Nêu tên Các bãi biển có giá trị du lịch ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Địa 9 Bài 26 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tình hình phát triển kinh tế, các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 99. Hãy tham khảo để có thể làm được bài vùng duyên hải nam trung bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là gì?

Soạn Địa lí 9 Bài 26 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo tại đây với Mobitool nhé.

1. Tình hình phát triển kinh tế

a] Nông nghiệp.

– Chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng.

  • Đàn bò năm 2002 là 1008,6 nghìn con.
  • Ngư nghiệp: chiếm 27,4% thủy sản khai thác của cả nước [2002]; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực, tôm, cá đông lạnh
  • Nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển; các thương hiệu nổi tiếng: muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

– Khó khăn:

  • Quỹ đất nông nghiệp hạn chế.
  • Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước.

=> Nguyên nhận: do diện tích đất hẹp, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.

– Biện pháp:

  • Trồng rừng phòng hộ.
  • Xây dựng hệ thống hồ chứa nước nhằm hạn chế thiên tai và chủ động cấp nước cho sản xuất- sinh hoạt.

b] Công nghiệp.

– Giá trị sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao [từ 5,6% năm 1995 lên 14,7% năm 2002].

– Cơ cấu ngành bước đầu được hình thành và khá đa dạng:

  • Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.
  • Công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng [dệt, may,…].
  • Thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn là 2 trung tâm cơ khí sửa chữa, lắp ráp.

c] Dịch vụ.

– Giao thông vận tải:

  • Các hoạt động vận tải trung chuyển trên tuyến Bắc – Nam diễn ra sôi động.
  • Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

– Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng với nhiều bãi biển nổi tiếng và quần thể di sản văn hóa [bãi biển Non Nước, Nha Trang, Mũi Né..; phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn].

2. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

– Các trung tâm kinh tế của vùng đều là các thành phố biển, có quy mô vừa và nhỏ: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi.

– Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

  • Bao gồm các tỉnh: Thừa Thiên – Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
  • Vai trò: tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có tầm quan trọng ở các vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.
  • Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh về ngư nghiệp, bao gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
  • Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.
  • Dịch vụ vận tải, du lịch tập trung ở các thành phố, thị xã ven biển như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
  • Vùng kinh tế mới trọng điểm miền Trung có tầm quan trọng không chỉ với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ mà với cả Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

Dưới đay là hướng dẫn trả lời câu hỏi vùng duyên hải nam trung bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là gì ? Hãy theo dõi nhé.

Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?

Gợi ý đáp án 

Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững các ngành kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển.

– Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản:

  • Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng: chiếm 27.4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước [năm 2002].
  • Sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 [gần 1/5 sản lượng của cả nước].
  • Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
  • Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
  • Hình thành các cơ sở chế biến thủy sản giúp nâng cao giá trị thủy sản, tạo ra nhiều mặt hàng [đông-lạnh hoặc sấy khô] xuất khẩu: cá, tôm, mực …Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.

– Du lịch biển:

  • Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
  • Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
  • Các điểm du lịch: Nha Trang [Khánh Hoà], Cà Ná [Ninh Thuận], Mũi Né [Bình Thuận] đang thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

– Giao thông vận tải biển:

  • Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
  • Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất [Quảng Ngãi], Kỳ Hà [Quảng Nam], Nhơn Hội [Bình Định] , Vân Phong [Khánh Hòa] sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.

Dựa vào bảng số liệu trang 26.3 [trang 99 SGK ], vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.

Các tỉnh, thành phố Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phý Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận
Diện tích[nghìn ha] 0,8 5,6 1,3 4,1 2,7 6,0 1,5 1,9

Gợi ý đáp án

– Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002

– Nhận xét: diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh , thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ [năm 2002] có sự chênh lệch khá lớn. Khánh Hòa là tỉnh có diện tích nuoi trồng thủy sản nhiều nhất [6 nghìn ha], tiếp theo là Quảng Ngãi 5,6 nghìn ha, Bình Định 4,1 nghìn ha, sau đó là Phú Yên 2,7 nghìn ha, Bình Thuận 1,9 nghìn ha, Ninh thuận 1,5 nghìn ha, Quảng Ngãi 1,3 nghìn ha, và thấp nhất là Đà Nẵng 0,8 nghìn ha.

Nêu tầm quan trọng của vùng kỉnh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Gợi ý đáp án

  • Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
  • Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘDuyên hải Nam Trung bộ có vị trí địa lý thuận lợi, gần TP. Hồ Chí Minh và khu tam giáckinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên. Đặc điểm chung củacác tỉnh trong khu vực này là lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt nhìn ra biểnĐông bao la.Diện tích: 44.360,7km²Dân số [năm 2012]: 8.984 nghìn ngườiDân tộc: Việt [Kinh], Hrê, Cơ Ho, Xơ Đăng, Chăm, Ba Na, Ê Đê, Ra Glai, Giẻ Triêng,Hoa, Chu Ru…Các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, KhánhHòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.1. Tài nguyên du lịcha. Tài nguyên du lịch tự nhiên:-Địa hình:+ Địa hình miền núi của Trường Sơn Nam thuộc khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam –Quảng Ngãi, miền núi Trường Sơn Bắc thuộc Thừa Thiên – Huế cheo leo, hiểm trở vàbị chia cắt mạnh nhưng có ý nghĩa lớn với hoạt động du lịch, đặc biệt là các loại hìnhdu lịch thể thao leo núi, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm. Miền núi thuộc khu vực nàyđược nâng lên mạnh trong giai đoạn Tân kiến tạo, chạy theo hướng Tây – Đông với cácngọn núi tiêu biểu như A Tuất [2.500m], núi Mọng [1.707m], Bà Nà [1.468m]. Phíanam của những ngọn núi, địa hình lại hạ thấp dần về phía thung lũng sông Thu Bồn,sông Bung, độ cao trung bình chỉ còn 800m, tạo điều kiện thông thương với các caonguyên bên Lào. Ngoài ra, địa hình núi sót Ngũ Hành Sơn nằm ngay trong đồng bằngĐà Nẵng – Quảng Nam với những ngọn núi cấu tạo bằng đá hoa cương đã trở thành mộttrong những thắng cảnh đẹp nhất vùng. Có đầy đủ núi, dồi, cao nguyên, đồng bằng vàven biển, là thế mạnh cho phép tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau.+ Đặc sắc nhất là địa hình biển và đảo. Các tỉnh đều giáp biển, có nhiều đầm phá, tậptrung ở Đà Nẵng, Quảng Nam, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinhthái, nghỉ mát, tham quan. Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, lại có nhiều bãi cát mịn,nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển tạo nên những vũng vịnh kín gió, thuận lợi cho việchình thành các bãi biển đẹp. Phần lớn các bãi biển nằm gần đường quốc lộ, gần các đôthị, điểm dân cư, nhiều danh thắng, công trình văn hóa nổi tiếng thuận lợi cho việc khaithác phục vụ du lịch, có nhiều bãi tắm vào loại đẹp nhất nước ta như Non Nước [ĐàNẵng], Sa Huỳnh [Quãng Ngãi], Quy Nhơn [Bình Định], Tuy Hòa [Phú Yên], Đại Lãnh,Vân Phong, Nha Trang, Dốc Lết, Cam Ranh [Khánh Hòa], Ninh Chữ, Cà Ná [NinhThuận], Mũi Né [Bình Thuận].+ Các đụn cát ở Ninh Thuận, Bình Thuận cũng là một tài nguyên DL biển hấp dẫn, cácđồi cát nhiều màu sắc và bề mặt “cao nguyên cát đỏ” là điều kiện thuận lợi để phát triểndu lịch thể thao [đua xe, bóng đá, bóng chuyên, …] trên các đụn, cồn cát cố định.+ Ghềnh Đá Đĩa là một trong những danh thắng tuyệt đẹp của mảnh đất Phú Yên. Khughềnh sở hữu loại địa hình cực kì độc đáo, trên thế giới hiện nay, Scotland là nơi thứhai có một địa điểm giống như gành Đá Đĩa của Việt Nam, có tên gọi là Giant’sCauseway [Con Đường Của những Người Khổng Lồ], đã được UNESCO công nhận làdi sản thiên nhiên thế giới vào năm 1986. Khu ghềnh lấn biển với những khối đá mặthình lục giác, gắn chặt với nhau tựa miếng sáp ong khổng lồ đều đặn, tạo nên một tổngthể vững chắc với màu đen bóng. Khu ghềnh đặc biệt này được hình thành khi núi lửatuôn trào dung nham xuống biển. Dòng dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại,cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nêncảnh quan kỳ thú hôm nay.+ Ở ven biển có nhiều đảo có giá trị cho hoạt động du lịch như Cù Lao Chàm [QNam],Lý Sơn [QNgãi] … Ngoài ra còn có hàng loạt đảo xa bờ với ý nghĩa kinh tế, quốc phòngvà cả du lịch trong tương lai như quần đảo Hoàng Sa [Đà Nẵng], quần đảo Trường Sa[Khánh Hòa].-Khí hậu: - Khí hậu: chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới thực sự. Nhịp điệu mùa thểhiện sâu sắc, biểu hiện trong sự luân phiên giữa mùa khô và mùa mưa; có thể gây nênnhịp điệu mùa của du lịch nếu không chú ý xây dựng tour phù hợp với sự phân hóa mùamưa và khô sâu sắc trong vùng. Vùng có biên độ nhiệt dao động thấp, lượng bức xạ lớn,lượng mưa hằng năm thấp từ 1.200 – 1.500mm, mùa mưa đến muộn từ tháng VIII đếntháng I. Đây cũng là vùng có nhiều địa phương khô hạn nhất trong năm của nước ta.