Nêu sự khác biệt về độ cao và hướng của địa hình đồi núi ở vùng đông bắc bắc bộ so với tây bắc?

Answers [ ]

  1. – Giống nhau:

    + Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế, Hướng nghiêng chung là tây bắc- đông nam.

    – Khác nhau:

    + Địa hình:

    Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung hình 600m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình caxtơ khá phổ biến, đồng bằng mở rộng hơn. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi phát triển kinh tế biển về nhiều mặt.

    Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: đây là miền duy nhất có địa hình cao nhất Việt Nam với đầy đủ ba đai cao, có nhiều cao nguyên, lòng chảo,… địa hình hướng tây bắc- đông nam rõ rệt của ba dải địa hình và các sông Tây Bắc, các dãy núi Trường Sơn Bắc ăn lan sát ra biển chia cắt dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp.

  2. – Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. [so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C].
    – vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi – cao nguyên ở phía nam ngăn cản [cao nguyên Mộc Châu]. Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng [thung lũng sông Mã, Yên Châu…]còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
    Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.

Video liên quan

a, Vùng núi Đông Bắc

 + Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

 + Có 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

 + Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

 + Địa hình theo hướng nghiêng chung tây bắc - đông nam. Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Các khối núi đá vôi đổ sộ cao trên 1.000m nằm ở biên giới Việt - Trung. Trung tâm là vùng đổi núi thấp 500 - 600m. Về phía biển, độ cao còn khoảng 100m.

b, Vùng núi Tây Bắc

 + Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

 + Có địa hình cao nhất nước ta.

 + Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam (Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt - Lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hãy lấy ví dụ để chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta.

Xem đáp án » 25/03/2020 16,170

Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa.

Xem đáp án » 25/03/2020 8,170

Hãy xác định trên hình 6 các dãy núi lớn của vùng Tây Bắc

Xem đáp án » 25/03/2020 938

Quan sát hình 6, xác định các cánh cung và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng (Đông Bắc).

Xem đáp án » 25/03/2020 583

Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Xem đáp án » 25/03/2020 537

Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào?

Xem đáp án » 25/03/2020 304

Những câu hỏi liên quan

Nêu sự khác biệt về địa hình, khí hậu và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

So sánh sự khác nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ ở nước ta?

Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông và Tây Trường Sơn.

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của gió mùa và hướng các dãy núi đến sự khác biệt khí hậu giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên.

1-Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bộ là:A, Có mùa đông lạnh nhất cả nướcB. Mùa đông lạnh, mưa phùnC, Mùa đông lạnh, kéo dàiD, Cả 3 ý trên đúng2-So sánh về độ cao với vùng núi Tây Bắc thì vùng Đông Bắc có địa hình:A, thấp hơn  B, cao hơn  C, ngang bằng nhau  D, đa phần cao hơn3-Loại khoáng sản chính của miền Bắc và Đông Bắc Bộ là:A, Bô  xít  B, Dầu kí  C, Than đá  D, Đồng4-Những khó khăn cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bộ gặp phải là:A, Lũ quét, sạt lở đất  B, Hạn hán  C, Giá rét  D, tất cả những khó khăn trên5-Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?A, Có địa hình cao nhất VN  B, Mùa hạ nóngC, Đồng bằng rộng lớn  D, Sông thường ngắn, dốc6-Khí hậu của miền Tây Bắc so với Miền Đông Bắc về mùa đông thì:A, lạnh hơn  B, ấm hơn  C, lạnh như nhau  D, oi bức hơn7-Hướng vòng cung là hướng núi chính của:A, dãy Hoàng Liên Sơn  B, Các hệ thống sông lớnC, vùng núi Đông Bắc  D, vùng núi Bắc Trường Sơn8-Ngoài phát triển lúa nước, cay công nghiệp miền Nam trung Bộ và Nam Bộ còn phát triển mạnh:

A, nghề rừng  B, du lịch  C, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản  D, công nghiệp 

  1. Độ cao và hướng núi
  2. Hướng nghiêng
  3. Giá trị về kinh tế
  4. Sự tác động của con người

Đáp án đúng: A - độ cao và hướng núi

Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao và hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.

Nêu sự khác biệt về độ cao và hướng của địa hình đồi núi ở vùng đông bắc bắc bộ so với tây bắc?

Lập bảng so sánh để thấy rõ các điểm khác nhau giữa 2 vùng núi và dễ nhớ, dễ hiểu hơn

Tiêu chí

Đông Bắc

Tây Bắc

Phạm vi

 Tả ngạn sông Hồng

 Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

- Vòng cung.

- Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn).

 Hướng Tây Bắc – Đông Nam

Độ cao

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m.

- Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.

- Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m.

   Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m).

Các bộ phận địa hình

- Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca).

- Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao

- Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam:

- Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ.

- Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao.

- Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…).

- Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã.