trong cộng đồng sinh viên Ngoại thương - nhảy việc. Sau những "cú nhảy" 3 tháng, 6 tháng, thậm chí vỏn vẹn 1 tuần, đọng lại trong bạn còn gì? Kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm chuyên môn, hay là cảm giác chán nản cùng với nỗi hoang mang khi định hướng ngành nghề còn dang dở? Hệ quả từ lựa chọn công việc thiếu suy nghĩ chính là thứ văn hóa nhảy việc cộp mác Ngoại thương cùng ánh mắt ái ngại của nhà tuyển dụng.

Logistics – Xuất nhập khẩu, một ngành được coi là khá “vất vả”. Bản thân ngành này luôn phải thay đổi, tự cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng, cũng như bắt kịp với xu hướng công nghệ của thời đại. Song hành với những thách thức là vô vàn cơ hội việc làm mới, điều các em cần là sự chuẩn bị tâm thế cùng một lộ trình rõ ràng.

Chuẩn bị tâm thế: Kiên trì - Chủ động - Cẩn thận 

Muốn thành công, sinh viên cần đầu tư thời gian để tích lũy kinh nghiệm, bỏ ra gấp đôi công sức làm mới kiến thức, trau dồi ngoại ngữ, nâng cao kĩ năng giao tiếp. 

Theo mình, điều những ứng viên mới ra trường nên rèn luyện nhất chính là sự cẩn thận, vì chỉ cần một lỗi rất nhỏ trong tính toán, một sơ suất khi vận đơn đã dẫn đến tổn thất hàng chục triệu đồng. 

Làm ở đâu, làm ở vị trí nào?

Về nơi làm việc: Sinh viên Ngoại thương thường ứng tuyển vào: Một là các hãng tàu/hãng máy bay hay còn gọi là Carrier; hai là các bên công ty Xuất Nhập Khẩu, phòng XNK và mua hàng của các công ty sản xuất, trading; ba là các bên Forwarder. Như DHL cũng là một hãng Forwarder đó, ngoài ra còn có Expeditor, DB Schenker, K+N,... 

Phòng thanh toán quốc tế của Ngân hàng hoặc Hải quan cũng nên cân nhắc, rất nhiều sinh viên FTU đang làm Thanh toán Quốc tế tại các Ngân hàng lớn. Tùy theo vị trí muốn làm và văn hóa  doanh nghiệp, các bạn có thể tự tìm hiểu và ứng tuyển vào nơi phù hợp nhất nhé.

Về các vị trí:

Công việc hàng ngày của salesman bao gồm tìm kiếm thông tin khách hàng quốc tế, chào giá và bán sản phẩm/dịch vụ của công ty cho các đối tác. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, là nguồn sống của công ty và quyết định thu nhập của salesman. Ngoài ra, bạn còn phải chốt đơn, làm hợp đồng, theo dõi thanh toán quốc tế, lên kế hoạch lịch tàu xuất … với đơn vị vận tải.

Sale cho forwarder thì nặng nhọc hơn, bạn có thể sale cả hàng xuất lẫn hàng nhập, làm thủ tục hải quan cho khách hàng hoặc làm cả trucking. Bù lại qua những lần gặp gỡ và làm việc với đối tác nước ngoài, bạn được tiếp xúc với ti tỉ đặc trưng văn hóa hay ho và được làm những thứ khá "thú vị" [bạn có thể là người đầu tiên đưa được hàng hóa Việt Nam vào một thị trường mới chẳng hạn - nghe cũng to tát và ra gì phết đúng không].

Yêu cầu: công việc xoay quanh việc chăm sóc khách hàng cũ, mở rộng khách hàng mới -  điều này đòi hỏi phải tổng hợp mọi kĩ năng về ngoại ngữ, giao tiếp, đàm phán và phải hiểu nghiệp vụ ngoại thương [thanh toán, giao nhận, chứng từ, hải quan…].

Đặc biệt phải có sense về thị trường và khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt trước những biến động bất ngờ. Nếu xác định theo sales thì bạn phải chịu áp lực khá lớn; tuy các doanh nghiệp tuyển nhiều nhưng vì tính chất khắc nghiệt nên nghề này đào thải cũng nhanh. Đặc biệt là các bạn làm Sales cho Forwarder, nếu sau 3 tháng nếu không có khách hàng sẽ rất chán nản.

Công việc hàng ngày: các em mua hàng làm việc với đối tượng cả ở trong và ngoài công ty từ tìm đối tác, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào đến giám sát, chốt đơn, ký hợp đồng với nhà cung cấp trong và ngoài nước. Ngoài ra các em sẽ phối hợp bộ phận kho, bộ phận sale để sắp xếp với đối tác thời điểm nhập hàng về kho. 

Vì làm việc trên tâm thế là người mua, purchasers thường được nhà cung cấp ưu đãi, quan tâm, không bị áp lực bởi doanh số; ngoài ra còn có thu nhập thêm từ hoa hồng khi mua hàng của họ nữa. Lời khuyên của chị là: "Nếu các em muốn biết mình có hợp với Logistics hay không, hãy bắt đầu từ Purchaser". Việc tiếp xúc với tất cả các bên từ nội bộ công ty đến đối tác ngoài sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quan nhất về toàn bộ chuỗi cung ứng, nếu các em có ý định chuyển sang công việc khác thì cũng không quá bối rối bởi đã có hiểu biết nhất định rồi.

Yêu cầu: tuy nhiên đây không phải là việc nhẹ lương cao đâu. Purchaser nên hiểu hết hoặc ít nhất là cơ bản nghiệp vụ logistics để đảm bảo việc nhập hàng không xảy ra vấn đề như: chậm trễ thời gian, chi phí phát sinh … và ”tham mưu” cho sếp các phương án tốt nhất, tiết kiệm nhất. Nếu quản lý thời gian tốt thì sẽ rất thành công với vị trí này.

Công việc hàng ngày mang tính backoffice hơn, là vị trí được tuyển dụng khá nhiều. Nhân viên chứng từ sẽ làm bill các lô hàng, lên Debit Note, invoice, packing list….; tìm kiếm và làm việc với hãng tàu, đại lý nước ngoài để có giá tốt nhất - đây là việc vô cùng quan trọng để có thể support bộ phận kinh doanh có giá tốt để sales.

Khi nhận yêu cầu làm chứng từ XNK cho các lô hàng sales chuyển sang, Docs tiến hành handle hàng - tức là làm việc với đại lý nước ngoài [với hàng nhập] hoặc làm việc với hãng tàu [hàng xuất] để theo dõi chặt chẽ quá trình vận chuyển.

Yêu cầu: vị trí này dành cho những bạn thích ngồi văn phòng, công việc không quá áp lực. Tuy nhiên, phải liên tục trau dồi kiến thức: về XNK, về kế toán, còn phải tìm hiểu về các Ngân hàng để làm chứng từ và thanh toán khi làm việc với họ. Công việc không yêu cầu sự sáng tạo nhiều, lặp đi lặp lại 1 công đoạn, số liệu nhập vào máy tính cũng khá nhiều. Vị trí này mình thấy các bạn nữ thường chiếm đa số.

Logistics - XNK còn rất nhiều vị trí khác nữa, nhưng theo chị đây là các vị trí khá đặc trưng, hầu như các công ty về XNK, các bên Forwarder cũng như các doanh nghiệp hàng tiêu dùng đều có phòng riêng và nhu cầu tuyển dụng hàng năm tăng dần đều. Cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn, hoàn toàn có thể apply theo năng lực của mình mà không cần dùng đến nhiều mối quan hệ.

Hãy luôn ghi nhớ

XNK - Logistics là ngành có mức độ cạnh tranh cao, trong bối cảnh tốc độ phát triển ngành lên đến 20 -25%, nhiều trường Đại học khác cũng đã giảng dạy XNK. Sinh viên Ngoại thương dù có nhiều thế mạnh [Ngoại ngữ, tư duy, ham học hỏi,..] nhưng sẽ chịu nhiều áp lực bởi mức lương sinh viên các trường khác yêu cầu vẫn thấp hơn tương đối.

Bởi vậy, hãy tự nâng cao giá trị bản thân ngay từ bây giờ và luôn giữ thái độ khiêm tốn khi làm việc. Luôn nhớ đặt yếu tố cẩn thận hàng đầu, bởi mọi sai lầm dù nhỏ nhất đều phải trả giá bằng tiền.

Và trên hết, chị hi vọng rằng những chia sẻ trên đã phần nào giúp các em sẵn sàng hơn để bước những bước đầu tiên vững chãi trong con đường sự nghiệp  của mình.

------------------------------------------------------------------------

>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: Link

[*] Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: Link 

1,645 người xem

Video liên quan

Chủ Đề