-Nguồn nước:+ Hệ thống sông hồ làm phong phú thêm tài nguyên du lịch trong vùng, đặc biệt là sôngThu Bồn [QNam], sông Hàn [ĐN], hồ Phú Ninh [QNam]; cùng với cảnh đẹp hai bênbờ, dòng nước trong xanh hiền hòa tạo điều kiện hình thành tuyến du lịch trên sôngnước, du lịch thể thao, đua thuyền, bơi, lặn, …+ Các tỉnh có tiềm năng nước khoáng, nước nóng đa dạng và phong phú, có ý nghĩa đốivới du lịch để phát triển hoạt động nghĩ dưỡng và chữa bệnh, tiêu biểu như nước khoángBàn Thạch, Kì Quế [Qnam], Mộ Đức, Thạch Bích, Nghĩa Thắng [QNgãi], Hội Vân[Bình Định], nước khoáng Vĩnh Hảo [Bình Thuận].-Tài nguyên sinh vật:+ Hệ sinh vật phong phú, độc đáo; đặc biệt có nhiều loại hải sản có sức hấp dẫn cao vớidu khách: cá thu, cá ngừ, tôm hùm, tôm võ, vẹm xanh, ốc tai voi, …+ Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển có giá trị cao đốivới du lịch như KBTTN Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Bà Nà [ĐN], KDTSQ Cù Lao Chàm[ĐN]. Tóm lại: Vùng có tài nguyên du lịch tự nhiên hết sức đa dạng và phong phú đã hìnhthành các cảnh quan đẹp, các danh thắng du lịch nổi tiếng không chỉ trong nước, mà ởcả bình diện quốc tế.b. Tài nguyên du lịch nhân văn:- Di tích văn hóa – lịch sử:+ Đặc trưng bởi các di tích văn hóa Chăm. Đây là khu trung tâm cổ của nền văn hóaChămpa trong suốt một thời gian dài hơn 10 thế kỷ đã để lại một số lượng di tích khổnglồ rải rác các tỉnh duyên dải. Đặc biệt hơn cả là các bộ sưu tập quý giá về nghệ thuậtvăn hóa Chăm đã được trưng bày ở bảo tàng Chăm [ĐN], hệ thống tháp Chăm, là đặctrưng nổi bật nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Nhiều khu tháp nổi tiếng nhưkhu đền tháp Mỹ Sơn [QNam] được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giớinăm 1999., Dương Long, Cánh Tiên, Bánh Ít [Bình Định], Tháp Nhạn [Phú Yên],Ponagar [Nha Trang], Pô-rô-mê [Ninh Thuận] là những điểm rất hấp dẫn du khách donét độc đáo và đặc sắc của kiến trúc Chăm. Quảng Nam, Đà Nẵng nổi tiếng với phố cổHội An. Đặc sắc nhất vùng là những di sản văn hóa thế giới với phố cổ Hội An và khuthánh địa Mỹ Sơn [2/5 di sản VH TG của VN].+ Nhiều di tích ghi dấu tội ác kẻ thù xâm lăng như khu chứng tích Sơn Mỹ [QNgãi].- Lễ hội: mang nhiều sắc thái địa phương đặc sắc và độc đáo, là một sản phẩm du lịchđặc trưng thu hút nhiều du khách và phát triển các loại hình du lịch như DL tâm linh,DL tham quan, nghiên cứu. Đối với dân tộc Chăm có hai lễ hội quan trọng nhất trongnăm là lễ hội Katê [Ninh Thuận, Bình Thuận] và lễ hội Pônagar [Khánh Hòa]. Các lễhội này mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng và kèm theo vẫn là các trò chơi, ngâm thơ,ca nhạc hoặc trình diễn các nghề khéo tay. Đặc biệt tất cả các tỉnh duyên hải, lễ NghinhÔng được ngư dân tổ chức để cầu mong được mùa cá và bình an.- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Nét đặc trưng văn hóa, phong tục tập quánsản xuất và sinh hoạt của cộng đồng của dân tộc nơi đây là tài nguyên DL nhân văn quýgiá, là sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn cao đối với du khách.- Làng nghề thể công truyền thống: có giá trị hấp dẫn du khách như làng đúc đồng PhướcKiều, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, đèn lồng Hội An [QNam],làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn [ĐN], … Người Chăm có nghề gốm đạt trình độ khátinh xảo [Vân Sơn, tỉnh Bình Định hay Bầu Trúc, tỉnh Ninh Thuận]. Ngoài ra còn cólàng dệt thổ cẩm Chăm [Ninh Thuận].- Hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian: mang nhiều sắc thái riêng, thể hiện sự giaolưu văn hóa Bắc và Nam, giữa văn hóa Việt với văn hóa Chămpa và Khmer Nam Bộ.Nổi tiếng với nghệ thuật bài chòi ở một số tỉnh tiêu biểu như Phú Yên, Bình Định,Quảng Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa quốc gia [2014]. Bộ Văn hóa Thểthao và Du lịch cùng các địa phương sẽ xây dựng hồ sơ quốc gia “Nghệ thuật bài chòimiền Trung Việt Nam” đề cử cho UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đạidiện của nhân loại.- Ẩm thực: món ăn dân dã được nhiều thực khách ưa thích như nước mắm Nam Ô [ĐN],yến sào Cù Lao Chàm, mì Quảng, cao lầu Hội An, …- Bảo tàng: có thể khai thác phục vụ du lịch ở đây tiêu biểu như bảo tàng Quang Trungở Bình Định, bảo tàng Hải dương học ở Nha Trang.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuậta. Cơ sở hạ tầng-Với cơ sở hạ tầng du lịch ngày càng hoàn thiện, những dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉdưỡng ngày càng được nâng cấp, Duyên hải Nam Trung Bộ dần khẳng định đượcvai trò quan trọng trong ngành du lịch cả nước thông qua việc hội tụ các sự kiện vănhóa, những cuộc thi sắc đẹp lớn trong và ngoài nước. Có vị trí địa lý kinh tế rất thuậnlợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, gần Thành phốHồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ củaTây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Chùmcảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiềuđất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâuvà với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”.Nơi đây có nhiều cảng biển lớn, và còn thích hợp xây dựng các cảng nước sâu như:Dung Quất, Vân Phong , Quy Nhơn, Cam Ranh,….. Vùng có nhiều cảng biển quantrọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu [Đà Nẵng], Kỳ Hà [Quảng Nam]…tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng nói chung, phát triểndu lịch nói riêng và tạo thành con đường huyết mạch trên biển thông thương với khuvực và thế giới. Hệ thống sân bay của vùng đã được khôi phục, hiện đại, gồm sânbay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh,Tuy Hoà. Các dự án phát triển các tuyến đường ngang [như: đường số 19, 26…] nốiTây Nguyên với các cảng nước sâu giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảngnày và giúp cho duyên Hải Nam Trung Bộ mở cửa hơn nữa nhằm thu hút đầu tư.Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển và dichuyển khách du lịch của duyên hải miền trung, mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưugiữa các tỉnh Duyên hải Nam trung Bộ với thành Phố Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minhnói riêng, đông Nam Bộ nói chung. Hạ tầng giao thông của Vùng bao gồm mạnglưới đường bộ điển hình là quốc lộ 1A và các trục ngang gồm quốc lộ 14B,14C, 24,25, 26, 27, 28,…. Và tuyến đường sắt Thồng Nhất đi qua 6 tỉnh, nhắc đến đườngsông thì đáng kể nhất là luồng vận tải trên hệ thống sông Thu Bồn và còn giữ vai tròkhá quan trọng về mặt kinh tế lẫn quốc phòng của vùng.b. Vật chất kĩ thuật-Cơ sở lưu trú: Theo thống kê, toàn vùng đã có 22 khách sạn 5 sao, 59 khách sạn 4sao, 79 khách sạn 3 sao, 126 khách sạn 2 sao, 84 khách sạn 1 sao và rất nhiều cơ sởphục vụ lưu trú khác; tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn: Huế, Nha Trang, ĐàNẵng; nhiều khu nghỉ dưỡng, resort đẳng cấp, biệt thự du lịch, nhà nghỉ.-Cơ sở ăn uống: Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sởlưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống ở các tỉnh trong vùng cũng phát triển nhanh. Hầuhết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn, quầy bar..., không chỉ phục vụ chokhách du lịch mà còn phục vụ người dân địa phương và khách viếng thăm. Ngoàicác cơ sở ăn uống nằm trong các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở ăn uống bên ngoàicũng phát triển mạnh, hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia vào dịch vụ này.Chủng loại đồ ăn, thức uống ở đây cũng tương đối phong phú, đa dạng phục vụ cácmón ăn truyền thống, các loại hải sản tươi, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đốitượng khách du lịch khác nhau.-Dịch vụ biển, vui chơi giải trí: Nói đến du lịch biển đảo không thể không nhắc đếnCù lao Chàm [Quảng Nam], Sa Huỳnh [Quảng Ngãi], Quy Nhơn [Bình Định], NhaTrang [Khánh Hòa], Ninh Chữ - Cà Ná [Ninh Thuận], Mũi Né [Bình Thuận]... Đâylà cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao trên biển, trên cát và lànguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển, lặnbiển trong tương lai.