Nêu khái niệm thành phần kinh tế và cho ví dụ

Trình bày khái niệm, cơ cấu và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay.

Đề bài

Trình bày khái niệm, cơ cấu và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay.

Lời giải chi tiết

- Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.

- Cơ cấu và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay:

+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ, dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người lao động. Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ được Nhà nước khuyến khích phát triển.

+ Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ sử hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể trong việc phát triển kinh té thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động, có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, do đó cần được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm GDCD lớp 11 - Xem ngay

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

Hình minh họa

Định nghĩa

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

Thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.

Cơ cấu thành phần kinh tế và Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần kinh tế.

Cơ cấu thành phần kinh tế có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ. Mục đích của việc nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là để đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như trong từng ngành kinh tế, từng vùng kinh tế.

Nếu như phân công lao động xã hội là cơ sở để hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế thì chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế được thể hiện bằng sự thay đổi số lượng các thành phần kinh tế hoặc thay đổi tỉ trọng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế tạo ra trong GDP.

Cơ sở của sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế là sự tồn tại khách quan, vai trò vị trí và sự vận động của từng thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế thì sự định hướng về mặt chính trị - xã hội có sự tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nhằm xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế hợp lí. Cơ cấu thành phần kinh tế hợp lí là cơ cấu kinh tế dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với các chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay là phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa trong nước và nước ngoài.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Tài chính]

Thanh Tùng

Hiện nay Việt Nam đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.Vậy Có mấy thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam? Đặc điểm của các thành phần này như thế nào? Việc có nhiều thành phần kinh tế có lợi ích ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung này trong bài viết ngay sau đây.

Thành phần kinh tế là gì?

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng bởi các hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất từ đó thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, căn cứ vào quan hệ sản xuất để xác định từng thành phần kinh tế cụ thể.

Căn cứ vào các nguyên lý chung và điều kiện hiện nay của Việt Nam, trong văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định hiện nay ở Việt Nam có bốn thành phần kinh tế nhà nước ta chú trọng như sau:

– Thứ nhất là kinh tế nhà nước;

– Thứ hai là kinh tế tập thể, hợp tác xã;

– Thứ ba là kinh tế tư nhân;

– Thứ tư là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong các thành phần kinh tế được liệt kê ở trên kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển còn các thành phần kinh tế khác bình đẳng được pháp luật bảo vệ.

Tính tất yếu khách quan của việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế

Về mặt lịch sử

Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ thành công bước vào thời kỳ quá độ của chủ nghĩa xã hội, đất nước ta tiếp thu một di sản của nền sản xuất bao gồm nhiều thành phần kinh tế như kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, các thành phần kinh tế này vẫn còn tác dụng đối với việc phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta nên cần thiết phải tiếp tục duy trì.

Mặt khác, do yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước. Vì vậy, về mặt lịch sử, sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan.

Về mặt lý luận

Việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định.

Nước ta bước vào thời kỳ quá độ của chủ nghĩa xã hội với một trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém, phát triển không đồng đều giữa các vùng, các ngành.

Điều đó có nghĩa là tồn tại nhiều loại trình độ lực lượng sản xuất khác nhau, do đó đòi hỏi phải có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.

Đặc điểm của các thành phần kinh tế hiện nay

Có thể thấy trong thời kỳ bao cấp, ở Việt Nam thể hiện rõ rệt hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Tuy nhiên cùng với sự biến đổi của xu hướng phát triển thế giới nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể có bốn thành phần kinh tế.

Thành phần kinh tế nhà nước

Thành phần kinh tế này thường tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm và những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thành phần kinh tế tập thể dựa trên việc hợp tác đôi bên cùng có lợi, áp dụng những phương thức quản lý, vận hạnh và sản xuất tiên tiến. Nhà nước cũng có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ hợp tác xã về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật và thị trường.

Thành phần kinh tế tư nhân

Đối với thành phần kinh tế tư nhân, nhà nước luôn khuyến khích thành phần này phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế và góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò tham gia vào chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Những lợi ích khi tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Việc tồn tại nhiều nền thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam mang lại rất nhiều lợi ích như:

– Khi tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam đồng nghĩa là Việt Nam tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất đồng thời phù hợp với tình trạng không đồng đều của lực lượng sản xuất ở Việt Nam.

Bên cạnh đó có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế của các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế trong nước.

– Một lợi ích phải kể đến đó là thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa phát triển, tạo cơ sở để xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ, tiến tới hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

– Tạo điều kiện thực hiện mở rộng các hình thức kinh tế quá độ trong đó có hình thức kinh tế của chủ nghĩa tư bản nhà nước có ý nghĩa như “cầu nối”, trạm “trung gian” cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

– Ngoài ra việc nền kinh tế có nhiều thành phần tạo tiền đề để khắc phục tình trạng độc quyền và tạo ra quan hệ cạnh tranh, là động lực quan trong để thúc đẩy cải tiến kỹ thuật và phát triển lực lượng sản xuất.

Như vậy trong nội dung bài viết đã phân tích trên đây giúp cho bạn đọc biết được Có mấy thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam?.

Video liên quan

Chủ Đề