+ Thuê môtô nước, ca nô, lướt ván, kéo dù, lặn biển: Khu du lịch Biển Đông, khudu lịch Xuân Thiều – Đà Nẵng,…+ Tắm bùn, câu cá, câu mực đêm, lặn ngắm san hô, tham quan đảo: Hòn Mun – Nhatrang+ Thuê dịch vụ thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương+ Nhà hát, rạp chiếu phim, siêu thị, công viên: Nhà hát Trưng Vương [Đà Nẵng],Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế,…-Dịch vụ y tế sức khỏe:+ Tắm suối nước nóng trị liệu: Suối nước nóng Hội Vân [Bình Định], Tây Viên[Quảng Nam],…+ Tắm bùn, tắm khoáng nóng ở Nha Trang: Khu du lịch Trăm Trứng,…+ Massage trị liệu, massage thư giãn-Dịch vụ mua sắm:Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việcmua sắm của du khách cũng đa dạng và phong phú. Trước hết vẫn là mạng lưới chợ:chợ Cồn, chợ Hàn là hai chợ với quy mô lớn ở Đà Nẵng, chợ Đầm – Nha Trang,…Tại đây, khách có thể tìm thấy bất cứ mặt hàng nào, từ đặc sản địa phương cho đếnhàng hóa nhập khẩu. Các siêu thị lớn như Big C, Lotte Mart hay Coop-Mart là điểmmua sắm mới của thành phố với nhiều chủng loại hàng hóa, vị trí thuận lợi và hiệnđại đã thu hút lượng lớn du khách đến đây mua sắm và tham quan. Tại khu trungtâm du lịch phát triển mạnh với các cửa hàng bán quà lưu niệm, thủ công mỹ nghệvới những sản phẩm độc đáo như thuyền buồm, xe kéo, lẵng hoa, chuông gió, hìnhcác con vật bằng vỏ ốc, những chiếc lọ, bình cắm hoa, giỏ được đan bằng mây, tre,các loại đèn trang trí bằng gỗ, sành, các loại mặt nạ người, mô hình nghệ thuật đượclàm bằng nhiều chất liệu khác nhau.3. Các loại hình du lịch:- Giao tiếp về phát triển kinh tế-xã hội, hội nghị, hội chợ triển lãm.- Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển hồ, vùng ngập mặn,- Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi: núi Bà Nà [Đà Nẵng], đèo Hải Vân, đèo Ngang,đèo Lý Hòa,bán đảo Sơn Trà.- Tham quan nghiên cứu các di tích chống Mỹ cứu nước.- Tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa Chăm, di sản tôn giáo ớ Quảng Nam,Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phú Yên hay Khánh Hòa.- Tham quan nghiên cứu vùng văn hóa dân tộc Chăm, Khơ-me, và các dân tộc ởTây Nguyên: Thánh địa Mỹ Sơn, bảo tàng Chăm, đô thị cổ Hội An.- Du lịch lặn biển, thể thao biển, sinh thái biển ở Nha Trang.- Du lịch sinh thái tại các vùng quốc gia.- Nghỉ dưỡng, chữa bệnh bằng nước khoáng.4. Trung tâm du lịch của vùng: Đà Nẵng, Nha Trang-Trung tâm du lịch Đà Nẵng: Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển vàđường hàng không quốc tế, thành phố này có vị trí đặc biệt thuận lợi cho sự pháttriển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằmgiữa vùng gần kề 3 di sản văn hóa thế giới: cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đềntháp Mỹ Sơn. Chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố trong khu vực, đólà nơi tiếp đón, phục vụ và trung chuyển khách. Không chỉ gần 3 di sản thế giới, ĐàNẵng còn có nhiều danh thắng làm cho du khách khó có thể quên được sau khi đãđến thăm nơi này. Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là“Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho dukhách. Dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm chodu khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽhoàng hôn của một vùng sơn thủy hữu tình. Khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơđược nhiều người ví như Đà Lạt, Sa Pa của miền Trung và Ngũ Hành Sơn huyềnthoại là “Nam Thiên danh thắng”. Biển cũng là nguồn cảm hứng du lịch vô tận màĐà Nẵng có được. Ngoài những bãi tắm sạch, đẹp trải dài như Non Nước, Sơn Trà,… thì cảng Đà Nẵng là một trong những cảng nhộn nhịp nhất hiện nay ở Việt Nam.Đà Nẵng là thành phố bên sông Hàn, thành phố biển xinh đẹp, thơ mộng và lòngmến khách của người dân đã làm cho nơi đây trở thành điểm đến thường xuyên củadu khách trong nước và quốc tế.-Trung tâm du lịch Nha Trang: …Nha Trang là thành phố biển với nhiều khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa.Vịnh Nha Trang được câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng là một trongnhững vịnh đẹp nhất vào tháng 7 năm 2003. Hiện nay, trong vịnh Nha Trang đã hìnhthành nhiều khu nghĩ dưỡng cao cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du kháchnhư khu nghỉ dưỡng Hòn Ngọc Việt [VinPearl Land] trên đảo Hoàn Tre, khu nghỉdưỡng Evason Hideaway at Ana Mandara ở Ninh Vân, …Cuộc hành trình biển đảo Nha Trang có thể kéo dài với hoàn Tằm – khu du lịchmang sắc thái riêng biệt với món súp yến chỉ có nơi đây mới có. Hòn Mun, hòn Rơmlà những đảo nhỏ có rạn san hô tuyệt vời, hầu như còn nguyên vẹn như tự thuở đượcsinh ra hàng bao nhiêu năm trước. Phía Bắc Nha Trang là Hòn Lao, Hòn Thị, HoànHèo – những khu du lịch sinh thái đang vươn mình rỗi dậy. Hòn Lao đã nỗi tiếng từlâu với những đàn khỉ sống tự nhiên, thân thiện với con người; giờ đây còn nổi tiếnghơn với Mê Cung, động Hoa Lan, những bãi biển thanh bình.5. Đô thị du lịch của vùng-Đô thị du lịch Đà Nẵng, thuộc thành phố Đà Nẵng-Đô thị du lịch Hội An, thuộc tỉnh Quảng NamCác di chỉ khảo cổ và các hiện vật, công trình kiến trúc còn lưu lại đã chứng minhHội An là nơi hội tụ, giao thoa giữa nhiều nền văn hóa: Chăm, Việt, Trung Hoa,Nhật Bản, trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa Việt và Trung. Đến naykhu phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tíchkiến trúc cổ gồm hệ thống nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo,nhà thờ tộc, bếncảng, chợ và những con đường hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàncờ.-Đô thị du lịch Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa-Đô thị du lịch Phan Thiết, thuộc tỉnh BÌnh Thuận6. Tuyến du lịcha. Tuyến du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam-Điểm DL Huế: Thành Huế, Lăng Tẩm Huế, Hổ Quyền, Văn miến Huế, Chùa ThiênMục, Chùa Từ Hiếu, Sông Hương, Núi Ngự Bình, Bãi biển Thuận An, Bãi tắm LăngCô, Nhã nhạc cùng đình Huế, Vườn quốc gia Bạch Mã-Các điểm DL ở trung tâm du lịch Đà Nẵng: Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Dãiven biển từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước [Ngũ Hành Sơn], Núi Bà Nà, Bảo tàngnghệ thuật điêu khắc Chăm.-Các điểm DL ở tỉnh Quảng Nam: Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An, Cù laoChàm, Thánh địa Mỹ Sơn.b. Tuyến du lịch Bình Định - Phú Yên - Khành Hòa gắn với bãi biển Phương Mai,đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…c. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Các tỉnh du lịch biển Duyên hải Nam TrungBộ.-Một số tuyến du lịch+ Tuyến TP.HCM – Nha Trang+ Tuyến TP.HCM – Mũi Né+ Tuyến TP.HCM – Nha Trang – Huế - Hà Nội.+ Tuyến Hà Nội – Đà Nẵng – Huế - Hội An – Quy Nhơn – Nha Trang – Đà Lạt –TP.HCM.-Điểm DL Nha Trang: Viện Hải dương học, Tháp Bà [Tháp Ponagar], Hòn Chồng,Suối Ba Hồ, Mộ bác sĩ Yersin, Chùa Long Sơn, Thành Diên Khánh-Điểm DL Cam Ranh: Bán đảo Cam Ranh và vịnh Cam Ranh.-Điểm DL vịnh Vân Phong-Điểm DL Đại Lãnh-Điểm DL Cà Ná [Ninh Thuận]-Điểm DL Mũi Né [Bình Thuận]d. Một số tuyến liên vùng khác:+ TPHCM - Đà Lạt - Nha trang+ TPHCM - Buôn Mê Thuộc - Nha Trang+ TPHCM - Quy Nhơn - Đà Nẵng – Huế+ Hà Nội- Ninh Binh- Nghệ An- Quảng Ninh- Quảng Trị- Huế- Đà Nẵng- QuảngNgãi- Quy Nhơn- Nha Trang- Phan Rang- Phan Thiết- Vũng Tàu- Tp.Hồ ChíMinh- Hà Tiên.+ Hà Nội- Huế- Nha Trang- Tp.Hồ Chí Minh+ Hà Nôi- Quảng Bình- Huế- Quảng Nam- Đà Nẵng- Tp.Hồ Chí Minh- ĐB.sôngCửu Long.+ Tp.Hồ Chí Minh- Củ Chi- Nha Trang- Buôn Ma Thuột- Quy Nhơn- Đằ NẵngTp.Hồ Chí Minh.+ Tp.Hồ Chí Minh- Củ Chi- Nha Trang- Hội An- Thánh Địa Mỹ Sơn- Huế- QuảngBình- Đằ Nẵng- Tp.Hồ Chí Minh.+ Hà Nội- Hòa Bình- Hà Nội- Đà Nẵng- Quảng Nam- Huế- Nha Trang-Tp.Hồ ChiMinh- Mỹ Tho- Tp.Hồ Chí Minh.+ Hà Nội- Hạ Long- Hà Nội- Đà Nẵng- Huế- Tp.Hồ Chí Minh- Mỹ Tho- Củ ChiTp.Hồ Chí Minh.7. Đánh giá tiềm năngVùng Duyên hải Nam Trung Bộ cần khai thác tiềm năng, lợi thế của Vùng để phát triển dulịch biển - đảo trở thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam. Phát triển các đô thị dulịch hiện đại, các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia với các cơ sở dịch vụ cao cấp.Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm bổ trợ như du lịch hội nghị, hội thảo; dulịch tàu biển; du lịch thể thao biển; du lịch sinh thái biển; du lịch khám phá thiên nhiên; dulịch tham quan; du lịch văn hóa ẩm thực; du lịch đô thị; du lịch chữa bệnh, làm đẹp; du lịchcộng đồng; du lịch nông thôn, nông nghiệp; du lịch lễ hội, tâm linh...+ Tiểu vùng du lịch phía Bắc: Gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, QuảngNgãi, Bình Định; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: Du lịch di sản vănhóa thế giới gắn với đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, các giá trị văn hóa ChămPa, Sa Huỳnh, tham quan di tích lịch sử gắn với các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nướccủa dân tộc; nghỉ dưỡng biển - đảo; hội nghị, hội thảo; sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao,nghỉ cuối tuần; lễ hội, tâm linh...+ Tiểu vùng du lịch phía Nam: Gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và BìnhThuận; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: nghỉ dưỡng biển - đảo; dulịch văn hóa gắn với các giá trị văn hóa Chăm Pa, văn hóa các dân tộc phía Đông dãyTrường Sơn; sinh thái nông nghiệp, nông thôn; lễ hội, tâm linh...-Khả năng tiếp cận : Trong vùng có các thế mạnh về cơ sở hạ tầng tạo điều kiệnthuận lợi để phát triển ngành du lịch :Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trụccác đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển. Vùng gần thành phố Hồ Chí Minh vàkhu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên, củađường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Nam Trung bộ có sân bay Đà Nẵnglà một trong 3 cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam. Vùng còn có nhiều sân bay nộiđịa như Phú Cát [Bình Định], Nha Trang, Cam Ranh [Khánh Hoà]… cùng hàng ngàn kmđường bộ, đường sắt. Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng ĐàNẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu [Đà Nẵng], Kỳ Hà [Quảng Nam]… tạo nên hệ thống cảng biểnphục vụ cho phát triển kinh tế vùng và tạo thành con đường huyết mạch trên biển thôngthương với khu vực và thế giới. Vùng có nhiều khu kinh tế mở như Chu Lai [Quảng Nam],Dung Quất [Quảng Ngãi], Nhơn Hội [Bình Định] với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.Du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nằm trên tuyến du lịch xuyênViệt, là cầu nối du lịch Bắc – Nam. Từ các điểm đến các tuyến du lịch “Con đường Di sảnMiền Trung”, “Con đường Xanh Tây Nguyên”... đến cửa ngõ ra biển Đông của hành langdu lịch Đông – Tây. Đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng nổi bật về du lịch biển, dulịch miền núi và du lịch sinh thái, lịch sử, văn hoá.Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có hệ thống giao thông Bắc - Nam và Đông – Tây thuậnlợi, tuyến đường bộ theo QL1A và đường sắt Bắc – Nam đi qua các tỉnh duyên hải miềnTrung, nối liền vùng ven biển với vùng núi Tây Nguyên bằng tuyến đường bộ bằngQL19,24,25,26,27... và xa hơn là với Lào, Campuchia và các nước trong khu vựcASEAN.Một thuận lợi, vùng này có hệ thống sân bay [Đà Nẵng, Chu Lai, Quy Nhơn, Tuy Hòa,Cam Ranh, Pleicu, Buôn Ma Thuột] trong đó có cửa khẩu hàng không quốc tế, có bến cảngcửa khẩu quốc tế đường biển [Chân Mây, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, CamRanh, Nha Trang .v.v...] thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các tỉnh trongvùng, giữa vùng với cả nước và các nước trên thế giới. Như vậy, lãnh thổ vùng Nam TrungBộ và Tây Nguyên với nhiều cửa khẩu quốc tế về đường không và đường thủy, tạo thànhcửa ngõ của vùng và của Việt Nam với các nước ASEAN và thế giới.Với vị trí địa lý quan trọng như thế, vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và những đặc thùvề tài nguyên, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 địnhhướng về vùng du dịch, thì đây là vùng vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch đất nước.-Khả năng hấp dẫnThế mạnh về du lịch: Vùng này có những bờ biển đẹp như Quy Nhơn, Ninh Chữ, Sa Huỳnhvà nhiều suối nước nóng. Ngoài khơi nhiều đảo đá lớn, nhỏ. Duyên hải Nam Trung Bộ cótiềm năng du lịch dồi dào, với sự kết hợp hài hoà giữa biển và núi, có nhiều vịnh đẹp nhưDung Quất, Đại Lãnh, Văn Phong. Nơi đây có nhiều di tích như thành cổ Trà Bàn và cáctháp Chàm. Đặc biệt, Đà Nẵng - Quảng Nam là vùng đất gắn liền với văn hoá Sa Huỳnh,có nhiều cung điện, đền đài, thành quách uy nghi, tráng lệ, vẫn còn để lại nhiều dấu tích ởMỹ Sơn, Trà Kiệu... Ngoài ra còn các danh lam thắng cảnh Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Cù LaoChàm, đèo Hải Vân,... các bãi biển Mỹ An, Non Nước với dải cát trắng mịn kéo dài .-Khả năng liên kếtNhững năm gần đây, lợi thế du lịch biển, đảo của Khánh Hòa đang được phát huy, manglại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Nhiều thương hiệu du lịch được thế giới đánh giá cao thểhiện qua các cuộc bình chọn như: Khu du lịch suối khoáng nóng I-resort Nha Trang, Khunghỉ dưỡng An Lâm Ninh Vân bay Villas, Khu nghỉ mát Ana Mandara, Vinpearl Land...Thời điểm này, so với cùng kỳ năm 2012, số lượt khách du lịch quốc tế đến Nha Trang[Khánh Hòa] tăng 35%, trong đó, khách du lịch là người Nga tăng tới 190%; riêng trongtháng 10, số ngày khách quốc tế lưu trú tại TP Nha Trang đạt 2,41 ngày/người, cao hơnmức trung bình thời gian lưu trú trong 10 tháng đầu năm 2013...Nguyên nhân khiến khách Nga đến Việt Nam nhiều là vì sức hút của biển đảo, điều kiệnthời tiết, khí hậu lý tưởng và giá cả dịch vụ hợp lý. Ðiều kiện tự nhiên, xã hội khu vực cáctỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hòa có nhiều nét tương đồng, thích hợp để du kháchNga lưu trú tránh mùa đông. Ðây là điều kiện thuận lợi để du lịch các địa phương nói trênthu hút lượng lớn du khách Nga trong thời gian tới.Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, tiềm năng thị trường khách du lịch Nga là rất lớn. Ðidu lịch chủ yếu là để nghỉ dưỡng, du khách Nga rất thích tắm biển, tắm nắng, khám phácảnh đẹp thiên nhiên; thích đến các khu nghỉ dưỡng biển, nhất là những khu nghỉ dưỡngbiển cao cấp. Nhiều điểm đến như Ðà Nẵng, Mũi Né, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc...,từng bước đáp ứng được yêu cầu ấy cho nên đã tạo được sức hút ngày càng lớn đối với dukhách Nga.Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hòa đều có chung thế mạnh về biển đảo, song lại có nhữngnét rất riêng như Bình Ðịnh gắn thêm với du lịch văn hóa, lịch sử; Phú Yên gắn với du lịchvăn hóa, lễ hội, tham quan; Khánh Hòa gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp. Bađịa phương có thể nối kết nhiều mặt để tạo nhiều sản phẩm du lịch mới. Chẳng hạn như dulịch nghỉ dưỡng biển là điểm tương đồng. Song sự liên kết, kết nối cho tới nay vẫn nặnghình thức, chưa có nhiều những hoạt động cụ thể, thiết thực. Cho nên, những giá trị củatiềm năng chưa được đánh thức, phát huy một cách đúng mức.Một trong những hạn chế cơ bản của du lịch cả ba tỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hòalà, hoạt động kinh doanh du lịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn tuy có bước pháttriển nhưng số lượng, quy mô, loại hình kinh doanh còn nhỏ, đơn điệu, sản phẩm du lịchchưa phong phú, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh kém. Việc xác định sản phẩm du lịchđặc thù, chủ lực của từng địa phương hiện vẫn còn mờ nhạt; chưa có sự kết nối các sảnphẩm du lịch nhằm khai thác lợi thế quy mô vùng; chưa đầu tư đúng mức để tạo ra các sảnphẩm du lịch vượt trội. Nhiều hạn chế cố hữu của các địa phương còn chậm được khắcphục, như cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đồng bộ, nguồn nhân lực du lịch chưa bảođảm, toàn vùng còn thiếu các cơ sở đào tạo chuyên sâu, trình độ ngoại ngữ của đội ngũngành du lịch hạn chế. Ðặc biệt, sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương chưa cónhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, chưa có sự liên kết thật sự đúng mức để tạo nên nhữngsản phẩm du lịch mang tính vùng miền…-Tính thời vụMột đặc điểm thuận lợi cho du lịch vùng đó là khí hậu ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượngthời tiết cực đoan như dông bão, gió mùa Đông Bắc… Tuy nhiên nhịp điệu của khí hậucũng gây nên nhịp điệu du lịch nếu như biết sắp xếp chương trình tour hợp lí để tận dụngcác lợi thế khí hậu nơi đây.Khí hậu ở phía nam có nhiều thuận lợi hơn, về mùa đông cũng có thể phát triển du lịchbiển. Ngoài ra khí hậu ở đây phân hóa theo độ cao nên những nơi có địa hình cao khí hậumát mẻ, tiêu biểu là Bà Nà.Khó khăn là mùa hè có gió Lào nên thời tiết khô, nóng. Đây cũng là vùng thường xuyênxảy ra thiên tai: bão lũ,... tuy nhiên gió tây khô nóng cũng làm cho lượng khách đến các bãibiển đông hơn.Do có khí hậu khá khắc nghiệt mang tính chất chuyển tiếp nhất của cả nước. Thiên taithường xuyên xảy ra: mưa bão kèm lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng.... gây ảnh hưởng đếnhoạt động kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Vì vậy, hoạt động du lịch của khuvực chỉ tập trung vào một vài tháng trong năm.

Video liên quan

Chủ Đề